Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Quan điểm về Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn Nhân

24/06/201209:37(Xem: 17873)
Chương 07: Quan điểm về Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn Nhân
NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tập 2
Thích Nữ Giới Hương

Chương 7
Quan điểm về Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn Nhân


1. ÁI KIẾN ĐẠI BI

Chúng ta thường nghĩ rằng khi chúng ta có lòng từ bi với ai là bởi người ấy có tình cảm sống gần gũi với mình. Nghĩa là lúc họ còn là bạn thân, chúng ta mới nghĩ tưởng đến họ. Khi người đó không còn gắn bó yêu thương mình hoặc là chúng ta thay đổi không muốn thân thiết với họ thì lòng từ bi nơi mình cũng chấm dứt. Đây không phải là lòng từ bi đích thực, mà chỉ là ái kiến đại bi. Người có lòng từ bi chân chính không bao giờ phân biệt người mình cứu giúp là thân hay sơ, bạn hay thù mà chúng ta chỉ biết rằng kẻ đó đang gặp khó khăn, đau khổ và họ cũng muốn chấm dứt sự khổ đau ấy để có hạnh phúc giống như chính ta.

(Live In A Better Way)

2. BẠN VÀ THÙ

Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến lòng từ bi không thôi thì chưa đủ, mà chúng ta cần mong gặp hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện, phát triển tình thương rộng lớn đó. Và ai là người sẽ giúp chúng ta tạo cơ hội ấy? Không phải chúng ta mà là kẻ thù của chúng ta. Chính họ là những người đã gây khó khăn nhiều nhất cho chúng ta. Do đó, nếu muốn học hỏi, thực hành hạnh từ bi, chúng ta nên xem họ như những người bạn và là thầy của chúng ta. Muốn trải tình thương rộng lớn đến mọi chúng sanh, chúng ta nên thực hành đức tánh khoan dung, từ bi và hỷ xả; do đó, chúng ta cần đến các kẻ thù. Bởi vậy, chúng ta hãy cảm ơn những kẻ thù vì họ đã giúp chúng ta giữ được tâm thanh tịnh an lạc. Và trong nhiều trường hợp, cá nhân cũng như tập thể, khi chúng ta thay đổi hoàn cảnh sinh sống, kẻ thù có thể trở thành bạn.

(Compassion and the Individual)

3. BẠN BÈ

Ðiều này chứng tỏ rằng những ai thiếu vắng các bạn bè thân thiết, họ cần có người để tâm sự và chia sẻ nỗi vui buồn. Chính tôi đã yêu thích chiếc đồng hồ đeo tay của tôi, mặc dù nó không giúp tôi chia sẻ bất cứ một chút tình thương nào! Ðể có niềm vui tinh thần như một con người, tốt nhất là chúng ta nên yêu thương một người khác và nếu không thể được thì là một con vật. Nếu chúng ta bày tỏ lòng mến yêu chân thành, chúng ta sẽ nhận lại sự đáp trả và chúng ta sẽ cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện. Tất cả mọi người đều cần có bạn bè.

(Worlds in Harmony)

4. BẢN CHẤT GIỮA BẠN & THÙ

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hành động của một người và con người thực sự của họ. Thói quen này khiến chúng ta quyết định rằng bởi vì một hành vi hay lời nói nào đó, người ấy trở thành kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên, thực ra người đó không hẳn là bạn và cũng không phải là thù. Họ không phải là Phật tử hay Thiên Chúa giáo; không phải là người Trung Hoa; cũng không phải là người Tây Tạng. Trong nhiều trường hợp, một người mà chúng ta liên hệ lâu dài có thể thay đổi và trở thành người bạn thân nhất của mình. Cho nên, chẳng có gì lạ khi chúng ta nghĩ rằng: “Ồ! Bạn đã từng là kẻ thù của tôi trong quá khứ, nhưng hiện tại chúng ta là những người bạn tốt”.

(An Open Heart)

5. BÁO ÂN PHẬT

Nhằm báo ân chư Phật, chúng ta nên tự coi mình là những người đầy tớ để phục vụ chúng sanh. Dù họ có giẫm đạp lên đầu và giết chúng ta, chúng ta vẫn sẽ không sanh tâm thù hận. Chư Phật và Bồ Tát có tâm đại bi, cho nên các ngài luôn luôn chăm sóc, nghĩ tưởng đến chúng sanh. Trong vô lượng kiếp, các ngài đã hành thiện vì phúc lợi của mọi chúng sanh. Là đệ tử của chư Phật, sao chúng ta lại không bảo vệ, cứu giúp chúng sanh? Ðây là cách thực hành tốt nhất để báo đáp thâm ân của chư Phật và Bồ Tát cũng như hoàn thành mục đích độ sanh cao cả của người con Phật.

Như vậy, mọi loài chúng sanh, kể cả những sâu bọ, côn trùng bé nhỏ nhất đều là bạn của chúng ta. Chúng ta sống nơi nào thì môi sinh ở đó sẽ bình an. Từ đời này qua kiếp nọ, chúng ta luôn luôn được an lạc. Cho nên sống phải khiêm cung hạ mình, đừng ngã mạn kiêu căng và cố gắng giúp đỡ chúng sanh, đó là cách tốt nhất để chúng ta đạt được mục đích lợi tha cao quý của mình.

(The Joy of Living and Dying in Peace)

6. BẮT ĐẦU BẰNG TRÁI TIM RỘNG MỞ

Nhưng ngày nào nét mặt chúng ta không vui và đang cau có, buồn phiền, cõi lòng chúng ta tự động sẽ khép lại. Kết quả, dù hôm đó chúng ta có gặp người bạn thân nhất, chúng ta vẫn cảm thấy bực tức không mấy gì vui. Những sự việc này chứng tỏ cho thấy nỗi vui buồn trong lòng chúng ta sẽ gây ảnh hưởng lớn lao trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Muốn xây dựng cuộc sống an lạc nơi tâm mình, trong gia đình và cộng đồng, chúng ta cần nhận thức rằng nền tảng của nguồn hạnh phúc ấy hiện hữu trong chính mỗi cá nhân và chúng ta – đó là trái tim rộng mở, với lòng từ bi và biết thương yêu mọi người.

(The Compassionate Life)

7. BÌNH ĐẲNG NHẬN TÌNH THƯƠNG

Lý do chúng ta nên có lòng từ bi vì mọi người chúng ta ai cũng muốn sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Thực vậy, mọi người sinh ra với những ước muốn giống nhau nên ai cũng có quyền bình đẳng để thành đạt các điều mong ước đó.

(A Human Approach to World Peace)

8. BỐ THÍ

Khi chúng ta tu tập bố thí, nên bố thí với gương mặt hoan hỉ, rạng rỡ và một nụ cười luôn nở trên môi.

(The Path to Tranquility, 152)

9. BỐ THÍ PHÁP

Vật thí là bố thí thực phẩm, quần áo và nơi nghỉ cho người khác. Nhưng nó không mang đầy đủ sự an lạc. Trong khi chúng ta thanh tịnh tâm mình, niềm an lạc sẽ tràn đầy trong tâm và chúng ta khuyên người khác cũng thực tập như vậy. Họ hiểu và thực tập như vậy thì họ sẽ cảm thấy an lạc hơn là nhận vật thí. Để có khả năng pháp thí, chúng ta cần phải rèn luyện mình.

(The Path to Tranquility, 99)

10. CÁCH TRÁNH BỊNH TẬT

Lòng từ bi không chỉ mang lại riêng lợi ích tinh thần mà còn giúp thể xác chúng ta có sức khỏe tốt nữa. Theo tài liệu của nền y khoa hiện đại và riêng kinh nghiệm cá nhân, chúng tôi được biết sự ổn định tinh thần và lành mạnh thể xác có liên hệ trực tiếp với nhau. Lẽ dĩ nhiên nuôi dưỡng sự tức giận và hận thù trong tâm dễ khiến con người sinh ốm đau. Trái lại, nếu tâm thanh tịnh với các ý nghĩ lành sẽ giúp thân thể tránh được bịnh tật. Ðiều này cho thấy tâm an lạc và tình thương của con người sẽ ảnh hưởng tốt đến thân xác của họ.

(The Compassionate Life)

11. CHIA SẺ

Nhiều thành phần trong xã hội đã tìm đến gặp thăm tôi. Rất nhiều người - đặc biệt là quý vị đã cố gắng vượt trạm núi đồi cao của Dharamsala ở Ấn Độ, nơi tôi đang sống ly hương – tới để mong tìm một điều gì đó. Trong số ấy, có nhiều vị ngập tràn khổ đau: người mất cha mẹ và con cái, người có bạn bè hoặc thân nhân tự tử, người mắc bệnh ung thư hay bệnh AIDS. Chẳng may, nhiều người lại có hy vọng không thực tế nghĩ rằng tôi có khả năng chữa bịnh hoặc có thể ban phép lành gì đó. Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường. Điều tôi có thể làm tốt nhất là cố gắng giúp đỡ bằng cách chia sẻ nỗi khổ đau của họ.

(Ethics For The New Millennium)

12. CHÚNG TA GIỐNG NHAU

Khi gặp mặt, chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng là con người tất cả chúng ta đều bình đẳng và giống nhau. Nếu chúng ta nhìn qua hình dáng bên ngoài thì tôi là một người Đông Phương và hơn nữa là người Tây Tạng ở bên trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng với nhận thức sâu sắc hơn, tôi vẫn có cảm nghĩ về tôi, và với tình cảm này, tôi muốn có hạnh phúc và không thích khổ đau. Mọi người bất luận đến từ quốc gia nào, họ đều yêu thương bản thân họ, và trên ý nghĩa thông thường đó tất cả chúng ta đều giống nhau.

(Kindness, Clarity and Insight)

13. CHUYỂN HÓA NGƯỜI KHÁC

Với tấm lòng vị tha cởi mở, chúng ta có thể chuyển hóa những người khác. Khi chúng ta trở thành con người có tấm lòng tốt hơn, thì những kẻ hàng xóm, bạn bè, cha mẹ, chồng vợ và trẻ con sẽ giảm bớt đi sự tức giận buồn phiền. Họ sẽ trở thành những người có tâm hồn vị tha, từ bi và hòa hợp thân yêu. Chính cuộc sống đó đã mang lại hạnh phúc, giúp con người có sức khỏe tốt và tuổi thọ dài lâu.

(How To Practice The Way To A Meaningful Life)

14. CÓ THỂ CẢI ĐỔI

Theo quan điểm của Phật giáo, không lỗi lầm nào mà không có thể cải đổi. Con người luôn luôn có khả năng hoán cải. Sự nhận thức về trí tuệ của con người có thể giúp chúng ta có đức tin hơn trong việc đối đầu chống lại các hoàn cảnh khó khăn. Ðiều này rất quan trọng.

Khi chúng ta cảm thấy chán nản nói rằng: “Tôi quá già”, “Tôi kém thông minh”, “Tôi đã làm nhiều điều xấu xa trong quá khứ” hay “Tôi không tốt gì mấy” vv... Và để khắc phục các ý nghĩ tiêu cực này, chúng ta nên tìm hiểu đời sống các thế hệ quá khứ của những Phật tử tài giỏi nhưng họ đã hành động còn tồi tệ hay kém cỏi hơn chúng ta. Tuy vậy, chúng ta thấy rằng họ có thể thành đạt sự giải thoát và chúng ta sẽ nhận thức: “Nếu họ làm được, tôi cũng có thể làm được”.

Ðôi lúc người ta cảm thấy họ không thể thực hiện được điều gì đó vì nó không phải là nghiệp của họ. Nhưng điều này là sự hiểu lầm về ý kiến của nghiệp quá khứ. Thay vì bảo sự đau khổ của mình là nghiệp của chúng ta, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân đầu tiên của nó là gì và hoàn cảnh trợ duyên cho sự khổ ấy như thế nào.

Nếu trường hợp nỗi khổ đau phát xuất từ sự bất công trong xã hội, chúng ta có thể nói rằng nguyên nhân đầu tiên là do nghiệp của nhiều cá nhân liên hệ. Các trợ duyên góp phần giúp cho nghiệp chín muồi rõ ràng là những bất công xã hội.

(Worlds in Harmony)

15. CON NGƯỜI VỐN HIỀN LÀNH

Nếu tìm hiểu bản chất của con người, chúng ta thấy rằng con người vốn hiền lành hơn dữ tợn. Ví dụ khi quan sát thế giới loài vật chúng ta nhận thấy những con thú nào với bản chất ít tàn ác thì cách cấu tạo cơ thể sẽ phù hợp với bản tính của chúng. Ngược lại, loài dã thú hay bắt mồi ăn thịt thì cơ thể những con vật đó sẽ được phát triển theo bản chất của loài thú hung dữ. Chúng ta hãy so sánh con cọp với con nai thì rõ ràng sự cấu tạo cơ thể của chúng hoàn toàn khác nhau. Khi tìm hiểu về thân thể của con người và so sánh với loài thú dữ, chúng ta nhận thấy rằng chúng ta giống thân thể của con nai và thỏ hơn là giống con cọp. Ngay cả răng của con người cũng giống con thỏ hơn, có phải vậy không? Răng của chúng ta không giống răng cọp. Một ví dụ khác, hãy xem móng tay của chúng ta. Tôi không thể đưa móng tay đánh mạnh để giết chết một con chuột. Nhưng nhờ trí thông minh, con người có thể dùng những vật dụng khác để thực hiện hành động sát hại đó dễ dàng. Cơ thể chúng ta thuộc giống loài vật yếu đuối, cho nên chúng ta vốn hiền lành.

(The Compassionate Life)

16. CÙNG CHIA SẺ

Chúng ta hiện nay đang phải nương nhờ vào nhau trên nhiều phương diện để sống còn. Chúng ta không còn sống trong những cộng đồng hẻo lánh đơn độc và không biết mọi việc đang xảy ra bên ngoài các đoàn thể đó. Chúng ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn và chia sẻ niềm vui khi gặp may mắn. Tôi hầu chuyện với các bạn như là một con người, hay một vị sư bình thường. Nếu quý vị nhận thấy những điều tôi nói là hữu ích, tôi mong các bạn cố gắng thực hành theo.

(The Policy of Kindness)

17. ĐẠI GIA ĐÌNH

Ngày nay, thực sự chúng ta đang sống như một đại gia đình của thế giới. Việc gì xảy ra trên một phần mặt đất đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Dĩ nhiên, điều này không riêng đúng với các hành động xấu xa tiêu cực mà ngay cả những việc làm lợi ích tích cực. Chúng ta không những chỉ biết một biến cố xảy ra tại một nơi nào đó, nhờ vào các phương tiện kỹ thuật thông tin nhanh chóng hiện đại mà chúng ta còn trực tiếp chịu ảnh hưởng hậu quả của nó tại các vùng đất xa xôi.

Chúng ta cảm thấy buồn khi biết có nhiều trẻ em đang chết đói tại các nước ở Ðông Phi Châu. Tương tự, chúng ta chia xẻ niềm vui khi hay tin nhiều gia đình hiện nay được đoàn tụ sau hàng chục năm chia cách vì bức tường Bá Linh (Berlin). Các vụ mùa thóc lúa và gia súc của chúng ta bị ô nhiễm cũng như sức khỏe và sinh kế của chúng ta sẽ bị đe dọa khi một tai nạn về nguyên tử xảy ra cách hàng trăm dặm ở một quốc gia nào đó. Sự kiểm soát an ninh của chúng ta sẽ được tăng cường khi nền hòa bình giữa hai phe lâm chiến bị đổ vở tại một lục địa xa xôi.

(The Policy of Kindness)

18. ĐẠI GIA ĐÌNH ĐANG SỐNG CHUNG TRÊN MỘT HÀNH TINH

Theo thiển ý của tôi vì tất cả chúng ta đang chung sống trên quả đất này, do đó chúng ta nên cố gắng thương yêu và đối xử tốt với nhau như anh chị em trong một gia đình. Dân tộc Tây Tạng chúng tôi cũng có một nền văn hóa đồng nhất và đặc thù như người Trung Hoa. Nhưng chúng tôi cũng có quyền bảo vệ nền văn hóa đặc thù của chúng tôi miễn chúng tôi không gây tổn hại đến những người khác.

(Kindness, Clarity and Insight)

19. ĐIỀU KHÔNG LƯƠNG THIỆN

Trên thế giới chúng ta đang sống hiện nay, có nhiều khu vực, người ta vứt bỏ các đồ ăn dư thừa đi trong khi những đồng loại ở sát bên cạnh, kể cả các trẻ em vô tội quá thiếu thốn đến mức phải đào bới đống rác để kiếm thức ăn và nhiều người đã chết đói. Như vậy, mặc dù tôi không thể nói đời sống xa hoa của những kẻ giàu có, tự nó là sai lầm, bởi lẽ họ tiêu xài chính đồng tiền của họ làm ra, chứ không kiếm tiền bằng cách bất chánh, nhưng tôi phải nói rằng đó là điều không lương thiện, đã làm hư hỏng con người.

(Ethics For The New Millennium)

20. ĐỒNG TÌNH LUYẾN ÁI

Nếu có những người không theo một tôn giáo nào cả và thích làm hay sống với một người cùng giới tính với sự thỏa thuận chung, không phải là một hành vi hãm hiếp hay lạm dụng nào cả, và nếu hai vị đó tìm thấy sự thích thú lẫn nhau thì điều này không có lỗi. Thật bất công khi những người đồng tính luyến ái đôi khi bị xã hội loại trừ, hoặc bị trừng phạt, hoặc mất việc làm. Chúng ta không nên xem người đồng tình luyến ái ngang hàng với những kẻ tội phạm.

Theo quan điểm Phật giáo và trên bình diện tổng quát thì đồng tính luyến ái chỉ là một lầm lỗi đối với một số giới luật nào đó thì đúng hơn, nhưng chính tự thân đồng tính luyến ái không phải là một hành vi nguy hại, khác hẳn với trường hợp hãm hiếp, sát sinh hoặc những hành vi khiến kẻ khác phải đau khổ. Vì thế, không có một lý do nào để loại trừ hay có những thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính luyến ái.

Chúng ta cũng không nên chê bai triệt để những tôn giáo chủ trương bài trừ sự luyến ái thiếu phẩm hạnh, chỉ vì lý do duy nhất là sự luyến ái ấy không phù hợp với quan điểm của mình hay là cách mà mình vẫn thường làm.

21. GIÁ TRỊ CỦA KẺ THÙ

Trên thế giới hiện có đông đảo hành khất nên chúng ta có nhiều dịp để làm phước bố thí. Nhưng kẻ thù và những người làm hại ta thì lại hiếm hoi, vì nếu chúng ta không gây khổ cho ai thì kẻ đó cũng không hại mình. Vì thế nên cơ duyên tu tập hạnh nhẫn nhục cũng rất ít. Kẻ thù giúp ta cơ hội để thực tập hạnh nhẫn nhục mà không cần phải làm hại ai, chúng ta nên nắm bắt thời cơ ấy và đề cao giá trị của kẻ thù. Chính họ đã thúc đẩy, khuyến khích chúng ta tu tập hạnh nhẫn nhục để theo con đường Bồ Tát hạnh.

(The Joy of Living and Dying in Peace)

22. GIÀU CÓ

Thực sự tôi cảm thấy lối sống xa hoa là không thích đáng. Tôi phải nhìn nhận rằng mỗi khi tôi ở trong một khách sạn đầy đủ tiện nghi và nhìn thấy những kẻ ăn uống quá đắc tiền trong lúc nhiều người ở bên ngoài không có chỗ ngủ qua đêm, tôi cảm thấy vô cùng khó chịu.

(Ethics For The New Millennium)

23. HẠN CHẾ SANH ĐẺ

Các vị nên hạn chế sanh nở. Mỗi gia đình nên có ít con thôi và những đứa trẻ này nên được chăm sóc cẩn thận. Ngoài việc giáo dục chúng, các vị nên hướng chúng đến kính trọng đời sống và giá trị tình người.

(The Path to Tranquility, 271)

24. HÀNH ĐỘNG THIỆN LUÔN GIÚP CHÚNG TA AN LẠC

Hành động thiện luôn luôn giúp chúng ta an lạc. Với tâm bình an, chúng ta sẽ không còn lo lắng hay sợ hãi và dễ dàng nghĩ tưởng đến việc cứu giúp mọi người mà không có sự ngăn cách, phân biệt về tôn giáo, văn hóa hay ý thức chính trị vv... Do vậy, điều căn bản là cần nhận thức rõ khả năng tạo điều xấu lẫn tốt nơi con người chúng ta để quán sát và phân tích nó một cách cẩn trọng.

(The Compassionate Life)

25. HÀNH GIẢ THUẦN THÀNH

Bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên tu tập hạnh từ bi. Thực hành từ bi mang cho tôi nhiều điều vui lớn và sức mạnh nội tâm. Cho tới bây giờ mỗi ngày tôi đều tu tập hạnh từ bi và tôi sẽ tu tập cho đến cuối đời mình, hơi thở cuối cùng.Từ sâu thẵm của tâm, tôi thấy tôi là một hành giả thuần thành của từ bi.

(My Spiritual Journey, 23)

26. HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Dục vọng là ham muốn, thỏa mãn nhục dục bằng cách sở hữu người khác và nhiều khi chúng ta tưởng tượng người đó là sở hữu của ta. Ngay lúc thỏa mãn, mọi việc dường như tốt đẹp, không có gì chướng ngại hay giới hạn. Đối tượng không có gì khiếm khuyết, rất đáng được khen. Nhưng rồi nếu có sự thay đổi với người sở hữu đó, thì tham dục biến mất.

Một khi tham dục biến mất, liệu những gì được xem là thỏa mãn, khi thời gian trôi qua và tham muốn yếu đi, chúng ta không nhìn người sở hữu trong cách đó nữa. Nhiều người đồng ý rằng họ ngạc nhiên về điều này khi họ khám phá ra bản chất thật của đối tượng lý tưởng của mình. Đó là ý do tại sao quá nhiều hôn nhân tan nát, cãi nhau, thưa kiện và thù hận nhau.

(The Path to Tranquility, 87)

27. HÃY NGHĨ ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Một sự kiện khác tôi thấy rõ là khi chúng ta chỉ nghĩ đến riêng mình thì tâm chúng ta trở nên hẹp hòi ích kỷ và do đó nhìn mọi việc xảy ra xung quanh đều bất như ý, khiến chúng ta đâm ra lo lắng buồn phiền và cuối cùng cảm thấy ngập tràn những khổ đau. Trái lại, vào lúc chúng ta biết nghĩ đến kẻ khác với tình thương bao la, tâm hồn mình sẽ rộng mở. Nhờ có lòng vị tha, mọi sự lo âu xảy đến trở thành vô nghĩa và chúng ta cảm thấy an lạc.

(The Compassionate Life)

28. HỐ RỘNG CÁCH BIỆT CỦA THỰC TẾ

Tôi là khách của một gia đình rất giàu có, sống trong một biệt thự rộng rãi khang trang. Mọi người trong nhà đều duyên dáng và lịch sự. Các người giúp việc phục vụ cho nhu cầu của từng người và tôi bắt đầu nghĩ rằng đây là chứng cớ xác nhận sự giàu sang là một nguồn hạnh phúc. Các chủ nhân rõ ràng đều tỏ vẽ tự tin thoải mái. Nhưng khi tôi nhìn vào phòng tắm qua cánh cửa hé mở, tôi lại thấy một dãy toàn là những thuốc an thần và thuốc ngủ, tôi liền phải nhớ đến cái hố sâu rộng cách biệt giữa ngoài mặt và thực tế bên trong.

(Ethics For The New Millennium)

29. HÔN NHÂN

Tôi không biết nhiều để nói. Theo tôi, trai gái yêu nhau là việc bình thường, tuy nhiên nếu tiến đến hôn nhân, thành lập gia đình thì nên cẩn thận, đừng hấp tấp phải suy nghĩ kỹ là các bạn chắc chắn sẽ ăn ở trọn đời với nhau không. Điều đó rất quan trọng, vì nếu quý vị không tìm hiểu thông cảm trước và vội vàng lấy nhau thì sau một tháng hay một năm bắt đầu cãi cọ gây gổ sẽ dẫn đến sự đổ vỡ và ly dị. Theo luật pháp, vợ chồng có thể ly dị, nhưng tôi nghĩ nếu chưa có con cái thì không sao, chứ đã có con thì không mấy tốt đẹp. Cho nên đôi nam nữ khi kết hôn chỉ nghĩ đến việc yêu thương và dục tình không thôi thì chưa đủ, mà các bạn còn có trách nhiệm luân lý đối với con cái. Nếu cha mẹ ly dị, những đứa con sẽ đau khổ, không phải tạm thời mà suốt cả cuộc đời của chúng. Đứa con sẽ noi gương cha mẹ. Nếu cha mẹ sống hằng ngày luôn luôn bất hòa hay tranh chấp, cãi cọ thì vô tình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những đứa con trai cũng như gái sau này. Đây là một thảm họa. Do đó tôi khuyên các bạn, muốn có một cuộc hôn nhân chân chính, không nên xúc tiến nhanh chóng mà phải thận trọng. Sau một thời gian hiểu biết, thông cảm rồi mới cưới lấy nhau thực sự. Như vậy các bạn sẽ có hạnh phúc trong hôn nhân. Gia đình các bạn hạnh phúc sẽ mang lại sự hạnh phúc cho toàn nhân loại thế giới.

(Kindness, Clarity and Insight)

30. HÔN NHÂN VÀ ÁI DỤC

Hôn nhân và ái dục không phải là kết quả duy nhất của tình yêu cuồng dại giữa hai phái nam và nữ, mà hai người còn phải tìm hiểu và thông cảm thực sự với nhau. Khi bạn biết rõ về tánh tình, thói hư tật xấu cũng như tình trạng sức khỏe của người mình yêu thì bạn mới có thể hoàn toàn tin tưởng và kính trọng người bạn đời tương lai của mình. Và khi đó bạn mới quyết định tiến tới hôn nhân lập gia đình với nhau được. Ngoài ra, còn phải ý thức trách nhiệm giữa hai người nữa. Cho nên đôi nam nữ muốn kết hôn và sống hạnh phúc lâu dài thì phải xét kỹ đến mọi khía cạnh nêu trên.

(Live In A Better Way)

31. KẺ THÙ GIÚP CHÚNG TA

Nhẫn nhục hết sức quan trọng đối với một vị Bồ Tát và hạnh nhẫn nhục chỉ có thể phát triển trước sự hiện diện của kẻ thù. Tu tập hạnh nhẫn nhục là kết quả của sự cố gắng nơi chính mình và có mặt của kẻ thù; do vậy, kết quả của phước đức này nên hồi hướng trước tiên cho hạnh phúc của kẻ thù. Chúng ta có thể cho rằng dù kẻ thù thúc đẩy ta tu tập hạnh nhẫn nhục, nhưng họ không hề có thiện ý đó. Họ không bao giờ nghĩ: “Ta sẽ tạo cơ hội cho người này tu hạnh nhẫn nhục”.

Người ấy trở thành kẻ thù của chúng ta vì họ có ý tưởng muốn làm hại chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta có thể thực hành hạnh nhẫn nhục nếu mọi người, như ông bác sĩ, luôn luôn cố gắng muốn giúp chúng ta? Do đó, chính kẻ thù của chúng ta là người đã tạo cơ hội để chúng ta tu tập tánh nhẫn nhục.

(The Joy of Living and Dying in Peace)

32. KẾT THÊM BẠN

Trong xã hội vật chất ngày nay, nếu chúng ta có tiền và quyền lực, chúng ta sẽ có nhiều bạn. Nhưng chúng không phải là bạn chân thật mà là bạn của tiền bạc và thế lực của chúng ta. Khi chúng ta nghèo khổ, mất hết địa vị uy quyền, những người bạn đó sẽ bỏ rơi chúng ta. Trong cuộc sống, nếu không có biến cố hay tai nạn gì xảy ra, con người thường nghĩ rằng mình có thể tự lo được, không cần đến ai; nhưng khi hữu sự gặp khó khăn, thiếu thốn hay bệnh tật, con người cảm thấy cô đơn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của kẻ khác. Do đó, để chuẩn bị cho giờ phút lâm nguy ngặt nghèo sẽ có người chăm sóc giúp đỡ cho mình thì ngay hôm nay, chúng ta nên kết bạn thân, đối xử tốt và có lòng vị tha, cứu giúp mọi người.

(Compassion and the Individual)

33. KHÔNG AI THỰC SỰ LÀ BẠN HAY THÙ

Khi chúng ta hành trì tâm xả, chúng ta có thể nhận thức được rằng những khái niệm về “kẻ thù” và “bạn bè” có thể thay đổi và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Không có ai vừa mới sinh ra đã là bạn bè hay là kẻ thù của chúng ta và cũng không có gì bảo đảm rằng các thân hữu mãi mãi sẽ là bạn bè của chúng ta. “Bạn bè” và “kẻ thù” được phân chia tùy thuộc vào thái độ cư xử của họ đối với chúng ta. Những người mà chúng ta tin rằng họ yêu thương và chăm sóc chúng ta, chúng ta thường xem họ như những người bạn thân và thương mến của mình. Những người mà chúng ta tin rằng họ có những ý nghĩ xấu và muốn làm hại chúng ta là những kẻ thù của chúng ta. Cho nên, chúng ta xem mọi người là bạn bè hay kẻ thù đều dựa trên nhận thức về những ý tưởng và cảm xúc mà họ dành cho chúng ta. Vậy thì, không có ai thực sự là bạn bè hay kẻ thù của chúng ta.

(An Open Heart)

34. KHÔNG PHỤ THUỘC NGOẠI GIỚI

Nếu trong một gia đình nhỏ, dù không có trẻ con mà các thành viên biết thương yêu nhau, toàn gia đình sẽ cảm thấy an lạc. Tuy nhiên, nếu chỉ một người nổi cơn giận dữ tức thì không khí hòa hợp vui vẻ trong nhà sẽ tan biến mất. Dù cho quý vị được dùng thức ăn ngon hay xem phim ảnh truyền hình đẹp đẽ, nhưng tâm quý vị sẽ không thanh tịnh và an lạc. Cho nên, mọi vật đều tùy thuộc ở tâm chúng ta hơn nơi cảnh ngoại giới. Nếu làm chủ được tâm mình, bạn sẽ có hạnh phúc. Nếu không, quý vị sẽ đau khổ. Kiểm soát ý tưởng hiện ra trong tâm chúng ta là điều rất cần thiết khi tâm có những tư tưởng bất chánh sẽ dẫn đến các hành động xấu ác.

(Ocean of Wisdom)

35. KHÔNG RƠI VÀO CỰC ĐOAN

Hiện nay tôi có nhiều đồng hồ tay đắc tiền. Và trong khi tôi cảm thấy nếu bán chúng đi, tôi có thể xây vài túp lều cho những người nghèo khổ nhưng mãi đến nay tôi vẫn chưa làm được. Cùng lúc, tôi cảm thấy rằng, nếu tôi tuyệt đối ăn chay trường, không phải chỉ vì muốn nêu một tấm gương tốt, mà còn muốn cứu giúp mạng sống cho các con thú vô tội. Cho đến nay, tôi vẫn chưa hoàn toàn làm đúng và phải thừa nhận rằng có điều trái ngược, không nhất trí ở một vài phương diện, giữa lý thuyết và sự thực hành của tôi sẽ đi đôi. Cùng lúc, tôi không tin là bất cứ ai cũng có thể và nên theo gương Thánh Gandhi của Ấn Độ, sống cuộc đời như một nông dân nghèo khổ. Sự hiến dâng đó thực cao cả và đáng được ngưỡng mộ. Nhưng câu châm ngôn của tôi là “Cố gắng hết khả năng” mà không rơi vào cực đoan.

(Ethics For The New Millennium)

36. KHÔNG THỂ CẦU AN

Trước đây, có một bà thương gia rất giàu ở Bombay (Ấn Độ) đến thăm tôi. Bà ngoại của bà đau bệnh nặng và bà nhờ tôi ban phép lành cầu an cho bà cụ. Tôi trả lời: “Tôi không thể làm chuyện đó” và nói tiếp: “Bà may mắn sinh ra trong một gia đình phú quý. Đây là kết quả việc làm lành của bà trong quá khứ. Người giàu là những phần tử quan trọng trong xã hội. Bà đã dùng phương pháp tư bản để tích lũy nhiều tiền bạc. Bây giờ bà cần phát tâm bố thí giúp đỡ về giáo dục và sức khỏe cho những gia đình nghèo khổ”. Chúng ta nên áp dụng phương cách tích cực của tư bản chủ nghĩa làm ra nhiều tiền rồi dùng ngân khoản đó để làm các việc lợi ích phước đức giúp cho những người thiếu thốn bần cùng. Theo quan điểm của đạo đức và hành thiện, tôi nghĩ đây là phương cách hay nhất có thể mang lại sự thay đổi và cải thiện xã hội được tốt đẹp hơn.

(An Open Heart)

37. LÀM SAO HỌC PHẬT?

Chúng ta không nên chán nản. Tất cả mọi người đều có khả năng như nhau. Nếu chúng ta nghĩ: “Tôi không có khả năng” là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta tự lừa dối mình. Tất cả chúng ta ai cũng có nghị lực, ý chí, tại sao chúng ta lại không? Nếu chúng ta có quyết tâm, chúng ta có thể làm bất cứ việc gì. Khi cảm thấy chán nản chúng ta nên suy nghĩ thế này: “Tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài có thể làm bất cứ việc gì, rồi thì chúng ta nỗ lực cố gắng, chúng ta cũng sẽ thành công vậy”. Cho nên theo như lời Phật dạy: “Bạn chính là vị thầy và chủ nhân của chính mình”. Chúng ta có thể thực hiện những điều chúng ta muốn.

(Kindness, Clarity and Insight)

38. LÀM THẾ NÀO GIA ĐÌNH AN LẠC?

Điều rõ ràng là mọi người đều muốn có tâm an lạc, nhưng vấn đề là bằng cách nào để chúng ta đạt được niềm vui ấy. Chắc chắn không thể có, khi tâm chúng ta đầy hận thù và chúng ta chỉ cảm thấy an vui khi lòng tràn ngập tình thương. Từ đó dẫn đến kết quả xây dựng được một gia đình an lạc: hạnh phúc giữa cha mẹ và con cái, vợ chồng ít gây gổ, tranh chấp cãi cọ và khỏi lo việc đưa nhau ra toà ly dị. Cuộc sống gia đình êm thắm này sẽ mang lại sự đoàn kết, hoà hợp và thương yêu cho toàn thể mọi người trong cộng đồng quốc gia. Trên bình diện thế giới, sự hiểu biết, kính trọng, tin tưởng và thông cảm lẫn nhau giữa các nước sẽ dẫn đến sự đoàn kết và hợp tác trong nỗ lực chung để giải quyết các cuộc tranh chấp và khủng hoảng trên toàn cầu. Tất cả những việc này chúng ta có thể làm được.

(The Path of Compassion)

39. LÒNG VỊ THA DỄ THU HÚT BẠN BÈ

Có nhiều cách để kết tình thân hữu. Bạn có thể nghĩ rằng chúng ta cần tiền và thế lực để có bạn bè, nhưng điều ấy không đúng. Khi tài sản của chúng ta còn, những người bạn ấy hết sức trung thành, nhưng lúc của cải của chúng ta hết thì họ sẽ bỏ chúng ta. Họ không phải là những người bạn chân thực mà là bạn của tiền tài hay thế lực. Rượu cũng là một người bạn khác không thể tin cậy được. Nếu uống quá nhiều, sức khỏe của chúng ta có thể suy sụp và ngủ sẽ thấy các giấc mộng không tốt.

Nhưng có một loại bạn khác, bất cứ trong hoàn cảnh nào, vẫn còn giữ được sự chân thành. Khi tài sản của mình phát triển, dù không có bạn, chúng ta vẫn quản lý được. Nhưng gặp lúc sự nghiệp xuống dốc, chúng ta cần có những người bạn thành tâm. Muốn có các bạn bè hết lòng, chúng ta cần tạo dựng một môi trường đầy tình thân hữu. Nếu lòng mình chứa chất đầy sân hận, sẽ không có nhiều người muốn gần gủi chúng ta. Lòng từ bi hay vị tha dễ thu hút bạn bè. Ðó là điều rất đơn giản.

(Worlds in Harmony)

40. LUÔN MANG PHÚC LÀNH ĐẾN CHO HỌ

Vì mục đích cứu độ chúng sanh, đức Phật đã hy sinh, bố thí ngay chính cả thân mạng của Ngài cũng như phát nguyện vào cảnh giới địa ngục để vì chúng sinh chịu đựng nỗi khổ liên tục không bao giờ chấm dứt. Chư Bồ Tát cũng vậy, do lòng đại bi, các ngài khuyên ta thực tập hạnh nhẫn nhục để cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta sẽ có thể báo ân đức của quý ngài bằng cách tự mình cứu giúp chúng sanh. Cho nên, dù có ai làm hại ta, ta vẫn luôn luôn không trả thù, mà nên cố gắng thể hiện lòng từ bi xót thương, mang phúc lành đến cho họ.

(The Joy of Living and Dying in Peace)

41. MAY MẮN

Tôi là một người tương đối mới đến thế giới tân tiến. Mặc dù tôi rời xa quê hương rất lâu vào năm 1959 và từ đó cuộc đời như một người ly hương ở Ấn Độ, đã giúp tôi được tiếp xúc gần gũi hơn với xã hội hiện đại, song những năm tháng tôi được đào tạo phần lớn hầu như tách biệt khỏi hiện thực của thế kỷ hai mươi. Một phần do bởi sự kiện tôi được chỉ định làm đức Đạt Lai Lạt Ma: tôi trở thành vị tu sĩ khi còn rất nhỏ. Điều này cũng phản ảnh một sự thực, là người Tây Tạng chúng tôi đã chọn – nhầm lẫn, theo ý tôi – sống riêng biệt sau các dãy núi cao chia cách đất nước chúng tôi cùng thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay, tôi du hành đến vô số quốc gia và còn may mắn được gặp rất nhiều người bạn mới.

(Ethics For The New Millennium)

42. NỀN TẢNG CỦA THÀNH CÔNG

Chúng ta nhận thấy rằng tình thương và lòng từ bi là nền tảng xây dựng sự thành công cho chúng ta trong cuộc đời này, sự tiến bộ trên con đường phát triển tâm linh, sự thành tựu khát vọng cao cả nhất và cuối cùng là đạt được sự giác ngộ hoàn toàn của chúng ta. Do đó, tình thương và lòng từ bi không những chỉ quan trọng vào lúc mới bắt đầu, mà cũng là khoảng giữa và cuối đời người của quý vị. Sự cần thiết và giá trị của các đức tính này không giới hạn trong bất cứ thời gian, nơi chốn, xã hội hay nền văn hóa đặc biệt nào.

(The Compassionate Life)

43. NGOẠI TÌNH

Ngoại tình là hậu quả của tinh thần và xã hội tiêu cực. Nó gây ra sự không hòa hợp trong gia đình và ảnh hưởng xấu lên đứa trẻ. Hãm hiếp thì càng tệ hơn. Dùng sức mạnh để hãm người. Đây là những tệ nạn xã hội, đưa đến nhiều tranh luận trong tòa án.

(The Path to Tranquility, 225)

44. NGUỒN GỐC CHỦ YẾU CỦA SỰ THÀNH CÔNG

Là con người, chúng ta có khả năng tạo dựng hạnh phúc và phát triển lòng từ bi cũng như có thể gây nên sự khổ đau và tổn hại đến cho mọi người. Tất cả những tiềm năng này đều nằm sẵn trong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc, điều quan trọng là mỗi người nên tránh hành động điều ác mà cố gắng làm việc lành, giúp đỡ cho kẻ khác. Khi làm những việc ác như trộm cắp, nói láo và lừa đảo có thể mang lại cho mình lợi ích nhất thời nhưng về lâu dài chúng ta sẽ gặp nhiều đau khổ.

(The Compassionate Life)

45. NGUỒN GỐC CỦA SỰ BẤT AN

Một vấn đề khác mà chúng ta đang phải đối đầu hôm nay là khoảng cách giữa những người giàu và nghèo. Tại quốc gia Hoa Kỳ giàu có bậc nhất này, số người tỷ phú ở Mỹ ngày càng tăng trong khi hạng dân nghèo vẫn nghèo, có người lại nghèo hơn. Trên thế giới cũng vậy, có quốc gia quá giàu, có nước lại nghèo xác xơ. Đây là điều rất đáng buồn. Về mặt luân lý thì tình trạng đó không có gì sai quấy, nhưng thực tế nó là nguồn gốc của sự bất an và khó khăn mà các bạn có thể nhận thấy ngay ở sát nhà của mình.

(An Open Heart)

46. NGƯỜI GIÀU LẠI NHIỀU ĐAU KHỔ HƠN NGƯỜI NGHÈO

Tại khắp mọi nơi, bằng các phương tiện có thể nghĩ tưởng ra, người ta đang nỗ lực để cải thiện cuộc sống của họ. Điều ngạc nhiên là, tôi có cảm tưởng những người sống trong các quốc gia phát triển vật chất, với cả nền kỹ nghệ của họ, lại ít thoả mãn, ít hạnh phúc và trên một mức độ nào đó, lại còn khổ đau hơn những kẻ sống trong các quốc gia lạc hậu chậm tiến nhất. Thực vậy nếu chúng ta so sánh những người giàu với kẻ nghèo, thường khi những người không có gì cả, thực ra họ ít lo lắng hơn, mặc dù họ dễ bị truyền lây bệnh hoạn và đau đớn thể xác.

(Ethics For The New Millennium)

47. NỤ CƯỜI

Nụ cười là một trong những đặc tính đẹp đẽ nhất của con người gồm có hai loại: nụ cười chân thật và giả tạo. Nếu nụ cười của chúng ta hoan hỷ và thành thực phát xuất từ lòng từ bi hay vị tha, nó mang lại cho các bạn sự thanh thản. Mỗi ngày, sau khi thức dậy, chúng ta có thể cười, tình thương và lòng từ bi sẽ tự nhiên hiện ra trong quý vị. Nếu chúng ta có nét mặt vui vẻ thì nhiều điều an lành sẽ đến với các bạn. Nhưng nếu chúng ta thức dậy với sự giận dữ, ganh ghét hay thù hận thì các mối xúc cảm tiêu cực này sẽ cưỡng ép chúng ta trải qua trọn ngày không vui vẻ hay thoải mái. Tôi đã thực tập các điều này và tôi biết rơ chúng rất hữu ích. Tôi cố gắng thành thực với tất cả mọi người. Nếu tôi phát triển các ý tưởng xấu, giận dữ và hận thù, ai sẽ thua lỗ?

Tôi sẽ mất hạnh phúc, giấc ngủ say và ăn ngon miệng của mình. Những ý nghĩ thù ghét của tôi sẽ không làm hại được gì hết. Nếu tôi có tâm xấu ác, tình trạng sức khỏe nơi thân thể của tôi sẽ suy yếu và những người tôi có thể giúp mang hạnh phúc đến cho họ thì họ lại trở nên không có hạnh phúc gì cả.

(Worlds in Harmony)

48. NƯƠNG TỰA LẪN NHAU

Con người là động vật sống trong xã hội. Do đó, nếu sống mà không có bạn bè, vắng bóng nụ cười, cuộc đời của chúng ta sẽ vô cùng khổ sở. Không ai có thể sống trong cô đơn. Sự tương quan giữa con người là định luật tự nhiên. Nói khác, theo tinh thần hỗ tương chúng ta cần phải nương nhờ vào mọi người để sống còn.

(The Compassionate Life)

49. PHÁ THAI

Phá thai là một hành động hung bạo. Tốt hơn nên tránh phá thai. Tôi đồng ý nên sử dụng các phương pháp như dùng thuốc ngừa thai hoặc bao dương vật.

50. PHỤC VỤ CHÚNG SANH

Ta có thể gặt hái được phước đức nhờ hai hạng người: Đức Phật và chúng sanh. Phục vụ vô số chúng sanh, chúng ta có thể thành tựu sự cứu giúp chúng ta và kẻ khác. Chúng sanh và chư Phật đều cùng đóng góp vào sự thành đạt của quả vị Phật. Sao ta lại chỉ tôn kính đức Phật mà bỏ quên chúng sanh? Ðức Phật là ngôi vị cao quý nhất để chúng ta nương tựa, là đấng đã mang vô lượng ân lành đến tất cả muôn loài. Muốn cúng dường chư Phật ta cần phải phục vụ chúng sanh. Ta không có cách nào khác để báo ân đức Phật.

(The Joy of Living and Dying in Peace)

51. SÂN GIẬN LÀ KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA

Tánh nóng giận và lòng sân hận luôn luôn là những ác tính độc hại, và trừ khi chúng ta điều phục làm chủ được cái tâm của mình để diệt trừ, còn không thì chúng sẽ tiếp tục gây phiền não và ngăn chận mọi nỗ lực tu tập mang lại sự an lạc cho chúng ta. Bởi vậy, sự giận dữ và lòng sân hận chính là kẻ thù của chúng ta. Chúng là những ác tính chúng ta cần khắc phục và loại bỏ, không chỉ nhất thời mà phải thường xuyên liên tục trong suốt cả cuộc đời của chúng ta.

(Compassion and the Individual)

52. SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA GIÀU & NGHÈO

Ngay khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người ta ca tụng nói về thành phố Nữu Ước (New York). Tôi nghĩ rằng nó rất đẹp và giống như thiên đường. Năm 1979, lần đầu tiên tôi viếng thăm New York, ban đêm tôi đang ngủ ngon giấc, thình lình bị đánh thức dậy vì tiếng còi hú. Tôi hiểu rằng chắc có việc gì xảy ra đâu đó, trộm cướp hoặc cháy nhà. Hơn nữa tôi có người anh, nay đã qua đời. Ông kể cho tôi nghe nhiều kinh nghiệm, khi ông ta ở tại New York. Ông sống cuộc đời bình thường và nói rằng người dân ở New York phải chịu đựng nhiều nỗi khổ: nghèo đói, sợ hãi, trộm cướp, bị hãm hiếp và giết chóc v…v…Tôi nghĩ đây là kết quả của nền kinh tế trong một xã hội mà mức sống của mọi người không đồng đều nhau.

(An Open Heart)

53. SỰ PHUNG PHÍ CỦA NGƯỜI GIÀU

Tôi bị kích động vì lối sống quá phức tạp vô lối của những người giàu. Một người bạn của tôi cùng ở chung với một gia đình rất giàu có, cho biết mỗi lần họ bơi lội lên, họ được trao cho một cái áo choàng tắm mới. Và cứ mỗi lần họ đến hồ bơi tắm đều phải thay một cái áo mới như vậy, cho dù họ tắm nhiều lần trong ngày. Thực lạ kỳ! Nếu không muốn nói là quái gở.

(Ethics For The New Millennium)

54. SỰ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI KHÁC

Nếu tôi so sánh tôi với vô số những người khác, tôi thấy họ quan trọng hơn tôi nhiều, vì tôi chỉ có một trong khi những người khác thì số đông. Lại nữa, đạo Phật dạy chúng ta nên xem mọi chúng sanh như những thân mẫu của chúng ta và nên bày tỏ lòng biết ơn, yêu thương họ.

(A Human Approach to World Peace)

55. SUY NGHĨ & HÀNH ĐỘNG

Nếu chúng ta có lòng yêu thương mọi người, dù phải gặp cảnh khó khăn và bất hạnh, tâm chúng ta lúc nào cũng thấy an vui. Nhờ vậy mà các vấn đề phiền não và khổ đau của chúng ta sẽ được giảm thiểu. Khi lòng mình mở rộng để cứu giúp những kẻ khác, chúng ta sẽ có tinh thần vững mạnh, đức tính tự tin, kiên nhẫn và tâm hồn an tịnh. Ðiều này chứng tỏ cho thấy rằng cách thức suy nghĩ ảnh hưởng đến hành động của chúng ta như thế nào.

(The Compassionate Life)

56. SUY NGHĨ VỀ ĐIỀU MONG CẦU

Từ bi và tình thương của con người không những để sống còn mà chúng cũng là căn bản của sự thành công trong đời sống chúng ta. Các ý tưởng ích kỷ sẽ gây tai hại cho nhiều người khác cũng như ngăn cản và phá hủy nguồn hạnh phúc mà chúng ta đang mong cầu. Ðã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ sáng suốt về điều ấy.

(The Compassionate Life)

57. TÂM HỒN VỊ THA

Chia sẻ tình thương, bố thí giúp đỡ cho kẻ nghèo khổ túng thiếu bần hàn là những bí quyết căn bản mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Hãy cố gắng trở thành con người đạo đức với tâm hồn vị tha, bất luận bạn là nhà tôn giáo, chính trị hay thương gia. Một cá nhân toàn thiện có thể góp phần tích cực cho hạnh phúc của gia đình và cộng đồng.

(Live In A Better Way)

58. TẤM LÒNG VỊ THA LÀ TÔN GIÁO CHÂN CHÍNH

Chúng ta rất khó tìm thấy sự an vui và hòa hợp qua hành động tranh chấp với tâm hận thù. Cho nên sự thể hiện tình thương là điều rất quan trọng và quý báu trong xã hội con người. Nơi đây, chúng ta chẳng cần triết lý cao siêu, tu viện, chùa chiền, ảnh tượng để thờ hay các thần linh, vv... mà chúng ta chỉ cần có tình thương. Ðơn giản, chúng ta cố gắng trở thành một con người tốt, nghĩa là con người có tấm lòng vị tha. Ðừng bao giờ sống ích kỷ mà luôn luôn quan tâm, tìm cách giúp đỡ cho mọi người, đó mới thực là tôn giáo chân chính, có lợi ích cho nhân quần xã hội.

(Universal Responsibility and The Good Heart)

59. TÂM MÊ MUỘI

Mọi tranh chấp giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, hàng xóm, quốc gia, đều đến từ nỗi xáo trộn mê muội trong tâm con người. Tất cả những việc làm đáng tiếc này đều phát sanh từ lòng vị kỷ. Tâm vị tha, ngược lại, là chìa khóa mở cửa hạnh phúc.

(Buddhism in the West)

60. TÂM THĂNG BẰNG

Chúng ta sẽ có hạnh phúc khi gặp người giúp chúng ta giảm bớt sự khổ. Châm ngôn Tây Tạng có câu: “Nếu ai quá vui mừng hôm nay, ngày mai sẽ buồn khổ”. Theo quan điểm của người hành trì Phật giáo, điều quan trọng là trạng thái tâm của chúng ta cần được duy trì vững chắc, tự tại, không có nhiều sự thăng trầm, lên xuống.

Có niềm vui và đau khổ, ngay cả chán nản, nhưng không nên quá sức vui hay quá sức buồn. Cuộc sống thế này có thể nhạt nhẽo hay vô vị, nhưng đời sống quá xô bồ, hấp dẫn cũng không tốt lắm, giống như ánh sáng trong phòng. Nếu lúc này ánh sáng lờ mờ, khi khác lại tối thui, không thấy gì hết, như vậy thì chẳng có lợi ích gì.

Toàn bộ cuộc sống con người tùy thuộc chính yếu nơi thái độ tinh thần, sự tĩnh lặng và kiên nhẫn. Tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất. Sự an trụ của tâm được phát triển nhờ tu tập. Tâm con người thường bị dao động bởi các biến cố bên ngoài. Khi tâm quá bén nhạy, một chút ý tưởng tiêu cực thoáng qua sẽ khiến chúng ta đâm ra buồn chán hay tích cực xuất hiện, chúng ta lại rất vui mừng phấn khởi. Ðiều này không có lợi ích gì cho chúng ta.

(Worlds in Harmony)

61. TÂM YÊN TĨNH

Nếu chúng ta muốn hoạt động một cách hiệu quả cho nền tự do, dân chủ và công bằng xã hội; cách tốt nhất là hành động mà không có ý nghĩ xấu ác hay hận thù. Với tâm yên tĩnh và sự thúc đẩy chân thành, chúng ta có thể hành động tích cực trong vòng ba mươi hay bốn mươi năm. Tôi nghĩ rằng, với niềm tin vững chắc vào tinh thần bất bạo động, được xây dựng trên lòng thành thật yêu thương của tình huynh đệ anh chị em ruột thịt, những kết quả tốt đẹp và lợi ích của tôi cho con người sẽ được đóng góp cho thế giới.

(Worlds in Harmony)

62. THÀNH CÔNG

Quyết tâm, can đảm và tự tin là những chìa khóa vàng cho sự thành công. Mặc dù chướng ngại, khó khăn, nhưng chúng ta cũng vững lòng tiến tới. Dù hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên khiêm tốn, nhún nhường và không có tự cao.

(The Path to Tranquility, 28)

63. THIÊN KIẾN

Chúng ta cũng có thể suy niệm về những hậu quả tiêu cực của lòng quyến luyến mà chúng ta dành cho bạn bè và ác cảm đối với kẻ thù. Những cảm giác của chúng ta đối với bạn bè và người yêu đôi khi làm cho chúng ta mù quáng. Chúng ta phóng đại những phẩm chất mà mình khao khát nơi thần tượng đó và tin chắc là mình không hề sai lầm. Sau đó, khi chúng ta nhận thấy sự việc không đúng với những gì mà chúng ta phóng đại rồi chúng ta choáng váng. Chúng ta đu đưa rơi từ đỉnh cao tột cùng của t́nh yêu và mong ước xuống đến sự thất vọng, chán ghét và thậm chí là tức giận. Thế nên, tốt hơn hết chúng ta không nên nắm giữ những cảm xúc như vậy ngay từ lúc đầu.

(An Open Heart)

64. THÔNG ĐIỆP CỦA TÔI

Thông điệp của tôi lúc nào cũng chỉ là một. Tôi đã lập đi lập lại không biết mệt với những ai muốn lắng nghe rằng:

Tất cả mọi sinh linh, kể cả những người đang hận thù ta, đều e sợ khổ đau và ước mong hạnh phúc. Tất cả đều ngang hàng với chúng ta, đều có quyền đạt được hạnh phúc và xa lìa khổ đau. Hãy quan tâm đến tất cả mọi người một cách thành thật, đối với bạn hữu cũng như kẻ thù. Đấy là căn bản sơ đẳng nhất của lòng từ bi.

(Advice on Dying and living a Better life)

65. TIẾNG THƠM

Chúng ta không nên quá xem trọng đến danh tiếng hay lời nói xấu về chúng ta, bởi vì chúng không có thể làm thay đổi đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy nhìn vào sự thật của giá trị. Cái gì thật sự có ý nghĩa cho đời của mình, không phải là danh tiếng, vì danh tiếng chỉ là âm thanh trống rỗng.

Có một số người hy sinh tài sản, của cải và ngay cả mạng sống của họ để đạt đến danh tiếng. Loại người chạy theo danh tiếng như vậy rất là khờ dại và trẻ con.

(The Path to Tranquility, 155)

66. TÌNH ÁI NHIỄM VỢ CHỒNG

Là một tu sĩ được hấp thụ truyền thống của nền Phật Giáo Đại Thừa, tôi nghĩ tình thương và lòng từ bi là căn bản đạo đức cho nền hòa bình thế giới. Khi chúng ta phát tâm giúp đỡ một người nghèo khổ vì chúng ta thương hại kẻ đó đang gặp cảnh khốn cùng, như vậy lòng từ bi của chúng ta được xây dựng trên sự xót thương hồn nhiên, không suy tính.

Trái lại, tình yêu thương vợ chồng, con cái hay người quen thân của bạn thường xuất phát từ lòng ái nhiễm tham đắm. Khi sự đắm say của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi theo và nó có thể biến mất luôn. Đây không phải là tình thương chân thật.

Tình thương chân thật không xây dựng trên lòng ái nhiễm tham đắm, mà trên sự xót thương. Trong trường hợp này, lòng từ bi của bạn được xem như một nhu cầu đáp ứng lại sự khổ đau và tình thương ấy cần được duy trì bao lâu con người còn tiếp tục đau khổ. Đó là lòng từ bi mà chúng ta nên tu tập nơi mỗi chúng ta và chúng ta cần phát triển nó từ mức độ giới hạn cho đến rộng rãi bao la.

(A Human Approach to World Peace)

67. TÌNH BẠN CHÂN THẬT

Tình bạn chân thật được phát triển trên căn bản của lòng yêu thương chứ không phải vì tiền bạc hay danh lợi. Dĩ nhiên, vì giàu sang và có thế lực, nhiều người chạy theo chúng ta với nụ cười trên môi và quà tặng trong tay. Nhưng suy nghĩ kỹ thì các người này không phải là bạn chân thật của chúng ta, mà là bạn của tiền bạc và lợi danh. Bao lâu chúng ta còn của cải, thì còn bạn bè lui tới. Nhưng gặp khi sa sút, nghèo túng thì bạn bè sẽ cao chạy xa bay. Với những người bạn này thì sẽ không có ai hết lòng thành thực giúp đỡ khi chúng ta cần đến. Ðó là sự thật hiển nhiên.

(Universal Responsibility and the Good Heart)

68. TÌNH THÂN HỮU

Tôi luôn luôn cố gắng xây đắp tình thân hữu với mọi người. Chẳng hạn, khi gặp một người bạn mới, tôi thấy không cần phải tự giới thiệu, vì biết chắc chắn rõ ràng họ là một con người. Trong tương lai, một ngày nào đó, nhờ khoa học tiến bộ, có thể tôi nhầm lẫn một người máy với con người thật, nhưng hiện giờ thì điều ấy chưa xảy ra.

Cho nên khi nhìn thấy nụ cười, hàm răng và cặp mắt tôi liền nhận biết đó là một con người. Trên căn bản của lãnh vực tình cảm và thể xác, tất cả chúng ta đều giống nhau, mặc dù màu da khác biệt. Người Tây Phương có tóc vàng, xanh hay trắng, là điều không quan trọng. Việc chủ yếu là chúng ta giống nhau về phương diện tình cảm. Với niềm tin chắc chắn như vậy, tôi cảm thấy người khác là anh em và sẵn sàng đến gần kết thân với họ.

(Book of Love and Compassion)

69. TÌNH THÂN HỮU CỦA ĐẠI GIA ĐÌNH

Có thể quần áo chúng ta mặc không giống nhau, màu da khác biệt, hoặc không cùng một tiếng nói. Ðó chỉ là bề ngoài. Nhưng việc căn bản chúng ta đều là con người. Ðiều ấy đã kết hợp chúng ta lại với nhau, giúp chúng ta hiểu biết cũng như phát triển được sự đoàn kết và tình thân hữu với nhau.

Những vấn đề chúng ta đang phải đối phó như là các thành viên trong một đại gia đình nhân loại. Vì tất cả chúng ta cùng chung ở trên quả đất này, chúng ta cần phải biết sống hòa hợp và đoàn kết giữa con người với nhau cũng như với thiên nhiên và vũ trụ. Ðiều ấy không phải là giấc mơ mà là sự cần thiết.

(The Policy of Kindness)

70. TÌNH THƯƠNG CẦN THIẾT

Đức Phật dạy chúng ta sinh ra và luân hồi trong nhiều đời nhiều kiếp, cho nên ai cũng có thể là cha mẹ của chúng ta trong đời này hay đời khác. Do đó, tất cả mọi người ở thế gian này đều có liên hệ gia đình với nhau.

Nếu từ lúc sinh ra cho đến giờ phút lìa đời trong cuộc sống, chúng ta đã phải nương nhờ đến lòng tốt của mọi người, thì tại sao trong đời sống chúng ta lại không bày tỏ lòng thương yêu của mình đối với những kẻ khác.

(A Human Approach to World Peace)

71. TÌNH THƯƠNG ĐẶT TRÊN LÝ TRÍ

Khi gặp một người nam hay nữ rất đẹp, bạn muốn kẻ đó thuộc về mình. Tình ái nhiễm ấy xây dựng trên ảo ảnh. Ngay khi hoàn cảnh đổi thay tâm bạn cũng sẽ thay đổi. Hôm nay, chúng ta thương nhưng ngày mai chúng ta lại ghét. Có đúng như vậy không? Nhưng với lòng từ bi chân thật, chúng ta có thể nhìn thấy sự đau khổ của người khác và từ đó tình thương nơi chúng ta sẽ được phát triển. Với tình thương này, khi gặp ai khổ đau, chúng ta liền tìm cách giúp đỡ.

Tình thương xây dựng trên sự tham đắm hay ái kiến đại bi không có ích lợi gì hết. Nó chỉ mang lại cho chúng ta sự bực tức. Nhưng tình thương đặt nền tảng trên lý trí là điều mà chúng ta rất cần. Với loại tình thương này, dù cho chúng ta nói “bạn tôi” hay “kẻ thù của tôi” thì vẫn không có gì sai khác. Kẻ thù của chúng ta đau khổ và bạn của chúng ta cũng đau khổ. Khi cả hai cùng khổ thì đều như nhau, dù người đó là bạn hay kẻ thù của chúng ta cũng đều đối xử tốt.

(Worlds in Harmony)

72. TÌNH THƯƠNG VẪN CHIẾM ƯU THẾ

Loài người đã xuất hiện trên hành tinh này khoảng hàng trăm nghìn năm trước. Tôi nghĩ rằng trong thời gian đó, nếu tâm con người thực sự ác độc chứa đầy sân hận thích giết hại lẫn nhau thì dân số sẽ phải sút giảm. Nhưng trái lại, ngày nay mặc dù xảy ra các cuộc chiến tranh, dân số của nhân loại vẫn tăng lên nhiều hơn trước. Ðiều này chứng tỏ là trong lúc tuy chắc chắn có mặt sự hận thù và xâm lược, nhưng tình thương và lòng từ bi vẫn chiếm ưu thế trên thế giới.

(The Compassionate Life)

73. TOÀN THIỆN

Thế nào là con người toàn thiện? Nơi đây không có gì tuyệt đối. Một người bạn mới gặp có thể rất tốt, nhưng sau đó chúng ta tiếp xúc với người khác có tâm từ bi và trí tuệ sâu xa hơn, người đầu tiên trở thành kém thua, vì không có tiêu chuẩn tuyệt đối. Nhưng nếu muốn chính xác hơn, chúng ta có thể bảo một người có thiện tâm là kẻ khi gặp cơ hội giúp đỡ mọi người thì họ liền tích cực tham gia. Khi không thể thực hiện, ít ra họ tránh không gây hại cho bất cứ ai. Một người hành động như vậy gọi là có thiện tâm. Ðây là bản chất của Phật giáo và cũng là yếu tố cần thiết của tất cả mọi truyền thống tâm linh.

(Worlds in Harmony)

74. TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ

Làm cách nào chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề củng cố hòa bình?

Tôi thuộc về thế kỷ thứ 20 trong khi thế hệ trẻ ngày nay là ở thế kỷ thứ 21. Thế kỷ này phải chú tâm đến sự phát triển của bộ não cũng như sự phát triển trái tim nồng ấm. Trách nhiệm của thế hệ trẻ là mang đến một thế giới bình yên hơn.

75. TỪ BI

Thông điệp của tôi là tu tập từ bi và lòng tốt. Những điều này rất hữu dụng trong đời sống hàng ngày và cho toàn xã hội con người vì chúng rất quan trọng.

Bất cứ nơi nào tôi đi, tôi luôn giảng về lòng tốt và vị tha đến mọi người. Từ quan điểm của mình, tôi thích thiền quán để tăng trường lòng từ. Đây là điểm thiết yếu của đạo Phật.

Lòng từ bi là gốc của tất cả hình thức thờ phượng.

Liệu chúng ta có tin vào tôn giáo hay không, liệu chúng ta có tin vào tái sanh hay không, nhưng không ai mà không tán thán lòng từ bi.

(Ocean of Wisdom, 2-5)

76. TỪ BI VỚI KẺ THÙ CỦA MÌNH

Lòng từ bi chân chính có thể mở rộng hướng đến ngay cả những kẻ thù của mình, vì điều căn bản nhằm phát triển tâm từ bi là cần nhìn thấy sự khổ nơi tất cả mọi người trong đó có kẻ thù của chúng ta. Khi bạn nhận biết rằng kẻ thù của mình đang đau khổ, bạn có thể phát triển lòng từ bi chân thực hướng đến ngay cả những kẻ đã làm hại quý vị.

(Worlds in Harmony)

77. TUỔI TRẺ - SỰ TÌM KIẾM HẠNH PHÚC NƠI THẾ GIỚI VẬT CHẤT LÀ TỪ TÂM

Nếu tuổi trẻ chuẩn bị cho hạnh phúc của chính mình, hãy bắt đầu với sự hiểu biết rằng hãy coi trọng giây phút hiện tại vì chúng sẽ là những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc tương lai.

Tương lai của chúng ta hoàn toàn nằm trong đôi bàn tay của mình. Hầu hết mọi người vạch ra những kế hoạch thú vị cho tuần tới, tháng tới và năm tới, nhưng tại sao không thực hành pháp ngay bây giờ?

Khi chúng ta tu tập, hành thiện trong hiện tại thì những quy luật tương quan tương duyên và sự chuyển hoá dòng tâm thức tích cực sẽ chuyển động, tương lai của chúng ta sẽ sáng. Đây là cái quý giá nhất của con người.

78. VAI TRÒ PHỤ NỮ

Người phụ nữ sẽ giữ một vai trò ngày càng quan trọng hơn. Sự tranh đấu nữ quyền cũng trở nên quan trọng và mang lại nhiều đổi mới: chẳng hạn như ở Tây Tạng, người phụ nữ từng bị ít nhiều kỳ thị qua bao thế kỷ. Tuy nhiên cũng nên hiểu là một số các vị Lạt-ma thuộc các cấp bậc thật cao đã tái sinh làm người phụ nữ, và tôi có thể nói rằng hoàn cảnh người phụ nữ Tây Tạng có thể tốt hơn nhiều so với các chị em ở vài nơi khác.

79. VẼ ĐẸP BÊN TRONG HÔN NHÂN

Quan hệ trong hôn nhân thường hạnh phúc và kéo dài hơn khi chúng ta dựa vào lòng biết ơn vẻ đẹp bên trong tâm hồn hơn vẻ đẹp bề ngoài.

80. XÂY DỰNG TÌNH BẠN

Với sự hiểu biết căn bản này, khi tôi gặp một người bạn mới tại một nơi xa lạ nào, tôi không bao giờ có tâm phân biệt hay ngăn cách. Tôi có thể cùng họ nói chuyện hết sức thân tình như với người bạn cũ, mặc dù tôi mới gặp họ lần đầu tiên. Tôi nghĩ là con người, họ là anh và chị của tôi không có gì sai khác. Tôi có thể chuyện trò với họ rất tự nhiên không một chút ngại ngùng do dự chẳng khác gì với những người bạn tri kỷ lâu năm. Qua tình cảm này chúng tôi dể dàng kết thân, thành thực hiểu biết giữa hai tâm hồn, không có gì khó khăn. Xây dựng trên mối tình người thắm thiết đó, chúng ta sẵn sàng thông cảm thương yêu nhau và chúng ta có thể phát triển sự tin tưởng và kính trọng lẫn nhau. Nhờ vậy mà chúng ta biết chia xẻ những nỗi khổ đau của nhiều người khác và tạo nên sự đoàn kết, hòa hợp trong xã hội con người cùng lúc chúng ta cũng xây dựng được tình thân hữu giữa đại gia đình nhân loại.

(Kindness, Clarity and Insight)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2023(Xem: 8651)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9880)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8176)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22382)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22931)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19702)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15917)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 10030)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11599)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10396)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]