Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

X. Tìm Hiểu Thêm Về Ngã Và Vô Ngã

13/12/201018:19(Xem: 15108)
X. Tìm Hiểu Thêm Về Ngã Và Vô Ngã

 

Sigmund Freud khi chữa trị cho một bệnh nhân tâm thần đã nói: “Điều mà tôi có thể làm nhiều nhất cho anh là thay thế khổ đau bệnh tật bằng sự khổ đau thông thường của kiếp người.” Như thế, khoa phân tâm và tâm bệnh học có mục đích chữa trị cái ngã (ego) bất bình thường, không lành mạnh trở thành bình thường, lành mạnh. Nhưng Freud cho rằng cái ngã ấy vẫn là “cội nguồn của sự lo âu” vì các sức mạnh của bản năng nơi chốn vô thức luôn vùng dậy, luôn khích động, đòi hỏi làm cho cái ngã mất sự kiểm soát, mất sự quân bình. Điều ấy tạo ra sự lo lắng, sự sợ hãi ngấm ngầm nơi mỗi chúng ta.

Nhiều người có cuộc sống đạo đức, tốt lành và vững vàng, nhưng có thể có những giấc mộng thấy mình bị rượt bắt, thấy mình không bận áo quần mà đi ngoài đường phố, thấy mình bị lạc đến những nơi hoang vắng mịt mờ.v.v... Đó là sự biểu lộ của những xung đột ngấm ngầm từ chốn vô thức. Những người nói trên cần phải học đạo để khai mở cõi lòng, để tiếp xúc trực tiếp, để hiểu rõ những thương ghét sâu xa trong lòng mình, để giải phóng cho những mối lo âu, sợ hãi phát sinh từ những ý nghĩ và cảm xúc thầm kín đó. Nói khác đi, họ không cần phải sử dụng sự đè nén hay tránh né qua một bề ngoài cứng cỏi. Một người có lối sống như thế có thể rất tốt đẹp cho xã hội hoặc rất tai hại cho xã hội vì tác động của siêu ngã (superego) trong đời sống của họ. Siêu ngã là sự chuyển vào bên trong lòng mình (nội hóa) những gì chúng ta được dạy dỗ là được làm và những gì chúng ta bị cấm đoán không được làm mà chúng ta gọi là lương tâm. Một siêu ngã quá mạnh cũng tạo sự mất quân bình vì ta dễ dàng trở thành độc đoán: luôn luôn muốn người khác phải làm điều này hay cấm đoán không được làm điều kia.

Dù là tốt đẹp hay tai hại cho xã hội, về phương diện cá nhân, người ấy cũng không biết hạnh phúc chân thật là gì, vì họ phải sử dụng quá nhiều năng lượng bên trong để đè nén những ý tưởng và những cảm xúc của mình. Họ sống rất mệt mỏi trong danh thơm tiếng tốt và trong nỗi lo sợ triền miên, những bất an ngấm ngầm của ngọn núi lửa lúc nào cũng gia tăng áp lực bên trong.

Phật giáo biết rõ cái gọi là “cái ngã bình thường” ấy vẫn chưa thật sự lành mạnh, vẫn chưa thật sự bình thường, vì sức mạnh của những ham muốn và những giận dữ bắt nguồn từ sự mê mờ, sự không hiểu biết chân thật vốn luôn tác động trong đời sống hằng ngày. Chính động lực đó chi phối cách chúng ta suy nghĩ và hành động trong đời sống. Chúng ta “bị sống” bởi các thôi thúc đó mà không nhận biết.

Chúng ta thường nói về sự cần thiết của dưỡng khí, của lá phổi, của sự hít thở không khí, nhưng chúng ta không cảm nhận được sự sống đang xảy ra từng giây, từng phút qua mỗi nhịp thở ra và thở vào nơi chính hai buồng phổi của mình. Chúng ta ăn nhưng không nhận biết rõ ràng về thực phẩm ngon ngọt mình đang nhai nuốt, mà thường bị cuốn hút theo những khích động hay những ý tưởng chợt đến chợt đi. Chúng ta thường nghĩ về cái ăn hơn là ăn, thường nghĩ về những cái mình thấy hơn là thấy, thường nghĩ về những cái mình nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hoạt động hơn là đang nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và hoạt động.

Như thế, khi sống một cuộc đời dù cho là đạo đức thì có thể chúng ta vẫn đang nghĩ về sống cuộc đời đạo đức chứ không thực sống cuộc đời của ta như thế ấy. Theo Erich Fromm, chúng ta đánh mất mình (vong thân), chỉ chấp chặt vào những chiếc bóng mà cho đó là sự chân thật.

Trên bình diện tâm lý, vô ngã là trạng thái tâm tự nó cởi bỏ trò chơi bám víu vào ký hiệu, vào ngôn từ, vào những kinh nghiệm quá khứ để nhận biết hiện tại, cái đang hiện hữu. Tâm trực tiếp kinh nghiệm về mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài. Lúc đó, chúng ta sống thực sự chứ không còn chỉ nghĩ về cuộc sống và nhất là không đè nén hay tránh né những gì xuất hiện nơi tâm. Chúng ta không phân đôi tâm mình thành cõi ý thức và vô thức để rồi sống bất an với những sự giả dối mình cho là sự thật vì cuối cùng mình cũng không thể chạy trốn sự thật.

Sự tu tập giúp ta tự tin, tự biết chính mình một cách rõ ràng và chuyển hóa tất cả những sự dồn nén bên trong thành suối nguồn của tình thương yêu, sự hiểu biết chân thật và hạnh phúc bao la trong đời sống hằng ngày. Sống với sự hiểu biết chân thật như thế là sống thật, là sống hạnh phúc vô cùng, một thứ hạnh phúc chân thật tự nhiên, không do gì mà có, không lệ thuộc vào điều gì cả, không có bắt đầu và không có tận cùng. Đó là ý nghĩa thật sự câu trả lời của ngài Triệu Châu, một vị thiền sư đạo hạnh đời nhà Đường. Khi có người hỏi đạo hay chân lý là gì, ngài đáp: “Tâm bình thường là đạo.” Hạnh phúc chân thật là cái bình thường nhất trong đời.

Vấn đề còn lại của chúng ta là nếu bị bệnh tâm thần như lo âu, sợ hãi, bất an, kéo dài một cách bất thường thì nên tìm đến bác sĩ tâm thần. Nếu mong muốn sống đời an vui hạnh phúc thì nên tìm thầy học đạo. Một vị bác sĩ tâm thần tốt và giỏi thường giúp người bệnh biết rõ nguồn gốc của căn bệnh mà không dùng sự tương quan chữa trị đó để lạm dụng bệnh nhân. Một vị thầy tốt và giỏi giúp cho người học đạo thấy rõ nguồn gốc của mọi khổ đau do sự bám víu vào những thứ bên ngoài. Chỉ cần xả trừ được sự bám víu, kể cả bám víu vào hình ảnh vị thầy, là đạt đến chốn tự do và hạnh phúc bao la. Một người bệnh mà càng ngày càng lệ thuộc vào bác sĩ, một người học trò mà càng lúc càng lệ thuộc vào vị thầy, thì đã đến lúc phải tự mình xét lại để đi đến một quyết định thích hợp hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5700)
Mục đích của tâm lý trị liệu pháp là để chữa trị, thoa dịu và làm vơi bớt nỗi khổ đau của những người đang bị dày vò bởi nhiều vấn đề nan giải trong cuộc sống, hay những người được chẩn đoán là đang mắc bệnh tâm thần.
09/04/2013(Xem: 4664)
Sự phát triển của khoa học hiện đại đã tiến tới rất cao, nhưng chỉ hướng về mặt công năng hiển tánh mà phát triển, đối với mặt công năng ẩn tánh, hình như chẳng biết gì cả, vì chẳng biết nên phủ nhận sự tồn tại của nó.
09/04/2013(Xem: 3711)
Mọi sinh hoạt văn minh của nhân loại vạn tượng xum la, bao gồm giáo dục, chính trị, văn hóa, kinh tế, y học v.v... đều nhắm chung mục đích là mong cầu hạnh phúc cho con người.
09/04/2013(Xem: 12364)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7583)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 2036)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 10097)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 25922)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 19020)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 10529)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]