Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo của vật lý

09/04/201317:57(Xem: 4613)
Đạo của vật lý

 

69daovatly

Đạo của vật lý

The Tao of Physics

Tác giả:Fritjof Capra

Nguyễn Tường Báchdịch

Giới thiệu cuốn sách 'Đạo của vật lý'

Đây là một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông. Với cuốn sách này, Giáo sư vật lý Fritjof Capra cho ta có một cái nhìn tổng thể về thành tựu của vật lý học cũng như những tương đồng nổi bật của nó với các triết lý phương Đông.

Lời người dịch

Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của "The Tao of Physics" (Đạo của vật lý) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982.

F. Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo... để đến cuối năm 1974, bản in lần thứ nhất của Đạo của vật lýra đời. Kể từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo.

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những "hạt cơ bản" cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa.

Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhất là các nhà sáng lập thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy ở triết học phương đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm cho vật lý bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận, và về những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông.

Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày được một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn.

Vì những lẽ đó, người dịch hân hoan giới thiệu với độc giả Việt Nam tập sách quý báu này. Nó dành cho những ai quan tâm đến các vấn đề cơ bản của vật lý, triết học và đạo học. Chắc chắn bản dịch này còn nhiều thiếu sót, người dịch trân trọng cám ơn mọi góp ý phê bình để bản dịch hoàn chỉnh hơn.

CHLB Đức tháng 4, 1998

Nguyễn Tường Bách

Lời nói đầu (bản in lần thứ nhất)

Cách đây năm năm, tôi có một kinh nghiệm tuyệt đẹp, nó đã đưa tôi đến với việc viết cuốn sách này. Một buổi chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và cảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức toàn bộ vùng quanh tôi đang tham gia vào trong một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ. Là một nhà vật lý, tôi biết cát, đá, nước và không khí quanh mình đều được cấu tạo bằng phân tử và nguyên tử, chúng đang dao động, bản thân chúng được các hạt nhỏ hơn tạo thành. Các hạt đó cũng đang tương tác lẫn nhau để sinh ra và hủy diệt các hạt khác. Tôi cũng biết bầu khí quyển địa cầu liên tục bị vô số những tia vũ trụ tràn ngập, chúng là những hạt mang năng lượng lớn đang chịu đủ thứ va chạm khi đi vào khí quyển. Tôi đã biết tất cả mọi thứ đó trong lúc nghiên cứu ngành vật lý cao năng lượng, nhưng tới bây giờ, tôi chỉ biết chúng thông qua biểu đồ và lý thuyết toán học. Lúc ngồi trên bãi biển, kinh nghiệm ngày trước hầu như sống lại; tôi "thấy" năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu hạt được tạo thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt, trong một sức mạnh nhịp nhàng; tôi "thấy" nguyên tử của các nguyên tố và của cả thân tôi tham gia vào vũ điệu năng lượng này của vũ trụ; tôi cảm nhận được nhịp độ của nó và nghe được âm thanh của chúng, và ngay lúc đó, tôi biết đó là vũ điệu của Shiva, vị thần nhảy múa được Ấn Độ giáo tôn thờ.

Tôi đã đi suốt một đoạn đường dài học tập trong vật lý lý thuyết và trải qua nhiều năm nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng rất quan tâm đến đạo học phương Đông và đã bắt đầu thấy những tương đồng với vật lý hiện đại. Đặc biệt, tôi bị những khía cạnh khác nhau của Thiền tông thu hút mạnh mẽ, nó làm tôi nhớ đến những bí ẩn của lý thuyết lượng tử. Tuy thế, liên hệ hai cái đó lại với nhau trước hết nó là một bài toàn thuần túy tri thức. Muốn vượt qua khoảng cách giữa tư duy lý luận phân tích và thực chứng của tri kiến thiền định, trước sau đều rất khó cho tôi.

Mới đầu, tôi dùng "Power Plants" để tự giúp mình, đó là phép giúp cho tư tưởng tự do luôn tuôn trào; để cho tri kiến tâm linh tự thành hình không chút cố gắng, chúng xuất phát từ tầng sâu của ý thức. Tôi nhớ lại kinh nghiệm của lần đầu áp dụng phép này. Sau bao năm chuyên tư duy theo cách phân tích chi li, nó đến một cách choáng ngợp làm tôi tuôn trào nước mắt, và lúc đó, như Castaneda, tôi ghi lại cảm nghĩ của mình trên một mảnh giấy.

Về sau, chứng nghiệm về vũ điệu Shiva đến với tôi mà tôi đã cố gắng giữ lại trong một bức hình. Nhiều chứng thực tương tự như thể theo đuổi tôi, từng bước giúp tôi nhận ra rằng, một thế giới quan đang bắt đầu thành hình vật lý hiện đại, nó hết sức hài hòa với nền minh triết cổ đại phương Đông. Qua nhiều năm ghi chép lại và viết nhiều bài khảo cứu về sự tương đồng khám phá được, cho đến ngày hôm nay tôi tổng hợp mọi kinh nghiệm của mình trong cuốn sách này.

Cuốn sách này nhắm chung đến người đọc quan tâm đến đạo học phương Đông, người đó không nhất thiết phải biết gì về vật lý. Tôi cố gắng trình bày các khái niệm và lý thuyết của vật lý hiện đại mà không kèm theo toán học và trong một ngôn ngữ không quá chuyên môn, mặc dù một vài chương có thể khó đọc cho độc giả không chuyên ngành khi đọc lần đầu. Các thuật ngữ tôi dùng đều được định nghĩa khi chúng xuất hiện lần đầu.

Trong số các độc giả, tôi cũng hy vọng tìm được nhiều nhà vật lý có quan tâm đến khía cạnh triết học của ngành vật lý, nhưng chưa có dịp tiếp xúc với các triết học tôn giáo phương Đông. Họ sẽ thấy đạo học phương Đông sẽ cung cấp một khung cảnh nhất quán và tuyệt đẹp, nó ăn khớp với những lý thuyết tiến bộ nhất của chúng ta về thế giới lý tính.

Về nội dung cuốn sách, có thể độc giả sẽ thấy sự trình bày tư tưởng khoa học và đạo học bên nhiều bên ít khác nhau. Xuyên qua cuốn sách, có thể kiến thức của người đọc về vật lý tăng lên liên tục, nhưng sự tiến bộ tương tự về đạo học phương Đông có lẽ sẽ không bao nhiêu. Điều này hình như không tránh khỏi, vì trên tất cả mọi thứ, đạo học là một kinh nghiệm thực chứng, không thể học hỏi từ trong sách vở. Người ta chỉ chứng nghiệm một tri kiến sâu xa về một truyền thống đạo học khi ta tinh tấn tu dưỡng trong đó. Điều mà tôi mong muốn làm được là cho thấy rằng một sự quyết tâm tinh tấn như thế sẽ được thưởng xứng đáng.

Khi viết cuốn sách này, bản thân sự hiểu biết của tôi về tư tưởng phương Đông cũng được đào sâu đáng kể. Được như thế, tôi rất mang ơn hai vị đến từ phương Đông. Tôi cảm tạ sâu xa Phiroz Mehta, người đã mở mắt cho tôi thấy nhiều khía cạnh của đạo học Ấn Độ, và với thầy dạy Thái Cực của tôi Liu Hsiu Ch'i đã đưa tôi vào Lão giáo.

Không thể kể hết nơi đây tên của từng người - khoa học, nghệ sĩ, sinh viên và bè bạn - đã giúp tôi phát biểu ý niệm của mình trong các cuộc thảo luận đầy gợi hứng. Thế nhưng, tôi thấy phải có lời cảm tạ đặc biệt đến Graham Alexander, Johathan Ashmore, Stratford Caldecott, Lyn Gambles, Sonia Newby, Ray Rivers, Joel Scherk, George Sudarshan và - không kém quan trọng - Ryan Thomas.

Cuối cùng, tôi cảm thấy nặng nợ với bà Pauly Bauer-Ynnhof tại Vienna vì sự hỗ trợ tài chính hào phóng của bà tại thời điểm mà người ta cần đến nhất.

London, tháng 12. 1974

Fritjof Capra

Lời nói đầu (Bản in lần thứ hai)

Cách đây bảy năm, cuốn sách này được xuất bản lần đầu, và nó xuất phát từ một kinh nghiệm, như đã mô tả trong lời nói đầu trước, kinh nghiệm đó đã xảy ra cách đây hơn mười năm. Thế nên tôi xin được nói vài lời với độc giả trong bản in lần này về nhiều điều đã xảy ra trong những năm đó - về cuốn sách, về vật lý và về chính tôi.

Hồi tôi khám phá ra những điểm song hành giữa thế giới quan vật lý và đạo học, những điều đã được nhiều người mơ hồ cảm thấy nhưng chưa bao giờ được nghiên cứu, cặn kẽ, tôi đã thấy rõ mình chỉ là người phát hiện một điều vốn đã rất rõ ràng, và điều đó sẽ trở thành kíến thức chung trong tương lai; và thỉnh thoảng, khi viết Đạo của vật lý, thậm chí tôi có cảm giác những gì được viết là thông qua tôi, chứ không phải do tôi viết ra. Cuốn sách đã được đón chào nồng nhiệt tại Anh và Mỹ. Mặc dù được quảng cáo hay tuyên truyền rất ít, nó đã được truyền miệng nhanh chóng và ngày nay, đã có hơn mười bản dịch trên khắp thế giới.

Như ta có thể tiên đoán phản ứng của cộng đồng khoa học cẩn thận hơn; thế những, sự quan tâm về những hệ quả đối với nền vật lý của thế kỷ 20 đã tăng lên. Sự ngần ngại của nhà khoa học hiện đại khi thừa nhận sự tương đồng giữa khái niệm của họ với khái niệm của đạo học thật ra không có gì đáng ngạc nhiên, vì đạo học - ít nhất là tại phương Tây - thường hay bị gán ép một cách hoàn toàn sai lầm, với một cái gì mơ hồ, bí ẩn và hết sức phi khoa học. May mắn thay, thái độ đó đang được thay đổi. Vì tư tưởng phương Đông đang bắt đầu tạo được mối quan tâm nơi một số người và thiền định không còn được nhìn với sự chê cười hay nghi ngờ, đạo học đã được coi trọng, ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Sự thành công của Đạo của vật lýđã tạo nên một tác động mạnh mẽ trong đời tôi. Trong những năm qua, tôi đã đi nhiều, giảng giải trước cử toạ chuyên ngành và không chuyên ngành và thảo luận về những hệ quả của vật lý mới với mọi người của mọi tầng lớp đời sống. Những cuộc thảo luận này đã hết sức giúp tôi hiểu ra khung cảnh văn hóa rộng rãi của mối quan tâm về nền đạo học phương Đông được sinh ra tại phương Tây trong hai mươi năm qua. Giờ đây, tôi thấy sự quan tâm này là một phần của một khuynh hướng vĩ đại hơn nhiều, đó là khuynh hướng tìm cách đối đầu, chống lại một sự thiếu thăng bằng nặng nề trong văn hóa - trong tư duy và cảm nhận, giá trị và thái độ của chúng ta, cũng như cấu trúc xã hội và chính trị. Tôi thấy thuật ngữ Trung Quốc Âm - Dương hết sức hữu ích để mô tả sự mất thăng bằng văn hóa này. Văn hóa của chúng ta từ trước tới sau thuộc dương, kể cả hệ thống giá trị và thái độ, và bỏ quên hẳn mặt bổ túc của nó là âm. Chúng ta coi nặng tính cá thể hơn tính hội nhập, sự phân tích hơn sự tổng hợp, tri thức suy luận hơn minh triết trực giác, khoa học hơn tôn giáo, cạnh tranh hơn hợp tác, bành trướng hơn giữ gìn, vân vân. Sự phát triển phiến diện này đã lên tới đỉnh cao phải báo động, đã đạt tới một kích thước của xã hội, sinh thái, đạo lý và tâm linh.

Tuy thế, cũng trong thời đại này, ta là kẻ chứng kiến buổi bắt đầu của một phong trào cách mạng phi thường, nó có lẽ là sự minh họa cho điều mà người Trung Quốc thời thượng cổ đã nói: "Dương, khi đã đạt tới cực điểm, sẽ rút lui, nhường chỗ cho Âm". Những thập niên 1960, 1970 đã sinh ra một loạt những vận động xã hội dường như đi vào chiều hướng đó. Nỗi lo ngại về sinh thái ngày càng lớn, sự quan tâm mạnh mẽ đến đạo học, ý thức nữ giới ngày càng tăng trưởng, và sự phát hiện lại quan niệm y lý và chứa trị toàn diện, tất cả đều là biểu hiện của khuynh hướng cách mạng đó. Chúng là mặt bổ túc của sự nghiêng lệch quá đáng hướng về sự duy lý thái độ và giá trị dương tính, và chúng tìm cách kéo lại sự quân bình giữa hai mặt âm tính và dương tính của con người. Thế nên, ý thức về một sự hòa điệu sâu xa giữa thế giới quan của vật lý hiện đại và của đạo học phương Đông xuất hiện ngày nay là một phần không thể tách rời của sự chuyển hóa văn học lớn rộng, dẫn đến một hình ảnh mới về thực tại, sự chuyển hóa này sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi cơ bản trong tư duy, nhận thức và thang giá trị của chúng ta. Trong cuốn sách thứ hai, The Turning Point, tôi nghiên cứu thêm về những khía cạnh và hệ quả khác nhau của sự chuyển hóa văn hóa này.

Thực tế của những thay đổi hiện nay trong hệ thống giá trị của ta sẽ tác động mạnh mẽ lên nhiều ngành khoa học, điều này sẽ làm nhiều người ngạc nhiên, những người tin có một khoa học khách quan và đứng trên mọi giá trị. Thế nhưng, đó chính là một hệ quả quan trọng của ngành vật lý mới. Các đóng góp của Heisenberg(1901-1976: Nhà vật lý học người Đức, người khai sinh ra thuyết cơ học lượng tử, giải Nobel 1932) trong thuyết lượng tử mà tôi sẽ nói đến nhiều trong tác phẩm này, sẽ cho thấy rõ là ý niệm cổ điển về tính khách quan trong khoa học sẽ không còn được duy trì lâu hơn nữa, và vì thế mà vật lý hiện đại đang xét lại huyền thoại của một nền khoa học siêu giá trị. Những cấu trúc mà nhà khoa học quan sát được trong thiên nhiên thực ra liên hệ chặt chẽ với cấu trúc của tâm lý học; với khái niệm tư tưởng và hệ giá trị của họ, Do đó, kết quả khoa học mà họ thu được và sự ứng dụng kỹ thuật mà họ tìm hiểu sẽ rất tùy thuộc vào khuôn khổ tâm thức của họ. Dù nhiều nghiên cứu đơn lẻ có thể không phụ thuộc rõ rệt và hệ thống giá trị của họ, nhưng khung cảnh rộng lớn trong đó các nghiên cứu mình, không những chỉ về mặt tri thức, mà cả về mặt đạo lý.

Từ cái nhìn này, mối liên hệ giữa vật lý và đạo học không những rất thú vị mà còn hết sức quan trọng. Nó chỉ ra rằng, kết quả của nền vật lý hiện đã mở ra hai con đường khác nhau để nhà khoa học đi theo. Chúng có thể đưa ra - dùng những từ cực đoạn - đến với Đức Phật hay với trái bom, và điều này đặt ra cho mỗi nhà khoa học quyết định chọn lấy con đường. Trong thời đại mà gần một nửa nhà khoa học và kỹ thuật làm việc trong ngành quân sự, đối với tôi thật là phí phạm một nguồn lực to lớn về óc thông minh sáng tạo con người để nghĩ ra những phương tiện tinh tế nhằm hủy phá toàn tiện, và nói mấy cũng không đủ về con đường của Đức Phật, con đường của trái tim.

Bản in này của cuốn sách đã được cập nhật bằng cách thêm nhiều kết quả của những công trình nghiên cứu gần đây trong ngành vật lý hạ nguyên tử. Tôi làm điều đó bằng cách thay đổi vài đoạn trong sách cho phù hợp với những tiến bộ mới đây, và bằng cách thêm một chương cuối sách, mang tên Điểm lại nền vật lý mới, trong đó những phát triển mới mẻ và quan trọng nhất của vật lý hạ nguyên tử sẽ được trình bày khá chi tiết. Một điều đáng vui cho tôi là không có khám phá nào gần đây đả phá những gì tôi viết bảy năm về trước. Thực tế là phần lớn những khám phá đó đã được sự kiến trong bản in đầu rồi. Điều này khẳng định niềm tin chắc chắn của tôi, nó cũng động viên tôi viết cuốn sách này: những luận điểm mà tôi dùng khi so sánh vật lý và đạo học sẽ chỉ được hỗ trợ, chứ không bị đả phá, bởi các phát hiện trong tương lai.

Hơn thế nữa, bây giờ tôi thấy có cơ sở vững hơn nhiều với những luận điểm của mình, vì sự song hành giữa đạo học phương Đông không những chỉ xuất hiện trong vật lý mà cả trong sinh học, tâm lý học và các ngành khoa học khác. Khi tìm hiểu về mối liên quan giữa vật lý và các ngành khoa học đó, tôi nhận ra rằng sự mở rộng của những khái niệm vật lý hiện đại đến các ngành khác được khuôn khổ của lý thuyết hệ thốngcũng cấp. Các công trình nghiên cứu về khái niệm hệ thống trong sinh vật, y khoa, tâm lý và trong các ngành khoa học xã hội, mà tôi đã nói đến trong The Turning Point, đã cho thấy rằng ngành khoa học hệ thống đã tăng cường mạnh mẽ cho mối song hành giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông. Cần nói thêm là hệ thống mới của sinh học và tâm lý học lại càng chỉ rõ thêm nhiều mối tương đồng khác nữa với tư tưởng đạo học, chúng nằm ngoài phạm vi của một cuốn về vật lý. Những điều được thảo luận trong cuốn sách về vật lý. Những điều được thảo luận trong cuốn thứ hai của tôi chứa đựng một số khái niệm về ý chí tự do, sống và chết, và tự tính trong đời sống, của tâm thức, ý thức và sự tiến hóa. Mỗi hòa điệu sâu xa giữa các quan niệm, được trình bày trong ngôn ngữ của khoa học hệ thống, và những ý niệm tượng tự của đạo học phương Đông, là những bằng cớ thuyết phục cho sự đoán quyết của tôi, là triết lý của các truyền thống đạo học, cũng có tên gọi là triết học vĩnh cửucũng cấp một cơ sở triết học nhất quán cho các lý thuyết khoa học hiện đại của chúng ta.

Berkely, tháng sáu 1982

Fritjof Capra

---o0o---

Source: http://sg.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Tu-sach/
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2022(Xem: 18712)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 14444)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12606)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6758)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8875)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7879)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 31935)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 17900)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
17/11/2021(Xem: 20415)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16816)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567