Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn gốc loài người

28/02/201309:55(Xem: 5089)
Nguồn gốc loài người

NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Toàn Không
(Trường A-Hàm, quyển 1, trang 547, 548. Quyển 2, trang 483-485)

Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:

- Thuyết cho rằng Người đầu tiên trên thế-gian này do một Thượng-Đế sinh ra, được viết trong Thánh Kinh của người Do-Thái giáo (Xin miễn bàn).

- Thuyết cho rằng loài Người do một loài Khỉ-Đột tiến hóa biến hóa mà thành, do một người nước Anh tên Charles-Robert-Darwin (1809-1882) nghiên cứu về loài Khỉ-Đột mà viết ra (Xin miễn bàn).

- Thuyết của Phật-giáo

Ở đây người viết không trình bày hay phê bình chỉ trích hai thuyết trên, mà chỉ trình bày và mô tả thuyết của Phật giáo. Người đọc có toàn quyền suy xét, nhận xét theo quan điểm riêng của mình. Dù sao đi nữa, chân-lý bao giờ cũng là sự thật; dù thời gian có trôi đi, không gian có đổi chỗ, nhưng trải qua nghìn muôn ức tỷ năm sau, hoặc tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, hay châu Úc đi nữa, chân-lý vẫn bất di bất dịch không thay đổi, đó mới là chân lý.

Sau đây tôi xin ghi lại thuyết nguồn gốc loài Người của Phật-giáo do đức Phật đã dùng Phật- nhãn (mắt Phật) chiếu soi,nhìn thấu về vô thủy, nghĩa là Ngài nhìn về quá khứ hàng vô số tỷ năm, nên Ngài nói ra những gì đã thấy. Tôi viết như vậy chỉ là lấy ý của một kẻ phàm-phu mà viết, chứ chẳng phải như triết thuyết của Phật-giáo Tối-thượng-thừa; theo Phật-giáo Tối-thượng-thừa thì: “Như-Lai không đến, không đi, không quá khứ,không hiện tại, không tương lai, chỉ như như”. Nghĩa là chân-tánh cùng khắp không gian chỗ nào cũng có, chân-tánh cùng khắp thời gian lúc nào cũng hiện diện; như vậy làm gì có sự phân biệt qúa khứ, hiện tại, tương lai, đâu còn phân biệt chỗ này chỗ kia nữa.

Khi có thế giới (thế gian) hư hoại, hủy diệt bởi đại Hỏa tai, tất cả con người ở đó chết đi, hóa sinh đến cõi Trời Quang-Âm tương ưng với Nhị-thiền Sắc giới. (Khi có thế giới hư hoại hủy diệt bởi đại Thủy tai, tất cả con người chết đi, hóa sinh đến cõi Trời Biến-Tịnh tương ưng với Tam-thiền Sắc-giới. Khi có thế giới hư hoại, hủy diệt bởi đại Phong tai, tất cả con người chết đi hóa sinh đến cõi Trời Qủa-Thật tương ưng với Tứ-thiền Sắc-giới). Các vị Trời ở Quang-Âm Thiên sống rất lâu dài là 8A-Tăng-Kỳ (1 A-Tăng kỳ = 1 Kiếp = 16,798,000 năm, sẽ giải thích cách tính sau,ở mục các đại tai họa).

Các vị Trời ở cõi Quang-Âm Thiên khi thọmạng và hành nghiệp đã hết, họ chết đi ở đó, và hóa-sinh đến cõi TrờiKhông-Phạm (Phạm-Thiên), tức là sinh đến cõi Trời khác thấp hơn (cõi Phạm-Thiêntương ưng với Sơ-thiền Sắc-giới).

Bấy giờ vị Phạm-Thiên (vị Trời ở cõiKhông-Phạm) hóa-sinh ra đầu tiên tự nghĩ: “Talà Đại Phạm-Thiên, tự nhiên mà có, không ai tạo ra ta. Ta có thể thấu suốt đượctất cả nghĩa lý, rất được tự-tại, và vi diệu bậc nhất. Ta trước đây chỉ có mộtmình, và do sức ta mà có chúng-sanh, ta tạo ra chúng-sanh”.Vì trước đây tanghĩ: “Phải chi có những chúng-sanh khácđược ra đời, thì ta vui biết mấy! Và sau đó có những chúng-sanh sinh ra, tuổithọ của ta sống lâu hơn các chúng-sanh sinh ra sau, do đó ta là bậc nhất, hơnhết tất cả”.

Đồng thời những vị Phạm-Thiên hóa-sinhra sau tại cõi Trời Không-Phạm cũng tự nghĩ: “Vị ấy là Đại Phạm-Thiên, không do ai sinh ravà tự nhiên có. Vị ấy thấu suốt các nghĩa lý, rất được tự-tại, có thể tạo ra,và có thể hóa ra. Vị ấy vi diệu bậc nhất và đáng tôn kính bậc nhất, vị ấy sốnglâu hơn chúng ta; trước chỉ có vị ấy, sau mới có chúng ta, vị ấy đúng là đấngtạo ra chúng ta”.

Tất cả chúng-sanh tại cõi TrờiKhông-Phạm đều tùy theo phúc nghiệp đã tạo ra trước kia mà được qủa báo là:

- Đại Phạm-Thiên:

Vi diệu, đẹp đẽ, uy nghi, tự tại, hạnhphúc, có ánh sáng cực kỳ rực rỡ; vị Đại Phạm-Thiên ví như vua có các vịPhạm-Thiên thân cận, và Phạm-Chúng-Thiên bao quanh. Tuổi thọ của Đại Phạm-Thiênlà một 1 Tiểu kiếp rưỡi = 16,798,000 + 8,399,000 = 25,197,000 năm của trái đất.

- Phạm-Thiên:

Là những vị Trời thân cận ĐạiPhạm-Thiên, kém vị Đại Phạm-Thiên một chút, ví như các vị quan đại-thần; các vịPhạm-Thiên sống lâu một Tiểu kiếp = 16,798,000 năm của trái đất.

- Phạm-Chúng-Thiên:

Là các vị Trời tùy tùng các vị Phạm-Thiên,cũng có đầy đủ thần thông, nhưng không bằng các vị Phạm-Thiên; Phạm-Chúng-Thiênsống lâu một nửa Tiểu kiếp = 16,798,000 / 2 = 8,399,000 năm của trái đất.

Những chúng-sanh ở cõi Phạm-Thiên tuỳtheo thọ mạng và hành nghiệp hết, qua đời, và sinh đến trái đất (thế-gian) này.

Các chúng-sanh sinh đến thế-gian này khimặt trời và các hành-tinh được cấu thành và ổn cố rồi, tức là mới thành lập(lập Địa); hoặc được thành lập trở lại sau khi bị hủy hoại (tái lập Địa) bởimột trong ba đại tai họa, đó là đại Hỏa tai, đại Thủy tai, hoặc đại Phong tai(sẽ trình bày ở một mục sau). Khởi đầu, các chúng-sanh này đều do hóa-sinh màra, không phải là một chúng-sanh được hóa sinh ra đời, mà là nhiều chúng-sanhđược hóa sinh ra tùy theo thọ mạng hết tại cõi Trời Không-Phạm. Có thể là cácchúng-sanh khởi đầu ấy hóa sinh ra không cùng một lúc, và không do chúng-sanhtrước sinh ra chúng-sanh sau.

Các chúng-sanh đầu tiên ấy: không cầnchúng-sanh khác nuôi nấng dạy bảo trông nom, mà có thể tự lực sinh sống; họ lấyniệm thực để ăn, nghĩa là lấy sự vui vẻ, thanh tao, nhàn tản làm thức ăn. Nóiđúng hơn, như thức ăn ngày nay, họ không cần ăn uống mà vẫn sống phây phây,không thấy đói khát, lại luôn luôn mạnh khỏe, thật sung sướng vô cùng.

Trên thân thể họ phát ra ánh sáng, soichiếu khắp chung quanh. Họ có thể nhìn thấy rõ ban đêm cũng như ban ngày. Họ cóthần-túc-thông đi, bay trên hư không chớp nhoáng, nhẹ nhàng, an lạc, tự-tại, vôngại, suốt ngày đêm vui vẻ bay nhảy đùa rỡn với nhau thỏa thích. Họ không cầnăn uống, không cần làm việc chi cả, cuộc sống vô cùng thanh tao nhàn hạ; họmuốn đi đâu thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, muốn ngủ thì ngủ, luôn luôn thoải máichẳng có gì là mệt nhọc buồn phiền cả.

Bấy giờ không có nam nữ phân biệt vì hìnhdạng giống như nhau, mọi chúng-sanh đều đẹp tuyệt vời; không có tôn ty trêndưới, ai cũng như ai, bình đẳng hoàn toàn, không ai động chạm tới ai vì khôngcó gì để tranh giành cả. Không có tuổi tác, không có trẻ già, tất cả chúng-sanhđều tươi trẻ như nhau; không có tên gọi khác nhau, khi nói chuyện thì nói ta,ngươi, chúng-sanh này, chúng-sanh kia, chúng ta, chúng ngươi v.v...

Thế-gian này chỉ có nhiều chúng-sanh(Người) hóa-sinh ra, nên gọi là chúng-sanh; các chúng-sanh sống cuộc sống annhàn thoải mái, không có sự tham lam, không có sự giận hờn, không có đẹp xấu,hơn thua, phải trái, yêu ghét, đói no v.v.., nghĩa là không có bất cứ mộttranh cãi phiền não, dù đó là sự tranh cãi phiền não nhỏ bé của ngày nay.

Các chúng-sanh sống cuộc sống đẹp đẽ nhưthế một thời gian khá lâu dài, rồi đại Địa (qủa đất lớn) này tự nhiên có nướcxuất hiện, nước ngưng tụ trên mặt đất và nước có vị ngon như nước đề hồ; nhữngchúng-sanh ấy thấy nước xuất hiện, thì sinh tâm thắc mắc, bèn hỏi nhau: “Đây là cái gì, đây là vật gì, ta chưa thấycái lạ này bao giờ, cái này ở đâu ra?”

Những chúng-sanh ấy tự nghĩ: “Không biết cái này ra sao, nó có mùi gì, nócó vị gì?”Nghĩ như thế, họ bèn lấy ngón tay chấm rồi ngửi thì chẳng có mùigì cả. Họ lại lấy ngón tay chấm nước đề-hồ cho vào miệng nếm thử. Sau khi nếm,họ thấy ngon họ gọi cái ấy là “Nước”và họ khen:

“Cái này ngon, nước này ngon quá!”

Những chúng-sanh khác thấy khen ngon,cũng bắt chước làm theo, họ dùng ngón tay chấm nếm thử. Lúc đầu nếm thử, họcũng thấy ngon, liền sinh tâm đắm nhiễm, cứ chấm nếm hoài không thôi; dần dầntâm ưa thích càng tăng, họ dùng cả bàn tay bốc để ăn, những chúng-sanh kháctrông thấy thế, cũng bắt chước lấy tay bốc ăn. Càng ăn, tâm đắm nhiễm càngnhiều, nên họ bốc ăn mãi liên tiếp, và họ cứ tiếp tục ăn mãi như thế không biếtchán.

Trải qua một thời gian không lâu, thânthể của chúng-sanh trở nên nặng nề, thô kệch, không còn mềm mại, và không cònbay trên hư không được nữa, mà phải đi trên đất. Trên thân mình chúng-sanh mấtdần ánh sáng, và không còn nhìn rõ trong đêm tối được nữa. Những chúng-sanh ấybắt đầu than van về việc thân họ mất ánh sáng và mất nhẹ nhàng, nhưng họ vẫngiữ tâm ưa thích vị nước và họ không ngừng dùng tay bốc nước để ăn uống.

Sau một thời gian lâu dài như thế, rồinước tự nhiên biến mất (vì nước ngấm vào đất, chảy xuống các chỗ thấp xa xôi,và bốc thành hơi), các chúng-sanh dùng ngón tay bới đất tìm nước. Không tìmthấy nước, chúng-sanh nếm (ăn) thử đất có thấm nước, nhão mềm như bùn, và cảmthấy cũng ngon; họ bèn ăn đất nhão mềm ấy, và gọi đó là “Vị đất”.Chúng-sanh khác thấy khen ngon cũng lấy tay bốc vị đấtăn. Những chúng-sanh nào ăn nhiều vị đất thì nhan sắc trở nên xấu xí, nhữngchúng-sanh nào ăn ít vị đất thì nhan sắc còn tươi đẹp; lúc đó chúng-sanh bắtđầu sinh tâm phân biệt về nhan sắc, dung mạo, đẹp xấu. (Trường A-Hàm, Q2, từ504 đến 512)

Có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp.

Có chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu.

Chúng-sanh sống một thời gian như thế,rồi dần dần đất khô cứng lại, không còn vị đất mềm nữa; bấy giờ chúng-sanh bắtđầu buồn rầu than thở mà nói: “Khổ thay,khổ thay, đây là tai họa, tại sao vị đất bỗng nhiên mất đi như thế?”

Sự kiện ấy cũng giống như ngày nay ngườita có đầy đủ thức ăn ngon, thì người ta nói: “Ngon quá, ngon quá!”,nhưng sau đó thức ăn ngon ấy bỗng dưng hếtkhông còn nữa, họ lấy làm nhớ tiếc, buồn rầu; những chúng-sanh nhớ tiếc vị đất,cũng buồn rầu như thế, từ đó chúng-sanh bắt đầu sinh tâm buồn phiền.

Khi đất khô cứng lại, trên mặt hìnhthành một lớp vỏ mỏng như cái bánh ngày nay (cũng giống như ngày nay mỗi khi cónước lụt lớn, nước đục lẫn đất tràn vào đồng ruộng; sau khi hết lụt lội, nướcbốc hơi cạn đi, đất trở nên khô cứng, đồng ruộng nứt nẻ, có một lớp đất mỏng ởtrên mặt), không có vị đất, chúng-sanh bèn bóc lấy lớp đất ấy để ăn, và họ gọilà “Vỏ đất”.Dần dần họ cảm thấy ănvỏ đất cũng có mùi vị và ngon miệng. Trong số đó những chúng-sanh nào ăn nhiềunhan sắc trở nên xấu xí hơn, những chúng-sanh nào ăn ít thì còn giữ được tươiđẹp. Chúng-sanh tranh cãi nhiều hơn về dung mạo nhan sắc, có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp hơn ngươi.

Có Chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu hơn ta.

Có chúng-sanh nói:

- Chúng-sanh này đẹphơn chúng-sanh kia.

Về sau có thứ nấm mọc từ đất xuất hiện,nấm có màu sắc đẹp, mềm mại; chúng-sanh thấy vật lạ xuất hiện thì thắc mắc hỏinhau: “Đây là cái gì, đây là vật gì, cáinày trông lạ qúa, ta chưa thấy vật này bao giờ, nó là cái gì? v.v...”

Họ bèn lấy tay sờ thấy mềm, họ bèn cầmcây nấm kéo lên rồi ăn thử, họ thấy ngon ngọt và có mùi thơm vị ngon hơn vỏđất; họ gọi vật ấy là “Nấm đất”,vìnó mọc từ đất lên. Họ nói cho những chúng-sanh khác biết như thế, chúng-sanhkhác nghe nói cũng làm theo.

Từ bấy giờ chúng-sanh thôi ăn vỏ đất vàcùng nhau ăn nấm đất. Trong số đó, những chúng-sanh nào ăn nhiều nhan sắc trởnên xấu hơn nữa, những chúng-sanh nào ăn ít nhan sắc còn giữ được tươi đẹp. Cácchúng-sanh sinh tâm phân biệt tranh cãi đẹp xấu nhiều hơn, có chúng-sanh nói:

- Sắc đẹp của ngươi kémsắc đẹp của ta.

Có chúng-sanh nói:

- Ta đẹp, ngươi xấu,sắc đẹp của ta hơn sắc đẹp của ngươi.

Có chúng-sanh nói:

- Ngươi xấu hơn tanhiều, ngươi xấu qúa, tại sao ngươi xấu thế?

Có chúng-sanh nói:

- Chúng-sanh này đẹp, chúng-sanhkia xấu, tại sao thế?

Chúng-sanh sinh tâm hơn kém, ôm lòng cạnhtranh càng ngày càng tăng; họ sống như thế một thời gian khá lâu, rồi tự nhiênnấm đất dần dần ít đi; chúng-sanh thấy nấm đất ít đi, họ tụ tập lại mà than vãnvới nhau, một chúng-sanh hỏi:

- Tại sao tôi khôngthấy có nhiều nấm đất như trước kia?

Các chúng-sanh khác đều trả lời:

- Tôi không biết tạisao.

Có chúng-sanh nói:

- Bây giờ chúng ta phảiđi xa để tìm kiếm nấm đất mà ăn.

Nhiều chúng-sanh nói: “Khổ thay, khổ thay, đây là tai họa chochúng ta, tại sao nấm đất càng ngày càng ít đi như thế?”

Thế là họ rủ nhau đi chỗ xa tìm kiếm nấmđất để ăn, đang khi nấm đất ít dần đi như thế và các chúng-sanh đều lo lắngkhông có đủ nấm đất để ăn, tự nhiên có một số loại cây có hạt xuất hiện như lúagạo, lúa mì, lúa mạch v.v...

Các chúng-sanh thấy các cây có hạt xuấthiện nên ngạc nhiên vô cùng, họ không biết những thứ ấy từ đâu mà sinh ra; cácloại cây này sinh ra nhiều hạt không có vỏ cứng, chúng-sanh thấy thế thì lấy ănthử, họ ăn thấy bùi bùi, ngon ngon, lại có mùi thơm. Họ bèn lấy các hạt ấy đểăn và bảo nhau cùng ăn. Do nhân duyên này nên có tên “Hạt gạo, hại mì. hạt mạch, v.v..”.Từ lúc bấy giờ, chúng-sanh cùngnhau lấy hạt để ăn, họ ăn hạt trong một thời gian không lâu, thân hình trở nênthô xấu hơn, phát triển nẩy nở mạnh mẽ.

Bắt đầu từ lúc bấy giờ, các chúng-sanh cóhai loại thân hình sai khác nhau, nên mới có danh từ: “Chúng-sanh Nam (đàn ông), chúng-sanh Nữ (đànbà)”.Con Người bắt đầu thành hình rõ rệt và phát triển từ đấy, cácchúng-sanh nam lạ lùng về hình dáng khác biệt của các chúng-sanh nữ, phái nữ lạlùng về sự sai khác hình dáng của phái nam. Các chúng-sanh phái này thích nhìnchúng-sanh phái kia, họ nhìn nhau, và nhìn nhau không biết chán, họ nhìn nhaumãi không thôi. Rồi chúng-sanh phái này bắt đầu sinh tâm thích thú, lưu luyếnphái kia, và chỉ muốn gần gũi nhau; họ thích nhìn ngắm (vướng mắc về Sắc) vuốtve (vướng mắc về Xúc chạm) những thứ khác lạ của nhau, và họ bắt đầu thích nóichuyện (vướng mắc về Thanh), khen ngợi lẫn nhau. (Trung A-Hàm, quyển 3, từ 526đến 532)

Tưởng (ý nghĩ) dục (dâm dục) từ đó phátsinh, chúng-sanh nam và chúng-sanh nữ cùng nhau tìm chỗ kín đáo hay chỗ khôngcó chúng-sanh khác để được tự do nhìn ngắm, nói chuyện, ôm ấp, vuốt ve, và làmđiều bất tịnh (làm tình). Những chúng-sanh khác thấy thế, bèn nói: “Than ôi! Đó là việc sai trái, tại saochúng-sanh nam này cùng với chúng-sanh nữ kia làm việc dâm dục xấu xa như thế?”

Danh từ “Ôm ấp, vuốt ve, dâm dục, làm tình”bắt đầu có từ đó; nhữngchúng-sanh nam làm việc bất tịnh dâm dục ấy thấy chúng-sanh khác quở trách thìăn năn và nói: “Việc làm của tôi là saiquấy, tôi đã làm việc xấu xa, tôi đáng khiển trách”.

Tức thì chúng-sanh nam ấy gieo mình xuốngđất không đứng dậy nữa, chúng-sanh nữ thấy thế thì lo chúng-sanh nam ấy đói,nên bèn đi lấy hạt (thức ăn) đem đến cho ăn, chúng-sanh khác thông thấy hỏi:

- Ngươi mang thức ănnày đi đâu?

- Chúng-sanh nam kia vìăn năn về việc làm bất tịnh của mình, nên gieo thân xuống đất không chịu đứngdậy, tôi sợ hắn đói nên tôi đem thức ăn đến cho hắn.

Từ đây các chúng-sanh đã có đủ năm dục(Ngũ dục: Sắc, thanh, hương, vị, và xúc). Về sau chúng-sanh càng ngày càng thamđắm làm việc dâm dục nhiều hơn, và muốn che kín để tránh sự nhòm ngó củachúng-sanh khác, nên họ mới tìm đến chỗ kín đáo như nơi hang hốc, gò đống, hoặctạo ra ngăn che riêng biệt kín đáo. Bởi nhân duyên ấy nên mới có danh từ: “Hang ổ, chỗ kín đáo, chỗ riêng biệt, chỗ ở,túp lều, nhà, v.v...”và gọi chúng-sanh nam, chúng-sanh nữ ở chung làm việcdâm dục là “Nhân tình, chồng vợ”.

Từ lúc đó, những chúng-sanh khác tại cõiTrời Phạm hết mạng sống, hoặc hết hạnh nghiệp, hoặc hết phúc báo nên chết tạiđó sinh đến thế gian này, nhưng không còn là hoá-sinh nữa, mà ở trong bào thaicủa chúng-sanh nữ. Nhân đó mới có danh từ: “Cóthai, có chửa, có bầu, bào thai, đẻ con, sinh con, con trai, con gái v.v...”,từ đây bắt đầu đặt tên cho con khi mới sinh đẻ ra, và người nam nữ sống chungcó con là một ”gia đình”.

Cũng cần ghi nhận rằng: từ khi các loạicây có hạt vỏ mềm xuất hiện, chúng-sanh lấy hạt để ăn, khi hạt lấy đi rồi,những hạt khác lại sinh ra. Sáng lấy chiều lại có, chiều lấy sáng hôm sau có,vì vậy nên lấy hoài, ăn hoài không hết; họ sống một thời gian như thế khá lâurất thoải mái.

Bỗng có chúng-sanh tự nghĩ: “Nếu mỗi ngày đều đi lấy hạt thì nhọc côngquá, nay ta nên lấy gấp hai để ăn trong hai ngày”.Sau khi nghĩ như vậyrồi, chúng-sanh ấy bèn đi lấy đủ số lượng hạt để ăn trong hai ngày, “Tâm tham”bắt đầu phát sinh từ đây. Khichúng-sanh nọ đến rủ đi lấy hạt, thì chúng-sanh ấy nói:

- Ta đã lấy hạt đủ đểăn trong hai ngày rồi, không cần đi lấy nữa, ngươi muốn đi tuỳ ý.

Chúng-sanh nọ nghe nói thế, bèn nghĩ: “Chúng-sanh ấy đã lấy hạt để ăn trong haingày, sao ta không lấy hạt để ăn trong ba ngày?”Nghĩ như vậy rồi, liền đilấy hạt đủ dự trữ ăn trong ba ngày.

Cũng như thế ấy, có chúng-sanh kia đếngặp chúng-sanh nọ và nói:

Chúng ta hãy cùng đilấy thực phẩm (hạt) để ăn,

Chúng-sanh nọ nói:

- Ta đã lấy thực phẩmđủ để ăn trong ba ngày rồi, ngươi tuỳ ý đi lấy.

Chúng-sanh kia nghe xong tự nghĩ: “Ngươi đã lấy dự trữ ăn trong ba ngày, tasẽ lấy nhiều hơn, ta sẽ lấy dự trữ ăn trong năm ngày”.Chúng-sanh kia bènđi lấy hạt đủ ăn trong năm ngày, tất cã chúng-sanh đều sinh tâm “tranh đua”nhau tích trữ hạt như thế,và càng ngày càng gia tăng mãi lên.

Sau một thời gian như thế, tự nhiên cácloại hạt sinh ra “có vỏ cứng, có trấu”không ăn được ngay mà phải bỏ vỏ đi mới ăn được. Khi hạt lấy đi rồi, những câyấy không còn sinh ra những hạt khác nữa, đồng thời các loại cỏ: cỏ lăn, cỏ lác,v.v... xuất hiện, mọc đầy cả.

Lúc đó, chúng-sanh gặp nhau kêu than,buồn rầu, họ ôm bụng tự than nói:

“Khổthay, đây là tai họa, biết làm sao bây giờ? Chúng ta trước kia đều là hóa-sinh,không cần ăn uống gì cả, chỉ lấy sự rong chơi, nhàn tản đó đây làm vui vẻ thỏathích (được tự tại). Trên thân chúng ta phát ra ánh sáng, nên nhìn khắp tất cảkhông trở ngại đêm cũng như ngày (Có hào quang). Chúng ta lại bay trên hưkhông, được an lạc, tự tại, vô ngại (Có thần túc).

Rồi saunước xuất hiện như nước đề hồ, chúng ta thắc mắc muốn biết là vật gì (khởi ýniệm đầu tiên) nên dùng ngón tay chấm quệt cho vào mũi ngửi (khởi ý niệm thứhai), rồi cho vào miệng nếm thử (khởi ý niệm thứ ba). Khi nếm thử thấy vị lạ,ngon (dính mắc vào vị), chúng ta liền sinh ra ưa thích, và nếm mãi không ngưng;lòng tham đắm càng ngày càng tăng lên, nên dần dần chúng ta dùng tay bốc để ăncho được nhiều (tâm tham khởi sinh). Chúng ta bốc ăn mãi như thế không thôi.Rồi thân chúng ta không còn mềm mại nữa, mà trở nên thô kệch, nặng nề (vì cónước trong thân), không còn bay trên hư không được nữa (nặng nề qúa).

Sau mộtthời gian nước đề hồ dần dần biến mất, chúng ta phải ăn vị đất (vì cần phải cómột cái gì trong bụng). Khi vị đất không còn, chúng ta ăn vỏ đất. Rồi nấm đấtcó mùi thơm và vị ngọt xuất hiện, chúng ta ăn nấm đất (dính mắc hương vị); trảiqua mỗi thời kỳ, thân hình chúng ta càng ngày càng trở nên thô kệch xấu xí hơn,tâm trí chúng ta càng ngày càng cạnh tranh hơn thua về nhan sắc đẹp xấu (mà sựthực thì nhan sắc càng ngày càng xấu đi).

Từ khi cácloại cây có hạt xuất hiện, chúng ta lấy hạt ăn mà không cần làm gì cả, hạt lấyđi rồi hạt khác lại sinh ra. Buổi sáng lấy buổi chiều các hạt mới sinh chín,buổi chiều lấy sáng hôm sau các hạt mới sinh chín, sẵn sàng để lấy ăn. Vì sựđua nhau lấy hạt cất giữ của chúng ta (phát sinh lòng tham), nên các loại hạtlấy đi, các hạt mới không sinh ra nữa; tệ hại hơn nữa các hạt sinh ra có vỏ, cótrấu, không ăn hạt ngay được, mà phải bỏ vỏ, bỏ trấu đi rồi mới ăn được”.

Chúng-sanh cùng nhau suy nghĩ về các khókhăn ấy, và bảo nhau phải tìm cách bỏ vỏ đi, và tự gieo trồng để có hạt mà ăn;họ thỏa thuận với nhau việc phân chia đất ra từng ô để mỗi người tự trồng trọttrên phần đất của mình, từ đó danh từ “Ruộngrẫy, trồng trọt, v.v...”được nói đến, và có lời nói “Của ta, của ngươi”.

Họ cùng nhau gieo trồng chăm sóc để lấyhạt mà ăn, cuộc sống cũng tạm ổn; sau một thời gian yên lành như thế, có một sốngười sinh tâm dối trá (khởi tâm dối trá), họ giấu hạt của mình, và đi lấy hạtcủa người khác; tính gian dối bắt đầu từ đấy, những người bị mất trông thấy ngườikhác lấy hạt của mình nói:

- Ngươi làm sai, ngươilàm quấy, tại sao ngươi giấu hạt của mình, rồi đi lấy vật thực của ta, từ nayngươi không được lấy trộm nữa.

Từ đó có danh từ “Cất giấu, vật thực, dối trá, trộm, cắp”bắt đầu được nói đến,nhưng những người có tâm dối trá ấy vẫn tiếp tục làm điều xấu như trước, họ lạitrộm cắp; khi bắt được kẻ trộm cắp, những người bị mất trách:

- Ngươi làm điều xấuxa, tại sao ngươi không bỏ việc đi trộm cắp?

Họ dùng tay đánh người trộm cắp, rồi cầmtay lôi kéo người ấy đến chỗ có nhiều người mà nói lớn lên rằng:

- Người này giấu vậtthực của mình và đã trộm cắp của tôi hai ba lần.

Kẻ trộm thì nói:

- Người này đánh vàolưng tôi nhiều lần bằng tay, người này đánh đau tôi!

Lúc ấy các người khác nghe hai người nóithế, sinh lòng buồn rầu, lắc đầu, nói: “Thế-giannày dần dần trở nên độc ác, có phải đây là ác pháp sinh chăng?”

Từ đó phát sinh ra các danh từ “Lôi kéo, đánh đập, ác độc, v.v…”Conngười từ đấy sinh lòng buồn khổ về việc này, rồi tiếp đến việc khác. Từ lòngbuồn khổ ấy kết (tạo) thành qủa báo khổ não, các khổ não buồn phiền là nguồngốc của “sinh già bệnh chết”, và cácviệc làm bất thiện là nhân để đọa sinh vào các cõi ác.

Từ khi ruộng đất được phân chia, chỗ ởtạo ra riêng biệt, và từ khi có kẻ sinh tâm tham lam, giấu giếm vật thực củamình, trộm cắp, dành giật vật thực của người khác. Con người cãi lộn, nói xấu,giằng co, thậm chí đi đến đánh nhau và tìm cách giết nhau, các việc không tốtnhư thế xảy ra hàng ngày càng nhiều hơn lên, họ không sao tự giải quyết được;họ bèn thảo luận và thỏa thuận với nhau rằng họ cần một người có đủ khả năng đểtrông coi phân xử mọi việc xảy ra cho họ.

Bấy giờ, trong chúng-sanh có người hìnhvóc to lớn, khoẻ mạnh, dung mạo đoan chính, nói năng từ tốn phải lẽ, trông rấtuy nghi, và có đức độ; mọi người thấy thế bèn đến nói với người ấy:

- Như ông biết ngày naycó nhiều việc không tốt đẹp xảy ra hàng ngày, chúng tôi thấy ông là người tốt,mạnh khoẻ, có đủ khả năng làm người trông coi, và phân xử các việc xảy ra.Chúng tôi muốn tôn ông lên làm người trông coi phân xử công bằng, khen ngườilàm việc tốt, chê bai trừng phạt kẻ làm việc xấu v.v...; vậy ông khéo giúp đỡmọi người, chúng tôi mỗi người sẽ bớt ra một số vật thực để tặng ông.

Người ấy nghe xong thấy hay, bèn chấpnhận làm người trông coi phân xử; từ đó, mới có danh từ “người trông coi phân xử, người có trách nhiệm giữ trật tự chung, ngườiđại diện dân, v.v...”Về sau các việc giải quyết càng ngày càng nhiều, nêncần có người phụ giúp; những người có trách nhiệm trông coi phân xử ấy được tổchức thành nhiều người có một người đứng đầu chỉ huy, nên từ đó có những danhtừ mới được nói đến như “Người trông coi,người đứng đầu, người lãnh đạo, chúa, vua v.v...”.

Tóm lại, những người sinh ra đầu tiêntrên trái đất này đều từ cõi Phạm-Thiên sinh đến bằng hóa-sinh, nghĩa là khôngcó ai sinh đẻ ra , hay một vị nào tạo ra cả, mà là chết từ cõi Phạm-Thiên rồisinh đến cõi này bằng hóa sinh. Những người mới hóa-sinh ra không cần đến ngườikhác nuôi nấng chăm sóc, bế bồng mà vẫn sống được một mình; vì dù mới sinh ra,nhưng họ không cần ăn uống như trẻ mới sinh ngày nay. Cũng không phải là chỉ cómột người được hóa sinh ra, mà là nhiều người cùng hóa sinh ra, nhưng cũng cóngười hóa sinh ra trước, kẻ hóa sinh ra sau, tuỳ theo hạnh nghiêp, phúc báo, vàmạng sống ở cõi Trời Không-Phạm đã hết chết đi, sinh đến cõi này. Cũng vì mọingười đều được hóa sinh ra như thế, nên không có cha mẹ, không có ai đặt têncho, nên mọi người đều có cái tên chung gọi là chúng-sanh.

Chúng ta không thấy nói tới hình hài củanhững người đầu tiên ấy, nhưng chắc là có thân hình trong vắt như pha lê(?),mềm mại, nhẹ nhàng, có ánh sáng phát ra, nên bay đi tới lui dễ dàng. Khi bốcnước ăn uống thì dần dần thân hình trở thành căng phồng lên giống như bơm nướcvào bong bóng(?), con người trở thành thô cứng, nặng nề, không còn nhẹ nhàng đểbay được nữa, nhưng vẫn còn trong đẹp. Đến khi ăn bùn, ăn đất, cho đến ăn nấmđất, con người trở thành có màu giống màu bùn đất(?) xấu xí. Và khi tới giaiđoạn ăn các hạt, con người mới thực sự phát triển, nẩy nở các cấu trúc của cơthể

Những người đầu tiên ấy sống từ lúc lậpĐịa, hay tái lập Địa, họ sống từ lúc hóa sinh ra tại trái đất này cho đến khichết trung bình khoảng 84,000 (tám mươi tư nghìn) năm; họ sống rất lâu, rất thọnhư thế, (họ thọ gấp một trăm linh (lẻ) năm lần ông Bành-Tổ mà người ta thườngnói đến chỉ sống khoảng 800 năm mà thôi).

Chắc rằng có một số người không tin rằngnhững con người sinh ra đầu tiên trên trái đất này lại sống lâu như vậy. Ngườikhông tin cũng giống như người vừa sinh ra đã bị mù mắt không thấy được các màusắc khác nhau như thế nào, nên khi có người nói với người mù ấy về sự khác biệtgiữa các màu sắc trắng xanh vàng đỏ đen tím nâu v.v., thì người mù ấy khôngtin, không tưởng tượng nổi sự khác biệt giữa các màu sắc, và nói rằng làm gì cócác màu sắc khác nhau như thế.

Vậy những con người đầu tiên xuất hiệntrên trái đất này từ lúc lập Địa hay tái lập Địa đến bây giờ, phải là bao nhiêutriệu năm? Về điểm này sẽ được nói tới ở phần lời bàn nơi cuối đề tài này,trước đây, người ta đã phát giác ra những kiến trúc nhà cửa ở dưới đáyĐại-Tây-Dương rất là lâu đời rồi; mới đây, với sự tiến bộ của con người, cácnhà Khoa-học khám phá ra những bộ xương hóa đá chôn vùi dưới đất của loài tươngtự cá sấu gọi là SuperCroc mà các nhà cổ sinh vật học Pháp đã đặt cho chúng cáitên khoa học Sacosuchus imparator cách nay vài chục năm. Những con vật này cóchân dài ba thước nhưng sống trên cạn, có niên kỷ cách nay 110 triệu năm, chúngsống đồng thời với những con vật Khủng long, và những con Titanosaurus.

Các nhà khoa học còn cho rằng Nam Mỹ-châuđã tách rời khỏi Phi-châu cách nay khoảng 70 triệu năm, vì họ tìm thấy các bộxương hóa đá của cá sấu cùng loại tại Patagonia thuộc Argentina (Nam Mỹ châu)và Madagasca thuộc Phi-châu.

Nhưng xa hơn thế rất nhiều, các nhàKhoa-học Đức lại khám phá ra vỏ loài Sam biển hóa đá, nó đã xuất hiện trên tráiđất với niên kỷ là 330 triệu năm rồi, thành ra sự truy nguyên về qúa khứ củacác nhà khoa-học vẫn còn chưa rõ ràng.

Về sau, tuổi thọ của con người giảmxuống, có những thời kỳ tuổi thọ tăng lên, có những thời kỳ tuổi thọ giảmxuống, và bây giờ tuổi thọ trung bình của con người quá ngắn ngủi, khoảng 75tuổi (Phật lịch: năm 2629, Dương lịch: năm 2006). Tuổi thọ của con người tuỳthuộc vào ý nghĩ và hành động của con người. Ý nghĩ này không phải là ý nghĩmuốn sống lâu mà được, mà là ý nghĩ những việc thật thà, đạo đức, hay ý nghĩgian dối lừa đảo, mưu mô độc ác. Ý nghĩ là đầu mối của hành động, ý nghĩ bằngtâm (óc, bộ não), hành động bằng thân (đầu, mình, tay chân và các bộ phận phụthuộc thân) và khẩu (mồm miệng). Tâm nghĩ, thân làm, miệng nói, miệng cũngthuộc về thân, nên mới nói “Tâm nghĩthân hành”(thân làm).

Nói chung là tâm thân hành của đa số conngười tạo nên cộng nghiệp, cái cộng nghiệp này nó dẫn dắt tuổi thọ trung bìnhcủa con người, còn cái biệt nghiệp của mỗi người nó sẽ dẫn dắt chính người đó.Ví như ngày nay có người sống chín mươi tuổi, nhưng cũng có người chỉ sống nămmươi tuổi v.v... mà thôi.

Từ những niệm tham, sân, si dẫn dắt ýkhẩu thân hành động, đưa đến qủa báo khổ não là sinh già bệnh chết, và đọa sinhvào sáu cõi; nghiệp báo trói chặt con người trong sáu nẻo phải đi qua, đó là: “Các cõi Trời, cõi Người, cõi A-tu-La(Thần), cõi Ma-Qủy, cõi Súc-sanh, và cõi Địa-ngục”.

Con người cứ thế sinh ra, già đi, bệnhtật, chết đi, trải dài theo thời gian lên bổng xuống chìm, tuỳ theo ý thân hànhthiện hay ác của mỗi người, đó là tạo nghiệp; nghiệp dẫn dắt ta như hình vớibóng không sao thoát ra khỏi, ngoại trừ những vị tu hành đạt đạo thì mới rakhỏi vòng luân hồi luẩn quẩn ấy mà thôi.

Đến đây: chúng ta không thấy nói tới vạnvật cây cỏ bắt đầu xuất hiện trên trái đất này từ lúc nào? Các loại cỏ thì đượcnói đến ngay khi các loại cây có hạt có vỏ có trấu xuất hiện thì các loại cỏđồng thời xuất hiện, và có lẽ các loại cây khác cũng với thời gian sau đó dầndần xuất hiện; riêng về các loài vật thì không thấy đề cập tới, nhưng nhận thấycon người từ khi tạo nghiệp báo, sinh khổ não đi đến già bệnh chết, rồi sinhvào sáu cõi khác nhau tùy theo ý khẩu thân hành việc lành dữ. Do đó các loàisúc vật với thời gian sau đó dần dần xuất hiện trên trái đất này, còn những convật đầu tiên của mỗi loài được sinh ra bằng cách nào? Người viết chưa được đọcvề điểm này, nhưng được biết trong thiên nhiên cả thảy có bốn loại sinh, đó là:

- Hóa sinh:

Chúng-sanh đột nhiên mà có, bỗng nhiênxuất hiện, không qua giai đoạn phôi thai nào cả. Những chúng-sanh thuộc loạihóa sinh thường là vô hình như chư vị Trời, A Tu La, Ngạ-qủy v.v... và nhữngngười đầu tiên như đã nói ở trên.

Lại có những loài biến hóa sinh ra từ mộtloại khác như ve, bướm v.v... Loại này đời trước hay thay đổi lòng dạ, trướcsau nói khác nhau, cố làm cố phạm. (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, trang 22)

- Noãn sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ trong trứnggồm có: Loài có lông vũ như gà, chim, loài bò sát như rùa, rắn, và loài sốngvới nước như cá; loại này, đời trước tham lam, mưu mô lừa đảo, kế hoạch cao thìlàm chim, kế hoạch sâu thì làm cá. (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, trang 21)

- Thai sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ bào thainhư người và các loài thú, đời trước tham đắm dâm dục; tham dục phải đạo thìlàm người, tham dâm ngang trái thì làm thú bốn chân đi ngang.

- Thấp sinh:

Là những chúng-sanh sinh từ nơi ẩm ướtnhư vài loài côn trùng, muỗi mòng, vi khuẩn, vi trùng, gạo ẩm sinh mọt, cỏ mụcsinh đom đóm, lúa sinh sâu... Đời trước tham ăn thịt uống rượu, lấy việc đánhđập, gây gỗ, ồn ào làm vui.

Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang167, có thêm chi tiết như sau: “Noãn,Thai, Thấp, Hóa sinh đều lấy cái định nghiệp mà tương cảm nhau, cho nên cáiđịnh báo của chúng-sanh cũng tùy theo chỗ cảm mà ứng. Như loài sinh trứng thìứng theo loạn tưởng mà sinh. Loài sinh thai thì ứng theo tình ái mà sinh. LoàiThấp sinh thì ứng theo hiệp mà sinh, tức là nương phụ với thấp khí. Loài Hóasinh thì ứng theo Ly mà sinh, tức là bỏ đây tới kia. Xong , tình, tưởng, hiệp,ly trong bốn giới ấy vốn không nhất định, hoặc tình biến làm tưởng, hiệp biếnlàm ly, hoặc đổi làm tình, hoặc thấp đổi làm hóa. Vậy tùy nghiệp thọ báo, cũngcó thứ bay mà trở lại làm thứ lặn, cũng có thứ lặn mà trở thành làm thú bay,như cá hóa rồng; đại để những truyện kỳ quái như vậy rất nhiều, thay hình đổixác, quay lộn luôn luôn; vì thế, chúng-sanh có hoài không dứt”.

Trong quyển Thiền Đốn Ngộ do Hòa-ThượngThích-Thanh-Từ dịch năm 1974, phần Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn, trang 146 lại ghi:“Vô minh là noãn sinh, phiền não bao bọcở trong là thai sinh, nước ái đượm nhuần là thấp sinh, chợt khởi phiền não làhóa sinh (từ loài này hóa sinh loài khác)”.

Ta thấy là con người có mặt trên tráiđất này trước các loài thực vật và các loài động vật. Nhưng những con vật đầutiên thuộc loại noãn sinh và thai sinh trên trái đất này từ đâu mà có? Con gà,con chim, con rùa v.v... có trước hay cái trứng gà, trứng chim, trứng rùa cótrước, nếu những cái trứng có trước, cái gì sinh ra những cái trứng đầu tiênấy? Người viết thiển nghĩ rằng những con vật đầu tiên ấy cũng là do hóa sinh màra. Kể cả những loài thai sinh cũng giống như vậy mà thôi.

Về nòi giống: chúng ta không thấy nóitới, đại loại trên thế giới này có mấy trăm nước và có rất nhiều tiếng nói khácnhau, ngay trong một nước cũng có nhiều thứ tiếng nói khác nhau, tại sao thế?Có lẽ rằng những nhóm chúng-sanh đầu tiên khi hóa sinh đến cõi này, ở nhữngvùng cách biệt nhau nên phát sinh ra tiếng nói khác nhau; lại nữa, trênthế-giới này có những người da trắng, những người da vàng, những người da đen,tại sao vậy?

Có người muốn làm vui cho người khác, nênnói: “Thuở khai sinh lập địa, khiThượng-Đế sinh ra con người bằng cách: Ngài nặn hai con người, một nam một nữ,xong Ngài bỏ hai con người ấy vào lò đốt lửa nung, lúc ấy Ngài ngủ quên nênkhông lấy ra kịp thời, khi nhớ ra hai người ấy đã bị cháy đen thui. Ngài bènnặn hai người khác, rồi bỏ vào lò nung, lần này vì sợ cháy đen như lần trướcNgài lấy ra sớm qúa, nên trông còn trắng bệch. Thượng-Đế vẫn chưa vừa ý, nênnặn thêm hai con người nữa, Ngài tự nhủ, lần này Ta phải canh chừng để lấy racho đúng cho vừa ý, và qủa thật lần này Ngài nung được hai con người có nước davàng vàng, không đen cũng không trắng đúng theo ý, Ngài nói: Thế là được rồi.

Bởi lẽ đóchúng ta mới có những người anh cả da đen, những người anh hai da trắng, vànhững người thứ ba da vàng. Ba cặp nam nữ này đã sinh con đẻ cháu nảy nở ranhân loại trên trái đất này từ ngày đó đến ngày nay!”.

Trong những sự giải thích có lẽ lý do địadư ảnh hưởng đến màu da con người, vì sau thời kỳ khai Thiên lập Địa hay táilập Địa, trái đất trơ trụi. Những con người đầu tiên chịu biết bao khổ cực vớithiên nhiên, phải dầm mưa dãi nắng bỏng cháy khét thân thể đầu tóc đối với conngười sống ở vùng Xích-đạo như Phi-Châu, Ấn-Độ, Nam Mỹ. Con người phải chịu cáilạnh thấu xương tại vùng Bắc-Cực, Nam-Cực, mặt trời chiếu tới rất ít. Những khíhậu khác biệt ấy đã tạo nên màu da khác biệt của con người tiền sử và truyềnlại nhân loại hiện tại (?)

Mặt khác, nên để ý rằng những chúng-sanhsinh ra đầu tiên không phải được sinh ra tại một nơi hay một vùng, mà đã đượcsinh ra ở nhiều nơi khác nhau trên mặt địa cầu này; ngoài ra, các chúng-sanhsinh tới cõi Quang âm Thiên trước kia có lẽ đã từ nhiều nơi (nhiều thế-giới)khác nhau hóa sinh tới đó, về sau các chúng-sanh hóa sinh đến cõi Phạm Thiêncũng có thể từ nhiều nơi khác nhau tới và sau khi chết đi đã sinh đến trái đấtnày; những điều trên đây có thể giải thích những sự khác biệt của các chủng tộckhác nhau tại thế-gian này.

Một điểm nữa được suy ra là trong thời kỳđầu tiên của con người, chưa có phát minh ra lửa, nên chỉ là ăn sống không cóthức ăn nấu nướng chín. Có lẽ sau đó có những vụ cháy rừng do các loại cỏ câykhô, con người mới biết tới lửa. Chưa có các đồ dùng như nồi niêu bát đĩa, chénđũa dao thớt v.v.., mà phải dùng hai bàn tay. Chỗ ở chỉ là hang ổ lều nhỏ thôsơ để trú thân, mà vật liệu là rơm rạ cỏ cây. Cũng không có quần áo che thân,mà phải dùng cỏ lá rơm rạ bó kết lại che thân. Thức ăn chỉ là ăn các loại hạt,lá, hoa qủa v.v... từ thực vật mà thôi.

Đượcbiết, để giúp chúng sanh sống còn và tăng trưởng, ta thấy có bốn cách ănnhư sau:

- Đoàn thực:

Ăn từng miếng, từng nắm, từng cục. Đây làcách ăn của loài người và các loài vật.

- Xúc thực:

Ăn bằng tiếp xúc, xúc chạm, như Quỷ Thần tiếpxúc với vật thực thì đủ no; cũng gọi là Cảnh lạc thực, như quần áo, hương hoa,cùng thiên nữ vui vầy khiến vui no đủ.

- Niệm thực:

Cũng gọi là Tư thực, ăn bằng ý suy nghĩ,tư tưởng, các cõi Trời Sắc-giới lấy thiền định, hỷ lạc làm vị ăn.

- Thức thực:

Ăn bằng thức phân biệt, niệm hiểu, ý biết;các tầng Trời vô Sắc-giới và chúng-sanh trong Địa-ngục đều lấy thức duy trìsinh mạng. (Trường A-Hàm, quyển 2, trang 402).

Về sau, sống với hoàn cảnh, cọ sát vớithực tế, dần dần trải qua thời gian lâu dài, con người đã khám phá, phát minhvà tạo ra rất nhiều thứ để làm cho cuộc sống được tốt đẹp hơn về vật chất; cònvấn đề tinh thần đạo đức mà ai cũng biết là cần thiết, nhưng phần lớn chỉ đượcdàn dựng lên bằng những lớp vỏ bề ngoài hào nhoáng, mà thực ra bên trong cónhiều vụ lợi, thiếu chân thật. Con người càng ngày càng có mưu thâm độc sâu, kếhiểm ác cao, nên nghiệp qủa càng ngày càng sâu dày nặng nề vậy. (Tạp A-Hàm, Q2, trang 70: Bốn cách ăn)

LỜI BÀN: Tuổi thọ tối đa của con người:

“Thế nào là kiếp đao binh? Nghĩa là conngười ở thế gian này vốn sống 40,000 (bốn vạn) tuổi, sau đó giảm dần còn sốnghai vạn tuổi, và tiếp tục giảm xuống còn một vạn tuổi, một ngàn tuổi, năm trămtuổi, ba trăm tuổi, hai trăm tuổi. Như ngày nay con người sống trăm tuổi, tăngít, giảm nhiều; nhưng về sau, tuổi thọ con người giảm dần, chỉ còn 10 (mười)tuổi là dừng lại”.

Quyển Đường Về Bến Giác của Hòa-ThượngThích-Thanh-Cát, trang 78 ghi: “Theo luậnTrí Độ thì người ta thọ từ 10 tuổi, cứ trăm năm lại tăng một tuổi, cứ tăng mãicho tới khi nào thọ 84,000 tuổi mới thôi...”; theo quyển Nhị Khóa Hiệp Giảithì lại lấy 80,000 năm là tuổi tối đa để tính ra Kiếp và Đại kiếp, như vậychúng ta không chắc chắn tuổi thọ tối đa của loài người là bao nhiêu.

Tuy nhiên trong sách này người viết cũngphải lấy con số 84,000 năm làm tuổi tối đa (như quyển Đường Về Bến Giác đã ghi)để tính số năm của kiếp, đại kiếp. Nếu sau này có sự khám phá ra số tuổi thọtối đa của con người có sự khác biệt với con số tối đa 84,000 năm nêu trên, thìsố năm trong một kiếp, trung kiếp, đại kiếp, v.v... của sách này phải thay đổitheo.

LỜI BÀN:Tuổithọ con người có đang giảm xuống không?

Ngày nay khoa học đang tiến bộ, kể cảngành Y khoa mà ai cũng thấy; vậy mà đạo Phật lại nói ngày nay đang vào thời kỳgiảm tuổi thọ dần dần cho tới 10 tuổi thọ, vậy liệu có đúng không? Thật là khótrả lời rõ ràng, nhưng chúng ta thấy rằng:

1)- Hồi đức Phật còntại thế, tuổi thọ trung bình là 100, đến nay đã 25 thế kỷ, 100 năm giảm một tuổi,tức giảm đi 25 tuổi. Chắc mọi người cũng đồng ý là tuổi thọ trung bình của conngười bây giờ là 75, vì hồi ấy có người sống 120, 130 và cho đến 140 tuổi màngày nay không thể có.

2)- Hiện tại tuổi thọtrung bình là 75 tuổi, nhưng vẫn có người sống 100 tuổi hay hơn nữa, thế thìkhi tuổi thọ giảm xuống còn 50 tuổi vẫn có người sống tới 70 hay 80, khi tuổithọ giảm xuống còn 25 tuổi vẫn có người sống tới 40 hay 50 tuổi v.v...

3)- Mặc dù khoa họctiến bộ, nhưng vì chính những cái tiến bộ đã làm ô nhiễm bầu khí quyển và môitrường sinh sống của con người; chính những hệ thống đông lạnh, máy lạnh đã làmhoại dần vòng o-zone của bầu khí quyển che chở cho trái đất. Chính những nhàmáy, xe cộ các loại tỏa khói độc hại buồng phổi con người. Chính những chất hóahọc thải ra từ việc làm ra cái này cái nọ đang thải vào các dòng sông và landần cùng khắp mặt địa cầu tác hại đến sức khỏe con người và muôn vật. Như cácloài vật ăn, loài cây cối hấp thụ, loài cá sống trong các chất hóa học, chấtđộc, rồi con người ăn thịt loài vật, loài cá hay rau qủa ấy thì sẽ sinh bệnh.Chính các lò nguyên tử là nguồn gốc thải dần những phóng xạ đến khắp mọi nơiv.v..., do đó, phần lớn những việc làm có tính cách tiến bộ để phục vụ conngười lại là nguồn gốc của sự hại mạng sống lâu dài của con người. Đó là chưakể đến các tai nạn xảy ra nhiều hơn lên, các taihọa thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều hơn, các cuộc chiến tranh thường xảy ra trên thế giớităng lên, nhất là chiến tranh nguyên tử cóthể xảy ra gây chết chóc nhiều hơn cho lớp người trẻ tuổi làm cho tuổi thọ trung bình giảm xuống.

4)- Đồng ý rằng y khoatiến bộ rất nhiều, nhưng thử hỏi ngành y tế có thể đương đầu với những tai hạido tiến bộ khoa học kể trên không? Bởi vì mỗi ngày sinh ra bệnh mới có thể donhững thứ nêu trên gây ra, mà chúng ta không thể tiên đoán trước được.

5)- Con người càng ngàycàng bôi bác gian dối, mưu trí tệ hại, giết người vui thích, huà với nhau bắtnạt kẻ yếu, hại người ngay trong vui thích. Tỉ như muốn có quyền lợi, thươnglượng không được, bèn dùng mưu kế dàn dựng nên tội, rủ kẻ khác cùng nhau hiệplực thanh toán, mặc cho máu có đổ, xương có chất thành núi đi nữa vẫn vui vẻv.v…; như vậy thì làm sao mà tuổi thọ không giảm?

LỜI BÀN: Khi nào Phật Di-Lặc ra đời?

Một số người đang chuẩn bị đón PhậtDi-Lặc ra đời, thật là tức cười, họ chính là người đang mò trăng đáy nước;quyển Nhị Khóa Hiệp Giải ghi: “Trong Hiền kiếp này, tức trong Trung kiếp Trụnày, hiện nay đang ở kiếp thứ 9, tới kiếp thứ 10 , khi mà giảm xuống đến thuởcon người còn sống được 8 vạn tuổi là đức Phật Di Lặc ra đời”. Nguyên tắc tínhsố năm là thời kỳ đang giảm tuổi thọ (ở kiếp thứ 9 này) từ thời Phật Thích-Ca,con người sống trung bình 100 tuổi. Bây giờ, sau 2550 năm (tính từ khi Phật nhập Niết-Bàn),con người trung bình sống 75 tuổi thọ, cứ 100 năm giảm một tuổi. Như vậy số nămcần thiết để giảm xuống tới 10 tuổi thọ là: (75 - 10) x 100 = 6500 năm. Số nămcần thiết để tăng tuổi thọ con người (cũng ở kiếp thứ 9) từ 10 tuổi lên 84,000là: (84,000 - 10) x 100 = 8,399,000 năm. Số năm cần thiết để giảm tuổi thọ từ84,000 xuống còn 80,000 (ở kiếp thứ 10) là lúc Phật Di-Lặc ra đời là: (84,000 -80,000) x 100 = 400,000 năm. Cộng ba con số năm trên, chúng ta có thể biết đứcPhật Di-Lạc sẽ ra đời vào khoảng : 6500 + 8,399,000 + 400,000 = 8,805,500(tám triệu tám trăm linh (lẻ)năm nghìn năm trăm) năm nữa.

LỜI BÀN: Khi nào tận thế?

Không khó khăn để biết ngày tận thế mànhiều người đã qúa lo lắng, nhất là những người ngoại đạo, không biết họ nghelời tiên đoán từ đâu mà họ cho rằng năm 2000 Dương lịch vừa rồi là tận thế; tộinghiệp! Họ đã lo lắng cùng cực, cầu nguyện ngày đêm, cho đến khi chẳng thấy gìxảy ra cả! Để biết rõ ngày tận thế, chúng ta thử làm con toán:

- Trước hết chúng ta đãcó con số năm từ nay đến hết kiếp thứ 9 này là 6500 + 8,399,000 = 8,405,500 nămnhư trên đã tính.

- Từ kiếp thứ 10 đếnhết kiếp thứ 20 của Trung kiếp Trụ này là 11 kiếp nữa thì bắt đầu vào thời kỳHoại của trái đất, chứ không phải hoại của mặt trời, mỗi kiếp là (84,000 - 10)x 100 x 2 = 16,798,000 năm; như vậy số năm trong 11 kiếp là 16,798,000 x 11 =184,778,000. Do đó số năm để trái đất này sẽ chết (tạm thời, vì sẽ tái lập địa)là vào khoảng: 8,405,500 +184,778,000 = 193,183,500(một trăm chín mươi ba triệu một trăm tám mươi tư nghìn năm trăm) năm, vì đạitai sẽ trình bày ở một mục sau.

LỜI BÀN: Các Cụ Tổ loài người có từ lúc nào?

Như vậy, thời gian từ lúc tái lập địa tớinay là bao lâu? Chúng ta có thể tính như sau: Trung kiếp Trụ có 20 kiếp, chođến nay ta đang ở kiếp thứ 9 giảm tuổi, như vậy, trong 8 kiếp trước ta có: mộtkiếp x 8 = 16,798,000 x 8 = 134,384,000 năm, cộng với số năm từ đầu kiếp thứ 9đến nay là (84,000 - 75) x 100 = 8,392,500 năm, thì ta có: 134,384,000 +8,392,000 = 142,776,500năm; đó làthời gian từ lúc tái lập địa đến giờ, và cũng là lúc mà các ông Tổ các bà Tổloài người xuất hiện vậy.

Về khoa học thì sao?

1)- Trong quyển NhữngNguồn Gốc (Origins), trang 236 ghi: “Hệthống mặt trời và trái đất được thành lập khoảng 4.6 tỉ năm, sau 600 triệu nămthì ổn cố và xuất hiện đời sống trên trái đất”;lại có nhà khoa học nói đờisống khởi thủy ít ra cũng vài chục triệu năm rồi.

2)- Quyển Đạo Phật vàKhoa Học,trang 270, ghi:

- Các nhà khoa học chorằng vào thời kỳ xuất hiện đột nhiên (Cambrian Explosion) là thời kỳ mà các chủngloại khác nhau có mặt bất ngờ. Thời kỳ các lớp đá xuất hiện từ động vật hóathạch cổ xưa cách nay 545 triệu năm, các nhà khảo cổ còn cho rằng đã có nhiềusinh vật khác nhau đã được sinh ra từ cả tỉ năm phần lớn sống trên đại dương vàcác vùng thấp, những sinh vật đầu tiên này có cơ thể mềm yếu không tồn tại lâudài và không hóa đá được.

3)- Theo tài liệu cổcủa nhân chủng học trong quyển Đạo Phật và Khoa Học, trang 325 ghi:

Về động vật:Sự sống cách đây 4 tỉnăm, loài có vú đàu tiên cách đây 50 triệu năm.

Lại có khoa học gia tìm thấy trong lớp địatầng ở Phần-Lan có bằng chứng về sự sống cách nay 3 tỉ 850 triệu năm từ nhữnghạt khoáng chất do vi sinh vật tạo nên.

Về thực vật:Trước kia các nhà khoahọc nghiên cứu về hóa thạch cho rằng loài thực vật có trên trái đất vào khoảng425 triệu năm.

Nhưng mới đây Tiến sĩ Blair Hedges trưởngnhóm nghiên cứu của trường đại học Pensylvania Hoa-Kỳ nói là loài nấm đất có từ1.3 tỉ năm, loài rêu có từ 700 triệu năm; ông nói rằng thuở ấy trái đất còn baophủ bởi băng hà, và sự có mặt của thực vật đã làm tăng lượng oxy và giảm lượngcarbon dioxides trong khí quyển. Hiện tượng này kéo dài hơn 100 triệu năm, chođến cách đây 530 triệu năm là thời kỳ băng hà chấm dứt; những loại động vật đầutiên xuất hiện, được gọi là thời đột xuất Cambri Explosion; chính sự phong phúhiện diện của thực vật đã làm lượng oxy tăng lên đủ để động vật phát triểnxương và có thân hình to lớn.

4)- Các nhà Nhân chủnghọc ngành huyết thống (đạo Phật và Khoa Học trang 262) cho rằng có hai chủngloại khác nhau:

- Chủng loại Lucy có 4loại khác nhau cách đây từ 1 tới 4 triệu năm. Chủng loại Lucy đã tìm thấy bộxương sọ ở Hadar, Phi châu.

- Chủng loại Homo cũngcó 4 loại khác nhau cách đây từ 1 tới 3 triệu năm.

Năm 1980, Allan Wilson, Rebecca Cann, vàMark Stoneking đưa ra bằng chứng về Vi Năng tử DNA để nói rằng bà Tổ loài ngườixuất phát từ Phi-Châu cách đây 200,000 năm, rồi một số di cư tới Âu-Châu (ĐạoPhật và Khoa Học, trang 265).

Nhưng giả thuyết này bị chống đối, nhàkhoa học gia Ayala cho rằng người đàn bà Phi-Châu không thể coi là thủy tổ củatất cả nhân loại, mà di tử được truyền thừa từ nhiều tổ tiên chứ không phải mộthay một số ít tổ tiên.

5)- Ông Robert L Dritthuộc đại học Yale Hoa-Kỳ tìm nguồn gốc tổ tiên bằng cách hoán chuyển Di-tử(Gene Mutual) trong những đoạn đặc biệt của dây nhiễm sắc (Chromosome Y), lànhững dây di truyền từ cha đến con. Bằng cách hoán chuyển với một tỉ lệ ngượcthời gian nhiều thế hệ đến một điểm mà nhân loại có một ông tổ chung; ông tínhra là 270,000 năm (Đạo Phật và Khoa Học, trang 267).

Nhưng ông Mike Hammer nói rằng ông Doritchỉ nghiên cứu 38 người trên thế giới chưa đủ, cần nghiên cứu nhiều người khácnữa trên thế giới.

6)- Christ Turner 2,Giáo sư Nhân chủng học đại học Arizona Hoa-Kỳ nghiên cứu 250,000 chiếc răng chorằng người tiền sử, nói rằng nếu con người hiện đại chỉ xuất hiện ở một nơi,thì nơi đó phải là vùng Đông Nam Á châu, vì những yếu tố ông thâu thập đượcchứng minh như thế (Đạo Phật và Khoa Học trang 269).

Nhưng Chris Stringer, trưởng toán nghiêncứu nguồn gốc loài người tại Viện Bảo Tàng Lịch-sử thiên nhiên ở Luân-Đôn khôngđồng ý và cho rằng yếu tố thâu thập về răng chỉ chứng tỏ rằng Á-Châu là nơi dicư tản mát của loài người sau khi xuất phát từ Phi-Châu.

LỜI BÀN VÊ KHOA HỌC:

Xem vậy, lâu lâu các nhà khoa học lạikhám phá ra một điều mới lạ có liên quan đến nguồn gốc loài người, loài vật vàthực vật; nhưng xem ra chưa phải là kết quả cuối cùng, thậm chí điều khám phára sau lại trái với điều khám phá ra trước, nhất là các con số đưa ra, làm chongười đọc lẫn lộn, bối rối, vì chưa rõ ràng. Có người bảo các nhà khoa học nhưnhững người mù sờ voi chỉ trúng một phần thôi chứ không trúng hết, nói vậy cũnglà qúa khe khắt, dù sao, họ cũng đang chứng minh bằng khoa học thực nghiệm đượcmột phần nào mà đức Phật đã dạy trước kia như có những sinh vật nhỏ bé trongnước, vũ trụ vô biên, thế giới vô số nhiều hơn cát sông Hằng v.v....,.

Toàn Không


Bài liên quan:
ĐỨC PHẬT GIẢNG VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI(HT. Thích Minh Châu)
QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI(Báo Giác Ngộ)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2015(Xem: 7173)
Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.
09/12/2015(Xem: 8330)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
03/12/2015(Xem: 29207)
Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận." Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."
07/10/2015(Xem: 22279)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
26/07/2015(Xem: 11282)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
25/07/2015(Xem: 5576)
Đức Phật thực ra thấy tất cả vũ trụ trước ai hết : "Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói rất rõ ràng: Trước đây, chúng ta tưởng một đơn vị thế giới được nói trong kinh Phật là một thái dương hệ; thật ra, phải nên hiểu một đơn vị thế giới là hệ Ngân Hà thì mới đúng. Nếu một đơn vị thế giới là một hệ Ngân Hà, một tiểu thiên thế giới là một ngàn hệ Ngân Hà. Mười ức hệ Ngân Hà mới là một đại thiên thế giới. Cách nói này cũng rất hợp lý, nói theo kiểu này mới có thể tương ứng với những điều kinh đã giảng. Có thể thấy Phật pháp còn quan sát vũ trụ tỉ mỉ, rõ ràng hơn các nhà thiên văn trong hiện đại."
01/07/2015(Xem: 11560)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 31508)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 24076)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
24/05/2015(Xem: 11773)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]