Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thảo Luận Về Khoa Học Thần Kinh

21/01/201306:39(Xem: 5134)
Thảo Luận Về Khoa Học Thần Kinh

Thảo Luận Về Khoa Học Thần Kinh 
Hội đàm Tâm thức và Đời sống ngày thứ ba
Phúc Cường trích dịch

Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.

Drepung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, ngày 19 tháng một năm 2013 - Trong khi các diễn giả đến từ Viện Tâm thức và Đời sống đang gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngôi bảo điện Lachi Drepung cùng với khoảng 900 chư tăng ni, học sinh trung học và khách quốc tế, thì khoảng 5000 chư tăng và thính chúng theo dõi ở phía dưới tại hội trường Drepung Loseling. Các bài thuyết trình chủ yếu bằng tiếng Anh và được dịch trực tiếp sang tiếng Tây Tạng cho những người nghe trên radio FM. Có rất nhiều màn hình chiếu cho những người không thể tham dự trực tiếp. Trên website trực tuyến một lượng thính chúng theo dõi ổn định khoảng hơn 1100 người.

Chủ đề tổng thể ngày thứ ba là Khoa học Thần kinh và buổi sáng thảo luận về Thay đổi Bộ não. Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện diện, ban phước cho các Lạtma, các diễn giả và an tọa, Tiến sĩ Tâm lý và Tâm thần học Richie Davidson, người đã tham gia vào các hội đàm Tâm thức & Đời sống trong hơn hai mươi năm qua, đã bắt đầu bài thuyết trình:

"Có hai sự điều chỉnh về cảm xúc và sự chú tâm liên quan tới thực hành chính niệm. Tôi sẽ tập trung bàn về các mạch thần kinh có liên quan và ảnh hưởng của việc rèn luyện tinh thần ".

2013-01-19-Mundgod-N06

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Richie Davidson trong ngày thứ ba Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 tại Tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, vào ngày 19 Tháng Một năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ông trích dẫn quan điểm sâu sắc của William James về sự chú tâm. James giả định rằng khi chúng ta nhìn thấy một con hổ, thông tin sẽ đi lên vỏ não, đi xuống nội tạng, nhịp tim tăng nhanh, và nỗi sợ hãi sẽ phát sinh tiếp sau đó khi tín hiệu quay trở về não. Bộ não nhận ra rằng cơ thể bị kích động. Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt câu hỏi về một loạt các sự kiện này bởi ngài được biết rằng cùng với nỗi sợ hãi máu sẽ dồn xuống chân làm cho chúng ta bỏ chạy và cùng với sự sân giận máu sẽ dồn vào tay làm cho chúng ta kình chống lại. Tiến sĩ Richie Davidson giải thích rằng các thử nghiệm được thực hiện sau khi đã loại bỏ yếu tố bản năng, điều đó cho thấy rằng James đã đúng một phần. Sau ông, James Papez là người đầu tiên nhận biết các mạch trong não có liên quan đến cảm xúc.

Quan điểm cổ điển cho rằng chức năng cảm xúc được xử lý bên ngoài vỏ não. Các nghiên cứu về những người lính bị thương trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho thấy những ai bị hư thùy trán thì cảm xúc sẽ suy giảm. Điều này chứng tỏ rằng vỏ não, đặc biệt là vỏ não phía trước đóng một vai trò quan trọng đối với cảm xúc. Theo quan điểm hiện đại ngày nay thì khả năng điều chỉnh cảm xúc nằm trong vỏ não phía trước.

Tiến sĩ Richie nhắc về một thử nghiệm cho trẻ em từ 5 đến 6 tuổi ăn kẹo với điều kiện là chúng ăn ngay lập tức, nhưng nếu yêu cầu chúng có thể chờ năm phút thì sẽ được cho ba chiếc kẹo. Những trẻ có khả năng kiềm chế sẽ có xu hướng thành công khi trưởng thành.

"Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội."

Đức Đạt lai Lạt ma đặt câu hỏi rằng vậy thử nghiệm có thành công nếu, thay vì mang một phần thưởng, thì các em được cảnh báo rằng sẽ bị trừng phạt nếu không chờ đợi.

Tiến sĩ Richie cho rằng hệ thần kinh không mang tính chất tốt hay xấu, nó trung tính, nhưng khi tiếp xúc với những ảnh hưởng tích cực thì dẫn đến những thay đổi tích cực. Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt vấn đề mặc dù vậy nhưng hệ thần kinh có thể được giải thích trong phạm vi ảnh hưởng tiêu cực, nó có thể diễn ra tương tự.

“Có những tế bào thần kinh chỉ kích động trong các tình huống tích cực hay thậm chí với những con người tích cực, trong khi có những tế bào lại bị kích động trong các tình huống tiêu cực."

Ba loại chú tâm đã được đề cập tới: cảnh báo, định hướng và kiểm soát, chúng đã được nghiên cứu với một số trẻ em đang thực hành thiền định vipassana trong khoảng thời gian 3 tháng. Kết quả ghi nhận có những tiến bộ dẫn tới tâm thức tĩnh tại và mức độ chú tâm cao hơn.

Tiến sĩTania Singer, chuyên gia lĩnh vực Tâm lý và Thần kinh học, đã thuật lại công việc quản lý một chương trình rèn luyện nuôi dưỡng lòng từ bi. Cô nói rằng họ muốn xác định rõ từ bi là gì thông qua những thử nghiệm linh hoạt bởi các tiến trình khác nhau có kinh mạch tương ứng khác nhau trong bộ não.

"Nếu ngài đặt câu hỏi, làm sao để tôi biết được bạn cảm thấy như thế nào? Có nhiều con đường khác nhau: con đường cảm xúc dựa vào sự cảm thông và lòng từ bi, con đường lý trí thì thông qua tri ​​thức dựa trên sự suy luận."

Tình cảm bao gồm lòng nhân ái, sự biết ơn, sự quan tâm và nồng nhiệt, trong khi những phản ứng thuộc về lý trí, mà bà lập luận phù hợp hơn với quan kiến điểm Phật, bao gồm trí nhớ và sự hiểu biết, hay sự nhận thức rõ về những gì mình đang làm. Cô cũng đề cập đến việc xem xét kỹ cơ sở gen di truyền của các chủ thể và đặc điểm môi trường bên ngoài. Các bộ phận khác nhau của não có thể được xác định một cách rõ ràng thông qua những phản ứng khác nhau. Cô lập luận:

"Chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc quan sát các cảm xúc của người khác sẽ kích thích các vùng cảm xúc tương ứng trong chúng ta. Chúng tôi đã thử nghiệm Mathieu Ricard qua một máy nội soi và yêu cầu ông thể hiện các trạng thái tinh thần khác nhau, như các trạng thái của tâm từ bi, lòng từ không phân biệt, tâm từ, tâm bi. Tôi có thể nhìn thấy các dấu hiệu từ sự nội soi não khi ông đang nuôi dưỡng sự đồng cảm với những khổ đau của người khác, và chúng tôi đã nhận một tín hiệu khác khi ông thể hiện lòng bi mẫn."

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét:

"Nói chung, nếu bạn nhìn vào lòng bi mẫn, tình yêu thương, sẽ có một khát khao hay mong muốn các đức tính này mang lại hiệu quả nhiều hơn, vì vậy các đức tính đó cần phải được soi đường bởi trí tuệ, sự hiểu biết và các động cơ tích cực".

Vào khóa hội đàm buổi chiều, Tiến sĩ Richie Davidson đặt câu hỏi về trí thông minh lên đức Đạt Lai Lạt ma.

2013-01-19-Mundgod-N04

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với Tania Singer trong bài thuyết trình của bà tại Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 tại tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 19 tháng một năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

"Theo nhận thức của khoa học thần kinh hiện tại, quan điểm chính thống về trí thông minh là phải được đo bằng một bài kiểm tra IQ, trong đó bao gồm 6 bộ kiểm tra bằng lời nói và 6 bộ phi ngôn ngữ. Quan điểm của ngài về trí thông minh, có khả năng xử trí được trong các tình huống khác nhau, mang một ý nghĩa phong phú hơn nhiều. Về mặt di truyền, khu vực phía trước não có ảnh hưởng lớn đến sự tương quan trung tính của trí thông minh."

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt câu hỏi quan điểm về trí thông minh qua rèn luyện. Tiến sĩ Richie trả lời có thể đào tạo một người trong phạm vi bộ nhớ, ghi nhớ những con số và trong phạm vi tương tự như vậy. Ông nói rằng vấn đề này liên quan tới trí nhớ hơn là trí thông minh, nhưng Giáo sư Christof chỉ ra rằng một trí nhớ nhanh nhạy cũng là một chỉ số được chấp nhận của trí thông minh. Tania cũng thêm rằng có những thuật ngữ khác nhau được sử dụng: trí thông minh liên quan đến khả năng ghi nhớ và trí thông minh liên quan đến khả năng phát sinh các ý tưởng và áp dụng chúng. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng có những người hiểu nhanh, nhưng lại không giỏi tranh biện, những người khác có khả năng hiểu sâu về sự vật, có những người có trí thông minh mau lẹ hay sắc bén v.v…

Tiến sĩ Richie giải thích rằng nhiều rắc rối của con người đều liên quan đến 'sự dính mắc tình cảm'. Trong các thí nghiệm liên quan đến thiền định về lòng bi mẫn cho kết quả, những người bình thường không có kinh nghiệm thiền định trước đó đã vượt ra khỏi sự dính mắc tốt hơn. Ông kết luận rằng một số người phương Tây đã lo lắng nhiều hơn khi bắt đầu. Mặt khác những thành viên tham gia thực hành chính niệm giảm stress cho thấy không chỉ giảm tress, mà hạch hạnh, phần của bộ não liên quan đến kiểm soát thời gian và cường độ của cảm xúc tiêu cực, cũng nhỏ hơn.

Ông nhớ lại một dịp vào năm 1992 khi ông cùng với đồng nghiệp trong khoa học thần kinh chia sẻ với một nhóm chư tăng. Họ quyết định thuyết minh công việc đo các hoạt động của bộ não khi thực hành tâm từ bi như thế nào. Giáo sư Francisco Varela được đính các dây với các điện cực để làm thí nghiệm. Khi chư tăng quay lại, họ nhìn thấy ông ta và đã phá lên cười. Tiếng cười không phải do thấy Francisco trông rất khôi hài mà cười về ý tưởng có thể đo lường lòng từ bi bằng đính dây điện thí nghiệm lên đầu.

2013-01-19-Mundgod-N05
Geshe Dadul Namgyal đang thuyết trình tại hội đàm Tâm thức và Đời sống XXVI tại tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, trên January19, 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Tiến sĩ Tania Singer đã thuyết trình về việc chúng ta sử dụng các quá trình nhận thức như thế nào khi nói đến tâm từ bi và hành vi. Tất cả các quá trình nhận thức có một sự tương ứng trong não liên quan đến không chỉ các tế bào thần kinh, mà cả các gen sản xuất ra các tế bào và kinh mạch. Cô đưa ra ba loại hệ thống động lực của con người, động lực thúc đẩy hành vi: một hệ thống tìm kiếm hoặc ngăn ngừa; hệ thống đe dọa và một hệ thống chăm sóc hay tình cảm. Cô đã thảo luận việc giải phóng các hoóc môn như oxytocin đã làm giảm kích hoạt hạch hạnh (amygdala) và nói rằng vấn đề là vậy việc tập trung vào lòng từ bi có thể có tác dụng tương tự hay không? Phát hiện của cô đến nay cho thấy việc rèn luyện tâm từ bi thực sự mang lại những thay đổi có thể quan sát được trong mạng lưới bộ não và làm tăng hạnh phúc.

Geshe Dadul Namgyal đã kết thúc một ngày với những thuyết trình rất phong phú bằng quan điểm của Phật giáo về thần kinh học và hệ thần kinh. Ngài đã định nghĩa đó là khả năng của bộ não, của các tế bào thần kinh, kinh mạch, v.v… tạo thành các cấu trúc và thậm chỉ các chức năng mới. Ngài đã điểm lại các quan điểm và đưa ra nhận xét rằng hạnh phúc không phải là một thứ cố định như: có hoặc không, mà là một kỹ năng, thứ mà chúng ta có thể học hỏi được. Nhìn hệ thần kinh từ quan điểm Phật giáo, ngài đề cập đến hợp thể thân-tâm và cho rằng chính nghiệp đã kết nối tâm và thân. Ngài đưa ra một trích dẫn trong kinh văn liệt kê 8 tính chất của cơ thể với kết luận đáng kinh ngạc rằng bộ não là bản chất của tâm.

Thay vì tập trung đến bộ não, Geshe Dadul bàn về tâm với bản chất hiểu biết và rực rỡ chiếu sáng phi vật chất. Tất cả các sự kiện ý thức đều là cảm giác hoặc tinh thần.Tất cả các sự kiện tại một thời gian nhất định đều bao gồm tâm và các thức, sự tỉnh thức ở mức căn bản và ở mức thô. Ngài minh họa điều này với sơ đồ nhiều màu sắc sinh động mô tả tâm căn bản, không bị vướng mắc bởi hợp thể năm uẩn biến hành và các duyên phát khởi những xúc tình yêu thương hay thù hận, đức hạnh hay ác hạnh. Ngài đã trình bày rõ tính phức tạp của các tiến trình vận hành trong tâm với phần kết luận được toàn thể thính chúng nhiệt thành tán thán.

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Datlailama.com/news

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2012(Xem: 5754)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 9082)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4183)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4480)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 5326)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
14/09/2012(Xem: 3075)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3060)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 7870)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3061)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 14119)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567