Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Mùa An Cư Thứ Mười Một

26/11/201320:24(Xem: 30599)
13. Mùa An Cư Thứ Mười Một
mot_cuoic_doi_tap_4
Mùa An Cư Thứ Mười Một

(Năm 577 trước TL)

Với Đại Đức Nanda

Và Sa-Di Rāhula

Thấy thời tiết đang còn mát mẻ mà công viêc tăng ni hai viện đã có chư vị trưởng lão chăm sóc vững vàng nên đức Phật lại ôm bát lên đường. Ngài cũng khuyên các bậc thánh vô lậu có thắng trí nên phân bố đi các nơi, nhất là tu viện lớn tại Kosambī, Vesāli, Rājagaha.

Thế rồi, đức Phật đã cùng một nhóm hội chúng chừng năm trăm vị, trong đó có Ānanda, Nanda, Rāhula cùng thị giả Nāgita chậm rãi rời Sāvatthi. Dịp này, đức Phật cố ý chăm sóc, giáo giới thêm cho tỳ-khưu Nanda và sa-di Rāhula.

Trên đường, đức Phật quan sát tỳ-khưu Nanda thấy ông hoàng này đã toát ra sự trang nghiêm, lặng lẽ và tự chủ trong những oai nghi, trong khi đi trì bình khất thực, khi dưới cội cây hoặc khi ngủ nghỉ; chứng tỏ đã an trú được trong hiện tại nên gặp khi phải thời, ngài nói:

- An trú trong hiện tại thì được rồi! Nhưng hiện tại ấy là cái gì vậy, này Nanda?

- Là trong từng hơi thở, bạch đức Thế Tôn!

- Trong từng hơi thở thì được rồi! Nhưng chỉ thuần là hơi thở mà thôi sao?

Thấy tỳ-khưu Nanda có vẻ suy nghĩ, đức Phật biết là cần phải giải thích rõ hơn nên ngài nói tiếp:

- Hãy tư tác điều này như là kim chỉ nam của định và tuệ, này Nanda! Nếu thuần là hơi thở thì có khuynh hướng lắng dứt, tịnh chỉ. Nếu vừa hơi thở vừa mắt thấy sắc, vừa tai nghe âm thanh... thì có khuynh hướng quán chiếu, minh sát, này Nanda!

- Tâu vâng! Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử cũng biết vậy nhưng mà chưa minh giải rõ ràng được! Ví như không chỉ mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh... mà còn cả những cảm thọ, những tưởng tri, những tâm hành và những nhận thức nữa.

- Đúng vậy! Nhưng mà rồi, sau đó, ra sao nữa, này Nanda?

- Thưa! Bao giờ biết rõ, thấy rõ được thực tánh, như tánh, không tánh của tất cả chúng, tất cả pháp.

- Đúng vậy! Thật là chính xác! Nhưng thực tánh, như tánh, không tánh ấy là cái gì vậy, này Nanda?

- Là bản chất như thực vô thường, bản chất như thực dukkha, bản chất như thực vô ngã của tất thảy pháp, bạch đức Tôn Sư!

- Ồ! Ông đã lập ngôn rất đúng. Tuy nhiên, cái lập ngôn rất đúng ấy chỉ mới là cái vỏ cây, cái da cây chứ chưa phải là cái tinh lõi. Hãy rời bóng mới thấy hình. Hãy lìa ngón tay mới thấy mặt trăng, này Nanda!

Tỳ-khưu Nanda rúng động cả châu thân.

Sau đó mấy hôm, đức Phật thấy tỳ-khưu Nanda miên mật công phu hành trì, ngồi thiền suốt đêm, kinh hành suốt đêm với khuôn mặt tỏa sáng lạc hỷ. Đức Phật biết rõ ông ta đã đi thêm được một bước nữa trên lộ trình thánh quả.

Sa-di Rāhula đã mười sáu tuổi rồi, đã tỏ ra sự chín chắn, chững chạc hiếm có. Suốt chín năm qua, đức Phật chỉ chính thức giáo giới mấy lần, nhưng ngài biết rõ là hai vị đại đệ tử Sāriputta và Mahā Moggallāna đã thay phiên nhau chăm sóc chú sa-di này rất chu đáo. Hôm dừng chân tại đại viên Nigrodhārāma tại Kapilavatthu - thấy Rāhula cứ chăm chú nhìn ngài mãi, đức Phật hỏi:

- Gì vậy, Rāhula?

- Đệ tử sực nhớ lời đức Thế Tôn khiển trách mấy năm về trước.

- Ồ! Có phải là “sắc” không? Đức Phật mỉm cười, nói tiếp - Cái “sắc” của Như Lai không còn như thuở trước nữa có phải thế không? Năm nay Như Lai đã bốn mươi sáu tuổi rồi!

Sa-di Rāhula mỉm cười, tự tin:

- Không! Cái “sắc” của đức Thế Tôn còn đẹp hơn cả lúc xưa nữa. Cái độ tuổi này của đức Thế Tôn, dường như cái gì cũng đang toàn mãn! Tuy nhiên, trong tâm tư đệ tử hiện giờ không đơn giản nghĩ về sắc ấy, nó là cả một trời liên tưởng khá lộn xộn! Là vậy mà không phải vậy, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật cảm giác rất thú vị, vì qua đôi mắt, cách nói, ý tưởng, chứng tỏ Rāhula đã trưởng thành thật rồi! Trưởng thành về mọi phương diện nên ngài lựa tìm một bóng cây rồi ngồi xuống.

Và rồi sa-di Rāhula đã đến quỳ gần một bên, cất giọng điềm đạm:

- Năm ấy, sau khi tôn giả Sāriputta đi cùng với đức Thế Tôn từ xứ Kuru về, tôn giả đã nhiệt tình suốt ba buổi giảng về pháp quán niệm hơi thở cho đại chúng Tăng ni rất kỹ càng. Đệ tử có thính pháp, có nghe và cũng đã thực hành không dám xao lãng. Nhưng mấy hôm sau, đi khất thực sau lưng đức Thế Tôn, đệ tử chiêm ngưỡng Thế Tôn rồi ý nghĩ sau đây phát sanh: “Cha ta, đức Thế Tôn, có mỹ tướng cao sang, có phong độ oai nghiêm đáng quý trọng xiết bao! Coi kìa! Dáng dấp của ngài như thớt tượng chúa uy nghi, đĩnh đạc. Cha ta, đức Thế Tôn, từ thần mặt trời xuất sanh, dòng dõi sư tử, quý tộc, vương giả đã phủi chân cung vàng điện ngọc mà ra đi! Ôi! Cha ta, đức Thế Tôn, có dung sắc mỹ diệu, đẹp đẽ, thế gian này không ai sánh được!” Nghĩ thế xong, nhìn ngắm lại mình, đệ tử chợt khởi sanh tự tôn, tự mãn, hãnh diện vô cùng: “Ta cũng đẹp đẽ, cũng quý tướng, cũng cao sang như đức Thế Tôn vậy”. Như đọc được tư tưởng của đệ tử, đức Thế Tôn đã la rầy như sau: “Hãy chiêm nghiệm và quán sát “sắc” ấy, này Rāhula! Không những “sắc” của Như Lai mà tất thảy sắc, sắc trong, sắc ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc gần, sắc xa, sắc hiện tại, sắc quá khứ, sắc vị lai; tất cả chúng đều bị định luật vô thường, biến đổi, lụi tàn, chúng không vĩnh viễn yên trụ như vậy đâu, dù một chớp mắt, một sát-na!”

Thấy Rāhula yên lặng. Đức Phật hỏi tiếp:

- Thế khi Như Lai dạy bảo như vậy xong, chuyện gì xảy ra?

- Thưa! Đệ tử rất lúng túng. Tâm trạng của đệ tử lúc ấy rất phức tạp. Vừa hổ thẹn vừa phân vân. Hổ thẹn vì tư tưởng thầm kín đã bị đức Thế Tôn bắt gặp tại trận. Phân vân là vì đệ tử đang “quán niệm hơi thở” mà đức Thế Tôn thì lại dạy “minh quán sắc”. Tuy nhiên, đệ tử nghĩ: “Ai có thể, hôm nay, được đức Đạo Sư trực tiếp chỉ dạy lại có thể nghĩ đến chuyện ăn, chuyện uống, chuyện khất thực trì bình để lo cho cái thân một cách phàm tục như thế?” Thế rồi, đệ tử tự động rút về Jetavana, lựa tìm một cội cây, ngồi kiết già và yên lặng quán minh sát xem thử “cái sắc” ấy nó ra sao! Được một lúc thì tôn giả Sāriputta đi qua, ngài dừng lại, nhìn ngắm đệ tử rồi nói: “Giỏi lắm, này Rāhula! Pháp quán niệm hơi thở có thể lắng dứt tất thảy lao xao, phiền não; nó còn đem đến hiện tại lạc trú rất dễ dàng! Hãy cố gắng đi nhé! Ta sẽ đi trì bình, rồi con cũng sẽ có một phần, một bát!” Nghe vậy, đệ tử không dám nói gì nhưng trong lòng, vốn đã phân vân, lại thêm một tầng phân vân nữa!

- Ừ! Hãy kể tiếp, Như Lai đang nghe đây!

- Cuối cùng, đệ tử cảm giác quán niệm hơi thở thích hợp hơn, dễ an trú hơn, dễ đi sâu hơn nên mấy năm nay đệ tử thường tới lui các định, có hỷ trú, có lạc trú. Còn quán sắc quá phức tạp, đệ tử chỉ thấy được sắc thô, không thấy được sắc tế nên minh sát ít tiến bộ, bạch đức Tôn Sư!

- Rồi sau đó, ra sao nữa, này Rāhula?

- Chư tôn túc trưởng lão, vị nào cũng bận rộn bởi hằng trăm học chúng, hằng ngàn học chúng cả Tăng ni và hai hàng cận sự nên đệ tử không dám hỏi ai. Cứ thầm lặng tu tập, lắng nghe, học hỏi. Đệ tử cũng phải để mất khá nhiều thì giờ cho những việc nhăng nhít, lặt vặt, loanh quanh...

- Không nhăng nhít, không lặt vặt, không loanh quanh đâu! Đức Phật mỉm cười - Việc quét tước dọn dẹp đại giảng đường, sân vườn, liêu thất, lối đi; sắp đặt vật dụng các phòng ốc, bệnh xá, phòng tiêu, phòng tắm, những lu nước, chỗ thức ăn tàn thực cho kẻ đói nghèo... đều là những công việc nặng nề đấy! Tuy nhiên, nhờ lao tác, nhờ công việc tay chân ấy mà trầm tĩnh, điềm đạm, nhẫn nại, vị tha, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả... cũng từ đấy mà vững vàng, thêm sức mạnh, có phải như vậy không Rāhula?

- Thưa vâng! Đúng là vậy! Nhưng tu viện nhờ có sẵn cả hằng trăm vị tỳ-khưu trẻ cùng chúng sa-di nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, Như Lai biết, và nhiều vị trưởng lão cũng hằng khen ngợi những người siêng năng chấp tác công việc phục vụ. Vậy khi làm việc thì nên niệm hơi thở hay nên quán sắc, này Rāhula!

- Tôn giả Sāriputta dạy là không cần niệm, không cần quán cái gì cả, việc nào làm ra việc nấy, phải biết chú tâm, phải biết quan sát từng lúc, từng khi, kể cả từng máy động duyên khởi rất nhỏ nhiệm, vi tế!

- Ồ, hay lắm! Chính xác là vậy! Không cần niệm, quán gì cả. Cái xẻng là đề mục, cái chổi là đề mục, hốt rác là đề mục, cánh tay đưa ra là đề mục, cái chân bước đi là đề mục, gánh nước là đề mục, bửa củi là đề mục... có phải vậy không, Rāhula?

- Đúng là tôn giả Sāriputta đã dạy như vậy, cụ thể là như vậy để giáo giới cả hằng trăm ông sư không chịu nhích cái tay, nhích cái chân, lúc nào cũng viện cớ tôi ngồi thiền, tôi bận ngồi thiền...

Tôn giả Ānanda, Nanda ngồi bên, đồng cất tiếng cười xòa. Đức Phật cũng mỉm cười nhưng ngài còn ân cần hỏi tiếp:

- Vậy thì cái “sắc” từ đầu câu chuyện này là thế nào, hở Rāhula?

- Sau đoạn đối thoại giữa đức Thế Tôn và tôn giả Nanda nói về hơi thở định, nói về hơi thở tuệ rồi sang chỗ... không những sắc mà những cảm thọ, những tưởng tri, những tâm hành, những thức tri cũng phải cần minh sát như thực tướng, đệ tử sực nhớ lại chuyện xưa, nhìn lại “sắc” của đức Thế Tôn, đệ tử muốn phát biểu một câu nhưng còn sợ sợ, còn ngại ngại...

Tôn giả Ānanda khuyến khích:

- Cứ nói đi, Rāhula! Cứ như thực tri mà nói!

- Đúng như thế đó! Tương tợ như thế đó! Chính đệ tử muốn nói là sắc của đức Thế Tôn năm ba lăm, ba sáu tuổi là như thực tướng, thì sắc của đức Thế Tôn bốn sáu, bốn bảy tuổi cũng như thực tướng. Và sau này, thân thể đức Thế Tôn có già lão, thì sắc ấy, sắc già lão ấy cũng phải được nhìn ngắm như thực tướng.

Vì chưa phải là những bậc lậu tận nên lời phát biểu này của Rāhula làm cho cả Ānanda, Nanda đều im lặng, không dám nhận xét.

Đức Phật gật đầu:

- Rāhula nói đúng đấy! Mọi sắc, mọi thọ, mọi tưởng, mọi hành, mọi thức... nếu được nhìn ngắm như thực khi chúng đang-là-duyên-khởi, khi chúng đang-là-vận-hành, khi chúng đang-là-tương-duyên, khi chúng đang-là-tương-quan, khi chúng đang-là-tương-hệ thì chúng đều là như thực tướng, như thực tánh hết. Pháp bất tử là ở đấy mà vô sanh, Niết-bàn cũng ở đấy! Cứ hãy như vậy mà y chỉ, thọ trì!

Lời giáo giới tối hậu này không dễ gì các vị đang có mặt “như thực liễu tri” được!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 3459)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3682)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9206)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3497)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 16821)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
26/06/2012(Xem: 3510)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
05/06/2012(Xem: 36280)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6688)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4596)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 5480)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]