Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Thọ Trung Hiện Sát (Đại nguyện thứ 40 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

12/06/202013:26(Xem: 16761)
40. Thọ Trung Hiện Sát (Đại nguyện thứ 40 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

 


Thứ sáu, 12/6/2020


Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng Đại nguyện thứ 40 trong 48 Đại nguyện của Đức Phật A DI ĐÀ: “  Thọ Trung Thị Sát”, có nghĩa là: Chư vị Bồ-tát ở cõi Cực-lạc, nếu muốn thấy vô lượng Phật độ nghiêm tịnh trong khắp mười phương, cứ nhìn vào cây báu thì liền thấy rõ ràng như thấy mặt mình trong gương.

 

Về sự, chắc chắn có cây báu 7 hàng ở cõi Cực Lạc, có thể nhìn vào đó để thấy rõ các thế giới trong 10 phương.

 

Về lý, Sư phụ dẫn 2 câu :

 

Câu 1: “Tự tánh Di Đà, Duy tâm tịnh độ”, tức là ngay tại tự tâm của mình là Phật Di Đà, là cõi Tịnh Độ, ngoài tâm này ra, tìm mãi sẽ không bao giờ Tịnh Độ.

 

 

Câu 2: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh, Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm “, có nghĩa là tâm con người phải  dọn sạch hết phiền não lậu hoặc mới có Tịnh độ. Muốn có Tịnh độ, trước hết phải tịnh tâm mình,  khi tâm thanh tịnh , thì Phật độ sẽ hiện ra trước mắt, ngay bây giờ và tại đây, tịnh độ ở tại nhân gian là đây”. Quá hay, con rất thích 2 câu, con phải ghi chú để ghi nhớ.

 

 

Tuệ tâm, Phật tâm luôn chiếu sáng trong tự tâm , nhưng khi tâm vọng khởi lên thì che mờ Tâm Phật , còn gọi là để Phật ngoài tâm .

 

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đời nhà Trần , nêu cao pháp tu  “Phản quang tự kỷ, bổn phận sự bất tùng tha đắc”, tức là luôn nhìn lại chính mình là chính, không chạy theo bên ngoài mà được.

 

Rất thiết thực , hành giả cần soi chiếu nội tâm của mình, sẽ thấy tự tâm mình có đủ hình tướng, nên nhìn thấy lỗi lầm mà chỉnh sữa , không nên nhìn lỗi người khác.

 

Luôn quán chiếu theo pháp Tứ Niệm Xứ, quán tâm vô thường , thân bất tịnh , thọ thị khổ và pháp vô ngã, để khi vô thường đến ta không sợ hải mà tự tại ra đi nhẹ nhàng.

 

Sư phụ đã tán dương công đức của Hoà Thượng Thích Thiền Tâm, người cố công phục hưng và xiển dương pháp môn Tịnh Độ ở quê hương VN. Ngài sanh năm 1926 tại Gò Công và viên tịch năm 1992 tại Đại Ninh, Đà Lạt. Trước khi về cõi Phật, ngài để lại 4 câu kệ:

 

“Đời ta chí gởi chốn Liên Trì

Trần thế vinh hư sá kể gì

Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm

Mừng nay được thấy đức A Di”.

 

Và đặc biệt, Hòa Thượng Thiền Tâm đã để lại cho đời sau bài Trường Thi Ẩn Tu Ngẫu Vịnh, gồm 109 bài kệ, 436 câu, các thích 2 bài kệ này:

 

“Ẩn tu cõi tịnh nhẹ buông hồn !

Tưởng quán trời Tây nhớ Bảo-thôn

Ráng đỏ sắp đưa, vầng Nhật-lặn

Phất phơ tà áo gió hoàng hôn”

 

 

“Ẩn tu bền chí giữ công phu

Ba cõi không an lửa ngục tù !

Ngũ-dục, Hoàng-lương say gối mộng

Kiếp người dường một thoáng phù du “.

 

 

Hôm nay đại chúng được Sư Phụ diễn ngâm bài trường thi rất cảm động, giọng sư phụ rất ấm áp,  dâng lên cúng dường Giác Linh của Ngài và cống hiến cho đại chúng gần xa.

 

Con kính tưởng nguyện Ngài đang ở cung điện Thượng phẩm Thượng sanh mà cảm thấu những lời diễn ngâm trường thi  Ẩn Tu của sp, rất thắm đậm.

 

Cuối bài giảng sp đúc kết rằng:

 

Tâm Tịnh thì Phật độ sẽ tịnh,  tâm tịnh luôn tỏa sáng thì Phật sẽ hiện tiền .

Pháp môn Thiền cũng đưa đến Tâm Tịnh.

Pháp môn niệm Phật để nhất tâm cũng đưa đến Tâm Tịnh.

Tuỳ căn cơ mới chúng sanh,  luôn giữ tâm thanh tịnh , không tạp niệm thì Tây phương ở tại lòng ta.

 

Con kính cám ơn Sư Phụ, con đã được những phút giây thanh tịnh nhẹ lâng nghe SP diễn ngâm bài Trường Thi của Hòa Thượng, rất đạo vị  và tuyệt vời

 

Cung kính đảnh lễ Sư Phụ.
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal)

 


 TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 40, Thọ Trung Hiện Sát


Phải chăng nhờ đã từng Phản Quang tự  kỷ ? 
Khi đến cõi Cực Lạc.....khởi niệm ước điều gì 
 chỉ cần nhìn vào bên trong cây đạo thọ sẽ được toại nguyện ! 
Đại nguyện thứ 40 THỌ TRUNG HIỆN SÁT ! 
Bồ Tát trong nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm
thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện,
đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. 



Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện thứ 40 trong 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà .
Kính bạch Thầy con đã nghe đi nghe lại bài pháp thoại này ...
quá tuyệt vời . Những gì Thầy muốn truyền trao đều nằm trong
bài thơ Ẩn Tu Ngẩu Vịnh cả ...Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Đại nguyện thứ 40 này quá là tuyệt diệu! 
Yếu chỉ ngàn xưa...   truyền mãi đến ngày nay, 
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã chỉ dạy bày :
"PHẢN QUANG TỰ KỶ, 
BỔN PHẬN SỰ , BẤT TÙNG THA ĐẮC "


Có lẽ ... từ Thiền Quán Tứ Niệm Xứ phát ! 
Thân , Thọ, Tâm , Pháp, ...làm mới được mình 
Thanh tịnh trang nghiêm nền tảng ... vãng sanh ! 
Đa tạ  Giảng Sư ...Biện, Tuệ trong bài Pháp 
"Ẩn Tu Ngẩu Vịnh "của Đại Sư VÔ NHẤT ****
( ****Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Thiền Tâm )
Ngâm, Giảng, Giải đáp  bao điều hậu bối vấn vương 
Kính mời nghe ...vài kệ để tỏ tường : 
"Sáu chữ Di Đà vô biệt niệm, 
Bất lao đàn chỉ đến Tây Phương "
Để mà ...trân kính 48 đại  nguyện ban thưởng ! 


Ẩn tu nào phải cố xa đời !
Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi !
Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng 
Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
Ẩn tu cảm xót biển trần-ai ! 
Sóng gió trầm luân mãi lạc loài 
Thân khổ kiếp người muôn nỗi khổ ! 
Nghiệp đời vay trả, trả rồi vay !
Ẩn tu hôm sớm niệm Di Đà 
Lòng lặng mười muôn chẳng cách xa 
Canh vắng giường thiền khi mãn định 
Hoa sương cười nụ dưới trăng tà.


....Nói lý cao huyền đắm lợi danh !
Già, bịnh, đoạ sa, không phản tỉnh
Bóng câu mấy nỗi thoáng bên mành !
Ẩn tu cõi tịnh nhẹ buông hồn ! 
Tưởng quán trời Tây nhớ Bảo-thôn
Ráng đỏ sắp đưa, vầng Nhật-lặn 
Phất phơ tà áo gió hoàng hôn
....

Kính tri ân TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng 
Nguyện áp dụng thực hành Sự, Lý viên dung !
Như câu kinh Phổ Môn thường tụng 
Diệu âm, Quán Thế Âm 
Phạm Âm, Hải Triều Âm 
Thắng Bỉ, Thế gian Âm ....


Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật 
Huệ Hương 



Kính mời bấm vào đây để nghe bài giảng:
Thich Nguyen Tanghttps://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 5001)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 5760)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 9102)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4184)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4487)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 5337)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
14/09/2012(Xem: 3082)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3068)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 7882)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3067)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567