Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Chú nguyện vào nước

13/03/201104:59(Xem: 9092)
21. Chú nguyện vào nước

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH

21. CHÚ NGUYỆN VÀO NƯỚC

Chữa bệnh bằng nước đã được chú nguyện là một việc làm thông thường ởTây Tạng, nơi các Lama và các hành giả thiền định thường chữa bệnh bằngcách chú nguyện vào nước và cho bệnh nhân uống. Pháp thực hành này gồm có việc thiền định và trì tụng mật chú Quán Thế Âm, Phật Dược Sư, Tara, hay các vị Bổn tôn khác. Sau đó, nước đã chú nguyện sẽ được uống nhiều lần trong ngày. Việc này đặc biệt rất tốt cho trẻ con và người già, là những người thường không thể chú tâm hay thấy khó khăn trong việc quán tưởng và trì tụng mật chú. Đây có lẽ cũng là cách duy nhất để chữa bệnh cho những người mà bạn không thể gặp gỡ giao tiếp.

Bạn có thể chú nguyện vào nước và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình hay người khác. Hãy nhớ lại câu chuyện về ông Lee ở Singapore. Ông ta đãkhỏi bệnh ung thư dạ dày bằng cách trì tụng bài Hai mươi mốt lời xưng tán Đức Tara mỗi ngày và uống nước đã được chú nguyện.

Người ta thường trì tụng mật chú để tạo ra năng lực trong một chất liệu và rồi dùng chất ấy để chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh về xương. Cũng có thể thiền định và trì tụng mật chú rồi chú nguyện vào bột hay kem, rồi thoa ngoài da. Các mật chú không chỉ có năng lực trong việc chữa bệnh cơ thể mà còn tịnh hóa tâm, và đây là điểm chính. Mật chú có năng lực tịnh hóa nhân của bệnh và tất cả các vấn đề khác nữa: các hành vi vàsuy nghĩ bất thiện, cũng như các chủng tử đã để lại trong tâm. Thật ra,việc uống nước đã chú nguyện chính là để chữa lành những căn bệnh nội tâm lâu đời này.

Để chú nguyện vào nước, bạn hãy đặt một lọ chứa nước lên bàn thờ hay trước mặt bạn. Hãy quán tưởng rằng, nhờ vào lòng bi mẫn của đấng giác ngộ mà bạn đã quán tưởng, những dòng sữa cam lồ từ tim hay bàn tay vị ấychảy vào trong nước. Hãy trì tụng mật chú của vị bổn tôn đó càng nhiều càng tốt, rồi thổi vào nước. Khi bạn trì tụng càng nhiều mật chú, lời nói của bạn càng có nhiều năng lực, và hơi thở của bạn càng có nhiều sứcchú nguyện nhiều hơn. Hơi thở của bạn sẽ có năng lực chữa bệnh nhờ vào năng lực của mật chú; năng lực chữa bệnh đến từ năng lực của tâm thiêng liêng của Đức Phật yêu thương bi mẫn đối với tất cả chúng sinh hữu tình.Mặc dù Chư Phật có vô lượng phẩm tính, nhưng các ngài dẫn dắt chúng ta chủ yếu là vì lòng bi mẫn.

Mỗi một nguyên tử nước đã được chú nguyện đều có năng lực chữa bệnh không thể nghĩ bàn, và không chỉ chữa lành bệnh tật cơ thể, vốn chỉ là một vấn đề, mà còn giải quyết được nhiều vấn đề bất ổn khác.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 17937)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39075)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62471)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 25590)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40981)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
28/08/2013(Xem: 4250)
Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.
22/04/2013(Xem: 8411)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 7768)
Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt.
09/04/2013(Xem: 5072)
Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của "The Tao of Physics" (Đạo của vật lý) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982.
09/04/2013(Xem: 2744)
Phật pháp là một Học lý cao siêu, mầu nhiệm và thực tiễn, bao gồm hết các Pháp ở thế gian, không một bài học thuyết tư tưởng nào ngoài Phật pháp cả. Bởi thế, khi nhìn Phật pháp, nhà triết học bảo đạo Phật là triết học thuần tuý, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]