Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

46a. Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp

19/03/201418:27(Xem: 33545)
46a. Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp


mot_cuoic_doi_tap_4

Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp






Lúc mà uy tín của các giáo phái trong kinh thành ngày càng bị giảm sút, đời sống ngày càng khó khăn; tất cả chùa viện ngày càng hương tàn khói lạnh, vật thực bữa có bữa không thì chúng ngoại đạo ngày càng sinh tâm căm ghét, hận thù đức Phật và tăng chúng đến tận xương tủy.

Chuyện hối lộ cho đức vua một trăm ngàn đồng tiền vàng để xây dựng một “tiền trạm” ngay trước “mũi” chùa Kỳ Viên thất bại; nó như là giọt nước cuối cùng làm cho tràn ly, chúng ngoại đạo tìm phương kế thâm độc để trả thù. 

Kinh điển còn ghi nhận hai vụ trả thù bằng “mỹ nhân kế”, không biết chính xác là vào hạ nào của đức Phật tuy đều xảy ra tại Kỳ Viên tịnh xá. Và cũng không biết rõ là họ thuộc giáo phái nào. Vụ đầu tiên là họ sử dụng một nữ tu sĩ rất xinh đẹp, tên là Sundarī, giả một kịch bản là hay đến chùa Kỳ Viên vào những giờ giấc “khả nghi”. Sau đó cô ta nói xa nói gần, ỡm ờ nửa kín, nửa hở như là có liên hệ “gì đó” với đức Phật. Bậc trí và những thánh đệ tử thì mỉm cười trước những đồn thổi này, nhưng tăng, tục phàm phu thì nghi nghi, ngờ ngờ. Bước thứ hai của mưu kế này là cho người trà trộn vào những buổi thuyết pháp đông đúc, có mặt hai hàng cư sĩ để tung tin, rỉ tai, sau đó loan truyền khắp thành phố về chuyện “mờ ám” của đức Phật.

Dù bọn ngoại đạo và nữ tu Sundarī đã rêu rao nói xấu, vu khống nhiều cách nhưng vẫn không làm giảm uy tín đức Phật được, nên họ đã dùng đến thủ đoạn độc ác là bỏ bạc tiền thuê mướn nhóm côn đồ nghiện rượu chè, mê cờ bạc giết cô Sundarī rồi giấu xác chết trong đống rác trước cổng ra vào tịnh xá Kỳ Viên.

Sau đó, nhóm tu sĩ ngoại đạo cử người đại diện vào trình đức với vua Pāsenadi:

- Tâu đại vương! Một nữ tu trẻ đẹp của giáo phái chúng tôi tên là Sundarī, bỗng dưng mất tích trong thời gian lui tới chùa Kỳ Viên. Xin đại vương cho đội quân do thám đi điều tra!

Cùng lúc ấy thì chúng chia ra nhiều toán giả vờ đi tìm kiếm khắp nơi. Có một nhóm loanh quanh luẩn quẩn trước cổng chùa Kỳ Viên rồi hô hoán lên là tình cờ thấy xác cô Sundarī trong đống rác. Tin được loan ra, hằng trăm tu sĩ ngoại đạo đồng bọn tìm tới, chúng làm ầm ĩ lên rồi đặt xác chết trên cáng, kéo đi khắp thành phố rêu rao với đại ý rằng:

- Hỡi muôn dân bà con kinh thành Sāvatthi! Hãy nghe đây! Quý vị đã thấy chưa? Cô nữ tu Sundarī của chúng tôi là một đệ tử ngoan đạo, thuần thành nhưng lỡ mang sắc đẹp mê hồn, kiều diễm của tiên nữ. Trong mấy lần lui tới chùa Kỳ Viên, không biết tại sao, cô ta lại bị giết chết rồi được chôn xác tại một đống rác tại cổng chùa? Ai giết? Và tại sao lại bị giết? Có phải sa-môn Gotama và đệ tử của ông ta đã lỡ làm điều xấu xa rồi muốn che giấu tội lỗi của mình bằng cách chôn xác phi tang? Ôi! Thật là oan uổng! Thật là oan uổng!

Xác chết sau đó được mang đến triều đình. Đức vua bước xuống, đi tới gần bên nhìn xác chết một hồi; vì mới một ngày một đêm nên dường như cái xác còn “tươi nguyên”; tuy lấm lem lá rác nhưng cũng không giấu được một vẻ đẹp làm nao nao, xao xuyến lòng người. Không cần vị quan nắm cán cân công lý, không cần mọi thủ tục rườm rà, đức vua cất tiếng hỏi:

- Ai là người đầu tiên thấy cái xác này?

Giữa đám đông, ước chừng có vài mươi người đồng cất tiếng tự nhận là mình:

- Là tôi!

- Chính tôi thấy!

Đức vua tức khắc thấy sự sơ hở của chúng, nhưng cũng hỏi tiếp:

- Thế các thầy đến cổng chùa Kỳ Viên làm gì?

Họ im lặng. Một vị có vẻ lớn tuổi đáp:

- Tâu đại vương! Có một bọn tàn thực đang khều cái gì nơi đống rác, thấy xác chết nên chúng hô hoán lên, sau đó chúng tôi mới tìm tới.

- Thế sao vừa rồi có cả mấy chục vị bảo là thấy xác chết đầu tiên? Vậy những vị bảo là thấy đầu tiên đâu, các thầy vẫn chưa trả lời câu hỏi của ta: Đến cổng chùa Kỳ Viên làm gì, có việc gì?

Họ im lặng. Đức vua bèn nghiêm khắc nói:

- Trẫm sẽ cho điều tra. Nhưng khi chưa có bằng chứng, khi chưa có kết luận của triều đình thì đừng rêu rao bậy bạ. Trẫm sẽ xử theo luật hình về tội: “Cố ý bôi nhọ, vu khống người khác, nhất là những bậc đạo cao đức trọng!”

Nói thế xong, đức vua cảm thấy xót thương cho đóa hoa trong đống rác, bèn cho lính bó nhiều lớp vải trắng rồi chu đáo cho hỏa táng thi hài Sundarī. Còn nhóm tu sĩ ngoại đạo thì đức vua bảo lính cai ngục giam giữ lại, đợi điều tra xong hãy tính.

Thế rồi, nghe kể rằng, chuyện điều tra cũng không lâu la gì. Đội quân do thám được đức vua cử đi đã lân la khắp các nơi vui chơi hạ liệt trong kinh thành, tức là những “điểm đen” thường xảy ra các loại tội phạm.

Có hai đứa côn đồ vừa xong một trận nhậu nhẹt say sưa nhưng khi trả tiền thì đứa này đùn đẩy sang đứa kia nên sinh ra bất hòa, tranh cãi ồn ào:

- Tiền đứa nào cũng bằng nhau, tại sao tao trả mà không phải là mày trả?

- Vì chính tay tao giết chứ không phải mày giết!

- Nhưng tao lại phải vác cái xác nặng nề, còn mày thì đi lông ngông như dạo mát vậy đó!

- Nhưng mà mày quăng xuống rồi bỏ đi, còn tao lại phải tìm lá rác để che giấu cái xác!..

Nghe chừng ấy chuyện, chẳng gặng hỏi lôi thôi, lính do thám xích tay hai tên du côn dẫn về triều đình. Tại đây, chúng khai nhận tội, đồng thời khai luôn những kẻ thuê mướn, chính là nhóm tu sĩ ngoại đạo cho người đại diện vào triều tấu trình với đức vua.

Trước khi hành hình bọn côn đồ và bọn chủ mưu, đức vua cho lính dẫn nhóm tu sĩ ngoại đạo đi khắp các con đường lớn, con đường nhỏ trong kinh thành, đính chính lại lời rêu rao thất thiệt ngày hôm trước của chúng, phải thành khẩn và phải liên tục thay nhau loa truyền như sau: 

- Xin được đính chính! Xin được cải chính! Thưa bà con muôn dân kinh thành Sāvatthi! Mấy vị trưởng lão tu sĩ của chúng tôi sai người thuê mướn hai đứa côn đồ nghiện rượu giết chết cô tu nữ Sundarī để vu oan giá họa cho sa-môn Gotama cùng đệ tử của ông ta. Chính mấy vị trưởng lão của chúng tôi mới là người chủ mưu, mới là kẻ có tội! Xin được đính chính. Xin được cải chính!

Khi nhóm tu sĩ ngoại đạo cải chính rồi, dân chúng trong thành Sāvatthi không ai còn nghi ngờ gì nữa, đồng thời họ càng thêm khinh ghét bọn chúng! Hai đứa côn đồ nghiện rượu và mấy vị tu sĩ ngoại đạo chủ mưu giết hại cô nữ tu Sundarī đều bị hành hình, xử trảm theo pháp luật của quốc độ.

Trong thời gian ấy, tịnh xá Kỳ Viên vẫn yên lặng như tờ, vì đức Phật và chư vị trưởng lão đã dặn bảo đại chúng rằng:

“ - Nhân sanh ra ở đâu là nó sẽ diệt ở đó! Hãy giữ sự yên lặng và thanh bình của bậc thánh đệ tử!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 17926)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39045)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62425)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 25584)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40960)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
28/08/2013(Xem: 4250)
Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.
22/04/2013(Xem: 8410)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 7755)
Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt.
09/04/2013(Xem: 5070)
Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của "The Tao of Physics" (Đạo của vật lý) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982.
09/04/2013(Xem: 2741)
Phật pháp là một Học lý cao siêu, mầu nhiệm và thực tiễn, bao gồm hết các Pháp ở thế gian, không một bài học thuyết tư tưởng nào ngoài Phật pháp cả. Bởi thế, khi nhìn Phật pháp, nhà triết học bảo đạo Phật là triết học thuần tuý, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]