Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương quan giữa thiền sức khỏe và thiền giác ngộ

11/12/201307:54(Xem: 22275)
Tương quan giữa thiền sức khỏe và thiền giác ngộ
ngoi thien

TƯƠNG QUAN

GIỮA THIỀN SỨC KHỎE VÀ THIỀN GIÁC NGỘ 

Trần Đinh

DẪN NHẬP

Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng:

“Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân,
Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?”
Dịch :
“ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân,
Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”

Thật vậy, khi chúng ta mang cái thân này thì làm sao tránh khỏi cái khổ về thân và tâm. Về thân thì chúng ta mang biết bao nhiêu là bệnh tật, về tâm thì có biết bao nhiêu ưu tư phiền não. Vậy làm sao để thoát khỏi bệnh tật và phiền não? Đức Phật đã chỉ dạy rất nhiều phương pháp, nhưng người viết chỉ nói về phương pháp “Thiền”. Riêng phương pháp này cũng có rất nhiều như: thiền Minh Sát, thiền Tứ Niệm Xứ, thiền xuất hồn, thiền luân xa, thiền chú…Tên gọi thì nhiều nhưng mục đích chung là đem lại thân thể mạnh khỏe, an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai. Cho nên ngày nay thiền không những được áp dụng trong chốn thiền môn với mục đích giác ngộ, mà còn được giới y học dùng để điều trị các bệnh nan y và đã đạt được những kết quả rất tốt, họ tạm gọi đó là thiền sức khỏe. Đến đây có nhiều người lầm tưởng thiền sức khỏe là một phương pháp thiền khác không phải thiền giác ngộ, mà không biết rằng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

THIỀN LÀ GÌ ?

chua_phap_hoa-daknong

Một lớp thực tập thiền dành cho trẻ em tại chùa Pháp Hoa Daknong

Trước hết chúng ta cần phải biết “thiền là gì?”.

Thiền(chữ Hán:chán tiếng Nhật:zen), gọi đầy đủ là Thiền-na(tiếng Trung Quốc:chánna 禪那tiếng Sanskrit:dhyāna, tiếng Pāli:jhāna, tiếng Nhật:zenna, tiếng Anh: meditation), là thuật ngữ Hán-Việtđược phiên âm từ dhyānatrong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phátsinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độđều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự(chữ Hán:靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na(chữ Hán: 馱衍那), Trì-a-na(持阿那).Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". 

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh,David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền: "Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."

THIỀN SỨC KHỎE

chua_buu_minh_gia_lai
Một lớp thực tập thiền dành cho các thí sinh thi hoa hậu 
người sắc tộctại chùa Bửu Minh Gia Lai

Tất cả chúng ta đều mang tấm thân duyên hợp, cho nên không ai mà không mang những mầm móng bệnh. Người khỏe hay người bệnh là do sức khỏe hay sự miễn nhiễm trong cơ thể chúng ta mạnh hay yếu. Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu cũng đã dùng thiền để chữa trị bệnh tâm thần, bệnh AIDS (Sida), bệnh ung thư... nên tạm gọi là thiền sức khỏe.

caulacbo_nhan_sinhPHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG

Có rất nhiều phương pháp thiền được dùng để trị bệnh như :

1.Quán tưởng hayThiền quán

(Visualisation Meditation): Tâm hành giả nghĩ vào một điểm giữa hai chặn mày, hay mắt hé mở nhìn vào một điểm đen, trắng… treo trên tường, hay đèn nến, một ảnh tượng treo trên tường, Tượng Phật, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác. 

2.Thiền chánh niệm

(Mindfulness Meditation): Đi đứng, nằm ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn (Be mindfulness, you know what you doing).

3. Thiền chú(Mantra Meditation): Đọc chú hay niệm danh hiệu Phật. Hành giả có thể niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, hay bài chú sáu chữ: “Um ma ni bát mê hồng”, lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng vẫn nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, không nghĩ gì khác hơn.

4. Thiền thở(quán sổ tức) là một trong những cách dễ nhất để định tâm mà Đức Phật đã chỉ dạy trong kinh “Quán Niệm Hơi Thở” [Anapanasati sutta]. Bác sĩ Andrew Weil (Đại học Arizona, Mỹ), một trong những người đã thí nghiệm và cũng đề nghị sử dụng pháp Thiền Thở để định tâm.Sau khi tâm được an định, hành giả không cần đếm mà tập trung tâm theo hơi thở vào hơi thở ra (gọi là tùy tức, (Following the Breath).

(Hình trên: Thiền tập tại câu lạc bộ Nhân Sinh)

LỢI ÍCH Sau đây là những minh chứng các bác sĩ phương Tây đã dùng thiền để trị bệnh và đạt được kết quả :

1. Bệnh ung thư

“Bác sĩ phân tâm học, Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục trong các năm 1960 với tựa đề Giảm bệnh không cần thuốc (Relief Without Drugs). Trong bản công bố ông ghi lại những kỹ thuật thiền đơn giản (từ Ấn giáo, vì có lẽ ông chưa biết thiền Phật Giáo, HQ),là các phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hải, giảm căng thẳng và đau nhức thường trực”, làm cho cơ thể hoạt động bình thường, hệ miễn nhiễm tăng trưởng giúp bệnh nhân cancer thư giản, thoải mái, bớt bệnh. Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng thiền chánh niệm trong chương trình Thiền thư giãn MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sự căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh ung thư thuyên giảm.”


Vào tháng 11 năm 1979, trên tạp chí Medicine Journal Australia, bác sĩ Mearses báo cáo về một trường hợp ung thư ruột kết (colon) của một người đàn ông 64 tuổi, một nhà tâm lýhọc. Ông ta không chịu giải phẫu mà thích hành thiền trung bình 3 giờ mỗi ngày. Chỉ sau 2 tuần lễ đã thấy có sự cải thiện. Sau 6 tuần thì chấm dứt sự trợ lực bơm thụt vào hậu môn – giúp lưu thông ruột kết. Sau 2 tháng không còn chứng thức giấc giữa đêm. Sau 6 tháng,phân trở lại kích thước bình thường và sau 1 năm thì dứt hẳn chứng ung thư.

2. Bệnh AIDS

“Tháng 7.2008 đại học UCLA có cuộc thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn về chữa trị bệnh AIDS, chương trình 8 tuần “Thiền Chánh niệm giảm căng thẳng MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction). Ông chia bệnh nhân làm hai nhóm. Một nhóm ngồi thiền, một nhóm uống thuốc không ngồi thiền. Sau 8 tuần, chích máu thí nghiệm. Kết quả như sau: Trung bình, mỗi người ngồi thiền có số lượng bạch huyết cầu (CD4+T) tăng lên 20, còn người chỉ uống thuốc mà không ngồi thiền, bạch huyết cầu (CD4+T) bị sụt giảm mất 185 trung bình cho mỗi người. Với kết quả nầy cho thấy Thiền công hiệu hơn thuốc. Bạch huyết cầu CD4+T có khả năng làm chậm hay chận đứng sự phát triển của bệnh AIDS.”

3. Bệnh tim

Hơn 10 năm trước đây một bài trên Nhật báo Los Angeles Times cho biết, BS Dean Ornish chữa nhữngbệnh tim hiểm nghèo bằng ba phương pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance Companies) lớn như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ kim để chữa bệnh tim theo phương pháp nầy.

THIỀN GIÁC NGỘ

1. Định nghĩa

Thân đã vô thường, nhưng còn tâm niệm có thường không ? Tâm niệm cũng âm thầm dời đổi, có phần thô lại có phần mau lẹ và vi tế hơn, nếu như chúng ta không có “sức định” thì khó mà thấy được. “Sức định” càng sâu thì chúng ta càng nhìn nhận được những thay đổi của tâm, quá trình sanh diệt của tâm. Từ đó chúng ta nhận biết được bản chất thật của các pháp, thoát khỏi các phiền não khổ đau, đạt được an lạc, giải thoát. Đây chính là thiền giác ngộ. Nhưng tâm thì gồm có thô tâm, vi tế tâm.

1.1 Thô tâm

Thô tâm có nghĩa là những tâm mà mắt thường có thể nhìn thấy, chẩn đoán được vì nó biểu hiện ra bên ngoài như : trầm cảm, căng thẳng, nóng giận…Những trạng thái tâm này thực chất đã được tích tụ từ rất lâu bây giờ vượt “quá ngưỡng” nên mới bộc phát ra bên ngoài.

1.2 Vi tế tâm

Vi tế tâm là những tâm mà mắt thường chúng ta không thể thấy được, các máy móc hiện đại ngày nay cũng không thể nào chẩn đoán được. Những tâm vi tế này chỉ có thể dùng “công phu miên mật, đạt được đại định”mới có thể nhìn thấy, ví như tấm gương càng sáng thì càng nhìn thấy rõ mọi vật hiển hiện trên đó.

2. Phương pháp ứng dụng

Có rất nhiều phương pháp thiền để đưa đến giác ngộ như:

Phật giáo Nguyên thủy thì có :

- Thiền Tứ Niệm Xứ gồm có: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

- Thiền Minh Sát Tuệ, nghĩa là dùng trí tuệ để quán sát các pháp.

Phật giáo Phát triển có:

- Tịnh độ tông dùng phương pháp niệm Phật, nghĩa là nương vào câu niệm Phật để định tâm.

- Mật tông: nương vào câu thần chú để định tâm.

- Thiền tông gồm có: Lục diệu pháp môn, Như Lai thiền, Tổ Sư thiền…

LỢI ÍCH

Tất cả chúng ta đang bị trói buộc bởi ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thụy), tham ái chi phối cho nên lúc nào cũng cam tâm tình nguyện làm nô lệ cho chúng. Giờ đây, nương vào những phương pháp thiền giác ngộ chúng ta được làm chủ bản thân mình, có cơ hội nhìn nhận bản chất thực của các pháp, chọc thủng bức màn vô minh để nếm trải hương vị an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai. Đức Phật, chư Tổ từ Ấn Độ, Trung Hoa đến Việt Nam là những vị đã đạt được những hương vị quý giá đó.

LIÊN HỆ GIỮA THIỀN GIÁC NGỘ VÀ THIỀN SỨC KHỎE

Tuy hai tên gọi hoàn toàn khác nhau vì do mục đích hành thiền của mỗi hành giả khác nhau, nhưng giữa thiền giác ngộ và thiền sức khỏe có sự liên hệ mật thiết với nhau, hỗ tương lẫn nhau hay nói cách khác tuy hai nhưng là một.

1. Từ thiền sức khỏe đến thiền giác ngộ

“Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi, mất 8 xương sườn. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở.Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa. 

Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái không bị stress, không bị mệt.”Qua đây chúng ta thấy: Trong cơn “thập tử nhất sinh” bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã thực hành thiền thởvới mục đích ban đầu là chữa trị bệnh cho mình. Nhưng ông không ngờ rằng: không những ông sống thêm được 50 năm mà ông còn thực chứng được sự vô thường ngay trên bản thân mình.

2. Từ thiền giác ngộ đến thiền sức khỏe

Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng Thích Thanh Từ dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu.Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát Nhã. Từ con mắt Bát Nhã trông qua tạng Kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người.Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy, mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20. Hiện nay, tuy Ngài đã 90 tuổi, tấm thân giả tạm luôn phải gánh chịu những biến đổi về vật lý như: tim mạch, đau nhức… nhưng thần thái của Hòa thượng luôn an lạc, tự tại.

Điều này chứng tỏ rằng, với những vị đã giác ngộ thì tuy thân mang trọng bệnh nhưng đối với các Ngài không có gì là to tát. Ngược lại, các Ngài càng nhìn nhận rõ hơn về sự duyên hợp của thân, làm chủ được thân, tinh thần của các Ngài rất định tĩnh nhờ đó mà không bị bệnh tình chi phối nhiều mà ngày càng thuyên giảm. Bác sĩ Herbert Benson cho rằng có từ 60% đến 90% bệnh tật là do căng thẳng gây ra.

KẾT LUẬN

Thiền giác ngộ và thiền sức khỏe thực ra chỉ là một. Khi chúng ta thực hành thiền sức khỏe thì chúng ta đã thực hành thiền giác ngộ và ngược lại. Cả hai hòa quyện vào nhau và hỗ trợ cho nhau. Nếu chúng ta thực hành thiền sức khỏe mà tâm trí không tập trung thì không có lợi cho sức khỏe Vì thế, tập trung tâm vào một chỗ là điều kiện hàng đầu của phương pháp thiền sức khỏe. Cũng vậy nếu như chúng ta thực hành thiền giác ngộ mà tâm tán loạn thì thân thể chúng ta cũng sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề như tẩu hỏa nhập ma, bệnh tim mạch...Do đó, yêu cầu của thiền giác ngộ là “chế tâm nhất xứ, vạn sự vô cữu”, nghĩa là nếu để tâm ở một chỗ thì muôn việc không có lỗi. Tóm lại, hai phương pháp thiền đều có chung một điều kiện. Cho nên trong khi thực hành thiền sức khỏe là đang thực hành thiền giác ngộ và thực hành thiền giác ngộ là đang thực hành thiền sức khỏe. Có thể hiểu gọn hơn là, giảm tham sân si bệnh lìa khỏi xác. Tam nghiệp chưa trừ giác ngộ được sao?

Nguon: thuvienhoasen.org
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1517)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 1968)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4021)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2983)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3543)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3703)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7433)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2736)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 2775)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]