Tác giả: David Loy
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Chúng ta cần thấu hiểu hơn về bản chất con người, bởi vì hiểm họa thật sự tồn tại là chính con người đấy thôi. Con người là hiểm họa lớn lao. Và chúng ta không tỉnh thức về điều này một cách đáng thương. Chúng ta không biết gì về loài người ... càng quá ít ỏi. Tâm lý con người phải được nghiên cứu - bởi vì chúng ta là nguồn gốc của tất cả những điều xấu ác xảy ra trên thế giới này.
-C.G Jung-
Từ ái và bi mẫn không đơn thuần là những xa xí phẩm hay cao lương mỹ vị. Đấy là cội nguồn của cả hòa bình nội tại và ngoại tại, chúng là nền tảng cho sự tiếp tục tồn tại của chủng loại chúng ta
-Đức Đạt Lai Lạt Ma-
Con người quyện kết với lòng trắc ẩn, yêu thương và hợp tác. Bởi vì chúng ta là những động vật tâm lý, tuy thế, một nhân tố luôn tái hiện khống chế nhiều hành vi của chúng ta. "Chiếc bóng" của chúng ta như C.G. Jung đã gọi, là nhân tố [tiềm ẩn và thường hoạt hóa] kiềm chế cá tính, có khuynh hướng cho rằng đời sống của chính nó bởi vì nó được hình thành như một bộ phận của chính chúng ta mà ta không biết và do thế không thể hợp thành một thể thống nhất vào trong đời sống ý thức của chúng ta. Điều làm cho chiếc bóng này ngay cả rắc rối hơn không chỉ là một vấn đề cá nhân. Những chiếc bóng của chúng ta có thể hợp nhất lại với nhau, như thường xảy trong thời chiến tranh, thí dụ, khi kẻ thù đi đến biểu tượng hóa mọi thứ xấu xa và đáng khinh bỉ về bản chất con người.
Khoa học thần kinh nhận thức đã khám phá não bộ con người sở hữu những thần kinh phản chiếu có thể tự động làm cho chúng ta chia sẻ và thể hiện những kinh nghiệm của người khác. Nhìn vào ai đấy ăn một miếng trái cây trong một ngày nóng bức, tôi 'gần như' kinh nghiệm những mùi vị và kết cấu, cũng như sự tươi mát của người đang ăn nó. Nhìn vào cảnh truyền hình về những người sống sót sau cơn bảo tsunami quấy động nhận thức cảm xúc với những lựa chọn phá phách. Thần kinh phản chiếu là một trong những kẻ lèo lái chính cho lòng trắc ẩn, một sự đáp ứng tự động đối với những gì chúng ta bị giới hạn trong kiểm soát. Chúng ta có thể lựa chọn hay thất bại để hành động đối với lòng trắc ẩn, nhưng ngoại trừ số phần trăm nhỏ nhoi trong chúng ta - những người chúng ta gọi là loạn thần kinh nhân cách - không ai là miễn nhiễm với những tình cảnh của người khác. Người ta thậm chí cho rằng thần kinh phản chiếu có thể duy trì chủng loại con người bởi vì chúng có thể ngưỡng mộ một kiểu mẫu nổi bật về đáp ứng bi mẫn đến dòng chảy tương tục ở địa cầu về những thảm họa thời tiết cực độ, những tai nạn kỷ thuật cao cấp và những sự kiện địa lý như động đất.
Trên hành tinh được nối kết bằng kỷ thuật số, bây giờ chúng ta có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng không bị giới hạn bởi địa lý qua internet, điện thoại cầm tay và những khí cụ thông tin xã hội khác. Khi những thảm họa thời tiết xảy ra, chúng ta có thể chứng kiến một sự phát sinh liên tục trong lòng bi mẫn tập thể, đưa đến một sự hợp tác quốc tế chân thành và hợp nhất loài người. Việc tiếp sinh lực của dân chủ và công bằng xã hội ở Trung Đông có thể là một thí dụ mới nhất về xu hướng này.
Nhưng cũng có chiếc bóng của chúng ta. Nhà thần kinh học V. S. Ramachandranchỉ ra rằng loài người đôi khi được gọi là loài "khỉ xảo quyệt" bởi vì khả năng "đọc tâm ý[1]" nhằm để phỏng đoán thái độ của người khác và rồi khôn láo hơn họ. Thực tế, những loài khỉ đột và loài người có thể biết được những xu hướng của người khác rất tốt bởi vì chúng ta chia sẻ một thể loại não bộ đặc biệt giúp chúng ta thấu hiểu các động cơ của người khác và phỏng đoán thái độ của họ. Có phải điều này đã cho phép chúng ta quán chiếu một rõ ràng vào trong vấn đề "môi trường tâm linh" của chúng ta đã trở thành một mạng lưới rộng rãi của những sự khống chế hoàn toàn phối hợp của giải trí, tin tức, phỏng vấn,... (chẳng hạn như nhữngTập ĐoànTin Tức hoạt động một cách quyền biến-News Corporation) tập trung trên thao tác tập thể như thế nào? Và sự quảng cáo ồ ạt trở thành thí nghiệm tự do trao đổi xã hội lớn nhất như thế nào trong lịch sử của loài người?
Đức Phật đã nói một ít về chính sự bất thiện nhưng ngài đã nói nhiều về ba "gốc rể của bất thiện": tham lam, ý chí tệ hại, vọng tưởng (tham, sân,si). Ngày nay chúng đã trở thành thể chế hóa: hệ thống kinh tế của chúng ta thể chế hóa tham lam, quân sự thể chế hóa ý chí tệ hại và những tập đoàn thông tin khổng lồ đầy năng lực thể chế hóa vọng tưởng. Chúng là những cung cách chính của chiếc bóng tập thể biểu hiện ngày nay.
Tuy nhiên chúng ta không thể biết ngọn sóng của những thảm họa thiên nhiên đã bắt đầu thay đổi bộ mặt của Trái Đất sẽ lèo lái chúng ta đến một điểm đỉnh của xã hội để con người có thể chọn lựa tầm quan trọng của bi mẫn tập thể hay không. Nó có thể hợp nhất những động lực môi trường và công bằng xã hội hay không? Nhà nghiên cứu bộ khỉ vượn Frans de Waalđã hỏi rằng tại sao sự lựa chọn đã kết cấu não bộ của chúng ta vì thế chúng ta đã quá quen thuộc với những con người của chúng ta khi cảm thấy đau buồn và vui sướng cùng với họ. Nếu những sự khai thác của người khác là tất cả mọi chuyện, tiến hóa sẽ chẳng bao giờ trở thành mối quan tâm trắc ẩn và thấu cảm.
Chúng ta có những lựa chọn để làm. Những hoạt động của xã hội kỷ thuật cao cấp đang làm sa đọa loài người. Nó câu thúc chúng ta với một kiểu mẫu kinh tế căn cứ trên sự tăng trưởng không ngừng - một cách căn bản kế hoạch Ponzi toàn cầu (a global Ponzi scheme[2]) ăn cướp con cái và cháu chắt chúng ta nhằm để nuôi dưỡng sự tham lam bệnh lý của nó. Nhìn một cách rõ ràng và sâu sắc vào chiếc bóng tập thể này đòi hỏi sự tập trung, can đảm và sức mạnh nội tại của thiền quán liên tục. Đấy là một nhiệm vụ tâm linh mà Phật tử và những người khác không thể né tránh được nữa.
Chiếc bóng có thể tràn ngập chúng ta khi tâm thức bị sốc hay rối rắm. Điều này có thể xảy ra một cách tập thể, cung cấp phạm vi cho 'thảm họa tư bản' như được diễn tả bởi Naomi Klein trong Lý Thuyết Đột Khởi (The Shock Doctrine). Jung liên hệ đến câu chuyện của Tiến sĩ Jekyll and Mr. Hyde, tuyên bố rằng nếu Jekyll (ý thức cá thể) thất bại trong việc nhận ra chiếc bóng, nó sẽ trở thành nô lệ của nó -- chủ thể của những sự thúc ép, nó không thể thấu hiểu, khả năng của nó để hành động bị tê liệt. Trong một tình thế như thế, một cách chắc chắn, chúng ta tảng lờ chiếc chuông báo thức đang reo vang động của khoa học khí tượng, sinh học dân số, hải dương học và tài nguyên cạn kiệt.
Ngày nay, những sự thực tập quán chiếu cần thiết để làm sáng tỏ những giá trị của chúng ta, vì thế chúng ta có thể giao tiếp với chúng một cách hiệu quả. Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, lòng từ ái và bi mẫn như vậy không đơn thuần là xa xỉ, hay là thứ hiếm có mà thôi, mà nó là nền tảng cho sự tồn tại tiếp tục của loài người chúng ta.
Nguyên tác: Compassion and the shadowẨn Tâm Lộ ngày 04/3/2012http://www.ecobuddhism.org/wisdom/editorials/cats/[1]Việc phỏng đoán tâm lý thì có thể đúng hay sai, nhưng tha tâm thông thì không thể sai chạy vào đâu được.