Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Trà Chủ Chuẩn Bị

13/12/201017:57(Xem: 12620)
II. Trà Chủ Chuẩn Bị

 

Người chủ buổi thưởng trà có thể chọn chủ đề như đầu thu và chọn các trà cụ cho thích hợp với khách mời. Ông ta chọn một bức tranh thủy mặc và vật trang hoàng chính để tạo phong vị cho trà thất. Bình hoa chưng thường diễn tả mùa nhưng không được có màu sắc rực rỡ hay thơm nồng, vì như thế sẽ làm mất đi sự tĩnh mịch và hòa hợp cần thiết.

Nói đến hoa trong Trà đạo, chúng ta không thể nào quên câu chuyện “Khán hoa triêu nhan”. Thái Cáp (Taiko) là vị tướng quân thuộc dòng họ Tú Cát, kẻ vừa mới lên cầm quyền, thay mặt Thiên Hoàng trị vì trăm họ. Một hôm nghe vườn của Lợi Hưu đang nở rộ những đóa hoa triêu nhan nên muốn đến xem hoa. Đây là loại hoa màu trắng, dáng như chiếc chuông nhỏ, sớm nở tối tàn, đẹp và mong manh. Lợi Hưu mời vị tướng quân này đến dùng trà buổi sáng. Đó là điều ông ta mong muốn, vì ông thích ngắm vườn hoa nổi tiếng này. Khi đi quanh vườn ông chỉ thấy toàn lá xanh, chẳng có một đóa hoa nào cả. Ông ta bước đến trà thất với lòng bực bội vì không được toại nguyện. Khi vừa vào trà thất, nhìn lên, ông ta thấy một đóa triêu nhan duy nhất trong một chiếc bình quý bằng đồng đời nhà Tống.

Hãy nhìn mọi vật như là duy nhất trên đời. Đó là thông điệp của thiền. Vị trà nhân đã giúp cho vị tướng quân bắt gặp điều: “Trên trời, dưới trời chỉ mình ta là tôn quý” ấy, hay nói theo nhà thơ William Blake trong bài Auguries of Innocence:

Thấy vũ trụ trong một hạt cát
Và thiên đường nơi một đóa hoa dại
Cầm vô biên nơi lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi.

Trước khi vào trà thất, khách sẽ đi qua khu vườn được quét dọn sạch sẽ. Đó là một loại vườn thiền: hoa lá có màu sắc trang nhã, các tảng đá được phối trí hòa điệu với những hòn đá nhỏ mà phần lớn chôn dưới đất theo nhóm ba, năm, bảy, hay chín viên đá nằm rất vững vàng (vì những tảng đá này được chôn hai phần ba phía dưới mặt đất, một phần ba lộ thiên), hàng rào tre cùng chiếc cổng cổ kính. Tất cả đều tỏa ra nét khiêm cung, trang nhã và an bình. Tất cả đều có một sự tự nhiên, hòa hợp, chẳng chút phô trương, vì đó là tinh thần của Trà đạo.

Chúng ta thường nghe kể vị trà sư Lợi Hưu sai con mình quét vườn cho thật sạch để đón khách uống trà. Mỗi lần nghe con báo vườn đã quét dọn xong, ông ta ra nhìn rồi lắc đầu bảo chưa được. Sau nhiều lần quét dọn, đến lúc vườn sạch bóng mà cha mình vẫn chưa chịu, người con hỏi ông ta chưa vừa ý chỗ nào, vị trà sư lặng lẽ đến dưới một cành cây với lá đang chuyển vàng, đưa tay lay nhẹ và những chiếc lá vàng rơi xuống trên mảnh vườn rêu xanh.

Vài chiếc lá vàng lặng lẽ
Trên thảm rêu xanh
Mùa thu đến.

Các vị khách tinh tế nhìn thấy rõ lòng hiếu khách, niềm kính trọng của người chủ và nhất là bắt gặp được cái tâm rỗng lặng phổ vào mọi sự vật hiện hữu quanh đây. Họ thưởng thức nét đẹp tự nhiên của vườn thiền, nét đơn giản nhưng hàm xúc của bức tranh vẽ bằng mực tàu trên giấy bồi, bình hoa đơn sơ, giản dị và trang nhã và các trà cụ sử dụng được lau chùi tinh sạch.

Khi chủ và khách đã an vị, tâm họ lắng đọng trong chốn an bình tĩnh lặng. Các giác quan của họ trở nên bén nhạy trong sự thoải mái và nhận biết rõ ràng những dáng dấp, màu sắc, âm thanh, mùi vị và xúc chạm. Năm giác quan của họ hợp nhất trong tâm rỗng lặng bao la: tiếng nước sôi reo nhẹ như tiếng gió rì rào qua kẽ lá, bình hoa đơn sơ hiện dần nét đẹp kỳ diệu, khói trầm thơm phảng phất cái mơ hồ, vị trà đắng chuyển dần thành cái ngọt ngào sâu đậm. Trong trà thất đơn sơ, tâm của chủ và khách cùng tiếp xúc với cái bình dị tinh sạch tỏa ra từ các vật nhỏ bé ở trước mặt họ. Mọi thứ đều giản dị, chân thật và cùng biểu lộ cái vô cùng.

Uống trà như thế chẳng khác gì tham dự một lễ nghi trang trọng tại một thiền viện. Đó là một kinh nghiệm tâm linh phong phú trong khung cảnh đơn giản gần như nghèo nàn. Trên thực tế, người ta đã nhận rõ viên ngọc quý báu nơi mình chiếu sáng trong tịch lặng, viên ngọc quý mà đức Phật Thích-ca trong kinh Pháp Hoa nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên sử dụng để luôn luôn sống với nguồn hạnh phúc tỏa rộng đến vô biên.

Đó là điều mà vị trà sư người Hoa Kỳ đã tìm được. Ông Gay Charles Calwallader đến Nhật Bản vào năm 1975 trong chương trình trao đổi sinh viên ngành lịch sử nghệ thuật, sau khi tốt nghiệp cao học ngôn ngữ và văn hóa Nhật tại Đại học Austin, Texas. Sau đó ông học Trà đạo 5 năm tại trung tâm Trà đạo Urasenke Chanoyou. Trường phái chính tại Nhật truyền thừa qua 15 vị tổ kể từ ngày các vị tu sĩ Nhật Bản sang Trung Hoa học ngành này và truyền bá lại cho những người trong nước vào thế kỷ 15.

Ông Calwallader bày tỏ lý do ông ưa thích như sau: “Triết lý của Trà đạo hấp dẫn tôi trước khi tôi biết về sự thực hành Trà đạo. Rồi tôi lại thấy sự thực hành thật thích thú với nhiều đòi hỏi hơn là tôi tưởng.”

Ông thích thú vì Trà đạo đặt nền tảng trên bốn nguyên tắc của thiền: hòa, kính, tịnh và an (hòa hợp, kính trọng, thanh tịnh và an bình). Sống với tâm hòa hợp, kính trọng, trong sáng và an bình là sống với chân tâm hay tâm giải thoát vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6607)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 1066)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 8673)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 23058)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 15900)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 8759)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 12837)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 1112)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
01/04/2013(Xem: 4048)
Sau đây là một số lời Phật dạy đối chiếu với sự tìm hiểu của các nhà Khoa học: I )- Vi sinh vật, âm thanh 1)- Vi sinh vật: Khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum (lu, vại, khạp đựng nước) để uống, Ngài dạy: “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé”.Rồi Ngài dạy các Tỳ-kheo đọc câu chú: “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha”.(Có sách lại ghi là “Án địa lị nhật lị sa ha”)Ngài dạy: “Mỗi lần uống nước đều nên đọc câu chú ấy ba lần để chúng-sanh nhỏ bé ấy được siêu thoát”.
01/04/2013(Xem: 5476)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567