Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Hoa Chưa Nở, Bụi Chưa Dấy

13/12/201018:01(Xem: 13456)
I. Hoa Chưa Nở, Bụi Chưa Dấy

 

Trong bài tựa của thiền thư Bích nham lục, thiền sư Viên Ngộ đã viết: “Một mảy bụi dấy lên là đại địa trọn thâu; một đóa hoa nở là thế giới bừng dậy. Thế nhưng khi bụi chưa lên, hoa chưa nở thì mắt dính vào đâu?”

Khi hoa chưa nở thì chúng ta thấy gì? Đó chính là điểm ách yếu của Thiền tông và cũng là của vườn Đông phương. Những khu vườn xanh thẳm hun hút và trầm lặng: Khi hoa chưa nở thì mắt dính vào đâu?

Tâm là cái mà chúng ta dùng để nghe, thấy, biết, phân biệt hay dở, đúng sai; là cái mà chúng ta dùng để cảm nhận sự vui, buồn, thương ghét khi đối diện với cái chúng ta thương hay ghét. Vào một vườn Tây phương, chúng ta thích thú với những đóa hồng, trắng, tím, vàng, hoàng phấn to và tươi mát, với những đóa uất kim hương xuất hiện cùng với mùa xuân tô đậm nền cỏ xanh với những khối màu vàng hay đỏ rực rỡ. Chúng ta thấy bông hoa tràn đầy màu sắc, chúng ta nhìn bầu trời cao rộng, chúng ta nghe tiếng chim hót líu lo. Qua cái thấy, nghe, biết mà chúng ta tiếp xúc với ngoại cảnh và những nét đẹp của hoa lá trong khu vườn, giúp chúng ta quên đi giây phút hiện tại trên quả đất này, giúp chúng ta vui sướng qua những rung cảm của giác quan, giúp chúng ta biết được phần nào chốn thiên đàng mà chúng ta mong mỏi, hy vọng hay ước ao sẽ đến khi rời bỏ quả đất đầy phiền não và đấu tranh này.

Vườn Đông phương thì ngược lại, không trồng nhiều hoa, không có những cảnh rực rỡ thu hút chúng ta để chúng ta quên mình đi, đánh mất mình đi trong nét đẹp của dáng dấp và màu sắc bao quanh. Vườn Đông phương có một chiều sâu thăm thẳm, đó là một thế giới rộng lớn bao la trong một khu vực bé nhỏ.

Vào một khu vườn Tây phương, chúng ta quên mất sự có mặt của mình. Ở trong một khu vườn Đông phương, chúng ta thấy rõ, biết rõ sự hiện hữu của mình trong vũ trụ trống vắng, tinh sạch, bình an và bao la. Sự thấy biết đó, ý thức về sự có mặt của mình đó, không phải do mình đối diện với cảnh bên ngoài, đối diện với những hình dạng, màu sắc, âm thanh, mà do sự hòa tan của mình vào ngoại giới và trở thành một với cái vô cùng, như thiền sư Tuệ Trung diễn tả:

Di-đà vốn thật pháp thân ta
Nam bắc đông tây khắp chói lòa
Trăng thu ngự giữa trời cao rộng
Đêm lặng trùng dương rạng chiếu xa.

Thiền cho ta thấy rõ, sống một cách chân thật với vũ trụ bao la của tâm linh, nhìn thấy tính cách rỗng lặng, tràn đầy, tỏa chiếu của mọi sự vật, nhìn thấy cái vô biên trong một hạt cát và sống trong thời gian vĩnh cửu của những giây phút lăn trôi không ngừng nghỉ. Điều ấy được diễn tả trong kinh Hoa nghiêm:

Phật tử trụ ở đây
Trong một hạt bụi nhỏ
Thấy vô lượng quốc độ đạo tràng
Chúng sinh và các kiếp.
Trong một hạt bụi như thế
Trong hết thảy hạt bụi cũng thế
Tất cả đều chứa đủ
Thảy đều không ngại nhau.
Trong mỗi hạt bụi
Thấy đủ đại dương quốc độ
Chúng sinh, kiếp như vi trần
Lẫn lộn mà không ngại nhau.
Phật tử trụ ở nơi đây
Quán hết thảy các pháp
Chúng sinh, quốc độ và thời gian
Không sinh khởi và không thực hữu.
Quán sát lý bình dẳng
Nơi chúng sinh nơi pháp
Như Lai, quốc độ và nguyện
Và thời gian thảy đều bình đẳng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2010(Xem: 12864)
Cuộc sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết giảng, các câuphát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc hay muốn dừng lại ở đoạn nàocũng được. Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sáchtheo thể loại trên đây. Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma vềPhật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo chọn lọc từ các bài diễn văn,phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
22/11/2010(Xem: 3603)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
16/11/2010(Xem: 11334)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 7438)
Đây là một chương trong quyển “The Universe in a Single Atom” (Vũ Trụ Nằm Trong Một Nguyên Tử Đơn Lẻ) của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ XIV, nói về sự hội tụ giữa khoa học và tâm linh. Quyển sách này do nhà xuất bản Broadway Books (New York, USA) ấn hành năm 2005, và đã là một trong những quyển sách bán chạy nhất ở Mỹ.
09/11/2010(Xem: 8139)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 3621)
Những khám phá gần đây của nền Vật lý hiện đại cho thấy một số quan niệm của Phật giáo cần phải được xem xét đến… Kể từ thế kỷ 20...
02/11/2010(Xem: 3997)
Những thập niên cuối cùng vừa qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học về toàn bộ cơ thể và bộ não con người. Xa hơn nữa, với sự phát triển những kiến thức mới về di truyền học, thần kinh học của những hoạt động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân.
29/10/2010(Xem: 3854)
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
26/10/2010(Xem: 4105)
Lời người dịch: Nguyên tác tiếng Anh của bài khảo cứu ngắn này: Darwinism, Buddhism and Christanityđược đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82, số 11 & 12, Nov - Dec 1974, trang 443 – 446 của Amarasiri Weeraratne, nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng ở Tích Lan.
23/10/2010(Xem: 3517)
Với cả hai quả quyết đã được trình bày, Darwin biết mình đã đi quá xa, không phải trên địa hạt khoa học, mà chính là trong trận địa triết lý: lý thuyết của ông sẽ bị kết án là duy vật chủ nghĩa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]