Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Trung Đạo - Một chìa khóa của Phát minh

13/01/201115:34(Xem: 10290)
III. Trung Đạo - Một chìa khóa của Phát minh

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC
Bài II
Làng Đậu

III. Trung Đạo -- Một chìa khóa của Phát minh

Tùy theo các trường phái khác nhau trong Phật giáo, thì khái niệm Trung đạo có thể được hiểu một cách có khác nhau về chi tiết. Ta có thể hiểu về Trung đạo một cách nôm na qua hình ảnh của việc lên dây đàn. "Sợi dây đàn chùng quá hay căng quá cũng không tạo được một âm thanh trong trẻo". Đứng về mặt ý thì Trung đạo là việc phủ nhận các cực đoan cố chấp vào sự tồn tại hay không tồn tại của sự vật. Việc cố chấp này nảy sinh là do thiếu hiểu biết chính xác về bản chất duyên khởi chóng vánh của sự vật (thông thường các ý tưởng cảm nhận qua các tri giác thông thường về thế giới khiến ta dể nhìn nhận sự vật tồn tại một cách bản chất hay đôi khi ngược lai phủ nhận sự tồn tại của sự vật chỉ vì dựa trên các quan sát hay lý luận không đầy đủ).

Ở đây ý tưởng "Trung Đạo" trong Phật giáo đã được đức Dalai Lama mô phỏng thành một chính sách đề nghị cho tương lai của Tây Tạng. Đó là việc ngài chủ trương kiến tạo một vùng Tây Tạng tự trị thật sự. Ý kiến này có thể đã nảy sinh từ động lực mong muốn có một sự chung sống hòa bình hạnh phúc cho cộng đồng người Tây Tạng trong khối người Hoa khổng lồ. Chính sách đó không đi theo hướng cực tả đòi hỏi giành lại một tên nước Tây Tạng độc lập mà cũng không chấp nhận xu hướng cực hữu qua việc xóa bỏ nền văn hóa Tây Tạng với bản sắc đặc trưng Phật giáo Kim Cương thừa để trở thành một loại bản sắc Hán tộc 100%. Khối ngựời Hoa rất đông đảo và mạnh mẽ về di sản vật chất và văn hóa trong khi khối người Tạng nhỏ bé nhưng lại rất sâu sắc, đồng nhất và hài hòa về di sản tinh thần và tôn giáo ...Theo phân tích của người viết bài này, sự kết hợp khéo léo không hủy hoại các đặc tính tốt đẹp lẫn nhau của hai khối này sẽ có thể mang lại lợi ích vô cùng lớn lao cho cả hai cộng đồng. Ngoài ra, còn có thể có nhiều phân tích về các khía cạnh lợi ích khác của chính sách Trung đạo nhưng việc bàn thảo về nó sẽ vượt quá đề tài khoa học của bài viết.

Chúng ta hãy trở lại một thí dụ ứng dụng của ý kiến trung đạo. Trong kiến trúc hiện nay của các máy tính cở lớn (các máy chủ -- server) thì bộ lưu trữ (storage) ngày nay có nhiều phẩm chất tiện ích, trong đó, ba điểm nổi bật là kích cỡ rất lớn của bộ lựu trữ, khả năng tái lập dữ liệu (data redundancy) do hỏng hóc và vận tốc xử lý dữ liệu cao. 3 đặc tính này có được, ngoài khả năng tính toán cực nhanh của CPU, là còn phải nhờ vào nhiều yếu tố khác trong đó có 2 thành phần phần cứng quan trọng là ổ cứng (hard drive) và bộ nhớ đệm (cache).

1. Các ổ cứng ngày nay có được khả năng tái lập dữ liệu là do cách kết cấu theo kỹ thuật RAID6để tạo nên các ổ nhớ logic (logical drive) là một dạng sao chép dữ liệu để phòng hờ hỏng hóc. Tuy nhiên, các ổ cứng thông thường ngày nay vẩn dùng công nghệ cơ khí cho nên vận tốc truy cập dữ liệu vẩn còn rất thấp so với vận tốc xử lý của CPU.

2. Để khắc phục phần nào sự "chênh lệch" giữa vận tốc xử lý dữ liệu và vận tốc xuất nhập (I/O -- input output) dữ liệu của các ổ logic, nhiều năm trước, người ta thiết kế ra các bộ nhớ đệm (cache)7là một loại bộ nhớ có vận tốc lưu trữ dữ liệu rất nhanh nhằm tạm thời lưu giữ các dữ liệu trong khi các ổ logic đang bận thực thi các thao tác khác. Chính bộ nhớ đệm này đã giúp tăng được vận tốc trung bình của toàn bộ hệ thống máy tính lên đáng kể. Vì giá thành của bộ nhớ đệm này rất cao nên dung lượng của nó được trang bị trên mỗi máy tính khá khiêm nhường (từ vài trăm Mb cho đến vài Gb là tối đa; trong khi tổng dung lượng của một bộ lưu trữ ngày nay cho mỗi máy có thể lên đến trên dưới 200,000Gb hay khoảng 200Tb)

Vấn đề nảy sinh là gần đây các ổ cứng loại mới được chế tạo bằng các "memory chip" tức là các bộ nhớ điện tử (thường thấy trên các máy chụp hình số) gọi là SSD (solid state drive)8Vận tốc của loại này nhanh hơn vận tốc của các loại ổ cứng truyền thống khoảng 10 lần nhưng so với vận tốc của bộ đệm thì SSD nhỏ hơn khoảng 12 lần. (Về giá thị trường của ba loại này cũng tương ứng như thế các bộ nhớ đệm giá khoảng gấp 10 lần SSD và, SSD giá gấp 10 lần ổ cứng thường). Đồng thời dung lượng của nó cũng chỉ khoảng 1/3 dung lượng của ổ cứng thông thường. Xem ra, nếu trang bị mới cho bộ lựu trữ hoàn toàn bằng SSD thì sẽ rất đắt tiền. Vấn đề là làm sao để nâng vận tốc lưu trữ của máy lên nhiều lần gần tương đương với máy tính được trang bị toàn bằng SSD nhưng vẩn không phải trả một giá thành cao như thế.

Nếu dựa theo tầm nhìn trung đạo thì có thể tìm cách thiết kế một hệ thống mới sao cho nó chạy với vận tốc nhanh so sánh được với vận tốc của SSD cũng như giữ nguyên các tính năng về ổ nhớ logic của nó. Dĩ nhiên, một giải pháp dể thấy là dùng SSD như là vai trò của một bộ đệm thứ cấp (level two cache) cỡ lớn. Tuy vậy nếu nhìn kỹ hơn chúng ta sẽ thấy là bộ đệm thứ cấp này dù có tốt thì cũng đã đánh mất đi một tính năng quan trọng mà các ổ cứng đều có thể được kiến trúc nên: đó là việc các ổ cứng có thể được cấu trúc để có khả năng tái lập dữ liệu trong hư hỏng (data redundancy). Như vậy việc thấy được các đặc điểm "trung đạo" của SSD thì người thiết kế có thể tạo ra một bộ đệm thứ cấp cỡ lớn nhưng lại có khả năng tái lập dữ liệu do hỏng hóc. Đồng thời một hệ thống máy tính như thế sẽ có vận tốc tăng cao gấp nhiều lần, tăng cao khả năng bảo dưỡng dữ liệu đồng thời giá cả cho kiểu máy này lại không tăng theo tỉ lệ nhỏ hơn nhiều lần. Đây cũng là mội dung liên can đến phát minh được nêu trong phần đầu của bài viết cũng như liên quan đến một world wide technical publication9về kiến trúc một kỹ thuật lưu trữ nhằm tối ưu hóa một hệ thống máy tinh trong đó có nhiều cơ chế lưu trữ dữ liệu có các vận tốc sai biệt nhau đáng kể.

III Thay Lời Kết:

Các ứng dụng của Phật giáo vào khoa học đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đến trong nhiều thập niên gần đây. Ngoài các chia sẻ tri kiến về vật lý như cách thức tồn tại của vật chất (vật lý vi mô -- lượng tử) và của vũ trụ (vật lý vĩ mô -- vũ trụ học) thì các ứng dụng trực tiếp được thấy đặc biệt rõ nét trong các ngành y học trị liệu, tâm lý học, và thần kinh học10. Tuy vậy, ứng dụng vào các ngành khác của khoa học thì vẩn còn hiếm hoi. Loạt bài viết này chỉ nhằm một mục tiêu nhỏ cho thấy ứng dụng của Phật giáo sẽ không chỉ dừng lại ở các ngành khoa học đã nêu mà nó có thể thâm nhập vào các vị trí khác chẳng hạn nhằm giúp người nghiên cứu vượt qua các khó khăn. Các áp dụng như vậy cũng là một bước khác để kiểm chứng sự đúng đắng của giáo thuyết nhà Phật vì chỉ có thuyết lý đúng thì mới dẫn đến các hậu quả phù hợp, tin cậy và áp dụng được. Dẫu sao, truy cho đến cùng thì cho dù có mang đến phúc lợi như thế nào, mụch tiêu chính của Phật giáo vẫn là nhằm mang lại giải thoát hoàn toàn cho chúng sinh và đạt đến trí tuệ viên mãn. Theo các giảng huấn Phật giáo thì không có nổ lực tu tập thực nghiệm một cách kiên trì và phù hợp, thì sẽ chẳng có giải thoát chẳng có trí tuệ tối thắng.

Kính chúc an lạc
Phật tử Làng Đậu

Xem Phần I:

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC Làng Đậu


Chú Thích:

  1. Middle WayLogical Volume. I D 200904599 . NhanVo et all. Patent Pending doc.
  2. Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế Nguyễn Cung Thông . Huệ Quang. Truy Cập 16/07/2010
  3. Bồ Tát Hạnh. Santideva. Thích Trí Siêu dịch. Chương 5. Trang Quảng Đức. Truy Cập 16/07/2010
  4. Một số chi tiết về Duyên Khởi có thể tìm thấy trong tác phẩm"Tứ Điệu Đế" của đức Đạt-lai Lạt-ma(The Four Noble Truths. Dalai Lama. Thorsons. 1998. ISBN: 0722535503 ) Phần Mở Đầu. Duyên Khởi (bản dịch Việt: /D_1-2_2-57_4-3884_15-2_5-75_6-1_17-236_14-1/#nl_detail_bookmark)
  5. Theo lời của đức DLLM trong các bài giảng về"Nhập Bồ Đề Hành Luận" Truy cập tại www.dalailama.com. Xem thêm ý kiến về việc này trong bàiPratītyasamutpādaphần Madhyamaka and Pratityasamutpada . Wikipedia. Cập nhật 23 tháng 07 2010.
  6. Xem thêm về các cách thức tái lập dữ liệu khi hỏng hóc từ kỹ thuật RAID: BàiRAIDWikipedia. Cập nhật 23 tháng 07 2010.
  7. Xem thêm giải thích về chức năng và hoạt động của bộ đệm:Cache. Wikipedia. Cập nhật 23 tháng 07 2010.
  8. Xem thêm:Solid-state driveWikipedia. Cập nhật 23 tháng 07 2010.
  9. Self Optimizingfor Performance -- A New Virtual Storage Device System. PD Number: 201000845. Nhan Vo et all. HP World-wide Technical Publication 2010.
Xem thêm về các nổ lực nghiên cứu ứng dụng của Phật học tại trang WEB Mind and Life: http://www.mindandlife.org/index.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 17932)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 39069)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62460)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 25587)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40975)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
28/08/2013(Xem: 4250)
Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.
22/04/2013(Xem: 8410)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 7765)
Trong một vài thập niên vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ lớn lao trong việc tìm hiểu một cách khoa học về não bộ và cơ thể con người nói chung. Hơn nữa, với sự xuất hiện của ngành di truyền học hiện đại, kiến thức của khoa thần kinh học về hoạt động của những cơ cấu sinh học giờ đây đã đạt đến mức độ vi tế nhất của các di truyền tử riêng biệt.
09/04/2013(Xem: 5072)
Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của "The Tao of Physics" (Đạo của vật lý) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982.
09/04/2013(Xem: 2744)
Phật pháp là một Học lý cao siêu, mầu nhiệm và thực tiễn, bao gồm hết các Pháp ở thế gian, không một bài học thuyết tư tưởng nào ngoài Phật pháp cả. Bởi thế, khi nhìn Phật pháp, nhà triết học bảo đạo Phật là triết học thuần tuý, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]