Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

11/12/201015:16(Xem: 7763)
Lời Nói Đầu

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC
Phúc Lâm
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội 2010

LỜI NÓI ĐẦU

Con người và vũ trụ là hai chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn. Phật Giáo và khoa học cũng là hai chủ đề rộng lớn, quá rộng lớn. Cho nên tôi phải thú thực với độc giả là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ 4 chủ đề trên trong cuốn sách nhỏ này. Có hai lý do.

Thứ nhất, tôi không thể biết hết những gì thuộc bất cứ chủ đề nào trong 4 chủ đề trên, và có lẽ không ai trên thế gian này có thể biết hết những điều đã được khám phá ra trong mỗi chủ đề, khoan nói đến chuyện những điều chưa được khám phá ra. Trang Tử đã chẳng nói: "Cái biếtcủa thiên hạ thì vô hạn, cái biết của cá nhân thì hữu hạn, mang cái hữu hạn đi tìm cái vô hạn, nguy vậy thay!"hay sao? Và Thomas H. Huxley cũng đã chẳng nói: "Những gì mà chúng ta biết thì hữu hạn, những gì mà chúng ta không biết thì vô hạn." (The known is finite, theunknown is infinite)?

Thứ nhì, ngay với những điều tôi biết trong mỗi chủ đề mà tôi biết chắc còn thiếu sót rất nhiều, cũng không thể trình bày trong đầy đủ một cuốn sách. Vì vậy, trong cuốn sách này, tôi xin tự hạn trong một số tiểu đề mà tôi cho là những điều mà con người hiện đại không thể thiếu sót trong bộ kiến thức của mình, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta trên con đường mở mang dân trí, cập nhật hóa một số kiến thức trong đó có những điều thuộc loại cấm kỵ trước đây dưới chế độ thực dân trên toàn quốc, và dưới chế độ độc tài tôn giáo trị ở miền Nam trước đây.

Cuốn sách này gồm có 2 phần: Phần I: Con Người & Vũ Trụ, và Phần II: Phật Giáo & Khoa học.

Trong Phần I tôi sẽ tự hạn trong 2 tiểu đề: Nguồn Gốc Vũ Trụ và Nguồn Gốc Con Người, cố gắng cập nhật hóa những kiến thức mới nhất và có tính cách thuyết phục nhất về hai chủ đề này. Trong Phần II, tôi chú trọng đến Phật Giáo, có thể nói là tôn giáo của Dân Tộc Việt Nam, và vì Phật Giáo là một tôn giáo lớn: Lớn về tư tưởng, triết lý, luân lý, đạo đức, cộng với những đặc tính Từ Bi, Hòa Bình, Vị Tha, Nhân Bản, Nhân Chủ v..v.. chứ không phải lớn vì có số tín đồ đông đảo nhất thế giới. Lớn vì Phật Giáo chưa từng cưỡng ép bất cứ ai phải tin vào Phật Giáo, khoan nói đến chuyện bách hại những người có tín ngưỡng khác, và lớn vì trong suốt hơn 2500 năm lịch sử, Phật Giáo chưa từng vấy một giọt máu của đồng loại trong quá trình phát triển.

Phần Tài Liệu Tham Khảo Chọn Lọc cuối sách có thể giúp độc giả tìm hiểu thêm chi tiết về những vấn đề tôi trình bày trong cuốn sách này.


DẪN NHẬP

Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v.v... Từ xưa tới nay, con người đã đưa ra nhiều giải đáp khác nhau, dựa trên sự hiểu biết và trí tuệ của con người ở mỗi địa phương và qua các thời đại. Điều rõ ràng là, với thời gian, trí tuệ của con người cũng đã theo định luật tiến hóa, càng ngày càng mở mang, và do đó sự hiểu biết của con người cũng tiến triển theo cho tới trình độ của ngày nay. Kết quả là nhiều giải đáp về con người và vũ trụ trước đây đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ ngày nay.

Với sự hiểu biết và trí tuệ của con người hiện nay thì, dựa trên những sự kiện (facts) khoa học, thuyết con người là do sự tiến hóa của những sinh thể ban khai tạo thành, và vũ trụ sinh ra từ một sự nổ bùng lớn (Big Bang) của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, được công nhận là hợp lý nhất. Lẽ dĩ nhiên, tính cách hợp lý này không nằm trong đầu óc của một phần tương đối không đáng kể trong nhân loại, vì lý do này hay lý do khác, không thể chấp nhận những sự kiện khoa học, hoặc vì chúng không phù hợp với niềm tin tôn giáo của mình, hoặc vì đầu óc chưa tiến hóa, phát triển đúng mức để chấp nhận những sự thật bất khả phủ bác. Điển hình là trên thế giới ngày nay vẫn còn không ít người, hơn 70% sống trong các nước trong thế giới thứ ba hoặc trong một số ốc đảo nhỏ ở Châu Á, số người kém hiểu biết và còn nặng lòng mê tín, vẫn còn tin là vũ trụ và mọi vật trong đó là do sự sáng tạo của một đấng thần linh toàn năng, phép tắc vô cùng, trong 6 ngày, cách đây 6-7000 năm như được viết trong Thánh Kinh Ki Tô - Do Thái (Judeo- Christian Bible) mà họ tin trong đó chứa những lời mạc khải của Thượng đế của họ, nên không thể sai lầm, tuy rằng không có một căn bản thuyết lý hay bằng chứng nào có thể biện minh cho sự hiện hữu của vị Thần toàn năng nói trên, và cũng không có một bằng chứng nào chứng tỏ sự can thiệp của vị Thần toàn năng trên vào những việc thế gian. Điều này phù hợp với thuyết tiến hóa, vì theo định luật "chọn lọc tự nhiên" (natural selection) hay "thích hợp nhất với hoàn cảnh xung quanh" (best fit) trong thuyết này thì chỉ có một số người nào đó mới có thể có những đầu óc theo kịp với đà tiến bộ của nhân loại, cũng như không phải tất cả các sinh thể ban khai đều tiến hóa thành nhân hầu, và không phải tất cả nhân hầu đều tiến hóa thành loài người.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải ý thức được rằng: một thuyết lý khoa học không bao giờ được coi là chung cùng. Điều này cũng dễ hiểu vì con người vẫn còn nằm trong quá trình của sự tiến hóa, trí tuệ càng ngày càng phát triển và không ai có thể tiên đoán được là tiến trình này tiến tới đâu và bao giờ mới ngừng. Các khoa học gia, dựa trên những dữ kiện khoa học về những mối liên hệ giữa trái đất và mặt trời, tiên đoán rằng trái đất mà chúng ta đang sống chỉ có thể tồn tại khoảng 5 tỷ năm nữa, nhưng nhân loại sẽ đi về đâu thì đó còn là một ẩn số vĩ đại.

Nho giáo rất thực tế. Khi được hỏi về quan niệm Thần linh, và sau khi chết con người đi về đâu, Đức Khổng Tử đã trả lời: "Chuyện con người còn chưa rõ nói chi đếnchuyện Thần linh, và chuyện sống còn chưa rõ nói chi đến chuyện chết."

Phật Giáo, một tôn giáo đặt căn bản trên con người, có vẻ như không quan tâm mấy đến những giải đáp không mấy giúp ích cho con người để sống một cuộc đời hiện thực, bây giờ và ở đây, nên Đức Phật đã giữ im lặng trước những câu hỏi có tính cách siêu hình như trên. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Phật không có những giải đáp thích đáng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ Kinh điển Phật Giáo. Người chỉ cho rằng những giải đáp siêu hình không mang lại ích lợi thực tế cho chúng sinh. Biết hay không biết thế giới từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu, không giúp ích gì cho con người để giải quyết những sự việc trước mắt, ngay trong đời sống này. Vấn đề thiết thực nhất của con người là tự giúp mình và giúp cho tha nhân tiến bước trên con đường đi đến giác ngộ, nhận thức sự việc như chúng thực sự là như vậy (như thực tri kiến), và do đó thoát ra khỏi những chấp kiến có tác dụng buộc chặt con người vào những sự khổ đau ở trên đời.

Điều mà chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, là con người đã nằm trong một quá trình tiến hóa trải dài trong nhiều triệu năm, từ thời tiền sử ăn lông ở lỗ, trí tuệ thấp kém, rồi qua những thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt cho tới con người văn minh tiến bộ ngày nay. Qua các thời đại, chúng ta thấy xuất hiện trên thế gian những bộ óc siêu việt như của Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Socrates, Galilei, Darwin, Einstein v..v.., những bộ óc đưa ra những tư tưởng, thuyết lý phổ quát, có thể áp dụng trong mọi thời, ở mọi nơi. Trong quá trình tiến hóa nói trên, sự hiểu biết về con người và vũ trụ hiển nhiên cũng phải tiến theo, và do đó, dần dần loại bỏ những quan niệm hoang đường, mê tín, không phù hợp với những hiểu biết ngày càng tiến bộ của con người. Kiến thức của nhân loại vẫn còn đang mở mang, tiến bộ từng ngày, và có lẽ chỉ chấm dứt khi trái đất trở thành tro bụi sau đây khoảng 5 tỷ năm.

Sau đây, tôi sẽ duyệt qua những quan niệm về con người và vũ trụ qua các thời đại và sau cùng trình bày những thuyết mới nhất mà khoa học đã đưa ra, dựa trên những sự kiện khoa học mới khám phá được, để giải thích về nguồn gốc của con người và vũ trụ. Điểm kỳ lạ là những khám phá của khoa học gần đây đã rất phù hợp với quan niệm về nguồn gốc con người và vũ trụ của Phật Giáo, điều này chứng tỏ rằng nhiều tư tưởng của Phật giáo đã đi trước khoa học khá xa, như sẽ được trình bày trong Phần II của cuốn sách này: Phật Giáo & Khoa Học.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta nên tương đồng hóa khoa học với Phật Giáo. Cái dụng của Phật Giáo và của khoa học thuộc hai bình diện khác nhau. Bình diện của Phật giáo bao trùm mọi Pháp giới trong khi đối tượng của khoa học chỉ thu hẹp trong một số lãnh vực, cho nên những tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo, nếu có, thường chỉ là những tương đồng bề ngoài, danh từ khoa học gọi là tương đồng biểu kiến. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong Phần II của cuốn sách.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5059)
Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:
23/02/2013(Xem: 5842)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5965)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5765)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5715)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6591)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10254)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4473)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4818)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6248)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]