Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Lời Của Bậc Trí

19/03/201408:15(Xem: 28300)
36. Lời Của Bậc Trí
blank

Lời Của Bậc Trí



Đức vua Pāsenadi nghe được cũng nổi trận lôi đình, quát lớn: “Giỏi thay cái dòng Sākya ngạo mạn, dám đánh tráo con một nữ nô lệ làm công chúa để bán gả cho ta. Vậy chúng có coi ta ra cái thá gì đâu!”

Hôm sau, việc đầu tiên, đức vua xuống chiếu phế truất ngôi vị hoàng hậu của bà Vāsabhakkhattiyā và phế truất luôn ngôi vị thái tử của Viḍūḍabha. Việc thứ hai, là do không dằn được khí tức của mình, ông ra lệnh chuẩn bị binh mã để hỏi tội đức vua Mahānāma và triều đình Sākya. Tuy nhiên, khi vừa ngồi lên con vương tượng, chợt dưng, đức vua nghĩ đến đức Phật. Rồi sau một hồi đăm chiêu, thay vì xuất quân, đức vua lại ghé Kỳ Viên tịnh xá với một ít quân hộ giá.

Đức Phật đã biết chuyện gì, ngài tiếp đức vua một cách thân tình tại hương phòng. Đức vua Pāsenadi bình tĩnh kể lại mọi chuyện cho đức Phật nghe rồi xin ngài một lời khuyên!

Đức Phật nhập đề:

- Khá khen cho đại vương đã rất trầm tĩnh khi ghé thăm Như Lai. Sự sáng suốt của một bậc minh quân rất cần thiết trước bất kỳ một tình huống khó xử nào, trước bất kỳ một quyết định trọng đại nào – vì nó liên hệ đến mạng sống con người!

- Tri ân Thế Tôn!

Rồi đức Phật ôn tồn nói:

- Việc này rất oan uổng cho họ, tâu đại vương! Cô gái Vāsabhakkhattiyā trước khi bán gả cho đại vương đã được triều đình Sākya chuẩn phong là công chúa, chứ không phải mạo danh công chúa đâu. Như Lai xác nhận sự thực này!

Đức vua nhè nhẹ gật đầu:

- Thế Tôn đã xác nhận sự thực thì việc kia đúng là sự thực rồi. Nhưng còn việc khác, việc thứ hai, Vāsabhakkhattiyā vẫn là con gái của Mahānāma với nữ nô lệ Nāgamuṇḍā(1), giai cấp hạ tiện – thì sao, thưa Thế Tôn! Họ đã coi thường trẫm một cách quá đáng!

Đức Phật không trả lời câu hỏi, mà lại đặt câu hỏi:

- Một nữ nô lệ lấy một nam sát-đế-lỵ, sau đó, con trai, con gái được sinh ra, theo pháp luật của đại vương thì chúng là sát-đế-lỵ hay là nô lệ, tâu đại vương?

- Là sát-đế-lỵ, vì bao giờ cũng lấy họ trai!

- Vậy là đại vương đã tự trả lời – Đã tự trả lời rằng, công chúa Vāsabhakkhattiyā trước khi về hầu đại vương thì cô ta đã là một nữ sát-đế-lỵ rồi – do từ dòng máu sát-đế-lỵ của đức vua Mahānāma, dù bà mẹ Nāgamuṇḍā là nữ nô lệ.

Đức vua Pāsenadi nín họng, không mở miệng được trước lý luận chặt chẽ của đức Phật.

Ngài còn nói tiếp:

- Nếu Vāsabhakkhattiyā là một nữ sát-đế-lỵ, đại vương là chúa của sát-đế-lỵ, một hoàng nam được sanh ra - thì rõ ràng Viḍūḍabha là một sát-đế-lỵ chính thống rồi!

Đức vua lại phải nín lặng nữa.

Đức Phật vẫn chưa chịu dừng:

- Thuở xưa có một vị đại vương oai danh hiển hách, thương yêu một thiếu nữ bần hàn, một cô gái rách rưới hằng đi mót củi khô trên núi; ông ta thản nhiên trước sự phản đối của triều đình, tấn phong cô ta làm hoàng hậu. Từ mối “nghịch duyên” này, họ hạ sanh một trai tuấn tú, phi phàm, về sau, nối ngôi vua và thống trị cả một quốc độ mênh mông, tất thảy chư hầu đều triều phục – tâu đại vương!

- Trẫm rõ rồi, bạch Thế Tôn! Quan trọng nhất, quyết định nhất là dòng máu của vua, trẫm hiểu rồi!

Đức Phật mỉm cười:

- Còn nữa, tâu đại vương! Người mà đại vương thương yêu nhất, nể trọng nhất hiện nay, thuộc giai cấp thủ-đà-la; vậy nếu một tiểu hoàng tử, một tiểu công chúa được sinh ra, chẳng lẽ lại không mang dòng máu của đại vương? Đại vương giả vờ quên hay sao đó chứ?

Thật không còn lời nào để nói nữa, đức vua nghĩ: “Ồ, hậu của ta, Mallikā, con của người làm tràng hoa, là giai cấp thủ-đà-la mà! Tại sao ta lại tối tăm đến vậy!”

Lạy tạ đức Phật với cái tâm vô cùng tôn kính, đức vua Pāsenadi về triều, xóa bỏ lệnh phế truất, phục lại ngôi vị cho hoàng hậu Vāsabhakkhattiyā và thái tử Viḍūḍabha.

Quả thật là lời của bậc trí giải tan được cả một trận binh đao máu lửa!


(1)Xem Dictionary of pāḷi proper names, trang 972, quyển 2.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5066)
Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:
23/02/2013(Xem: 5842)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5971)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5769)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5717)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6591)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10256)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4473)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4819)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6249)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]