Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng

12/03/201203:21(Xem: 4412)
Bi Mẫn Và Chiếc Bóng
anh-sang-va-bong-toi
BI MẪN VÀ CHIẾC BÓNG
Tác giả: David Loy
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Chúng ta cần thấu hiểu hơn về bản chất con người, bởi vì hiểm họa thật sự tồn tại là chính con người đấy thôi. Con người là hiểm họa lớn lao. Và chúng ta không tỉnh thức về điều này một cách đáng thương. Chúng ta không biết gì về loài người ... càng quá ít ỏi. Tâm lý con người phải được nghiên cứu - bởi vì chúng ta là nguồn gốc của tất cả những điều xấu ác xảy ra trên thế giới này.

-C.G Jung-

Từ ái và bi mẫn không đơn thuần là những xa xí phẩm hay cao lương mỹ vị. Đấy là cội nguồn của cả hòa bình nội tại và ngoại tại, chúng là nền tảng cho sự tiếp tục tồn tại của chủng loại chúng ta

-Đức Đạt Lai Lạt Ma-

Con người quyện kết với lòng trắc ẩn, yêu thương và hợp tác. Bởi vì chúng ta là những động vật tâm lý, tuy thế, một nhân tố luôn tái hiện khống chế nhiều hành vi của chúng ta. "Chiếc bóng" của chúng ta như C.G. Jung đã gọi, là nhân tố [tiềm ẩn và thường hoạt hóa] kiềm chế cá tính, có khuynh hướng cho rằng đời sống của chính nó bởi vì nó được hình thành như một bộ phận của chính chúng ta mà ta không biết và do thế không thể hợp thành một thể thống nhất vào trong đời sống ý thức của chúng ta. Điều làm cho chiếc bóng này ngay cả rắc rối hơn không chỉ là một vấn đề cá nhân. Những chiếc bóng của chúng ta có thể hợp nhất lại với nhau, như thường xảy trong thời chiến tranh, thí dụ, khi kẻ thù đi đến biểu tượng hóa mọi thứ xấu xa và đáng khinh bỉ về bản chất con người.

Khoa học thần kinh nhận thức đã khám phá não bộ con người sở hữu những thần kinh phản chiếu có thể tự động làm cho chúng ta chia sẻ và thể hiện những kinh nghiệm của người khác. Nhìn vào ai đấy ăn một miếng trái cây trong một ngày nóng bức, tôi 'gần như' kinh nghiệm những mùi vị và kết cấu, cũng như sự tươi mát của người đang ăn nó. Nhìn vào cảnh truyền hình về những người sống sót sau cơn bảo tsunami quấy động nhận thức cảm xúc với những lựa chọn phá phách. Thần kinh phản chiếu là một trong những kẻ lèo lái chính cho lòng trắc ẩn, một sự đáp ứng tự động đối với những gì chúng ta bị giới hạn trong kiểm soát. Chúng ta có thể lựa chọn hay thất bại để hành động đối với lòng trắc ẩn, nhưng ngoại trừ số phần trăm nhỏ nhoi trong chúng ta - những người chúng ta gọi là loạn thần kinh nhân cách - không ai là miễn nhiễm với những tình cảnh của người khác. Người ta thậm chí cho rằng thần kinh phản chiếu có thể duy trì chủng loại con người bởi vì chúng có thể ngưỡng mộ một kiểu mẫu nổi bật về đáp ứng bi mẫn đến dòng chảy tương tục ở địa cầu về những thảm họa thời tiết cực độ, những tai nạn kỷ thuật cao cấp và những sự kiện địa lý như động đất.

Trên hành tinh được nối kết bằng kỷ thuật số, bây giờ chúng ta có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng không bị giới hạn bởi địa lý qua internet, điện thoại cầm tay và những khí cụ thông tin xã hội khác. Khi những thảm họa thời tiết xảy ra, chúng ta có thể chứng kiến một sự phát sinh liên tục trong lòng bi mẫn tập thể, đưa đến một sự hợp tác quốc tế chân thành và hợp nhất loài người. Việc tiếp sinh lực của dân chủ và công bằng xã hội ở Trung Đông có thể là một thí dụ mới nhất về xu hướng này.

Nhưng cũng có chiếc bóng của chúng ta. Nhà thần kinh học V. S. Ramachandranchỉ ra rằng loài người đôi khi được gọi là loài "khỉ xảo quyệt" bởi vì khả năng "đọc tâm ý[1]" nhằm để phỏng đoán thái độ của người khác và rồi khôn láo hơn họ. Thực tế, những loài khỉ đột và loài người có thể biết được những xu hướng của người khác rất tốt bởi vì chúng ta chia sẻ một thể loại não bộ đặc biệt giúp chúng ta thấu hiểu các động cơ của người khác và phỏng đoán thái độ của họ. Có phải điều này đã cho phép chúng ta quán chiếu một rõ ràng vào trong vấn đề "môi trường tâm linh" của chúng ta đã trở thành một mạng lưới rộng rãi của những sự khống chế hoàn toàn phối hợp của giải trí, tin tức, phỏng vấn,... (chẳng hạn như nhữngTập ĐoànTin Tức hoạt động một cách quyền biến-News Corporation) tập trung trên thao tác tập thể như thế nào? Và sự quảng cáo ồ ạt trở thành thí nghiệm tự do trao đổi xã hội lớn nhất như thế nào trong lịch sử của loài người?

Đức Phật đã nói một ít về chính sự bất thiện nhưng ngài đã nói nhiều về ba "gốc rể của bất thiện": tham lam, ý chí tệ hại, vọng tưởng (tham, sân,si). Ngày nay chúng đã trở thành thể chế hóa: hệ thống kinh tế của chúng ta thể chế hóa tham lam, quân sự thể chế hóa ý chí tệ hại và những tập đoàn thông tin khổng lồ đầy năng lực thể chế hóa vọng tưởng. Chúng là những cung cách chính của chiếc bóng tập thể biểu hiện ngày nay.

Tuy nhiên chúng ta không thể biết ngọn sóng của những thảm họa thiên nhiên đã bắt đầu thay đổi bộ mặt của Trái Đất sẽ lèo lái chúng ta đến một điểm đỉnh của xã hội để con người có thể chọn lựa tầm quan trọng của bi mẫn tập thể hay không. Nó có thể hợp nhất những động lực môi trường và công bằng xã hội hay không? Nhà nghiên cứu bộ khỉ vượn Frans de Waalđã hỏi rằng tại sao sự lựa chọn đã kết cấu não bộ của chúng ta vì thế chúng ta đã quá quen thuộc với những con người của chúng ta khi cảm thấy đau buồn và vui sướng cùng với họ. Nếu những sự khai thác của người khác là tất cả mọi chuyện, tiến hóa sẽ chẳng bao giờ trở thành mối quan tâm trắc ẩn và thấu cảm.

Chúng ta có những lựa chọn để làm. Những hoạt động của xã hội kỷ thuật cao cấp đang làm sa đọa loài người. Nó câu thúc chúng ta với một kiểu mẫu kinh tế căn cứ trên sự tăng trưởng không ngừng - một cách căn bản kế hoạch Ponzi toàn cầu (a global Ponzi scheme[2]) ăn cướp con cái và cháu chắt chúng ta nhằm để nuôi dưỡng sự tham lam bệnh lý của nó. Nhìn một cách rõ ràng và sâu sắc vào chiếc bóng tập thể này đòi hỏi sự tập trung, can đảm và sức mạnh nội tại của thiền quán liên tục. Đấy là một nhiệm vụ tâm linh mà Phật tử và những người khác không thể né tránh được nữa.

Chiếc bóng có thể tràn ngập chúng ta khi tâm thức bị sốc hay rối rắm. Điều này có thể xảy ra một cách tập thể, cung cấp phạm vi cho 'thảm họa tư bản' như được diễn tả bởi Naomi Klein trong Lý Thuyết Đột Khởi (The Shock Doctrine). Jung liên hệ đến câu chuyện của Tiến sĩ Jekyll and Mr. Hyde, tuyên bố rằng nếu Jekyll (ý thức cá thể) thất bại trong việc nhận ra chiếc bóng, nó sẽ trở thành nô lệ của nó -- chủ thể của những sự thúc ép, nó không thể thấu hiểu, khả năng của nó để hành động bị tê liệt. Trong một tình thế như thế, một cách chắc chắn, chúng ta tảng lờ chiếc chuông báo thức đang reo vang động của khoa học khí tượng, sinh học dân số, hải dương học và tài nguyên cạn kiệt.

Ngày nay, những sự thực tập quán chiếu cần thiết để làm sáng tỏ những giá trị của chúng ta, vì thế chúng ta có thể giao tiếp với chúng một cách hiệu quả. Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, lòng từ ái và bi mẫn như vậy không đơn thuần là xa xỉ, hay là thứ hiếm có mà thôi, mà nó là nền tảng cho sự tồn tại tiếp tục của loài người chúng ta.

Nguyên tác: Compassion and the shadow
Ẩn Tâm Lộ ngày 04/3/2012
http://www.ecobuddhism.org/wisdom/editorials/cats/


[1]Việc phỏng đoán tâm lý thì có thể đúng hay sai, nhưng tha tâm thông thì không thể sai chạy vào đâu được.

[2]thuyết lừa đảo Ponzi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5033)
Nói về nguồn gốc loài Người, một vấn đề liên quan tới nguồn gốc của chính Tổ-tiên xa xưa lâu đời của chúng ta; nó hết sức khó hiểu cho con người, đã có biết bao người suy nghĩ, nghiên cứu và lý luận để tìm câu trả lời. Ngày nay chúng ta đã có những thuyết trả lời khác nhau như sau:
23/02/2013(Xem: 5777)
Chúng ta cần ghi nhận một điểm thú vị là khi kiến thức khoa học về con người và vũ trụ càng gia tăng thì càng có nhiều bằng chứng được đưa ra để chứng minh giáo lý của Đức Phật là đúng. Phật giáo là con đường giải thoát do Đức Phật khám phá ra. Giáo lý đạo Phật được thể hiện qua Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Giải thoát bao hàm sự chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi sinh tử. Khoa học là việc nghiên cứu một cách khách quan những qui luật của tự nhiên để đưa ra những nhận định tổng quát và lời giải thích cho các hiện tượng đã được quan sát. Như nhà sinh lý học người Pháp Loeb đã nói :” Mục đích tối hậu của khoa học là để tiên đoán”.
21/01/2013(Xem: 5906)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5709)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
20/01/2013(Xem: 5659)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
31/12/2012(Xem: 6503)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 10170)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
06/11/2012(Xem: 4459)
Điều đó khá rõ ràng, khi chúng ta thấy Đức Phật Ngài không hề tự nhận mình là một thần linh xuống thế để ban phúc giáng họa cho ai cả. Ngài xuất thân cũng chỉ là một chúng sinh bình thường như chúng ta. Nhưng nhờ công phu tu tập nhiều đời, nhiều kiếp, đến đời sống sau cùng Ngài đi nốt con đường Ngài đã chứng ngộ chân lý, khám phá ra tất cả những bí mật của vũ trụ và tìm ra được con đường vượt thoát khỏi sự ràng buộc đó.
22/10/2012(Xem: 4794)
Liệu cá có thể trải nghiệm cảm giác đau? Câu hỏi này nghe có vẻ lạ, nhưng nó vẫn chưa bao giờ được trả lời một cách hoàn chỉnh.
20/09/2012(Xem: 6187)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]