Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp thiền định Quán Thế Âm chữa bệnh

13/03/201104:59(Xem: 9437)
Pháp thiền định Quán Thế Âm chữa bệnh

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

PHÁP THIỀN ĐỊNH QUÁN THẾ ÂM CHỮA BỆNH

Khi thực hành pháp tu tập này, bạn nên có một động cơ hoàn toàn nhất tâm nghĩ đến các chúng sinh khác, hết lòng bi mẫn, xót thương sự đau khổcủa các chúng sinh khác đến mức không thể chịu nổi. Do năng lực mãnh liệt của mật chú Quán Thế Âm nên ngay cả khi pháp này được thực hiện vớimột động cơ bất tịnh thì cũng vẫn có lợi ích, bệnh tật vẫn sẽ được chữalành; vì thế, không có gì phải nghi ngờ về kết quả của thực hành này một khi nó được thực hiện với thiện tâm chỉ biết quan tâm chăm lo cho chúng sinh khác.

Bất kỳ ai đã từng nhập thất ẩn tu pháp Quán Thế Âm, hay những người trì tụng mật chú Quán Thế Âm hàng ngàn biến mỗi ngày đều có thể giúp chữa lành những bệnh trầm trọng không thể chữa được bằng các phương pháp thông thường.

Bạn hãy quán tưởng chính bản thân mình là Đức Thiên Thủ Quán Thế Âm, hoặc quán tưởng Đức Quán Thế Âm ở ngay phía trên bình chứa nước. Nước cam lồ chảy vào bình nước từ tay phải của Ngài đang bắt ấn ban các thực chứng tối thượng.

Trong khi quán tưởng như vậy, bạn trì tụng mật chú Quán Thế Âm bản dài (hay bản ngắn) càng nhiều lần càng tốt. Cứ mỗi lần trì tụng xong một chuỗi hạt, bạn lại thổi vào nước nhiều lần. Hãy nghĩ rằng nước đã được chuyển hóa thành nước cam lồ với năng lực mãnh liệt, có thể ngay tức thời an định được bệnh và nhân của bệnh. Nếu bạn tụng càng nhiều biến, thì nước được chú nguyện đó sẽ càng có nhiều năng lực và hiệu quả hơn.

MẬT CHÚ QUÁN THẾ ÂM - BẢN DÀI

NAMO RATNA TRAYAYA / NAMAH ARYA JNANA SAGARA / VAIROCHANA / VYUHA RAJAYA/ TATHAGATAYA / ARHATE / SAMYAKSAM BUDDHAYA / NAMAH SARVA TATHAGATEBYAHARADBHYAH / SAMYAKSAM BUDDHEBHYAH / NAMAH ARYA AVALOKITESHVARAYA / BODDHISATTVAYA / MAHASATTVAYA / MAHAKARUNIKAYA / TADYATHA / OM / DHARA DHARA / DHIRI DHIRI / DHURU DHURU / ITTI VATTE / CHALE CHALE / PRACHALE PRACHALE / KUSUME / KUSUME VARE / ILI MILI / CITI JVALAM / APANAYE SVAHA.

MẬT CHÚ QUÁN THẾ ÂM - BẢN NGẮN

OM MANI PADME HUM.

Vào cuối thời khóa trì tụng mật chú, bạn hãy đọc lời khẩn cầu tha thiết lên Đức Quán Thế Âm:

Con xin đảnh lễ Đức Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, nương nhờ vào lòng bi mẫn tột cùng và trí thấu hiểu trọn vẹn của Ngài, cầu mong sao bất kỳ ai uống nước này đều sẽ chữa được bệnh cũng như sự đau khổ của họ, cầu mong sao tâm của họ được tịnh hóa.

Con khẩn xin Đức Quán Thế Âm tan nhập vào nước đã chú nguyện này, và cầumong sao ... ... (đọc tên người bệnh) chỉ cần uống nước này vào thì tâmvị kỷ sẽ được chuyển hóa thành Bồ-đề tâm thanh tịnh, cội nguồn của tất cả hạnh phúc và thành tựu cho tất cả chúng sinh hữu tình. Cầu mong sao họ tự quên mình để phụng sự người khác với tâm từ bi này.

Cầu mong sao lòng sân hận của họ được chuyển hóa thành đức nhẫn nhục. Cầu mong sao sự bất mãn chuyển hóa thành sự mãn nguyện. Cầu mong sao vô minh được chuyển hóa thành trí tuệ nhận biết nhân của hạnh phúc và nhân của khổ đau, và trí tuệ nhận biết bản chất tuyệt đối, tức tánh Không, của cái “tôi” và của mọi sự đang hiện hữu. Cầu mong sao tâm của họ được chuyển hóa thành tâm giác ngộ viên mãn.

Cầu mong sao thân, khẩu, ý của họ có năng lực mãnh liệt để dẫn dắt, làm lợi lạc, làm thỏa mãn mọi ước muốn của tất cả chúng sinh hữu tình.

Đức Quán Thế Âm cực kỳ hoan hỷ nghe những lời khẩn cầu chân thành của bạn, Ngài tan vào ánh sáng trắng và tan nhập vào nước. Bạn hãy tưởng tượng nước tăng thêm nhiều lên và có năng lực cực kỳ mãnh liệt, mãnh liệt đến nỗi bất cứ ai uống vào đều sẽ tịnh hóa được mọi bệnh tật và nhân của bệnh tật, mọi nghiệp chướng tội lỗi. Hãy nghĩ rằng nước được chú nguyện đó lúc này đã có năng lực để hiện thực hóa những điều mà bạn cầu xin Đức Quán Thế Âm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 8693)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9063)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9244)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
03/01/2017(Xem: 9490)
Trong quá trình học tập và nghiên cứu Phật điển Hán tạng, chúng tôi nhận thấy việc ghi nhớ các từ ngữ Phật học là điều không dễ, bởi số lượng từ ngữ Phật học rất nhiều, Phật Quang Đại Từ Điển tổng cộng có 22608 mục từ. Nếu đi vào cụ thể từng tông phái thì số lượng mục từ đó vẫn còn chưa đủ, chỉ xét riêng tông Duy Thức đã có hơn 15.000 từ ngữ; Thiền tông có hơn 8.000 mục từ…nếu không tuần tự đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu người học sẽ ngập mình trong khối từ ngữ Phật học.
22/12/2016(Xem: 28285)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
30/04/2016(Xem: 17348)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35300)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
22/03/2016(Xem: 7435)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
06/03/2016(Xem: 10709)
Cách đây khoảng 5 năm, tôi đã có dịp trình bầy một bài về " Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật ", trong đó có nói nhiều đến thiền định: Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ về nghiên cứu khoa học về phương pháp này, được gọi là " thiền tỉnh thức " (mindfulness).
26/01/2016(Xem: 13835)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]