Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Thành Kiến

03/01/201916:18(Xem: 15264)
21. Thành Kiến

Thành Kiến

(giọng đọc Trương Minh - Quốc Thái)

 

Hãy nhìn đúng sự vật sự việc như chính nó đang biểu hiện, chứ đừng nhìn bằng tâm trạng hay kinh nghiệm mình đang có.

 

 

 

Bức tường ngăn cách

 

Ta hay có thói quen nhìn vào bất kỳ đối tượng hay tình huống nào đang xảy ra trong thực tại cũng bằng kinh nghiệm đã được tích lũy từ trong quá khứ. Có thể do một số kinh nghiệm cũ thích ứng phần nào với tình trạng hiện tại, nên ta thường rất dễ tin tưởng và tự hào về sự thông minh nhạy bén của mình mà không chịu khám phá hay xét nét cẩn thận. Quan sát kỹ và công tâm nhìn nhận, ta thấy cũng không ít lần mình đã tiên đoán sai và có những bước trượt rất đáng tiếc trong hành động. Bởi mọi sự vật sự việc trong vũ trụ vốn không ngừng vận động. Có khi nó biến chuyển nội dung bên trong nhưng cũng có khi nó thay đổi cả hình thức bên ngoài. Nó có thể hay hơn hoặc tệ hơn chứ không như vậy mãi.

 

Nhưng vì bị cuốn vào mãnh lực của cuộc sống, nên ta thường không có nhiều thiện chí để nhìn lên bất cứ đối tượng nào cũng bằng tâm thức mới. Sử dụng kinh nghiệm cũ có vẻ khỏe hơn và mau chóng giải quyết được vấn đề. Một phần cũng do bản năng tự vệ của con người chưa hoàn toàn thuần hóa, một phần vì bị kích động bởi sự cạnh tranh của xã hội. Nên khi phát hiện ra điều gì ảnh hưởng đến quyền lợi là ta có phản ứng bảo vệ ngay lập tức, bằng những tâm lý như: nổi giận, phán xét, nghi ngờ, độc tài, kỳ thị mà không chịu bình tâm quan sát và tìm hiểu rõ sự thể. Chính vì không có thói quen tách rời kinh nghiệm cũ khi quan sát thực tại, nên ta vẫn thường rơi vào nhận thức sai lầm và khổ đau.

 

Nếu trong quá khứ ta đã từng bị lừa dối hay phản bội thì vết thương ấy sẽ khắc ghi sâu đậm trong tâm. Cho nên bây giờ muốn đặt tình cảm vào người mới thì ta bỗng thấy rất hoang mang, lo sợ. Đó là một lỗi lầm của cơ chế tâm lý, vì người mà ta đang tiếp xúc hoàn toàn khác biệt với người cũ. Nhưng ta lại không đủ sức vượt qua bản năng tự vệ của mình. Ta đã cố nhiều lần nhìn người ấy như chính họ đang biểu hiện, nhiều lần đã tự nhắc nhở rằng người này không phải là người trước. Rồi cuối cùng ta cũng vẫn thất bại. Dĩ nhiên, vết thương lòng khó mà quên được. Nhưng thay vì cho đôi bên cơ hội vừa đủ để tìm hiểu và tin tưởng nhau hơn, thì ta lại mang tâm thức nghi ngờ sự lừa dối hay phản bội ấy trong suốt cuộc hành trình chung bước. Bức tường ngăn che ấy chính là thành kiến.

 

Thành kiến chỉ đơn thuần là thái độ bám víu vào kinh nghiệm cũ để áp đặt lên thực tại, nên có thành kiến tốt và thành kiến xấu. Nói dễ hiểu là ta thường đeo mắt kính màu hồng và mắt kính màu đen khi nhìn người, nhìn đời. Nếu ta đã từng biết người kia rất dễ thương qua tiếp xúc hay dựa vào thông tin từ người khác, thì khi gặp họ ta sẽ có thiện cảm và hết lòng với họ ngay mà không cần phải quan sát hay khám phá gì thêm nữa. Ta đang đeo mắt kính màu hồng nên thấy họ nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng tuyệt. Bây giờ phương tiện truyền thông và quảng cáo tác động đến tâm thức con người rất mạnh mẽ, nên chỉ cần một vài bài báo ca ngợi hết lời về nhân vật nào đó thì lập tức trong ta nảy sinh cảm tình ngay. Sau này có cơ hội tiếp xúc ta sẽ dễ dàng bỏ qua các bước quan sát và thận trọng căn bản. Trường hợp biết người kia là một kẻ xấu, dù thông tin ấy chưa có gì đảm bảo là chính xác, nhưng ta vẫn muốn đeo mắt kính màu đen trước cho chắc ăn. Dù người kia cố gắng bao nhiêu đi nữa ta cũng không hề để mắt tới, hoặc cứ phòng thủ và tìm mọi lý do để không chấp nhận. Thái độ ấy lâu dần sẽ hình thành thói quen, khiến ta không còn nhớ là mình đang đeo chiếc kính màu đen. Từ đó, nhìn đâu ta cũng thấy một màu tăm tối, không còn thấy ai dễ thương và tốt bụng nữa. Đó chính là lúc ta đã đánh mất con mắt trong trẻo mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người. Không có con mắt ấy, tầm nhìn của ta sẽ thu hẹp lại. Ta sẽ tự biến mình thành kẻ u uất, lạnh lùng và bế tắc.

 

 

 

Giữ gìn con mắt trong

 

Con người ngày càng hiện đại thì càng bị lệ thuộc vào kỹ thuật điện tử. Có lẽ vì thế mà đời sống của con người ngày càng trở nên hời hợt và cứng nhắc. Cái gì lưu trữ vào não bộ thì không dễ gì lấy ra. Đó là lối sống nhút nhát và tụt hậu, không can đảm mở lòng ra để cập nhật thông tin mới mẻ từ đối phương. Lẽ dĩ nhiên, có những kinh nghiệm rất hữu dụng. Nó giúp ta giải quyết được những vấn đề thích ứng một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn công khám phá.


Nhất là xã hội bây giờ có quá nhiều chiêu thức tinh xảo khiến ta không dễ dàng nhận ra thật giả thì ta càng phải sử dụng kinh nghiệm thành công. Nhưng dù sự đề phòng ấy có hiệu quả thế nào thì nó cũng để lại trong ta thói quen dễ dàng nghi ngờ kẻ khác. Hơn nữa, kinh nghiệm cũ dù hay ho tới đâu cũng không thể nào diễn đạt hết thực tại. Cho nên, người xưa hay nhắc nhở: "Thấy sao để vậy" - nhìn đúng sự vật sự việc như chính nó đang biểu hiện, chứ đừng nhìn bằng tâm trạng hay kinh nghiệm mình đang có. Nhìn nhau bằng con mắt ấy ta sẽ thấy dễ chịu và gần gũi hơn.

 

Ta đừng quên rằng bản chất của vạn sự vạn vật là vô thường, do đó con người cũng vô thường mà kinh nghiệm cũng vô thường. Tuy người kia đã từng có nhiều vụng về lầm lỡ, nhưng bây giờ có thể họ đã thay đổi rất nhiều rồi. Ta hãy cho họ có một cơ hội được sống với con người mới trước ta và ta hãy tự cho mình một cơ hội sống bằng tâm thức mới trước họ. Khó khăn nhất là đối với những người thân sống bên cạnh. Bởi ta thường không hết lòng quan sát những đối tượng mà ta nghĩ rằng mình đã biết rất rõ về họ. Cũng như người mẹ luôn thấy con mình còn khờ dại, nên sự quan tâm và niềm mong muốn luôn dựa trên kinh nghiệm cũ. Vô tình người mẹ đã giới hạn cơ hội trưởng thành của đứa con. Còn người vợ lúc nào cũng cho rằng mình đã hiểu chồng hết rồi, chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay, nên chẳng cần lắng nghe và quan sát thêm nữa. Người vợ không biết rằng làm như thế là đã cô lập cảm hứng sáng tạo và ý chí chuyển hóa của người chồng. Sống với những người mà họ không biết ghi nhận những chuyển biến của ta, không thấy được những ước mơ hay những khó khăn bế tắc trong ta để kịp thời nâng đỡ và chia sẻ, thì đời sống ấy vô vị biết chừng nào. Có lẽ vì thế mà mỗi khi gặp một người mới lạ thì ta cứ muốn duy trì mãi giây phút được quan sát nhau bằng cảm nhận thuần khiết ban đầu.

 

Vậy nên, mỗi ngày ta hãy cố gắng luyện tập ngồi xuống thật yên để thanh lọc lại kinh nghiệm của mình vừa mới tích lũy. Nếu kinh nghiệm đó không nuôi dưỡng khả năng hiểu biết và thương yêu thì ta không nên để nó chiếm quá nhiều dung lượng tâm thức. Hãy quan sát kỹ và loại trừ chúng đi. Những kinh nghiệm nào chỉ tồn tại như một thói quen ngẫu nhiên trong vô thức mà ta đã lưu trữ, hãy đem nó ra phân tích và buông bỏ từ từ. Mỗi khi tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào, ta cũng nên nhìn vào thái độ của mình để xem mình có đeo mắt kính màu hồng thiện cảm hay mắt kính màu đen ác cảm hay không. Nếu có, hãy sớm tìm cách dừng lại cuộc tiếp xúc đó mà trở về chỉnh


đốn lại tâm lý của mình. Cũng như khi mưa xuống mà mặt đất không bị tấm nylon hay bất kỳ vật nào che phủ, thì nước mưa mới có thể thấm sâu vào lòng đất để nuôi dưỡng rễ cây hay những hạt mầm. Bằng lối sống tỉnh thức như thế, ta sẽ luôn có cơ hội nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn, không để nó bị chai cứng hay xói mòn chỉ vì những quyền lợi ích kỷ nhỏ nhen.

 

Khi một ý niệm cũ chết đi để nhường chỗ một ý niệm mới được sinh ra, đó chính là sự tái sinh - kiếp sống mới của ta. Cái cũ tuy quen thuộc nhưng lại nghèo nàn; cái mới tuy không dễ chịu ngay nhưng lại giúp ta có cái nhìn rộng mở và gần gũi hơn với cuộc sống. Vậy ta còn chần chờ gì nữa mà không chịu khai tử những ý niệm hay những kinh nghiệm cũ kỹ vốn chỉ để bảo vệ cảm xúc cạn cợt của bản ngã. Như thế, ta sẽ tạo ra không gian rộng lớn đến vô cùng - nơi gặp gỡ của những tâm hồn tràn đầy hiểu biết và tình thương.

 

 

Nhìn bằng mắt trong suốt

Không vướng kinh nghiệm xưa

Mở lòng thêm hiểu biết

Như đất gặp cơn mưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 3456)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3681)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9202)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3496)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 16818)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
26/06/2012(Xem: 3510)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
05/06/2012(Xem: 36276)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6684)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4593)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 5480)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]