Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðạo Phật và Khoa Học

07/05/201408:07(Xem: 8425)
Ðạo Phật và Khoa Học

 Buddha_14

 


Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học, văn minh của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc. Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy. Nếu chúng ta đến với đạo Phật thuần túy bằng đức tin thì chỉ là bước đầu, bởi vì bản chất của đạo Phật là giác ngộ. Giác ngộ của đức Phật dưới cội bồ đề đã khai sinh ra Đạo giác ngộ, nên Phật tử càng không phải là người mê tối. Sau 49 ngày thiền định, Ngài hoát nhiên đại ngộ và tuyên bố: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc làm đã xong”. Ngài đã giác ngộ, sống tự tại và vô nhiễm giữa cuộc đời. Ngài đã đem ánh sáng giác ngộ đến với muôn loài. Ánh sáng giác ngộ của đức Phật đã soi rọi nhân thế và chỉ đường cho chúng sanh đi. Chưa bao giờ đạo Phật dùng giáo quyền để bắt buộc tín đồ theo tôn giáo mình. Đạo Phật không phải là tôn giáo thần quyền. Đạo Phật nghiễm nhiên tồn tại không phải xây dựng từ đức tin thuần túy mà bằng trí tuệ, bằng sự giác ngộ. Giáo lý nhà Phật có công năng tháo gỡ tất cả mọi vướng mắc, vướng nhiễm của chúng ta trong cuộc đời. Nền khoa học tiên tiến của thế giới hiện đại đã soi rọi vào lẽ thật của các pháp. Nếu đem ánh sáng khoa học soi rọi thì dễ dàng nhận biết tính minh triết của đạo Phật. Khi nghe và hiểu đạo lý vô thường, duyên sinh, vô ngã, như huyễn, như mộng thì mới thấy rằng thế giới này là thế giới ảo và đời như một giấc chiêm bao.

Mỗi người sinh ra trong cuộc đời này đều mong muốn bản thân mình được hạnh phúc. Mỗi người đều cần hạnh phúc, có người mưu cầu danh lợi, muốn mình có được địa vị trong xã hội, trong khi người khác chỉ ước muốn giản đơn là có cơm ăn áo mặc, đời sống lành mạnh, tự do. Có người cho rằng chỉ cần có đạo đức, hiểu được lẽ thật của nhân sinh vũ trụ, bước ra khỏi nhiễm nhơ của trần thế, sống xuất thế gian thì đó mới là hạnh phúc của đời họ. Như vậy phải chăng nhân loại đang cố công đi tìm hạnh phúc. Cho đến các nhà tư tưởng, triết học, khoa học cũng có lý tưởng hạnh phúc của riêng họ. Có người chỉ muốn theo đuổi tri thức để nghiên cứu và khám phá một trong các ngành như: Toán học, khoa học máy tính, vật lý, hóa học, thiên văn học, công nghệ sinh học, y dược học... Trong khi người khác chỉ ham muốn theo đuổi mục đích làm nghệ thuật như: họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên... Rõ ràng ai ai cũng muốn có hạnh phúc để được một đời sống trong lặng, bình an, lành mạnh, tự do nhưng mấy ai tìm được hạnh phúc chân thật vững bền. Cho nên người Phật tử đến chùa tu tập cần được giác ngộ giải thoát, đó mới chính là hạnh phúc cứu cánh, vì có tu tập mới thấy được đạo lý, rồi khi ánh sáng giác ngộ bùng lên sẽ không còn mê lầm và ngu tối, thoát khỏi ràng buộc thế gian, từ đó sống cuộc đời thong dong và tự tại trong thế giới siêu nhiên.

 Phân tích mọi khía cạnh giữa đạo Phật và khoa học, có thể nói: Khoa học ngày nay đã đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm, ưu điểm của khoa học là khám phá ra thế giới tự nhiên rồi chế tạo ra các ngành công kĩ nghệ, sản xuất mọi tiện nghi cung ứng cho đời sống con người bằng cách chế tạo máy móc hoặc dụng cụ tối tân giúp con người đỡ mệt nhọc trong lao động, rút ngắn được thời gian làm việc, đi lại dễ dàng và nhanh chóng hơn bằng những phương tiện giao thông hiện đại. Con người dù ở cách xa nhau hàng ngàn, hàng vạn cây số vẫn có thể liên lạc được với nhau bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Nhưng mặt trái của khoa học đã đem đến cho con người những căng thẳng lo âu hoặc khủng hoảng tinh thần. Chiến tranh hạt nhân đã tố cáo nền khoa học tiên tiến nước Mỹ gây ra thảm họa khủng khiếp về việc ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki làm cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người dân Nhật Bản, thêm gần 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

Nhiều người bị stress, căng thẳng thần kinh, tâm lý trầm cảm trong khi cuộc sống của họ kếch sù về tài chánh. Nền văn minh nhân loại đang trên đà phát triển rực rỡ khi khoa học phục vụ đầy đủ mọi tiện nghi cuộc sống và đưa con người đến đỉnh điểm ngút cao của sự hưởng thụ, nhưng liệu có còn nuôi dưỡng phiền não hoặc đã buông hết nghiệp chướng chưa? Hiện tượng tan băng Bắc Cực cũng là hậu quả của nền khoa học tiên tiến, các ngành công nghiệp nhả khói, xả khí thải ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Hiện nay bầu không khí không còn trong lành như trước đây nữa, nguồn nước và mặt đất cũng không còn trong sạch, rau quả bị xịt thuốc trừ sâu, bón phân hóa học. Khoa học đã xây dựng những nhà máy vĩ đại thải khói bụi và chất ô nhiễm vào không khí làm ô nhiễm bầu trời, nguồn nước, mặt đất và phá hoại môi sinh. Khoa học không ngăn chặn được tham-sân-si, phiền não, vô minh mà chỉ nuôi dưỡng tấm thân tạm bợ mong manh vô thường nay còn mai mất, đủ duyên thì có mặt và hết duyên thì tan biến.

 Điểm sáng của đạo Phật là xoa dịu nỗi đau nơi con người, giữa cá nhân với tập thể, giữa đoàn thể với đoàn thể , giữa xã hội với xã hội, giữa sắc tộc với quốc gia để tất cả cùng tìm thấy hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Tiếng nói của đạo Phật đã trở thành tiếng nói của thế giới nên đạo Phật là tôn giáo văn hóa của thế giới. Các khoa học gia và nhà nghiên cứu đã nhìn thấy được tính minh triết của đạo Phật. Còn chúng ta có phước được làm đệ tử Phật, có duyên được gặp Phật. Đức Phật giác ngộ dưới cội bồ đề rồi tuyên bố Ngài thành Phật, dịch ra là giác ngộ chân lý nhân sinh vũ trụ. Đấng giáo chủ của chúng ta là một bậc Giác ngộ chứ không phải là đấng thần linh. Ngài đi tìm đạo, sau đó tu tập thiền định 49 ngày đêm rồi khi ánh sáng giác ngộ bùng lên, bước ra khỏi đoạn trường vô minh tăm tối, giải thoát khỏi mọi tập khí phiền não. Ngài là Đấng Giác ngộ, giải thoát, là bậc Thầy dẫn đường, bậc Vô thượng Y vương điều trị bệnh phiền não, tham-sân-si cho chúng sanh, nên suốt cuộc đời của đức Phật chỉ nói đến khổ và phương pháp diệt khổ. Ngài đi du hóa suốt 49 năm, truyền thông điệp của đạo giác ngộ và khai sinh ra đạo Phật nên đạo Phật là đạo giác ngộ. Chúng ta quy y Phật là trở về với sự giác ngộ, quy y Pháp là ngọn đuốc soi đường, quy y Tăng là trở về với bổn tâm thanh tịnh và cuộc sống hòa hợp. Đó gọi là quy y Tam bảo, là trở về với ba ngôi báu mà ba ngôi báu này quý hơn tiền bạc, của cải, tài sản trên thế gian. Giáo pháp của Đức Phật đã nuôi dưỡng thân huệ mạng của chúng ta, làm cho chân trí nảy nở và càng lúc càng tỏ rạng. Nhờ đó chúng ta càng thấm dần đạo lý từ bi cứu khổ, vô ngã vị tha và tìm đến ánh sáng giác ngộ. Đạo Phật khuyên con người sống từ bi bác ái, khuyến khích con người tu thập thiện, thọ bát quan trai, giữ giới, thiền định, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc đời. Các thiện hữu tri thức hoặc vị minh sư tu đúng đường, đúng hướng, gặp được chánh pháp nên không bao giờ có hệ lụy; còn nếu gặp tà sư hoặc vướng vào ngoại đạo tà giáo thì sẽ sai lầm. Riêng người phật tử cần giữ năm giới cấm, không nói không làm những việc không tốt cho bản thân và xã hội thì mới tránh được quả xấu về sau.

“Ai ơi! hãy ở cho lành

Kiếp này chẳng hưởng để dành kiếp sau.”

Đây là lời nhắc nhở tràn trề đạo lý của tổ tiên ngàn xưa, khuyên chúng ta hãy ăn ở nhân hậu. Ông bà, cha mẹ sống đạo đức gương mẫu, nhân cách hiền lương phúc hậu cho dù hiện đời chưa được hưởng thì cũng tích lũy được công đức lành để đời về sau sẽ được nhận hoặc truyền lại cho con cháu chứ không bao giờ mất. Chúng ta biết cách tu thì hướng về đạo lý giác ngộ giải thoát, thấy được chân lý của vũ trụ nhân sinh không còn mờ tối si mê, không nhiễm ngũ dục lục trần và sống cuộc đời tự tại, an nhiên.

 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy rằng: “Nhất thiết chúng sanh, giai hữu Phật tánh.” Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, mà Phật tánh là mầm mống giác ngộ nhưng do si mê mà quên mất, nếu có giác ngộ thì mới dứt bỏ khổ đau cuộc đời. Đạo Phật dạy cho chúng ta biết cách tiêu trừ tham sân si phiền não, vĩnh viễn ra khỏi biển khổ trầm luân sinh tử để được an vui giải thoát mãi mãi. Đạo Phật hướng dẫn những phương pháp tu tập như: niệm Phật, theo dõi hơi thở, tu tập theo lộ trình giới định tuệ. Tính minh triết của đạo Phật chinh phục thế giới, đó là đạo lý nhân quả, nghiệp báo luân hồi, vô thường, duyên sinh, vô ngã, tánh không, bất nhị, như huyễn, như mộng. Đạo Phật là khoa học tâm linh với những pháp Phật nhiệm mầu, diệt tận gốc khổ đau cho chúng sanh, hướng về con người chân thật bất sanh bất diệt, đó là Phật tánh, chơn tâm, bản lai diện mục. Kinh điển giáo lý nhà Phật nuôi dưỡng thân huệ mạng chúng ta, nuôi dưỡng trí tuệ ngày càng nảy nở thì con người càng bớt khổ, bớt mê lầm trở về với con người chân thật chưa từng sanh diệt. Đó là Phật tánh sẵn có nơi mỗi chúng sanh.

 Nhà Thiền chủ trương: “ Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” chính là để soi sáng hay xem xét lại chính mình. Người tu Phật muốn đi tới chỗ an định, trí huệ sáng suốt thì phải quán chiếu nơi chính mình. Có trí tuệ mới giải thoát được khổ đau, thấy được chân lý rồi mới dừng bước phiêu lưu.

 

 

Lục Tổ Huệ Năng nói:

 “Bản lai vô nhứt vật,

 Hà xứ nhạ trần ai.”

 Xưa nay không một vật,

 Chỗ nào dính bụi nhơ.

Nếu tâm là vật có hình có tướng thì mới dính bụi và bị mờ tối, nhưng tâm chân thật thì không có hình tướng nên không hề bị nhơ nhiễm. Giống như hư không vô tướng nên rất tự tại. Chơn tâm Phật tánh nơi mỗi con người chúng ta cũng giống như hư không. Trở về với con người chân thật, không đi cũng không đến, không tới cũng không lui vì bản tâm bản tánh của chúng ta cũng tự tại như hư không. Nếu chúng ta tu theo đạo Phật là chúng ta tìm đến vĩnh cửu. Vì thế, con người cần giữ giới thì mới đạt được thiền định, khi nội tâm thiền định thì dễ thấy được đạo lý, dễ khám phá ra chân lý, chấm dứt được mầm mống khổ đau. Chúng ta đem lời Phật dạy áp dụng vào bản thân thì mới hết khổ và mới thấy được giá trị thực tiễn của Đạo Phật đối với chúnh sanh vạn loại.

Nhân mùa khánh đản năm nay, nêu ra vài điểm sáng nơi Đức Phật và giáo pháp của Ngài để người phật tử chúng ta thêm niềm kính tín ngôi Tam Bảo, làm hành trang tiến tu cho đến ngày viên mãn đạo quả Bồ đề.

 

 Thiền Tự Trúc Lâm Viên Giác

 Mùa Khánh Đản – PL. 2558

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2017(Xem: 9659)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 10615)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 7350)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 8257)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 7475)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 7713)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 7813)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
03/01/2017(Xem: 6894)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
22/12/2016(Xem: 23645)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
30/04/2016(Xem: 15197)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567