Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Ăn Chay

13/12/201018:56(Xem: 12958)
III. Ăn Chay

 

Từ năm 1970 đến nay, số người ăn chay gia tăng khoảng 30%. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Hiệp hội Các Nhà hàng Quốc gia thì người dân Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến món ăn chay trong các thực đơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng những người ăn ít thịt cá thì ít bị các bệnh như tim, bệnh ruột già, tiểu đường, áp huyết cao và chứng béo phì. Sự phổ biến các thông tin liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và bệnh tật là một nguyên do thúc đẩy phong trào ăn chay gia tăng ở Mỹ và những nước Tây Âu.

Theo cuộc điều tra của tờ Vegetarian Time ở bang Ilinois thuộc Hoa Kỳ vào năm 1992 có 12,4 triệu người Mỹ, trong số đó có 8 triệu người ăn chay trường, hoàn toàn ăn các loại rau trái, ngũ cốc, bơ sữa, phó mát và trứng. Họ tuyệt đối không ăn cá và thịt. Có nhiều người đi xa hơn nữa, không ăn cả bơ động vật, trứng, sữa và phó mát. Họ ăn uống như thế để được khỏe mạnh: Giảm thiểu tối đa chất cholesterol, đường, và tăng nhiều chất xơ (fiber) trong thực phẩm.

Có người ăn chay vì lý do tôn giáo, có người ăn chay vì lý do sức khỏe, có người ăn chay vì thương súc vật và có người ăn chay vì muốn chữa trị bệnh tật. Nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân ăn chay để chữa trị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh tăng huyết áp cùng một số bệnh khác.

Trong nhiều trường hợp, ăn chay trở thành một sự cần thiết. Người Hoa Kỳ khi nghĩ đến đạo Phật là nghĩ đến ăn chay, mặc dù không phải ai theo đạo Phật cũng đều ăn chay. Đạo Phật cũng không bắt buộc Phật tử phải ăn chay và cũng không cho rằng ai không ăn chay là có tội. Đạo Phật khuyến khích Phật tử phát tâm ăn chay đều đặn từ một đến nhiều ngày mỗi tháng để thân và tâm đều được lành mạnh và trong sáng.

Thịt bò, gà, heo được bán nhiều và rẻ tại các nước Mỹ, Úc và Âu châu. Ngoài ra loại trứng, sữa, bơ động vật, phó mát, kem lạnh, bánh kẹo là các món ăn thông dụng tại những nơi này. Các món ăn này rất ngon miệng, rất bổ vì có nhiều sinh tố và chất đạm, nhưng lại kèm theo sự nguy hiểm là có quá nhiều chất cholesterol và chất béo. Những thứ này đóng quanh phía bên trong các mạch máu làm cho sự lưu thông máu bị giảm dần hay có nơi bị nghẽn lại. Khi các mạch máu vành ở tim bị nghẽn, một phần bắp thịt tim không còn được máu đến nuôi dưỡng và cung cấp dưỡng khí nên bị ngưng hoạt động, dẫn đến tim ngưng đập đột ngột hay gọi là đột quỵ (heart attack).

Nếu các mạch máu trên não không lưu thông tốt vì bị chất béo đóng nhiều bên trong thì tạo nên chứng nghẽn động mạch não, gây ra sự vỡ mạch máu não mà chúng ta gọi là bị kích ngất (stroke). Các trường hợp đột quỵ và kích ngất là hai nguyên nhân chính đưa đến nhiều cái chết đột ngột hay các biến chứng tai hại hiện nay ở Hoa Kỳ, làm cho nhiều người bị tàn phế như tê liệt, mất trí nhớ, suy tim yếu cùng nhiều bệnh khác.

Ngoài ra, ăn nhiều chất béo cũng làm gia tăng bệnh huyết áp, do mỡ đóng bên trong mạch máu. Nếu là người hút thuốc lá thì tỉ lệ bệnh tật lại càng cao hơn nữa.

Ăn chay là cách giảm thiểu tối đa những rủi ro nói trên. Hiện nay có bốn cách ăn chay chính trên thế giới:

1. Không ăn thịt, như bò, dê, heo, gà... nhưng ăn cá, trứng, uống sữa, các thực phẩm làm từ sữa như bơ, phó-mát và các loại rau trái, ngũ cốc...

2. Không ăn thịt, cá, chỉ ăn trứng, sữa, bơ, phó-mát, rau trái và ngũ cốc.

3. Không ăn thịt, cá, trứng, chỉ uống sữa, ăn bơ, phó-mát, rau trái và ngũ cốc.

4. Không ăn thịt, cá, trứng, cũng không uống sữa hoặc ăn các thực phẩm làm từ sữa như bơ, phó-mát... Chỉ ăn hoàn toàn ngũ cốc và rau trái.

Đạo Phật khuyến khích ăn chay để nuôi dưỡng tình thương yêu đối với mọi loài nên người Phật tử thường chọn ăn chay theo cách thứ 2, thứ 3 hay thứ 4. Một số người theo phương pháp dưỡng sinh Oshawa cũng ăn chay theo cách thứ 4. Một số người theo phương pháp này chỉ ăn gạo lức với muối mè và uống rất ít nước. Một số người khác chú trọng nhiều đến tính chất “âm” hay “dương” của mỗi loại rau trái và ngũ cốc. Họ không chỉ ăn gạo lức, muối mè mà thôi, họ còn ăn rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng như sữa nguyên chất, rong biển, các loại rau và ngũ cốc.

Khi ăn những thực phẩm có chất đạm (protein), chúng ta cần uống nước nhiều để giúp cơ thể thải các loại protein không hấp thụ được qua đường tiểu, nếu không sẽ dễ bị bệnh sạn thận do những chất protein này và calci kết hợp lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6627)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 1083)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 8684)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 23101)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 15957)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 8806)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 12886)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 1128)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
01/04/2013(Xem: 4066)
Sau đây là một số lời Phật dạy đối chiếu với sự tìm hiểu của các nhà Khoa học: I )- Vi sinh vật, âm thanh 1)- Vi sinh vật: Khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum (lu, vại, khạp đựng nước) để uống, Ngài dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”.Rồi Ngài dạy các Tỳ-kheo đọc câu chú: “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha”.(Có sách lại ghi là “Án địa lị nhật lị sa ha”)Ngài dạy: “Mỗi lần uống nước đều nên đọc câu chú ấy ba lần để chúng-sanh nhỏ bé ấy được siêu thoát”.
01/04/2013(Xem: 5500)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567