Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp thiền định Quán Thế Âm chữa bệnh

13/03/201104:59(Xem: 9674)
Pháp thiền định Quán Thế Âm chữa bệnh

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

PHÁP THIỀN ĐỊNH QUÁN THẾ ÂM CHỮA BỆNH

Khi thực hành pháp tu tập này, bạn nên có một động cơ hoàn toàn nhất tâm nghĩ đến các chúng sinh khác, hết lòng bi mẫn, xót thương sự đau khổcủa các chúng sinh khác đến mức không thể chịu nổi. Do năng lực mãnh liệt của mật chú Quán Thế Âm nên ngay cả khi pháp này được thực hiện vớimột động cơ bất tịnh thì cũng vẫn có lợi ích, bệnh tật vẫn sẽ được chữalành; vì thế, không có gì phải nghi ngờ về kết quả của thực hành này một khi nó được thực hiện với thiện tâm chỉ biết quan tâm chăm lo cho chúng sinh khác.

Bất kỳ ai đã từng nhập thất ẩn tu pháp Quán Thế Âm, hay những người trì tụng mật chú Quán Thế Âm hàng ngàn biến mỗi ngày đều có thể giúp chữa lành những bệnh trầm trọng không thể chữa được bằng các phương pháp thông thường.

Bạn hãy quán tưởng chính bản thân mình là Đức Thiên Thủ Quán Thế Âm, hoặc quán tưởng Đức Quán Thế Âm ở ngay phía trên bình chứa nước. Nước cam lồ chảy vào bình nước từ tay phải của Ngài đang bắt ấn ban các thực chứng tối thượng.

Trong khi quán tưởng như vậy, bạn trì tụng mật chú Quán Thế Âm bản dài (hay bản ngắn) càng nhiều lần càng tốt. Cứ mỗi lần trì tụng xong một chuỗi hạt, bạn lại thổi vào nước nhiều lần. Hãy nghĩ rằng nước đã được chuyển hóa thành nước cam lồ với năng lực mãnh liệt, có thể ngay tức thời an định được bệnh và nhân của bệnh. Nếu bạn tụng càng nhiều biến, thì nước được chú nguyện đó sẽ càng có nhiều năng lực và hiệu quả hơn.

MẬT CHÚ QUÁN THẾ ÂM - BẢN DÀI

NAMO RATNA TRAYAYA / NAMAH ARYA JNANA SAGARA / VAIROCHANA / VYUHA RAJAYA/ TATHAGATAYA / ARHATE / SAMYAKSAM BUDDHAYA / NAMAH SARVA TATHAGATEBYAHARADBHYAH / SAMYAKSAM BUDDHEBHYAH / NAMAH ARYA AVALOKITESHVARAYA / BODDHISATTVAYA / MAHASATTVAYA / MAHAKARUNIKAYA / TADYATHA / OM / DHARA DHARA / DHIRI DHIRI / DHURU DHURU / ITTI VATTE / CHALE CHALE / PRACHALE PRACHALE / KUSUME / KUSUME VARE / ILI MILI / CITI JVALAM / APANAYE SVAHA.

MẬT CHÚ QUÁN THẾ ÂM - BẢN NGẮN

OM MANI PADME HUM.

Vào cuối thời khóa trì tụng mật chú, bạn hãy đọc lời khẩn cầu tha thiết lên Đức Quán Thế Âm:

Con xin đảnh lễ Đức Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, nương nhờ vào lòng bi mẫn tột cùng và trí thấu hiểu trọn vẹn của Ngài, cầu mong sao bất kỳ ai uống nước này đều sẽ chữa được bệnh cũng như sự đau khổ của họ, cầu mong sao tâm của họ được tịnh hóa.

Con khẩn xin Đức Quán Thế Âm tan nhập vào nước đã chú nguyện này, và cầumong sao ... ... (đọc tên người bệnh) chỉ cần uống nước này vào thì tâmvị kỷ sẽ được chuyển hóa thành Bồ-đề tâm thanh tịnh, cội nguồn của tất cả hạnh phúc và thành tựu cho tất cả chúng sinh hữu tình. Cầu mong sao họ tự quên mình để phụng sự người khác với tâm từ bi này.

Cầu mong sao lòng sân hận của họ được chuyển hóa thành đức nhẫn nhục. Cầu mong sao sự bất mãn chuyển hóa thành sự mãn nguyện. Cầu mong sao vô minh được chuyển hóa thành trí tuệ nhận biết nhân của hạnh phúc và nhân của khổ đau, và trí tuệ nhận biết bản chất tuyệt đối, tức tánh Không, của cái “tôi” và của mọi sự đang hiện hữu. Cầu mong sao tâm của họ được chuyển hóa thành tâm giác ngộ viên mãn.

Cầu mong sao thân, khẩu, ý của họ có năng lực mãnh liệt để dẫn dắt, làm lợi lạc, làm thỏa mãn mọi ước muốn của tất cả chúng sinh hữu tình.

Đức Quán Thế Âm cực kỳ hoan hỷ nghe những lời khẩn cầu chân thành của bạn, Ngài tan vào ánh sáng trắng và tan nhập vào nước. Bạn hãy tưởng tượng nước tăng thêm nhiều lên và có năng lực cực kỳ mãnh liệt, mãnh liệt đến nỗi bất cứ ai uống vào đều sẽ tịnh hóa được mọi bệnh tật và nhân của bệnh tật, mọi nghiệp chướng tội lỗi. Hãy nghĩ rằng nước được chú nguyện đó lúc này đã có năng lực để hiện thực hóa những điều mà bạn cầu xin Đức Quán Thế Âm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2010(Xem: 17021)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 14110)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14567)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10811)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
03/03/2010(Xem: 10833)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
08/01/2009(Xem: 13981)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]