Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tác phẩm 26: Văn Phạm Pālī

30/07/201617:33(Xem: 5539)
Tác phẩm 26: Văn Phạm Pālī

Văn Phạm Pālī

(ELEMENTARY PALI COURSE)

Soạn giả: Bhikkhu Nāga Mahā Thera (TK Bửu Chơn)

 

Bhikkhu Nāga Mahā Thera - Tỳ khưu Bửu Chơn

 

---

 

Tác phẩm 26 trong quyển

Toàn tập

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG BỬU CHƠN

(NĀGA MAHĀ THERA)

 

Xuất bản năm Dl. 2016 – Pl.2559

 

 

Lời Nói Đầu

Gần đây phong trào nghiên cứu Phật giáo đang phát triển khắp mọi nơi, phần đông muốn tìm hiểu về “Phật giáo Nam Tông” nhưng rất thắc mắc khó khăn vì gặp phải nhiều danh từ Pāli, nên có nhiều người muốn tìm đến nguồn gốc Văn Phạm Pāli.

Bần Tăng tuy bận nhiều Phật sự, nhưng do sự yêu cầu của nhiều người nên cũng ráng phiên dịch quyển “Văn Phạm Sơ Học” (Elementary Pali course) của ĐĐ. Narada, cũng có thêm chút ít ý kiến về “Văn Phạm” của ĐĐ. Buddhadatta, rất phổ thông và dễ hiểu để giúp thêm một phần nào tài liệu cho quí vị học Phật.

Như nhà Bác học Dr. Malasekara tác giả quyển “Bách Khoa Toàn Thư” của Phật giáo có nói “Tinh tuý Phật giáo chánh truyền chỉ còn nguyên vẹn trong Tam Tạng Pāli” (Pali Tripitaka). Vì vậy mà ai muốn tìm hiểu Phật giáo Chánh Tông thì cũng cần đến “Văn Phạm Pāli cā”.

Bần Tăng tuy tài hèn sức kém nhưng cũng ráng phiên dịch tuỳ theo sự hiểu biết của mình, dù sao sợ cũng có một vài chỗ sơ sót. Vậy mong cầu quí vị Đại đức và các nhà thông thái thấy có nơi nào sai lạc hoặc có ý kiến chi hay xin vui lòng chỉ giáo thêm hầu có sửa đổi lại cho được phần hoàn hảo.

Quyển Văn Phạm này bắt đầu phiên dịch từ năm 1963 nhưng vì “Pháp nạn” mà phải kéo dài cho đến ngày nay mới thành tựu.

Do công đức của sự phiên dịch này, bần tăng xin hồi hướng đến thầy tổ, song thân đã quá vãng, cầu xin cho các vị ân nhân ấy được mau đắc đạo quả Niết-bàn và cũng cầu cho tất cả nhân loại trên thế giới nhứt là dân tộc Việt Nam được mau hưởng sự thanh bình an lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mettacittena

Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu-Chơn

Cố vấn Tinh thần PGTG.

 

 

 

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc Ứng cúng cao thượng đã đắc quả Chánh biến tri.

---

Sơ Dẫn

Pāli là thứ tiếng Đức Phật đã dùng để giảng giải giáo lý giải thoát của Ngài; nhưng Māgaghī mới là tên thật, nó là một thổ ngữ của xứ Ma-Kiệt-Đà (Māgadha) trung Ấn Độ.

Pāli có nghĩa là “câu”, “hàng” hoặc là một “bản văn”, nếu nói cho rốt ráo nó là danh từ của “Giáo lý nhà Phật”.

Hiện nay tiếng Pāli thường ám chỉ là một ứng văn nhà Phật đã ghi chép những Thánh kinh. Thật ra tiếng Pāli phải có cách viết riêng của nó, nhưng hiện nay nó đã mất đi.

 

1. Vần Pāli: Có 41 chữ cái chia ra 8 mẫu âm và 33 phụ âm.

8 mẫu âm–sara là: , ā , i , ī , u , ū , e , o.

33 phụ âm–vyañjana chia làm 5 bọn:

1) k       , kh     , g        , gh      , ṅ        thuộc bọn vagga ka – giọng hầu âm (từ trong họng).

2) c        , ch      , j        , jh      , ñ        thuộc bọn vagga ca – giọng hàm âm (về hàm trên).

3) ṭ        , ṭh      , ḍ        , ḍh      , ṇ       thuộc bọn vagga ṭa – giọng não âm (về trên đầu).

4) t        , th      , d        , dh      , n       thuộc bọn vagga ta – giọng nha âm (từ trong răng).

5) p        , ph      , b       , bh      , m       thuộc bọn vagga pa – giọng thần âm (từ nơi môi).

Chữ thứ 5 của mỗi bọn thuộc về tỉ âm (giọng mũi).

Ngoại bọn–avagga: , r , l , v , s , h , ḷ , ṃ. Trong đó, y thuộc về hàm âm; r thuộc về não âm; l thuộc về nha âm;     v thuộc về nha âm và thần âm; s thuộc về nha âm; h thuộc về khí âm (đọc có hơi ra từ cổ); ḷ thuộc về não âm; ṃ thuộc về tỉ âm (đọc có hơi lỗ mũi).

 

2. Cách phát âm.

a. Về 8 mẫu âm (theo phiên âm Việt Nam)

Chữ a đọc như chữ â nếu ở đầu chữ có thể đọc là á hoặc ắc. Chữ ā đọc như chữ a.  Chữ i đọc như chữ í. Chữ ī đọc như chữ i. Chữ u đọc như chữ ú. Chữ ū đọc như chữ u. Chữ e đọc như chữ ê. Chữo đọc như chữ ô.

Chữ thứ 1, 3, 5 đọc giọng vắn, còn lại 5 chữ khác thì giọng dài. Mẫu âm có giọng dài nhưng có 2 phụ âm đứng kế thì đọc vắn lại như mettā, oṭṭha.

b. Về 33 phụ âm

Chữ thứ 1, 2 trong 5 bọn ấy thì đọc hơi nhẹ và lẹ. Chữ thứ 3, 4 trong 5 bọn ấy thì đọc hơi nặng và chậm. Chữ thứ 5 của cả 5 bọn thì đọc theo tỉ âm.

Chữ  đọc như ng, ñ đọc như nh, mấy chữ trong bọn thứ 3 thì đọc cong lưỡi lên ổ gà rồi phát âm ra hơi ngọng. Chữ c đọc như ch, chữ ch đọc như ch của Pháp lấy hơi ra từ cổ. Chữ k đọc như cá, chữ jđọc như z của Pháp, chữ d đọc như đ. Chữ dhbh đọc đờ hớ, bờ hớ ráp lại cho lẹ. Chữ y đọc như d, chữ v đọc như chữ q, chữ s đọc như x. Chữ  đọc hơi giọng lỗ mũi, chữ  hoặc  ở cuối chữ đọc như ăng. Nếu trước chữ iiṃ thì đọc ing như bodhiṃ, nếu có chữ uuṃ thì đọc ung như visuṃ.

 

 

Bài Học Thứ 1

A. Sự biến thể những danh từ cuối cùng bằng chữ a[8]

Như nara: người (thuộc về nam tính[9] nt.)

 

Số ít

Số nhiều

Chủ từ

naro[10]: một người      

narā: nhiều người

Bổ túc từ

naraṃ: một người

nare: nhiều người

                       

Những danh từ nam tính:

Buddha: Đức Phật.                 Putta: con trai.           

Janaka: người cha.                  Gāma: xóm làng.

Dāraka: trẻ con.                      Sūda: người bếp.                            

Odana: cơm, gạo.                   Ghaṭa: chậu, lu mái

Dhamma: giáo lý, chân lý, định luật.       Yācaka: người xin ăn (ăn mày).

 

B. Sự biến thể của động từ (verb.) thời hiện tại – cách chủ động ngôi thứ 3.

Động từ pacca: nấu.

Cuối cùng của ngôi thứ 3

Động từ pacca: nấu

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

ti

anti[11]

So hoặc sā pacati[12]

(nó nấu, hoặc nó đang nấu)

Te pacanti

(chúng nó nấu, hoặc đang nấu)

 

Những động từ đồng biến thể:

Dhāvati (dhāva) chạy.                                             Vandati (vanda) vái chào, làm lễ.

Vadati (vada) nói, tuyên bố ra.                               Rakkhati (rakkha) bảo vệ, hộ trì.

Dhovati (dhova) giặt, rửa.

Thí dụ:            1) Sūdo pacati: người bếp đang nấu (đồ ăn). 2) Sūdā pacanti: những người bếp đang nấu (đồ ăn). 3) Sūdo odanaṃ pacati: người bếp đang nấu ăn. 4) Sūdā ghate dhovanti: những người bếp đang rửa nồi (chậu).

 

 

Tập làm bài số 1

A. Dịch ra việt ngữ: 1) Buddho vadati. 2) Dhammo rakkhati. 3) Sā dhovati. 4) Yācako dhāvati. 5) Sūdā pacanti. 6) Janakā vadanti. 7) Te vandanti. 8) Narā rakkhanti. 9) Puttā dhavanti. 10) Dārako vandati. 11) Buddho dhammaṃ rakkhati. 12) Dārakā buddhaṃ vandanti. 13) Sūdo ghaṭe dhovati. 14) Narā gāmaṃ rakkhanti.[13] 15) Sā odanaṃ pacati. 16) Buddhā dhammaṃ vadanti. 17) Puttā janake vandanti. 18) Yācakā ghāṭe dhovanti. 19) Te gāme rakkhanti. 20) Janako buddhaṃ vandati. 21) Dārako janakaṃ rākkhati.

B. Tập làm bài dịch lại Pāli: 1) Nó hộ trì hay bảo vệ. 2) Người ta làm lễ hay vái chào. 3) Đứa trẻ nhỏ đang rửa giặt. 4) Người con trai nói chuyện. 5) Người ăn xin đang nấu ăn. 6) Chúng nó đang chạy. 7) Những trẻ con đang nói chuyện. 8) Những người cha đang bảo vệ. 9) Những người con trai đang làm lễ. 10) Những người nấu ăn đang giặt rửa. 11) Những người đang làm lễ đức Phật. 12) Những người cha bảo vệ những người. 13) Người bếp đang vo gạo (rửa gạo). 14) Pháp bảo hộ trì cho những người. 15) Cô gái đang vái chào cha. 16) Đức Phật đang thuyết pháp. 17) Những trẻ con đang rửa những nồi chậu. 18) Những người đang bảo vệ những xóm làng. 19) Những người xin ăn đang nấu cơm. 20) Người bếp đang rửa nồi.

---

 

Bài Học Thứ 2

A. Sự biến thể của những danh từ cuối cùng bằng a (tiếp theo).

Như: Nara

           

Số ít

Số nhiều

Cách chủ động         

narena

(do, với, bởi, tại người)

narebhi, narehi

(do, với, bởi tại những người)

Cách làm gián tiếp bổ túc từ

narāya, narassa

(đến, hay cho người)

narānaṃ[14]

(đến, hay cho những người)

Chữ biến thể cuối cùng của 2 cách này là:

           

Số ít

Số nhiều

Cách chủ động

ena

ebhi, ehi

Cách làm gián tiếp bổ túc từ

āya, ssa

naṃ

Những danh từ thuộc về nam tính:

Ādara: sự ưa thích, ân cần, tình thương mến.                               Osadha: thuốc chữa bịnh.

Āhāra: vật thực.                                                                               Ratha: xe cộ.

Daṇada: cây gậy, hèo          .                                                           Samaṇa: bực samôn, đạo sĩ.           

Dāsa: người tôi đòi hay giúp việc.                                                Sunakha: con chó.

Gilāna: người bịnh   .                                                                     Vejja: bác sĩ, y sĩ

Hattha: cánh tay.

 

 

B. Sự biến thể của những động từ ngôi thứ 2

Cuối cùng của ngôi thứ 2

Động từ pacca: nấu

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

si

tha

tvaṃ pacasi

(mày hay anh nấu, hoặc đang nấu)

tumhe pacatha

(các anh nấu, hoặc đang nấu)           

 

Những động từ đồng biến thể:

Deseti (disa) thuyết pháp, nói đạo.                                              Paharati (hara) đánh, đập.

Deti () cho, biếu, tặng.                                                               Gacchati (gamu) đi.

Harati (hara) lấy đi.                                                                      Āgacchati (gamu) lại đến.

Āharatī (hara)[15] mang lại, đem lại.                                       Labhati (labha) được (lợi) lãnh.

Niharati (hara) dẹp đi, dời đi.                                                        Peseti (pesa) gởi đi.

Thí dụ:            1) Dāsena gacchati: nó đi với người tớ trai. 2) Vejjebhi labhasi: anh được do nhờ mấy ông y sĩ. 3) Sunakhassa desi: anh cho đến con chó. 4) Samaṇānāṃ pesetha: các anh gởi đến những ông đạo sĩ.

Tập làm bài số 2

A. Dịch ra việt ngữ1) Tvaṃ rathena gacchasi. 2) Tvaṃ ādarena dhammaṃ desesi. 3) Tvaṃ gilānassa osadhaṃ desi. 4) Tvaṃ daṇḍena sunakhaṃ parahasi. 5) Tvaṃ vejjānaṃ rathe pesesi. 6) Tumhe ādarena gilānānaṃ detha. 7) Tumhe dāsehi gāmaṃ gacchatha. 8) Tumhe samanānaṃ dhammaṃ desetha. 9) Tumhe hatthehi osadhaṃ labhatha. 10) Tumhe sunakhassa āhāraṃ haratha. 11) Dārakā sunakhehi gāmaṃ gacchanti. 12) Sūdā hatthehi ghate dhovanti. 13) Tumhe gilāne vejjassa pesatha. 14) Dāso janakassa āhāraṃ āharati. 15) Samaṇā ādarena dhammam desentī. 16) Tumhe daṇḍehi sunakhe paharatha. 17) Vejjo rathena gāmaṃ āgacchati. 18) Dārakā ādarena yācakānaṃ āhāraṃ denti. 19) Tvaṃ samanehi Buddham vandasi. 20) Tumhe hatthehi osidhaṃ nīharatha.

B. Bài dịch lại Pāli: 1) Các anh đến với con chó. 2) Các anh cho thuốc đến người đạo sĩ. 3) Các anh đưa cái xe đến cho người bịnh. 4) Các anh đánh con chó với cây gậy. 5) Các anh thuyết pháp đến mấy ông đạo sĩ. 6) Các anh cho vật thực đến những người tôi tớ, với sự thương mến. 7) Các anh đang đi đến làng với những người đạo sĩ. 8) Các anh đang đem xe đến cho người y sĩ. 9) Người bịnh đang đi với tôi tớ. 10) Những con chó đang chạy với những đứa trẻ. 11) Đức Phật đang thuyết pháp cho người bịnh. 12) Những người tôi tớ đang cho vật thực đến những người ăn xin. 13) Người cha đang đi với các con đến làng xóm. 14) Các anh đang đi xe với những tôi tớ. 15) Các anh đang đem thuốc cho người cha. 16) Các anh được thuốc do nơi bác sĩ.

---

 

 

 

 

Bài Học Thứ 3

A. Sự biến thể của những danh từ cuối cùng bằng a.

           

Số ít

Số nhiều

Cách chủ động

narā, naramhā, narasmā

(từ, do từ người)

narebhi, narehi

(từ, do từ những người)

Cách chủ hữu vị

narassa

(của người)

narānaṃ

(của những người)

Những danh từ thuộc nam tính đồng biến thể:

Ācāriya: thầy, tổ.                                                  Ārāma: chùa, vườn, huê viên.       

Ovāda: huấn từ, khuyên nhủ.                                Rukkha: cây (còn đứng).

Amba: cây hoặc trái xoài.                                    Assa: con ngựa.

Pabbata: núi, non, hòn đá to.                                Sissa: đệ tử, học trò.

Āpaṇa: tiệm, phố, chợ.                                          Mātula: cậu.

Pannākāra: lễ vật, vật tặng.                                    Taḷāka: vũng, ao, hồ. 

B. Sự biến thể của những động từ ngôi thứ nhất.

Ngôi thứ 1

Động từ pacca: nấu

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

mi

ma

ahaṃ pacāmi

(tôi nấu hoặc đang nấu)

mayaṃ pacāma

(chúng tôi nấu, hoặc đang nấu)

Những động từ đồng biến thể:

Gaṇhāti (gaha): lấy, lãnh, niếu.                                                     Patati (pata): rớt, rụng.

Sangaṇhāti: đối đãi, thương lượng, biên soạn.                             Ruhati (ruha): mọc lên.

Uggaṇhāti: học.                                                                              Āruhati (ruha): lên, leo lên .

Kiṇāti (ki): mua.                                                                            Oruhati (ruha với ava [16]): xuống

Vikkiṇāti: bán.                                                                                Suṇāti (su): nghe

Nikkhamati (kamu): khởi hành, đi xa.

Thí dụ:            1) Ambā rukkhasmā patanti: những trái xoài rụng từ trên cây. 2) Rukkhehi panāma: chúng ta rớt từ trên cây. 3) Āpaṇehi kiṇāma: tôi mua từ ngoài (những) chợ. 4) Āpaṇā āpaṇaṃ: từ chợ (Này) đến chợ (kia). 5) Matulassa ārāmo: cánh vườn của người cậu. 6) Ācariyānaṃ sissā: những học trò của những ông thầy.

 

Tập làm bài số 3

A. Dịch ra việt ngữ: 1) Ahaṃ ācariyasmā dhammaṃ sunāmi. 2) Ahaṃ mātulasmā paṇṇākāraṃ gaṇhami. 3) Ahaṃ āssasmā patāmi. 4) Ahaṃ mātulassa ārāmasmā nikkhamāmi. 5) Ahaṃ āpanasmā amhe lonāmi. 6) Mayaṃ pabbatasmā oruhāma. 7) Mayaṃ ācariyena uggaṇhāma. 8) Mayaṃ ācariyassa ovādaṃ labhāma. 9) Mayaṃ ācariyānaṃ putte sangaṇhāma. 10) Mayaṃ assānam āhāram āpaṇehi kināma. 11) Sissā samanānaṃ ārāmehi nikkhamanti. 12) Ācariyo mātulassa assaṃ aruhati. 13) Mayaṃ rathehi gāmā gāmaṃ gacchāma. 14) Tumhe ācariyehi paṇṇākāre ganhātha. 15) Narā sissānaṃ dāsānaṃ ambe vikkiṇanti. 16) Mayaṃ samaṇānaṃ ovādam suṇāma. 17) Rukkhā pabba tasmā patanti. 18) Ahaṃ sunakhehi taḷakaṃ oruhāmi. 19) Mayaṃ ārāmasmā ārāmaṃ gacchāma. 20) Puttā ādārena janakānaṃ ovādaṃ gaṇhanti.

B. Bài dịch lại Pāli: 1) Tôi lãnh vật tặng từ ông thầy. 2) Tôi đi khỏi (từ) cửa tiệm. 3) Tôi tiếp đãi thầy của cậu tôi. 4) Tôi lãnh lời huấn từ của những thầy tôi. 5) Tôi đang xuống (từ) núi. 6) Chúng tôi mua xoài từ những chợ. 7) Chúng tôi nghe pháp của Đức Phật từ ông thầy. 8) Chúng ta đang lên khỏi hồ. 9) Chúng ta đang leo lên ngực của người cậu. 10) Chúng ta rớt từ trên núi. 11) Chúng ta đối đãi những người cha của những học trò với tình thân mến. 12) Những học trò được vật tặng từ những ông thầy. 13) Các anh đang gởi con ngựa đến cha người y sĩ. 14) Chúng ta đi từ núi này đến núi kia với những con ngựa. 15) Những ông thầy cho huấn từ đến những người cha của những học trò. 16) Chúng ta đang học từ các ông đạo sĩ.

---

 

Bài Học Thứ 4

A. Sự biến thể của những danh từ cuối cùng bằng a.

           

Số ít

Số nhiều

Địa điểm cách

nare, narasmiṃ, narsmiṃ

(nơi người hay tại người)

naresu

(nơi tại những người)

Hoan hô cách

nara, narā

(Này người)

narā

(Này những người)

 

Những danh từ đồng biến thể:

Ākāsa: hư không.                                                                      Maccha: cá.

Mañca: cái giường.                                                                  Suriya: mặt trời.

Canda: mặt trăng.                                                                     Magga: con đường đạo.

Sakuṇa: phi cầm, chim.                                                           Vāṇija: thương gia.

Kassaka: nông dân, người làm ruộng, rẫy.                              Maggika: lữ hành.

Samudda: biển, bể cả.                                                               Loka: vũ trụ, nhân loại.

 

B. Cách biến thể của những động từ.

Ngôi

Paca: nấu

Su: nghe

Disa: thuyết, nói

s.i

s.n

s.i

s.n

s.i

s.n

3

pacati

pacanti

suṇāti

suṇānti

deseti

desenti

2

pacasi

pacatha

suṇāsi

suṇātha

desesi

desetha

1

pacāmi

pacāma

suṇāmi

suṇāma

desemi

desema

 

Những động từ đồng biến thể:

Kiḷati (kiḷā): chơi, giỡn.                 Uppajjati (pada): sanh ra.                         Passati (disa)[17]: thấy.

Vasati (vasa): ở, cư ngụ.                 Vacarati (cara): thả rểu, đi bềnh bồng.    Supati (supa): ngủ.

 

Những trạng từ (adverbs) không biến thể:

Ajja: ngày nay.

Āma: dạ, vâng.

Api: cũng, cũng vậy.

Ca: và.

Idāni: bây giờ.

Idha: tại đây.

Na: không.

Kadā: khi nào?

Kasmā: tại sao?

Kuhiṃ: ở đâu?

Kuto: kể từ – từ đâu.

Puna: trở đi, trở lại.

Sadā: luôn luôn.

Sabbadā: mỗi ngày, hằng ngày.

Saddhiṃ: với .

Suve: ngày mai.

Tadā: vậy thì.

 

Yadā: khi nào, bất luận lúc nào.

Hiyo: ngày hôm qua.

Ekadā: một lần, một lúc nọ.

Pacchā: sau này.

Parā: trước kia, thuở xưa kia.

Sāyaṃ: buổi chiều.

Parasuve: ngày mốt.

Pāto: buổi sáng.

Parahiyo: ngày hôm kia.

Thí dụ:            1) Mañce supati: nó ngủ trên giường. 2) Narā gāmesu vasanti: những người ở trong làng. 3) Dāraka kuhiṃ tvaṃ gacchasi?: em nhỏ đi đâu? 4) Janaka, ahaṃ na gacchāmi: cha, con không đi đâu.

 

Tập làm bài số 4

A. 1) Sakuṇā rukkhesu vasanti. 2) Kassado mañce supati. 3) Mayaṃ magge na kiḷāma. 4) Narā loke uppajjanti. 5) Maggika kuhim tvaṃ gacchasi? 6) Āma sadā te na uggaṇhanti. 7) Macchā taḷāke kiḷanti. 8) Kuto tvaṃ āgacchasi, putta? Janaka, ahaṃ idāni ārāmasmā āgacchāmi. 9) Kassakā sabbadā gāmesu na vasanti. 10) Kasmā tumhe mañcesu sa supatha? 11) Mayaṃ samaṇehi saddhiṃ ārāme vasāma. 12) Macchā talākesu ca samuddesu ca uppajjanti. 13) Ahaṃ ākāse suriyaṃ passāmi na ca candaṃ. 14) Ajja vāṇijo āpaṇe vasati. 15) Kasmā tumhe dārakehi saddhiṃ magge kiḷatha? 16) Āma, idāni so’pi[18] gacchati, aham pi gacchāmi. 17) Maggikā maggesu nicaranti. 18) Kassakā, kadā tumhe puna idha āgacchatha? 19) Acariya, sabbada mayaṃ Buddhaṃ vandāma. 20) Vāṇijā maggehi saddhiṃ rathehi gāmesu vicaranti.

B. 1) Nó đang nằm ngoài (tại) đường. 2) Những người nông dân ở trong những làng. 3) Tôi không có thấy những chim trên hư không. 4) Chư Phật không có giáng sanh trên thế gian mỗi ngày. 5) Này những ngưỡi lữ hành! Bây giờ các người từ đâu đến đây? 6) Chúng ta thấy những cá trong những ao hồ. 7) Này các người nông dân! Chừng nào các người đến đây nữa? 8) Những người bộ hành đang đi bình bồng trên đời. 9) Bây giờ, chúng ta không thấy mặt trời và mặt trăng trên hư không. 10) Tại sao các ông đạo sĩ không ở luôn luôn trên những núi? 11) Dạ thưa cha, chúng tôi không chơi giỡn trong vườn hôm nay. 12) Tại sao người bịnh không nằm trên giường? 13) Này các người lái buôn! Các người thả bình bồng đi đâu luôn luôn vậy? 14) Này các con! Các con luôn luôn chơi giỡn với những con chó trong hồ. 15) Các thầy và những học trò, bây giờ đang ở trong chùa. 16) Dạ, chúng nó cũng đi. 17) Các người đừng ngủ ngoài đường.

---

 

 

Bài Học Thứ 5

A. Sự biến thể tròn đủ của những danh từ cuối cùng bằng a.

Nara: người

Chữ mẫu âm đứng kế ṃ thường bị bỏ và ṃ được thay lại là m’.

Cách

Số ít

Số nhiều

1. Chủ từ (Pathamā)

naro (người)

narā (nhiều người)

2. Bổ túc từ (Datiyā)

naraṃ (người)

nare (những người)

3. Cách chủ động (Tatiyā hay karaṇa)

narena

(do, bởi với người)

narebhi, narehi

(do nhiều người)

4. Gián tiếp bổ túc từ (Catutthī)

narāya, narassa

(đến người, ngay người, cho người)

narānaṃ

(đến những người)

5. Cách hoạt động (Pañcamī)

narā, naramhā, narasmā

(từ người, bởi người)

narebhi, narehi

(từ những người)

6. Cách chủ hữu (Chaṭṭhī)

narassa

(của người)

narānaṃ

(của những người)

7. Cách địa điểm (Sattamī)

nare, naramhi, narasmiṃ

(tại, nơi người)

naresu

(tại, nơi những người)

8. Cách kêu gọi (Ālapana)

nara, narā

(người ơi!       Này người!)

narā

(những người ơi!)

 

B. Danh từ thuộc về giống “trung dung”

Phalā: trái cây

Cách

Số ít

Số nhiều

1

phalaṃ

phalā, phalāni

2

phalaṃ

phale, phalāni

8

phala, phalā

phalā, phalāni

Còn mấy cách khác biến thể cũng như danh từ nam tính.

Những chữ cuối cùng biến thể của danh từ “trung dung” là:

Cách

Số ít

Số nhiều

Cách

Số ít

Số nhiều

1

ā, ni

5

ā, mhā, smā

ebhi, ehi

2

e, ni

6

ssa

naṃ

3

ena

ebhi, ehi

7

e, mhi, smiṃ

esu

4

āya, ssa

naṃ

8

ā

ā, ni

Những mẫu âm đứng trước chữ: nibhihinaṃsu đều có giọng dài như: phalāni, phalesu.

Những danh từ “trung dung” đồng biến thể:

Bija: hột, giống.                                         Potthaka: sách vở.                           Ghara: nhà, chỗ ngụ.

Nagara: đô thị, tỉnh lỵ.                               Lekhana: thơ.                                   Udaka: nước.

Pāda: bàn chân.                                           Puppha: hoa, bông.                          Khetta: ruộng.

Bhanda: hàng hoá, đồ vật dụng.                 Mitta: bạn hữu.                                 Vattha: vải, y phục.                                  

Pitha: ghế, ghế dài.                                    Mukha: mặt, miệng.                        

Những động từ biến thể như paca – nấu:

Bhuñjati (bhuja): ăn, lãnh phần.                                         Khādati: ăn, nhai nói cách tổng quát.

Likhati (likha): viết.                                                            Nisīdati (sada và ni): ngồi.

Pūjeti (pūja): cúng dường, dâng cúng.                              Vapati (vapa): gieo, rải.

 

Bài làm thứ 5

A. 1) Sakuṇā phalāni khādanti. 2) Mayaṃ pithesu nisīdāma mañcesu supāma. 3) Narā āpaṇehi bhaṇdāni kiṇanti. 4) Phalāni rukkhehi patanti. 5) Kassakā khettesu bīyāni vapanti. 6) Sabbadā mayaṃ udakena pāde ca mukhañca (mukhaṃ + ca) dhovāma. 7) Sissā ācariyānaṃ lekhanāni likhanti. 8) Idāni ahaṃ mittehi saddhiṃ ghare vasāmi. 9) Dāso taḷākasmiṃ vatthāni dhovati. 10) So pupphehi Buddhaṃ pūjeti. 11) Kasmā tvaṃ āhāraṃ na bhuñjasi?. 12) Ajja sissā ācariyehi potthakāni ugganhanti. 13) Maggikā mittehi saddhiṃ nagarā nagaraṃ vicaranti. 14) Aham sabbadā ārāmasmā pupphāni āharāmi. 15) Mayaṃ nagare gharāni passāma. 16) Kassakā nagare taḷākasmā udakam aharanti. 17) Dārakā janakassa pithasmiṃ na nisidanti. 18) Mittam ācariyassa potthakaṃ pūjeti. 19) Tumhe narānaṃ vatthāni ca bhandāni ca Vikkiṇātha. 20) Ācariyassa ārāme samaṇā ādarena narāṇaṃ Buddhassa dhammaṃ desenti.

B. 1) Tôi đang viết thơ cho bạn. 2) Chúng ta ăn những trái cây. 3) Chúng ta cúng bông đến Đức Phật mỗi ngày. 4) Bây giờ nó không đi về nhà. 5) Các anh đang gieo giống trong ruộng hôm nay. 6) Những người con rửa chân của cha với nước. 7) Chúng nó đang ăn cơm với các bạn trong nhà. 8) Mấy người bạn của các trẻ nhỏ đang ngồi trên ghế dài (băng). 9) Hôm nay các anh đang viết thơ (nhiều thơ) đến những ông thầy. 10) Tôi gởi những quyển sách về nhà do nhờ người ở. 11) Tôi thấy những trái cây ở trên những cây trong vườn. 12) Những con chim ăn những hột giống trong ruộng. 13) Hôm nay các bạn không có đi xa đô thị sao? 14) Chúng tôi từ ở nhà đến bằng chân. 15) Từ đâu các anh mua hàng hoá bây giờ? 16) Những người trong đô thị cho những vải và thuốc đến những người bịnh.

---

 

 

 

Bài Học Thứ 6

A. Sự biến thể của những danh từ thuộc về nữ tính cuối cùng bằng ā.

Như: Kaññā: cô gái [19]

Cách

Số ít

Số nhiều

Cách

Số ít

Số nhiều

1

kaññā

kaññā, kaññāyo

5, 6

kaññāya

kaññānaṃ

2

kaññaṃ

kaññā, kaññāyo

7

kaññāya, kaññāyaṃ

kaññāsu

3, 4

kaññāya

kaññābhi, kaññāhi

8

kaññe

kaññā, kaññāyo

 

Những danh từ đồng biến thể:

Bhariyā: người vợ.                                                     Gangā: con sông (Hằng).

Pālibhāsā: tiếng Pāli.                                                Sālā: nhà nghỉ mát, nhà trống, phòng hội họp.

Pāli bhāsā: tiếng nói.                                                 Nāvā: ghe thuyền, tàu.

Paññā: trí tuệ.                                                            Gilānasalā: dưỡng đường.

Dārikā: cô gái nhỏ.                                                   Osadhasālā: nhà thí thuốc.

Pāthasālā: trường học.                                             Visikhā: con đường đi.

Dhammasālā: giảng đường.                                     Saddhā: đức tin, sự sùng mộ.

 

B. Vị biến cách (infinitive).

Sự phối hợp của vị biến cách động từ bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ tuṃ vào nguồn gốc của động từ, nếu nguồn gốc của động từ cuối cùng bằng a thì thường đổi lại i.

Thí dụ:            Paca + tuṃ = pacituṃ: nấu.

Rakkha + tuṃ = rakkhituṃ: bảo vệ, hộ trì.                                            Dā + tuṃ = dātuṃ: cho

Bảng so sánh vị biến cách:

Nguồn gốc ngôi thứ 3 s.n.

Vị biến cách

Nghĩa

Bất biến thể của thời quá khứ

disa

disa

gaha

gamu

ā + gamu

isu

kara

saṃ + lapa

ñā (jāna)

nahā

ā + ruha

thā

desenti

pas-santi

gaṇhanti

gacchanti

āgacchanti

honti

icchanti

karonti

sallapanti

jānanti

nahāyanti

pibanti, pivanti

āruhanti

tiṭṭhanti

desetuṃ

passituṃ

gaṇhituṃ

gantuṃ

āgantuṃ

hotuṃ

icchituṃ

kātuṃ

sallapituṃ

ñātuṃ jānituṃ

nahāyituṃ

pātuṃ pibituṃ

āruhituṃ

thātuṃ

thuyết giảng

ngó thấy

lấy, mang đi

đi

đến lại

ước, muốn

làm

hội thoại

hiểu biết

tắm (rửa)

uống

lên (đi)

đứng

desetvā

disvā, passitvā

gaṇhitvā, gahetvā

gantvā

āgantvā, āgamma

hutvā

icchitvā

katvā

sallapitvā

ñātvā, jānitvā

nahāyitvā, nahātvā

pītvā, pibitvā

āruhitvā, āruyha

thātvā

         

Tiếp vĩ ngữ tuṃ thường thêm vào phía trước của ngôi thứ ba số nhiều anti như nahāyanti thành nahāyituṃ để phối hợp thành vị biến cách.

Thí dụ cách hành văn: 1) Bhariyā dārikānaṃ dātuṃ odanam pacati: người vợ nấu cơm cho đến những con gái. 2) Dārikāyo uggaṇhituṃ pāthasālaṃ gacchanti: những con gái đi đến trường học, học (động từ). 3) Te gaṅgāyaṃ kiḷituṃ icchanti: chúng nó muốn chơi (giỡn) nơi con sông. 4) Kāññāyo āhāraṃ bhuñjituṃ sālāyaṃ nisīdanti: những cô gái ngồi trong phòng ăn cơm.

Bài làm thứ 6

A. 1) Kaññayo gaṅgayaṃ nahāyituṃ gacchanti. 2) Ahaṃ pāthasālaṃ gantuṃ icchāmi. 3) Mayaṃ dhammaṃ sotuṃ sālāyaṃ nisidāma. 4) Kuhim tvaṃ bhariyāya saddhiṃ gacchasi? 5) Dārikāyo saddhāya Buddhaṃ vandanti. 6) Sissā idāni Pāḷibhāsāya lekhanāni likhituṃ jānanti. 7) Narā paññaṃ labhituṃ bhāsāyo uggaṇhanti. 8) Kaññe, kuhiṃ tvaṃ pupphāni harituṃ icchasi? 9) Kaññāyo dārikāhī saddhiṃ gilāne phalehi saṇgaṇhituṃ vejjasālaṃ gacchanti. 10) Assā udakam pibituṃ gangaṃ oruhanti. 11) Sā ācariyassa bhariyā hoti. 12) Gilāne saṇgaṇhituṃ visikhāyaṃ osadhasālā na hoti. 13) Narā bhariyānaṃ dātuṃ āpaṇehi vatthāni kiṇanti. 14) Dārikā gharaṃ gantuṃ maggaṃ na jānāti. 15) Dārakā ca dārikāyo ca pāthasālāyam pithesu nisidituṃ na icchanti. 16) Gilānā gharāni gantuṃ osadhasālāya nikkhamanti. 17) Mayaṃ ācariyehi saddhiṃ pāḷibhāsāya sallapāma. 18) Bhariye, kuhiṃ tvaṃ gantuṃ icchasi? 19) Mayaṃ gaṅgāyaṃ nāvāyo passituṃ gacchāma. 20) Paññaṃ ca saddhaṃ ca labhituṃ dhammaṃ suṇāma.

B. 1) Này mấy cô gái, hôm nay mấy cô có muốn đi đến chùa không? 2) Tôi đang về từ nhà thương thí thuốc, lấy thuốc. 3) Trong con đường này không có nhà thương thí thuốc. 4) Cha! Bây giờ tôi nói tiếng Pāli. 5) Chúng tôi không thấy những chiếc tàu trên con sông. 6) Cô ấy muốn đi với những cô gái coi (thấy) trường học. 7) Cô con gái với đức tin đi cúng bông đến Đức Phật. 8) Các anh ngồi trong giảng đường nghe Pháp. 9) Những cậu trai và cô gái muốn tắm dưới sông. 10) Không có người bịnh nào trong nhà thương cả. 11) Chúng ta học các thứ tiếng để được sự sáng suốt (trí-huệ). 12) Tôi không muốn đi tàu. 13) Chúng nó ngồi trong giảng đường để học đạo với đức tin. 14) Tôi không biết tiếng trong của cái thơ. 15) Này các cô gái! Các cô có biết con đường về nhà không? 16) Nó đang đem quyển sách cho đến vợ nó.

---

 

Bài Học Thứ 7

A. Thời đã qua – Cách chủ động

Ngôi

Paca: nấu

Gamu: đi

Su: nghe

s.i

s.n

s.i

s.n

s.i

s.n

3

apacī, paci, apaci, pacī

apacuṃ, pacuṃ, apaciṃsu, paciṃsu

agamī, gamī, agami, gami

agamuṃ, gamuṃ, agamiṃsu, gamiṃsu

asuṇī, suṇī, asuṇi, suṇi           

asuṇiṃsu, suṇiṃsu

2

apaco, paco

apacittha, paciṭṭha

agamo, gamo

agamittha, gamittha

asuno, suno

asuṇittha, suṇittha

1

apaciṃ, paciṃ

apacimhā, paciṃhā

agamiṃ, gamiṃ

agamiṃhā, gamiṃhā

asuṇiṃ, suṇiṃ

asuṇimhā, suṇimhā

Trong thời quá khứ thường thêm chữ a ở trước ngữ căn. Ngôi thứ ba cuối chữ là ī nhưng có khi thâu ngắn lại là i, còn số nhiều là uṃ thì thường đổi lại là iṃsu. Mẫu âm đứng trước chữ ttha vàmhā thì biến thành chữ i, khi nào ngữ căn cuối cùng có mẫu âm e hoặc ā thì trong thời quá khứ phải thêm chữ s trước tiếp vĩ ngữ.

Tỷ như:           Động từ “dā”: cho – Số ít: dā + s + I = adāsi. Số nhiều: dā + ṃsu = adaṃsu.

Động từ “disa”: thuyết, giảng – Số ít: disa + s + I = desesi. Số nhiều: disa + ṃsu = desiṃsu.

Động từ “thā”: đứng – Số ít: thā + s + I = aṭṭhāsi. Số nhiều: thā + ṃsu = aṭṭhiṃsu.[20]

 

B. Chủ hữu đại danh từ.

Ngôi

Nam tính

Nữ tính

s.i.

s.n.

s.i.

s.n.

3

tassa

(của anh ấy)

tesaṃ

(của các anh ấy)

tassā

(của cô ấy)

tāsaṃ

(của các chị ấy)

2

tava, tuyhaṃ

(của anh hay mày)

tumhākaṃ:

(của các anh)

 

 

giống nam tính

1

mama, mayhaṃ

(của tôi)

amhākaṃ

(của chúng tôi)

 

Từ vựng:        Aparaṇha: xế (chiều).                               Pāto: bình minh rạng đông.

Ciraṃ: lâu dài, trường tồn.                               Pātarāsa: buổi điểm tâm.

Eva: đúng, như vậy, ngay cả (chỉ dùng để tỏ sự nhận định).                    

Pubbaṇha: buổi trước ngọ.

Hiyo: hôm qua.                                                 Purato: ở, đứng trước.

Viya: giống như, cũng như.                              Sāyamāsa: buổi cơm tối.

 

Bài làm thứ 7

A. 1) Buddho loke uppajji. 2) Hiyo samano dhammaṃ desesi. 3) Dārako pāto‘va tassa pāṭhasālaṃ agamī. 4) Ācariyā tesaṃ sissānaṃ pubbaṇhe ovādaṃ adaṃsu. 5) Ciraṃ te amhākaṃ gharaṃ na agamiṃsu. 6) Dārikā tesaṃ janakassa purato aṭṭhaṃsu. 7) Tvaṃ tassā hatthe mayhaṃ potthakaṃ passo. 8) Tvaṃ gaṇgāyaṃ nahāyituṃ pāto‘va agamo. 9) Tvaṃ ajja pātarāsaṃ na bhuñjo. 10) Kuhiṃ tumhe tumhākaṃ mittehi saddhiṃ aparaṇhe agamittha? 11) Kasmā tumhe‘yeva[21] mama ācariyassa lekhanāni na likhittha? 12) Tumhe ciraṃ mayhaṃ putte na passittha. 13) Ahaṃ tuyhaṃ pannākāre hiyo na alabhiṃ. 14) Ahaṃ asse passituṃ visikhāyaṃ aṭṭhāsiṃ. 15) Aham! Eva[22]gilānānaṃ ajja osadhaṃ adāsiṃ. 16) Mayaṃ tuyhaṃ ācariyassa sissā aho simhā. 17) Mayaṃ ajja pubbaṇhe na uggaṇhimhā. 18) Samaṇā viya mayam pi saddhāya dhammaṃ suṇimhā.

B. 1) Tôi đã ngủ trên giường của tôi. 2) Tôi đã đứng trong vườn của chúng nó trong buổi chiều. 3) Tôi đã ngồi trên ghế trong phòng (sālā) viết thơ cho bạn nó. 4) Chúng tôi đã tắm dưới sông trong buổi sáng. 5) Chúng tôi đã tự chữa bịnh ngày hôm qua. 6) Đã hèn lâu chúng tôi đã sống trong nhà của cậu chúng tôi trong đô thị. 7) Này con, tại sao con đã đứng trước thầy của con? 8) Này vợ, tại sao cô đã nấu cơm trong buổi sáng? 9) Này con, ngày hôm qua con đã đi đâu? 10) Các anh có trí huệ do nhờ thầy của các anh. 11) Tại sao các anh đã không nghe pháp giống như cha của các anh? 12) Ngày hôm qua, các anh đã dùng cơm tối ở đâu? 13) Cô ấy đã đứng trong vườn của cô thật lâu. 14) Nó tự rửa 2 chơn của cha nó. 15) Đã hèn lâu, bạn tôi đã không có mua hàng hoá từ tiệm của nó. 16) Các ông bác sĩ đã không có đến dưỡng đường trong buổi chiều. 17) Những con trai và con gái đã không có đem sách của chúng nó đến trường ngày hôm qua. 18) Tôi tự cho thuốc đến người bịnh hồi sáng.

---

 

Bài Học Thứ 8

A. Những động từ cuối cùng bằng i.

Cách

Muni: bực trí tuệ

Aṭṭhi: xương

s.i.

s.n.

s.i.

s.n.

1, 8

muni

munī, munayo

aṭṭhi

aṭṭhī, aṭṭhīni

2

muniṃ

munī, munayo

aṭṭhiṃ

aṭṭhī, aṭṭhīni

3

muninā

munībhi, munihi

aṭṭhinā

aṭṭhibhi, aṭṭhīhi

4

munīnā, munimhā

munībhi, munihi

aṭṭhino, aṭṭhissa

aṭṭhīnaṃ

5

munino, munissa

munīnaṃ

aṭṭhinā, aṭṭhimhā, aṭṭhismā

aṭṭhibhi, aṭṭhīhi

6

Giống cách 5

Giống cách 4

7

munimhi, munismiṃ

munīsu

aṭṭhimhi, aṭṭhismiṃ

aṭṭhīsu, aṭṭhisu

 

Từ vựng:

Adhipati: chủ, bực trưởng thượng.            Kavi: nhà thi sĩ.                                Aggi: lửa.                                          

Maṇi: ngọc.                                                 Asi: cây gươm.                                Narapati: vua, chúa

Atithi: khách.                                              Ñāti: thân quyến.                              Gahapati: gia trưởng, chủ

Pati: chồng, chúa tể.                                   Kapi: con khỉ.                                    Vihi: lúa.

Những danh từ này biến thể như “Muni”.

 

B. Những chi phối động từ quá khứ không biến thể.

Những động từ này thường thêm tiếp vĩ ngữ tvā vào ngữ căn, nếu ngữ căn cuối chữ bằng a thì thường đổi lại là i. Có nhiều khi tvāna và tūna cũng được thêm vào ngữ căn.

Tỷ như: 1) Paca + tvā: pacitvā: đã đương nấu.    2) Khipa + tvā: khipitvā: đã đương ném, liệng. 3) Su + tvā: sutvā, hay sutvāna, sotūna: đã đương nghe. 4) Kara [23] + tvā: katvā hay katvāna, kātūna: đã đương làm.

Thí dụ:            1) Nisiditvā bhuñji: nó đã ngồi ăn. 2)Buddhaṃ vanditvā dhammaṃ sotuṃ agamī: nó đã đảnh lễ Đức Phật, nghe pháp và đã đi về. 3) So ṭhatvā vadi: nó đã đứng và nói. 4) So kiḷitvā nahāyituṃ agami: sau khi chơi giỡn nó đã đi tắm.

 

Bài làm thứ 8

A. 1) Muni narapatim Dhammena saṅgaṇhitvā agamī. 2) Kapayo rukkhaṃ āruhitvā phalāni khadiṃsu. 3) Kadā tumhe kavimhā potthakāni alabhittha? 4) Aham tesaṃ ārāme ādhipati ahosim. 5) Mayaṃ gahapatīhi saddhiṃ gaṇgāya udakaṃ āharitvā aggimhi khipimhā. 6) Narapati hatthena asiṃ gahetvā assaṃ arūhi. 7) Tvaṃ tuyhaṃ patiṃ sangaṇho. 8) Gahapatayo narapatino purato thatvā vadiṃsu. 9) Atithī amhakaṃ gharaṃ āgantvā āhāraṃ bhuñjiṃsu. 10) Sakuṇā khettesu vihim disvā khādiṃsu. 11) Narapati gahapatimhā maṇiṃ labhitvā kavino adāsi. 12) Adhipatī atithīhi saddhiṃ āhāraṃ bhuñjitvā muniṃ passituṃ agamī. 13) Ahaṃ mayhaṃ ñātino ghare ciraṃ vasiṃ. 14) Sunakha aṭṭhīni gahetvā magge dhāviṃsu. 15) Dhammaṃ sutvā gahapatinaṃ Buddhe saddhā uppajji.

B. 1) Cha của người trí tuệ đã là một Đức vua. 2) Này các gia chủ, tại sao các ông không khuyên những đứa con của các ông đi học. 3) Chúng tôi đã thấy Đức vua. 4) Tôi đã đi và nói với ông thi sĩ. 5) Ông chủ của chùa đã ngồi trên ghế và đã thuyết pháp đến những người gia chủ. 6) Chỉ có ngày hôm qua, tôi đã viết thơ và đã gởi cho thầy tôi. 7) Ông thi sĩ đã soạn một quyển sách và đã cho đến Đức vua. 8) Những thân quyến của chúng ta đã ở trong nhà khách thật lâu và đã rời khỏi mới hồi sáng này. 9) Những người gia chủ đã mua lúa từ những người làm ruộng và đã gieo trong những ruộng của họ. 10) Chúng tôi đã ngồi trên những cái ghế và đã nghe lời huấn từ của bực trí tuệ. 11) Đức vua đã cất cái chùa và đã dâng đến bực trí tuệ. 12) Sau khi dùng điểm tâm với những người khách, tôi đã đi thăm những thân quyến của tôi. 13) Tôi đã mua những trái cây từ chợ và đã cho đến con khỉ. 14) Tại sao anh đã đứng trước lửa và chơi giỡn với con khỉ. 15) Sau khi nghe pháp từ bực tri thức, đức tin đã phát sanh lên trong Đức Vua.

---

 

Bài Học Thứ 9

A. Những danh từ thuộc nữ tính cuối cùng bằng i.

Cách

Bhūmi: mặt địa cầu, đất

s.i.

s.n.

1, 8

bhūmi

bhūmī, bhūmiyo

2

bhūmiṃ

bhūmī, bhūmiyo

3, 5

bhūmiyā

bhūmibhi, bhūmīhi

4, 6

bhūmiyā

bhūmīnam

7

bhimiyā, bhūmiyaṃ

bhūmiṃsu

Từ vựng

Aṇguḷi: ngón tay.                                          Rati: sự vướng mắc, dính líu.                               Mutti: sự giải thoát.

Bḥaya: sự sợ sệt.                                          Aṭavi: rừng.                                                           Khanti: sự nhẫn nại.

Piti: hỉ lạc.                                                   Ratti: ban đêm.                                                      Kuddāla: cái mai đào đất.

Kūpa: cái giếng.                                           Soka: sự buồn rầu, khóc than.                               Suve, Sve: ngày mai

 

B. Thời vị lai (bhavissanti) – Cách chủ động

Ngôi

Thời vị lai – Cách chủ động

Paca: nấu

s.i

s.n

s.i

s.n

3

ssati

ssanti

pacissati (nó sẽ nấu)

pacissanti (chúng nó sẽ nấu)

2

ssasi

ssatha

pacissasi (anh sẽ nấu)

pacissatha (các anh sẽ nấu)

1

ssāmi

ssāma

pacissāmi (tôi sẽ nấu)

pacissāma (chúng tôi sẽ nấu)

Trong thời vị lai mẫu âm đứng trước tiếp vĩ ngữ được thay là i.

 

Những động từ đồng biến thể:

Bhavati (bhū) ngữ căn: trở nên, thành, là.                        Jāyati (jana): nổi lên, sanh ra.

Khaṇati (khaṇa): đào (móc).                                            Pāpuṇāti (pa + apa): đến.

Tarati (tara): đi ngang qua.                                               Pavisati (pa + visa): đi vào.

 

Bài làm thứ 9

A. 1) Gahapati kuddālena bhūmiyaṃ kūpaṃ khanissati. 2) Khantiyā pītī uppajjissati. 3) Narapati sve aṭaviṃ pavisitvā muniṃ passissati. 4) Gahapatayo bhūmiyāṃ nisīditvā dhammaṃ suṇissanti. 5) Rattiyaṃ te aṭavīsu na vasissanti. 6) Narapatino puttā aṭaviyaṃ nagaraṃ karissanti. 7) Narapati tvaṃ muttiṃ labhitvā Buddho bhavissasi. 8) Kadā, tvaṃ aṭaviyā nikkhamitvā nagaram pāpuṇissasi? 9) Kuhim tvaṃ sve gamissasi? 10) Tumhe rattiyaṃ visikhāsu na vicarissatha. 11) Rattiyaṃ tumhe candaṃ passissatha. 12) Ahaṃ assamhā bhūmiyaṃ na patissāmi. 13) Ahaṃ mayhaṃ aṅgulihī maniṃ gaṇhissāmi. 14) Mayaṃ gangaṃ taritvā sve aṭavim pāpunissāma. 15) Sve mayaṃ dhammasālaṃ gantvā bhūmiyaṃ nisīditvā muttim labhituṃ pītiyā dhammaṃ sunissāma. 16) Ratiyā jayati soko – ratiyā jāyati bhayaṃ.

B. 1) Con khỉ sẽ ăn những trái cây với những ngón tay của nó. 2) Nó sẽ băng ngang qua rừng ngày mai. 3) Sự buồn rầu sẽ phát sanh lên do sự quyến luyến. 4) Này con, mầy sẽ té xuống đất. 5) Các anh sẽ thấy trăng lên trời lúc ban đêm. 6) Này các vị tỳ khưu, khi nào các ông sẽ được giải thoát và sẽ về thuyết pháp cho thế gian? 7) Này các nhà nông, các anh sẽ đào giếng ở chỗ nào cho có nước đến những thửa ruộng của các anh? 8) Tại sao các anh sẽ không lấy cái mai đào đất? 9) Tôi sẽ đi ở trong rừng, sau khi thọ huấn từ của vị tỳ khưu. 10) Tôi sẽ là thi sĩ. 11) Tôi sẽ đứng ở trước mặt của đức Vua. 12) Chúng ta sẽ được giải thoát do nhờ sự nhẫn nại. 13) Tại sao chúng ta sẽ đi trong rừng với sự sợ sệt. 14) Chúng ta sẽ tự đối đãi với người bịnh với sự vui vẻ.

---

 

Bài Học Thứ 10

A. Sự biến thể của những danh từ cuối cùng i thuộc về nam tính.

Cách

Sāmī: vua, chúa, chồng

Daṇḍi: người có cây gậy

s.i

s.n

s.i

s.n

1

sāmī

sāmī, sāmino

daṇḍi

daṇḍi, daṇḍini

2

sāmiṃ

sāmī, sāmīno

daṇḍiṃ

daṇḍī, daṇḍīni

3

sāminā

sāmībhi, sāmīhi

Biến thể giống như nam tính

4, 5

sāmino, sāmissa

sāmīnam

6

sāminā, sāmimhā, sāmismā

sāmibhi, sāmīhi

7

sāmini, sāmimhi, sāmismiṃ

sāmīsu

8

sāmi

sāmī, sāmino

daṇḍi

daṇḍi, daṇḍini

 

B. Những danh từ cuối cùng i thuộc về nữ tính.

Cách

Nāri: người phụ nữ

s.i

s.n

1

nārī

nārī, nāriyo

2

nāriṃ

nārī, nāriyo

3, 5

nāriyā

nārībhi, nārīhi

4, 6

nāriyā

nārīnaṃ

7

nāriyā, nārīyaṃ

nārīsu

8

nāri

nārī, nāriyo

 

C. Những danh từ hỗn hợp lẫn nam, nữ, trung tính và trạng từ

Appamāda (đ): không dể duôi, sự cố gắng.[24]                                           Jananī (c): người mẹ.

Bhaginī (c): em, chị gái.                                                                                       Mahesi (c): Hoàng Hậu.

Brahmacārī (đ): người chưa vợ.                                                                           Pāpa (T): tội lỗi, ác.

Dhammacārī (đ): người chân chánh (ở đúng theo lẽ phải).

Medhāvī (đ): người trí thức.                                                                                 Dhana (T): của cải, tài sản.

Pāpakārī (đ): kẻ ác, người làm tội lỗi.                                                                 Duggati (c): cảnh khổ (ác đạo).           

Puñña (T): điều lành, phước đức.                                                                          Have (Tr.T): thật vậy, đúng rồi.

Seṭṭha (Tr.T): cao quí, trưởng thượng.                                                                  Yva (T.T): giống nhau, in như  .                      

Puññakārī (đ): người thiện, người làm phước.                                                    Sugati (c): nhàn cảnh

 

D. Cách biến thành nữ tính.

Có ít danh từ, cách trở thành nữ tính chỉ thêm ā hay i cuối chữ a của nam tính.

Thí dụ:           Aja: con dê. // Ajā: con dê cái.                          Upāsaka: thiện nam. // Upāsikā: tín nữ.

Assa: con ngựa. // Assā: con ngựa cái.                            Dāraka: con trai. // Dārikā: con gái.

(Những danh từ cuối cùng bằng ka thì mẫu âm đứng trước nó thường đổi lại là i nhưdāraka đổi lại dārikā)

Deva: Chư Thiên (nam). // Devī: tiên nữ.                       Nāra: người nam. // Nāri: người nữ.

Dāsa: tôi trai. //       Dāsi: tớ gái.

Có ít danh từ trở thành nữ tính chỉ thêm vô  hay īnī với danh từ nam tính cuối chữ bằng aiī vàu.

Thí dụ: Rāja: đức vua. // Rājinī: hoàng hậu.                   Bhikkhu: tỳ khưu. // Bhikkhunī: tỳ khưu ni.

Medhāvī: người trí thức nam. // Medhāvinī: nữ trí thức.

Hatthi: con voi đực. // Hatthinī: voi cái.                        

Nhưng trừ ra vài chữ: Mātula: chú, cậu. // Mātulānī: cô, dì.                             

Gahapati: nam gia chủ. // Gahapatānī: nữ gia chủ.

                                             

Bài làm số 10

A. 1) Dhammo have rakkhati dhammacāriṃ. 2) Na duggatiṃ gacchati dhammacārī. 3) Nara ca nāriyo ca puññaṃ katvā sugatisu uppajjissanti. 4) Bhaginī tassā sāminā saddhiṃ jananiṃ passituṃ sve gamissati. 5) Pāpakārī, tumhe pāpaṃ katvā duggatisu uppajjissatha. 6) Idāni mayaṃ brahmacārino homa. 7) Mahesiyo nārīnaṃ puññaṃ kātuṃ dhanaṃ denti. 8) Hatthino ca hatthiniyo ca aṭavīsu ca pabbatesu ca vasanti. 9) Mayhaṃ sāmino jānanī bhikkhūnīnañca upāsikānañca [25]Saṅgaṇhi. 10) Mahesi narapatinā saddhiṃ sve nagaraṃ pāpuṇissati. 11) Medhāvino ca medhāviniyo ca appamādena dhammaṃ uggaṇhitvā muttim labhissanti. 12) Puññakārino brahmacārīhi saddhiṃ vasituṃ icchanti. 13) Nāriyo mahesiṃ passituṃ nagariṃ agamiṃsu. 14) Bhikkhuniyo gahapatānīnaṃ ovādaṃ. 15) Appamādañca medhāvī – dhanaṃ seṭṭhaṃ‘va rakkhati [26]

B. 1) Những người nào hành động chân chánh sẽ không làm điều tội lỗi và được sanh về nhàn cảnh. 2) Những người làm điều thiện sẽ được sự giải thoát. 3) Chồng tôi đã cưỡi lên voi và té xuống đất. 4) Cô ấy đã đi học với chị. 5) Bà mẹ của Hoàng Hậu thật là người phụ nữ có trí tuệ. 6) Những con trai và con gái đang cố gắng học để được cha mẹ chúng thưởng quà. 7) Những đàn ông và đàn bà, mỗi ngày đi chùa với những hoa trong tay của họ. 8) Chị tôi chăm nom (hộ trì) mẹ chỉ như một của cải cao quí. 9) Má ơi! Mai này con sẽ đi thăm cô và cậu con. 10) Trong những hạng người độc thân (không vợ chồng) có những người tri thức. 11) Đang thấy con voi, con dê cái đã chạy dông do sự sợ hãi. 12) Đức Vua cùng Hoàng Hậu đã đến đô thị ngày hôm qua.

---

 

 

 

Bài Học Thứ 11

A. Biến thể của những danh từ cuối cùng bằng u và ū.

Cách

Bhikkhu (đ): tỳ khưu (người đi khất thực)

Āyu (Tr.T.): tuổi thọ

s.i

s.n

s.i

s.n

1

bhikkhu

bhikkhū, bhikkhavo

āyu

āyū, āyūni

 

2

bhikkhuṃ

bhikkhū, bhikkhavo

āyuṃ

āyū, āyūni

3

bhikkhumā

bhikkhūbhi, bhikkhūhi

biến thể như trên của giống (đ) nam tính

4

bhikkhuno, bhikkhussa

bhikkhūnaṃ

5

bhikkhunā, bhikkhumhā, bhikkhusmā

bhikkhūbhi, bhikkhūhi

 

6

giống cách 4

7

bhikkhumhi, bhikkhusmiṃ

bhikkhusu, bhikkhūsu

8

bhikkhu

bhikkhū, bhikkhavo, bhikkhave

giống cách 1

 

 

Cách

Dhenu (c): con bò cái

Abhibhū (đ): người thắng (hơn), người chinh phục

 

Sabbaññū (đ): Bậc toàn giác

 

s.i

s.n

s.i

s.n

s.i

s.n

1, 8

dhenu

dhenū, dhenuyo

abhibhū

abhibhū, abhibhuvo

sabbaññu

sabbaññū, sabbaññuno

2

dhenuṃ

dhenū, dhenuyo

abhibhuṃ

abhibhū, abhibhuvo

sabbaññuṃ

sabbaññū, sabbaññuno

3, 5

dhenuyā

dhenūbhi, dhenūhi

biến thể giống như “bhikkhu”

biến thể giống như “bhikkhu”

4, 6

dhenuyā

dhenūnaṃ

7

dhenuyā, dhenuyaṃ

dhenūsu

 

Cách

Gotrabhū (T): Bậc Thánh hoá (sẽ vào hàng Thánh nhân)

 

Vadhū (c): hầu thiếp, vợ còn trẻ tuổi

 

s.i

s.n

s.i

s.n

1, 8

gotrabhū

gotrabhū, gotrabhūni

vadhu

vadhū, vadhuyo

Còn mấy cách kia biến thể cũng như “bhikkhu”.

Còn mấy cách kia biến thể cũng như “Dhenu”.

 

Từ vựng:        Āvuso (Tr.T.) bậu, bạn, em.                                    Pañha (đ) câu hỏi.

Bhante (Tr.T.) Ngài, Đức, bậc tôn kính.                     Sādhukaṃ (Tr.T.) hay, giỏi, tốt.

Cakkhu (T) con mắt.                                                     Senā (c) binh bị, quân đoàn.

Dāru (T) củi để chụm, cây.                                           Tiṇa (T) cỏ.

Dīpa (T) đèn, ánh sáng.                                                 Yāgu (đ) cháo, cơm nấu thật lỏng.

Kataññū (đ) người biết ơn, tri ân.                               

Yāva (Tr.T.) và Tāva: 2 từ ngữ này có liên quan nhau có nghĩa là “cho đến khi ...” “càng lâu càng ...”

Khīra (T) sữa tươi.                                                          Maccu (đ) sự chết.

Kuñjara (đ) coi voi.                                                       Madhu (đ) mật ong.

 

B. Động từ – Mệnh lệnh cách hay ban phúc cách (pañcami)

Ngôi

Paca: nấu

s.i

s.n

3

pacatu (nó nấu đi)

pacantu (chúng nó (có thể) nấu đi)

2

paca, pacāhi (anh nấu đi)

pacatha (các anh nấu đi)

1

pacāmi (tôi nấu đi)

pacāma (để chúng tôi nấu)

Cách này chỉ dùng để khi ra lệnh hay là ước mong hay ban phúc.

Những mẫu âm đứng trước chữ himima thường là giọng dài, nhưng ở ngôi thứ nhì có thêm a như paca.

Thí dụ:            Mệnh lệnh cách: Idha āgaccha: anh lại đây; tvaṃ gharasmā nikkhamāhi: anh đi ra khỏi nhà đi; tumhe idha tiṭṭhatha: các anh đứng đây đi.

Cách cầu chúc hay ước mong: Ahaṃ Buddho bhāvāmi: Cầu xin cho tôi thành Phật; Buddho dhammaṃ desetu: Cầu xin cho Đức Phật thuyết pháp.

Có khi dùng chữ  trong cách này để ra lệnh ngăn cản như: mā gaccha: đừng đi, nhưng chữ này thường dùng nơi ngôi thứ 3 trong thời đã qua như: mā agamāsi: anh đừng đi; mā aṭṭhāsi: anh đừng đứng; mā bhuñji: anh đừng ăn.

Những động từ:         Bujjhati: hiểu, biết (từ ngữ căn budha). Dhunāti: phá hoại, làm cho tiêu diệt (từ ngữ căn dhu). Kujjhati: sân hận, phát sân lên (từ ngữ căn kudha). Jīvati: sống, có sanh mạng (từ ngữ căn jīvā). Pucchati: hỏi, vấn (từ ngữ căn puccha).

Bài làm thứ 11

A. 1) Sabbaññu bhikkhūnaṃ dhammaṃ desetu? 2) Dhenu tiṇaṃ khādatu! 3) Āvuso, aṭaviyā dāruṃ āharitvā aggiṃ. 4) Gahapatayo, bhikkhūsū mā kujjhatha. 5) Bhikkhave ahaṃ dhammaṃ desessāmi, sādhukaṃ suṇātha. 6) Dhunātha maccuno senaṃ nalāgāram va kuñjaro. 7) Yāvā haṃ gacchāmi tāva idha tiṭṭhatha. 8) Bhikkhū pañhaṃ sādhukaṃ bujjhatu. 9) Sissā, sadā kataññū hotha. 10) Kataññuno, tumhe āyuṃ labhitvā ciraṃ jīvatha! 11) Dhammaṃ pibatha, bhikkhavo. 12) Mayhaṃ cakkhūhi pāpaṃ na passāmi, bhante. 13) Dhenuyā khīraṃ gahetvā madhunā saddhiṃ pibāma. 14) Āvuso, bhikkhūnaṃ purato mā tiṭṭhatha. 15) Bhante, bhikkhumhā mayaṃ pañhaṃ pucchāma. 16) Narā ca nāriyo ca bhikkhūhi dhammaṃ sā dhukaṃ sutvā puññam katvā sugatīsu uppajjantu.

B. 1) Để nó vái chào các vị tỳ khưu! 2) Đức Toàn Giác, cầu xin cho Ngài được trường thọ. 3) Đừng cho cỏ đến mấy con bò cái trong buổi chiều. 4) Anh đừng có đi cho đến khi nào tôi lại. 5) Bạch Ngài, xin ngài coi có tội lỗi chi không với những con mắt của Ngài. 6) Để chúng tôi ngồi dưới đất và nghe huấn từ của các vị tỳ khưu. 7) Ước mong cho các anh là những người biết ơn. 8) Để chúng nó ở đây cho đến khi chúng tôi đem củi từ trong rừng ra. 9) Này mấy cô hầu thiếp (vợ nhỏ tuổi) đừng có sân hận với những ông chồng của các cô. 10) Cầu xin cho tôi phá tan đạo binh của tử thần. 11) Tôi ước mong uống cháo với mật ong. 12) Bạch thầy tỳ khưu, chúng tôi muốn biết tuổi của Ngài. 13) Đừng đứng phía trước con voi. 14) Này các gia chủ, nên đối đãi (nuôi dưỡng) cha mẹ của các người cho tử tế (tốt). 15) Này các bạn, đừng dâng cháo cho các vị tỳ khưu cho đến khi chúng tôi đến. 16) Này con! Đừng uống mật ong.

---

 

Bài Học Thứ 12

A. Nhân cách đại danh từ.

Cách

Amha: Tôi

Tumha: mày, anh, ông

s.i

s.n

s.i

s.n

1

ahaṃ

mayaṃ, amhe (no)

tvaṃ, tuvaṃ

tumhe (vo)

2

maṃ, mamaṃ

amhākaṃ, amhe (no)

taṃ, tavaṃ, tvaṃ, tuvaṃ

tumhākaṃ, tumhe (vo)

3

mayā (me)

amhebhi, amhehi (no)

tvayā, tayā (te)

tumhebhi, tumhehi (vo)

4, 6

mama, mayhaṃ, amhaṃ, mamaṃ (me)

amhātaṃ, amhe (no)

tva, tuyhaṃ, tumhaṃ (te)

tumhaṃ, tumhākaṃ (vo)

5

mayā

amhebhi, amhehi

tvayā, tayā

tumhebhi, tumhehi

7

mayi

amhesu

tvayi, tayi

tumhesu

Những chữ “te, me, vo, no” không được dùng ở đầu câu.

 

B. Điều kiện cách, hay trạng thái (sattamī).

Thêm sau động từ “paca” – nấu

Ngôi

Điều kiện cách, hay trạng thái

Paca: nấu

s.i

s.n

s.i

s.n

3

eyya

eyyuṃ

pace, paceyya

(nó phải nấu)

paceyyuṃ

(chúng nó phải nấu)

2

eyyāsi

eyyātha

paceyyāsi

(anh phải nấu)

paceyyātha

(các anh phải nấu)

1

eyyāmi

eyyāma

paceyyāmi

(tôi phải nấu)

paceyyāma

(chúng tôi phải nấu)

Ngôi thứ 3 ở số ít có khi đổi ra chữ e mà thôi.

Điều kiện cách cũng dùng để tỏ ra sự: ước mong, cầu nguyện, ra lệnh v.v... Nếu khi nó dùng về trường hợp điều kiện cách, thì đầu câu thường hay khởi đầu chữ sace, ce, hay yadi có nghĩa là “nếu”.

Những ngữ vựng:

Alikavādī (đ) người nói láo, nói mánh khoé.                                           Āroceti: nói báo tin, tuyên bố.

Asādhu (đ) người xấu (tánh nết), nếu (T.T.) xấu, ác độc.                      Bhaṇati: nói, thuyết, thuật lại.

Bhajati: thân cận, cộng tác, vào hội hè.                                                   Kodha (đ) sự giận dữ.

Dāna (T.) sự bố thí, vật tặng, đàn na thí chủ.                                           Evaṃ (Tr.T.) như vậy.

Jināti (nguyên ngữ căn ji) thắng hơn, chinh phục.                                 Paṇḍita (đ) người trí thức.

Kadariya (đ) người bỏn xẻn, hà tiện.                                                       Pāpaka (T.T.) tội lỗi, ác xấu.           
Khippaṃ (Tr.T.) cách mau lẹ, lập tức.                                
Vāyamati: thí nghiệm, cố sức, ráng sức.

Sādhu (đ) người tốt thiện, nếu làm (T.T.) tốt lành.                                              Sacca (T.) chân lý, sự thật.

Vaṇṇa (đ) màu sắc, khen ngợi, tài năng, dung mạo.

Yadā (Tr.T.) khi nào? Tadā (Tr.T.) thì, vậy thì (Yadā và Tadā 2 tiếng này có liên quan nhau trong một câu)

 

Bài làm thứ 12

A. 1) Gāmaṃ no gaccheyyāma. 2) Buddho‘pi Buddhassa bhaṇeyya vaṇṇaṃ. 3) Na bhaje pāpake mitte. 4) Saccaṃ bhane, ne kujjheyya. 5) Dhammaṃ vo desessāmi. 6) Sace ahaṃ saccāni bujjheyyāmi te āroceyyāma. 7) Yadi tvaṃ vāyameyyāsi khippaṃ paṇḍito bhaveyyāsi. 8) Yāva tumhe maṃ passeyyātha tāva idha tiṭṭheyyātha. 9) Sace bhikkhū dhammaṃ deseyyuṃ mayaṃ sādhukaṃ suṇeyyāma. 10) Sādhu bhante, evaṃ no kareyyāma. 11) Yadi tvaṃ mayā saddhiṃ gantuṃ iccheyyāsi tava jananiṃ ārocetvā āgaccheyyāsi. 12) Amhesu ca tumhesu ca gahapatayo na kujjheyyuṃ. 13) Sace dhammaṃ sutvā mayi saddhā tava uppajjeyya ahaṃ tvaṃ adhipatiṃ kareyyāmi. 14) Yāva tumhe muttiṃ labheyyātha tāva appamādena vāyameyyātha. 15) Akkodhena jine kodhaṃ – asādhuṃ sādhunā jine – Jine kadariyaṃ dānena – saccena – alika vādinaṃ. 16) Khippaṃ vāyama, paṇḍito bhava.

B. 1) Anh đừng đi với nó. 2) Này các con, các con luôn luôn phải nói sự thật. 3) Bạch Ngài, tôi muốn hỏi một câu nơi Ngài. 4) Tốt lắm, anh không nên giận tôi như vậy. 5) Tôi sẽ không đi thăm bạn anh, cho đến khi tôi nhận được thơ của anh. 6) Anh phải rán thắng phục sự sân hận của anh bằng cách nhẫn nại. 7) Nếu anh có thể nghe lời khuyên nhủ của tôi; chắc chắn, tôi có thể đi với anh. 8) Anh phải nói với tôi, nếu nó đã gởi quyển sách cho anh. 9) Bạch Ngài, chúng tôi muốn nghe pháp (giáo lý) của Ngài. 10) Chúng ta phải thắng phục những người bỏn xẻn bằng sự bố thí. 11) Chúng ta không nên sanh vào cảnh khổ (ác đạo) cho đến khi chúng ta phải hiểu rõ (giác ngộ) những chân lý. 12) Anh có thể đi lập tức và lấy cái thơ cho tôi không? 13) Nếu người thiện mà thân cận với kẻ ác, thì họ cũng có thể trở nên người ác. 14) Những người ác phải thân cận với bực tri thức, thì họ có thể sớm trở nên người tốt. 15) Nếu anh nghe tôi cách tốt đẹp, thì đức tin anh sẽ phát sanh lên.

---

 

Bài Học Thứ 13.

A. Liên quan đại danh từ (relative pronouns).

Đại danh từ ya: ai, cái nào (cái vừa kể) cái đã kể đó

Cách

s.i.

s.n.

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

yo

yaṃ

ye

ye, yāni

yā, yāyo

2

yaṃ

yaṃ

3

yena

yāya

yebhi, yehi

yābhi, yāhi

4, 6

yassa

yassa, yāya

yesaṃ, yesānaṃ

yāsaṃ, yāsānaṃ

5

yamhā, yasmā

yāya

giống cách 3

7

yamhi, yasmiṃ

yassaṃ, yāyaṃ

yesu

yāsu

 

Đại danh từ ta: ai, nó

Cách

s.i.

s.n.

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

so

naṃ, taṃ

ne, te

ne, te, nāni, tāni

nā, nāyo, tā, tāyo

2

naṃ, taṃ

3

nena, tena

nāya, tāya

nebhi, nehi, tebhi, tehi

nābhi, nāhi, tābhi, tāhi

4, 6

nassa, tassa

tissāya, tissā, tassā, tāya

nesaṃ, nesānaṃ, tesaṃ, tesānaṃ

tāsaṃ, tāsānaṃ

5

namhā, tamhā, nasmā, tasmā

nāya, tāya

giống cách 3

7

namhi, tamhi, nasmiṃ, tasmiṃ

tissaṃ, tassaṃ, tāyaṃ

nesu, tesu

tāsu

Hình thức trung tính thông dụng hơn hết. Đại danh từ ya và ta thường dùng chung nhau, vì chúng kể như là có liên hệ với nhau.

Thí dụ:            Yo dhammaṃ passati so Buddhaṃ passati: Ai thấy được giáo pháp, người đó gọi là thấy Phật.

“Yaṃ hoti taṃ hotu”: Ai được nó cũng được.

Nói cái chi anh muốn (ước mong): Yaṃ icchasi taṃ vadehi: hay là: anh muốn cái nào, anh nói cái đó.

Ai phụng sự cho người bịnh là phụng sự cho tôi (Như Lai): Yo gilānaṃ upaṭṭhāti so maṃ upaṭṭhāti.

Đại danh từ eta: cái đó (ở đàng kia).

Cách

s.i.

s.n.

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

eso

etaṃ

esā

ete

etāni, etā, etāyo

2

etaṃ

Còn mấy cách kia biến thể như ta chỉ trừ ra những chữ khởi sự bằng chữ n như nena, nāya v.v...

 

B. Nghi vấn đại danh từ (interrogative pronoun).

Ka: ai, cái nào?

Cách

s.i.

s.n.

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

ko

kaṃ, kim

 

 

 

cách biến thể giống như ya

 

2

kaṃ

kaṃ

3

kena

kāya

4, 6

kassa, kissa

kāya, kassā

5

kamhā, kasmā

kāya

7

kamhi, kasmiṃ, kimhi, kismiṃ

kāya, kāyaṃ

Chữ ci thêm sau cùng trong mỗi cách của ka trong mỗi giống để biến thành đại danh từ không chỉ định như: koci, kāci: người nào? cái nào? bất luận cái nào? v.v...

Những hình dung từ sau đây biến thể giống như ya:

Añña: cái, người, vật khác.                                                            Aññatara: một kẻ, vật nào.

Apara: cái, kẻ khác, kế theo sau, hướng Tây.                               Dakkhiṇā: hướng Nam, phía tay mặt.

Eka: một số ít, vài người hay vật v.v...                                          Itara: khác nhau, còn dư lại.

Katara: cái chi, cái nào (thường dùng giữa 2 vật).

Katama: cái chi, cái nào? (thường dùng giữa nhiều vật).

Pacchima: hướng Tây, phía sau.                                                      Para: cái, người khác, khác nhau.

Pubba: trước nhứt, sớm nhứt, hướng Đông.                                  Puratthimā: hướng Đông.

Sabba: tất cả, hết thảy.                                                                                                                   

Uttara: cao cả, trưởng thượng, thuộc hướng Bắc.

Mấy chữ añña, aññatara, itara, eka có khi biến thể ở cách số 4 và 6 về nữ tính số ít như: aññissā, aññatarissā, ekissā, itarissā; còn trong cách thứ 7 thì aññissaṃ, aññatarissaṃ, itarissaṃ, akissaṃ. Còn những chữ pubba, para, apara có khi biến thể trong cách thứ 5 về nam tính số ít như: pubbā, parā, aparā; còn trong cách thứ 7 thì là pubbe, pare, apare.

Ngữ vựng hỗn hợp:

Ādāya (Tr.T.) thì quá khứ của động từ dā + ā tiếp đầu ngữ: đã có lấy.

Disā (c) phương hướng, một địa phận, một khu.

Kim (Tr.T.): Tại sao? Cái nào? Thế nào? Yêu cầu.

Nāma (T.): tên, danh (thuộc trừu tượng), tinh thần, ý – nếu là trạng từ thì: nhân danh, thật vậy.

Nu (Tr.T.) cầu khẩn, tôi lấy làm ngạc nhiên, làm lạ.

Payojana (T.) dùng, cần dùng.                                                                                                                               

Vā (Tr.T.) hoặc, hay là.

 

Bài làm thứ 13

A. 1) Ko nāma tvaṃ? 2) Ko nāma eso? 3) Ko nāma te ācariyo? 4) Idāni eso kiṃ karissati? 5) Kiṃ tvaṃ etaṃ pucchasi? 6) Esā nāri te kiṃ hoti? 7) Sve kim‘ete karissanti? 8) Kassa bhikkhussa taṃ potthakaṃ pesessāma? 9) Tesaṃ dhanena me kiṃ payojanaṃ? 10) Ko jānāti kim‘eso karissati‘ti? 11) Kissa phalaṃ nāma etaṃ? 12) Kāyaṃ disāyaṃ tassā jananī idāni vasati? 13) Kassa dhammaṃ sotuṃ ete icchanti? 14) Yo dhammaṃ passati so Buddhaṃ passati, yo Buddhaṃ passati, so dhammaṃ passati. 15) Yaṃ tvaṃ icchasi taṃ etassa arocehi. 16) Yaṃ te karonti taṃ‘eva gahetvā paraṃ lokaṃ gacchanti. 17) Yassaṃ dīsāyaṃ so vasati tassaṃ disāyāṃ ete‘pi vasituṃ icchanti. 18) Eso naro ekam vadati, esā nāre aññaṃ vadati. 19) Paresaṃ bhaṇdāni mayaṃ na gaṇhāma. 20) Etāni phalāni mā tassa sakuṇassa detha – 21) Idāni sabbe‘pi te Bhikkhu uttarāya disāya aññatarasmiṃ ārāme vasanti – 22) Etasmiṃ nagare sabbe narā aparaṃ agamiṃsu – 23) Kiñci‘pi Kātuṃ so na jānāti – 24) Katamam disaṃ tumhe gantuṃ iccheyyātha – puratthimaṃ vā dakkhinaṃ vā pacchimaṃ vā uttaraṃ vā? – 25) Katarāya disāya tvaṃ suriyaṃ passasi – pubbāyaṃ vā aparāyaṃ vā?

B. 1) Chị là ai? 2) Nó tên gì? 3) Nó đã đi hướng nào? 4) Nó có phải là thân quyến của anh không? 5) Trái cây đó tên chi? 6) Những quyển sách ấy anh đã mua từ ai? 7) Hôm nay anh sẽ đi với ai? 8) Những con trai và con gái này đang chơi nơi vườn của ai? 9) Anh thấy mặt trời buổi sáng nơi hướng nào? 10) Cái nào của anh hoặc cô ấy dùng? 11) Nó đã tặng cho ai những tặng phẩm Này? 12) Này ông triệu phú, của cải ông dùng để làm gì? Ông không thể đem theo với ông tất cả qua cảnh giới khác. Vậy ông nên ăn xài hay hơn. Ông không có quyến luyến (dính mắc) với của cải của ông? Ông nên làm dưỡng đường cho bịnh nhơn, cất trường học cho trẻ con, xây cất chùa cho các tỳ khưu và tỳ khưu ni. Đó là những hành động thiện mà ông sẽ đem theo với ông đi (sanh) qua cảnh giới khác. 13) Những người nào làm được điều thiện thì chắc chắn sẽ sanh nơi nhàn cảnh. 14) Để nó nói cái gì nó muốn. 15) Chúng tôi đã không viết những bức thơ đó. 16) Anh không nên nói với kẻ khác những cái gì mà anh thấy tận mắt. 17) Chúng tôi muốn (thích) ở nơi những đô thị nào mà có những bậc trí thức ở.

---

 

 

Bài Học Thứ 14

A. Thành phần của động từ (participle).

Trong tiếng Pāli có 6 loại thành phần của động từ là: 1) Thành phần chủ động của thời hiện tại; 2) Thành phần thụ động (bị động) của thời hiện tại; 3) Thành phần không biến thể, của thời quá khứ; 4) Thành phần chủ động của thời quá khứ; 5) Thành phần thụ động của thời quá khứ; 6) Thành phần có tiềm lực (khả năng).

1.      Về thành phần chủ động của thời hiện tại, kết thành bằng cách thêm vào nguyên ngữ (như tiếp vĩ ngữanta và māna như: paca + anta = pacanta; paca + māna = pacamāna: đang nấu.

2.      Về thành phần thụ động của thời hiện tại, kết thành bằng cách thêm vào nguyên ngữ (tiếp vĩ ngữya ở giữa nguyên ngữ và tiếp vĩ ngữ māna. Nếu mẫu âm cuối cùng của nguyên ngữ là a hay ā thì nó phải đổi lại là ī. Thí dụ: paca + ya + māna = pacīyamāna: đang bị nấu; sū + ya + māna = sūyamāna: đang bị nghe. Phần nhiều những tiếp vĩ ngữ này chỉ thêm vào những ngữ căn ở phía trước ngôi thứ 3 số nhiều, cuối cùng của thời hiện tại.

Những thành phần của động từ này cũng phải bị biến hoá mẫu âm và cũng chiều thuận theo danh từ hay đại danh từ về giống, số và cách mà nó có tánh chất chịu ảnh hưởng. Chúng nó cũng dùng trong khi sự hành động đang bị chỉ định. Có nghĩa là: kể từ, như, khi, trong khi.

 

B. Cách biến thể của pacanta thành danh từ nam tính.

Cách

s.i.

s.n.

1

pacaṃ, pacanto

pacanto, pacanā

2

pacantaṃ

pacante

3

pacatā, pacantena

pacantebhi, pacantehi

4, 6

pacato, pacantassa

pacataṃ, pacantānaṃ

5

pacatā, pacantamhā, pacantasmā

pacantebhi, pacantehi

7

pacati, pacante, pacantamhi, pacantasmiṃ

pacantesu

8

pacaṃ, paca, pacā

pacanto, pacanā

Về nữ tính thì kết thành bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ ī như: pacanta + ī = pacantī và cách biến thể cũng như danh từ thuộc về nữ tính cuối cùng bằng ī (coi bài học số 10).

Còn về trung tính

Cách

s.i.

s.n.

1, 8

pacaṃ

pacantā, pacantāni

2

pacantaṃ

pacantā, pacantāni

Còn mấy cách kia biến thể cũng giống như nam tính.

Thành phần của hiện tại cuối cùng bằng māna thì biến thể cũng giống như narakaññā và phala, thí dụ như: nam tính thì “pacamano”, nữ tính “pacamānā” và trung tính “pacamānaṃ”. Vài thí dụ: gacchanto puriso: người đang đi, hay là người mà đang đi; gacchantassa purissa: đến người mà đang đi; pacanti hay là pacamānā itthī: người phụ nữ mà đang nấu; so vadamāno gacchati: nó đi và đang nói chuyện; patamānaṃ phalaṃ: trái cây đang rụng (rớt). rakkhiyamānaṃ nagaraṃ: thành thị mà đang bị đô hộ; ahaṃ magge gacchanto taṃ purisaṃ passiṃ: trong khi tôi đã đang đi đường, tôi đã thấy người đó.

Thành phần số 4 và số 5 là chủ động thời quá khứ và thụ động quá khứ đều kết thành bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ ta hay na sau phụ âm d vào ngữ căn. Nếu ngữ căn mà cuối cùng bằng a thì thường đổi lại là iThí dụ như: ñā + ta = ñāta: sự đã hiểu biết; su + ta = suta: sự đã nghe; paca + ta = pacita: sự đã nấu;      rakkha + ta = rakkhita: đã bảo vệ, đã hộ trì; chidi + na = chinna: đã cắt đứt; bhidi + na = bhinna: đã bể, gãy.

Tất cả những chữ này cũng biến đổi và tuỳ theo danh từ hay đại danh từ về giống, số và cách mà chúng nó chịu ảnh hưởng, nó thường dùng để tiếp chỗ cho những động từ, có nhiều khi nó phụ nối liền bằng asa và h: là, được. Thí dụ như: so gato: nó đã đi hay nó là đã đi (chỗ này chữ hoti được hiểu ngầm, như so gato hoti); thito naro: người đã đứng hay là đến người đang đứng; thitāyo nāriyā: đến người phụ nữ đã đứng; Buddhena desito dhammo: giáo lý mà Đức Phật thuyết; sissehi pucchitassa pañhassa: đến câu hỏi mà do nơi những học trò đã hỏi.

Thành phần của động từ thứ 6 – thành phần tiềm lực kết thành bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ tabbavào ngữ căn, nếu cuối cùng của ngữ căn bằng a thì thường đổi lại là i. Thí dụ như: dā + tabba = dātabba: phải cho hay là nên cho; ñā + tabba = ñātabba: phải, nên biết; paca + tabba = pacitabba: phải, nên nấu.

Những thành phần động từ này cũng phải hoà hợp với danh từ hay đại danh từ về giống, số và cách mà nó chịu ảnh hưởng. Nhưng về phận sự thì phải để cách biến thể thứ 3. Thí dụ như: janako vanditabbo: phải cung kính (vái chào) người cha; jananī rakkhitabbā: phải chăm nom (bảo vệ) người mẹ; cittaṃ rakkhitabbaṃ: phải gìn giữ (thu thúc) cái tâm; tayā gantabbaṃ: anh phải đi – nên đi; sāvakehi dhammo sotabbo: những tín đồ phải nghe pháp (giáo lý).

Bản so sánh thí dụ

Ngữ căn

Thành phần chủ động thời hiện tại

Thành phần bị động thời hiện tại

Thành phần quá khứ

Thành phần tiềm lực

denta

dīyamāna

dinna

dātabba

Disa [27]

desenta, desasāma, passanta, passamāna

desīyamāna, passīyamāna

desita, diṭṭha

desetabba, passitabba

Bhuja

bhuñjanta, bhuñjamāno

bhuñjīyamāna

bhutta

bhuñjitabba

Gamu

 

gacchanta, gacchamāna

gacchīyamāna

 

gata

 

gantabba

Gaha

gaṇhanta, gaṇhamānā

gayhamāna

gahita

gahetabba

Kara

 

karonta, karumānā

 

kayiramāna, karīyamāna

kata

 

kattabba, kātabba

 

pibanta, pivanta, pibamāna, pivamāna

pīyamāna

 

pīta

 

pātabba

 

Su

sunantu, suṇamāna

sūyamāna

suta

sotabba, suṇitabba

Ngữ vựng:     

Atthi (đ.T[28] có, là.                                                               
Bhūta (T) chúng sanh, sinh vật.

Avihethayanta: thành phần quá khứ = a + vi + hetha: không làm đau đớn, không làm tổn hại.

Carati (đ.T) đi bình bồng, ta bà.                                                    
Khaggavisāṇakappa (đ) giống như con tây-u.

Nidhāya (Tr.T.) q.kh. = ni + dhā: đang, đã để một bên.

Pana (đ) thương yêu, quyến luyến.                                               
Sahāya (đ) bầu bạn.

Taṇhā (c) ái dục, ham muốn.                                                                     
Upasaṃ kamati (đ.T) Kamu + upa + saṃ: lại gần.

 

Bài làm thứ 14

A. 1) Evaṃ me sutaṃ. 2) Mayi gate so āgato. 3) Kim tena kataṃ? 4) So tassa vaṇṇaṃ bhaṇamāno maṃ upasaṅkami. 5) Ahaṃ magge gacchanto tasmiṃ rukkhe nisinnaṃ sakuṇaṃ passiṃ. 6) Bhikkhūhi lokassa dhammo desetabba. 7) Puññaṃ kattabbaṃ, papaṃ na kātabbaṃ. 8) Ajji etena maggena mayā gantabbaṃ. 9) Sabbā itthiyo dhammaṃ sunantiyo etāya sālāya nisidiṃsu. 10) Paṇḍitā yaṃ yaṃ desaṃ bhajanti tattha tatth eva pūjitā honti. 11) Buddhena bujjhitāni saccāni mayā‘pi bujjhitabbāni. 12) Paraṃ lokaṃ gacchante tayā kataṃ puññaṃ vā pāpaṃ vā tayā saddhiṃ gacchati. 13) Thito vā nisinno vā gacchanto vā sayanto (sayāno) vā ahaṃ sabhesusattesu mettaṃ karomi. 14) Vejasālāya vasantānaṃ gilānānaṃ pure osadhaṃ dātabbaṃ, pacchā aparesaṃ dātabbaṃ. 15) Kiṃ nu kattabban‘ti ajānantā te mama purato aṭṭhaṃsu. 16) Pemato jāyati soko pemato jāyati bhayaṃ; pemato vippamuttassa – n‘atthi soko kuto bhayaṃ. 17) Taṇhāya jāyati soko – taṇhāya jāyati bhayaṃ; Taṇhāya vippamuttassa – n‘atthi soko kuto bhayaṃ. 18) Ekasmiṃ samaye aññataro devo rattiyaṃ Buddhaṃ upasaṃ kamitvā saddhāya vanditvā bhūmiyaṃ aṭṭhāsi, thito so devo Buddhaṃ ekaṃ pañhaṃ pucchi. Pucchantassa devassa Buddho evaṃ dhammaṃ desesi. 19) Te gangāyaṃ nahāyante mayaṃ passimhā. 20) “Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṃ – Avihethayaṃ aññataram‘pi tesaṃ – Na puttaṃ‘icheyya kuto sahāyaṃ – Eko care khagga visāṇakappo”.

B. 1) Anh đã bị làm cái này. 2) Nhánh cây đã bị chặt do nó. 3) Tôi đã thấy một người đang đi trên đường. 4) Cô ấy đã đứng dậy chào vị tỳ khưu. 5) Tôi đã về nhà khi nó đã đi học. 6) Những con khỉ đã ăn những trái cây rụng. 7) Chúng nó đã thấy cô ấy đang ngồi trong phòng (sālā). 8) Các anh không nên tắm dưới sông. 9) Để cho nó làm những gì nó có thể làm được. 10) Cái đó anh phải được hiểu biết như vậy. 11) Những quyển sách mà tôi đã viết, không nên cho chúng nó. 12) Những bạn tôi đã thấy cục ngọc đó đã bị thảy vô trong lửa. 13) Tôi đã ngồi dưới đất để nghe pháp do các tỳ khưu đã thuyết. 14) Những người đức hạnh nên làm nhiều việc phước thiện. 15) Quần chúng đã thấy những người bịnh đang uống thuốc do nơi bác sĩ đã cho.

---

Bài Học Thứ 15

A. Chỉ định đại danh từ.

Yma: cái này

Cách

s.i

s.n

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

ayaṃ

idaṃ, imaṃ

ayaṃ

ime

ime, imāni

imā, imāyo

2

imaṃ

imaṃ

3

iminā, anena

imāya

imebhi, imehi, ebhi, ehi

imābhi, imāhi

4, 6

imassa, assa

imissā, imāya, assā, assāya

imesaṃ, imesānaṃ, esaṃ, esānaṃ

imāsaṃ, imāsānaṃ

5

imamhā, imasmā, asmā

imāya

giống cách 3

7

imamhi, imasmiṃ, asmiṃ

imissam, imāyaṃ, assaṃ

imesu, esu

imāsu

Cách biến thể của amu: cái này, cái đó, như thế.

Cách

s.i

s.n

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

Nam tính

Trung tính

Nữ tính

1

asu, amuko

aduṃ

asa, amu

amu

amū, amūni

amuyo

2

amuṃ

amuṃ

3

amunā

amuyā

amūbhi, amūhi

amūbhi, amūhi

4, 6

amuno, amussa

amussā, amuyā

amūsam, amūsānaṃ

amūsam, amūsānaṃ

5

amumhā, amusmā

amuyā

giống cách 3

7

amumhi, amusmiṃa

amussaṃ, amuyaṃ

amūsu

amūsa

 

B. Hình dung từ hay tĩnh từ.

Trong văn phạm Pāli, những hình dung từ cũng phải bị biến thể theo những danh từ về số, giống và cách mà nó chịu ảnh hưởng, nhưng phần nhiều nó được đứng trước các danh từ.

Những hình dung từ nào mà cuối cùng bằng mẫu âm a thì cách biến thể của 3 giống cũng như cách biến thể của nara, phala và kaññā cũng có một đôi khi nó biến thể giống như nāri trong trường hợp nữ tính.

Có vài hình dung từ chỉ thêm vô vantu với những danh từ cuối cùng bằng a và ā, và thêm mantucho những danh từ cuối cùng bằng i và uThí dụ như: bala + vantu = balavantu: năng lực, uy quyền (hình dung từ);bandhu + mantu = bandhumantu: thân quyến, có bà con; dhiti + mantu = dhitimantu: can đảm. guṇa + vantu = guṇavantu: đức hạnh. Những hình dung từ này đều biến thể như pacantatrừ ra cách đứng chủ động (1) về số ít, như:

Cách

s.i.

s.n.

1

bandhunā

bandhumanto, bandhumantā

1

dhitimā

dhitimanto, dhitimantā

1

guṇavā

guṇavanto, guṇavantā

Ngữ vựng:

Antimā (TT) sau rốt, trễ.                                                                 Āsana (đ) chỗ ngồi.                                  Dīgha (TT) dài.

Arahanta (q.kh) của araha: ứng cúng, bậc đáng tôn kính, có thể dùng như danh từ hay tĩnh từ.

Bhagavantu (TT) hồng phúc, sung sướng.                                      Pīta (TT) màu vàng.

Kaṇha (TT) đen, tối.                                                                       Ratta (TT) đỏ.                                           Khuddaka (TT) nhỏ, bé.

Sammā sambuddha (đ) chánh biến tri, toàn giác.                         Mahanta (TT) to, lớn.

Majjhima (TT) trung, chính giữa.               Ucca (TT) cao                                              Seta: trắng.

Namo (Tr.T) khen ngợi, tôn kính.              Uṇha (TT) nóng, ấm áp.                               Sīta (TT) lạnh, mát mẻ.

Sukhita (TT) an vui, hạnh phúc.                    Nīca (TT) thấp, hèn hạ.                              Nīla (TT) màu xanh.

Taruṇa (TT) non, trẻ, bé.                             Paṭī-padā (c) sự thực thành, con đường, hạnh kiểm.

 

Bài làm thứ 15

A. 1) Kim‘idaṃ? 2) Kassa imāni? 3) Iminā te kiṃ payojanaṃ? 4) Idaṃ mayhaṃ hotu. 5) Ko nāma ayaṃ puriso? 6) Ayaṃ me mātulānī hoti. 7) Idaṃ mayā kattabbaṃ. 8) Sabbaṃ idaṃ asukena kataṃ. 9) Ayaṃ sāmi caṇḍo na hoti. 10) Ayaṃ me antimā jāti. 11) Ayaṃ seto asso khippaṃ na dhāvati. 12) Guṇavantehi ime gilānā saṇgaṇhitabbā. 13) Yathā idaṃ tathā etaṃ – yathā etaṃ tathā idaṃ. 14) Idaṃ vo ñātīnaṃ hotu – sukhitā hontu ñātayo. 15) Tvaṃ etasmiṃ pabbate vasa, ahaṃ imasmiṃ pabbate vasissāmi. 16) Namo tassa Bhagavato, arahato sammā sambuddhassa. 17) Asmiṃ loke ca paramhi ca guṇavantā sukhena vasanti. 18) Asukāya nāma visikhāya asukasmiṃ ghare ayaṃ taruṇo vejjo vasati. 19) Imehi pupphehi Buddhaṃ pūjetha. 20) Mayaṃ imasmiṃ ārāme mahantāni rukkhāni passāma – 21) Imassa gilānassa uṇhaṃ udakaṃ dātabbaṃ – 22) Janako ucce āsane nisīsi, putto nīce āsane nisīdi – 23) Imesu pupphesu setāni ca rattāni ca pītāni ca pupphāni gahetvā gacchāhi – 24) Imāni khuddakāni phalāni mayaṃ na kiṇāma – 25) Imīnā dīghena maggena ete gamissanti.

B. 1) Đứa trẻ này là ai? 2) Cái này là quyển sách của tôi. 3) Những người này là ai? 4) Nó đang ở trong nhà này. 5) Cái này chính tôi đã làm. 6) Có một bác sĩ còn trẻ tuổi như vậy ở con đường này. 7) Người bịnh không nên uống nước lạnh. 8) Nó là đứa trẻ hạng chót trong trường. 9) Anh đã thấy nó ngồi trên chỗ ngồi cao này không? 10) Lấy những cây gậy dài này và thẩy vô trong lửa đi. 11) Xin cho những chúng sanh này được sự an vui. 12) Tôi muốn cỡi con ngựa trắng này. 13) Đem những quyển sách nhỏ đó và cho đến những đứa trẻ này. 14) Anh nên rửa mặt của anh với nước nóng này. 15) Những vị A-la-hán đã hiểu biết được trung đạo của Đức Phật. 16) Giáo pháp này do nơi Đức Phật đã thuyết. 17) Chúng ta sẽ đi nơi con đàng dài này. 18) Có những cây cao, lớn ở trong rừng này. 19) Tôi sẽ đem những hoa trắng này; còn anh có thể lấy những hoa đỏ kia. 20) Đây là những chiếc thuyền nhỏ – 21) Những người nam và nữ trẻ tuổi phải luôn luôn thân cận với những bực có đức hạnh – 22) Đô thị này bị bảo hộ với một đức vua có uy quyền – 23) Người can đảm không nên bỏ chạy vì sợ – 24) Những đứa bé con này đang chơi giỡn với những con chó nhỏ này – 25) Xin Đức Thế Tôn thuyết pháp cho những vị tỳ khưu và tỳ khưu ni này.

---

 

Bài Học Thứ 16

A. Số đếm.

1 eka.                 2 dvi, dve.                   3 ti.                          4 catu.

5 pañca.             6 cha.                          7 satta.                     8 aṭṭha.

9 nava.               10 dasa.                      11 ekādasa.               12 dvādasa, bārasa. 
13 terasa, teḷasa.              14 cuddasa, catuddasa.       15 pañcadasa, paṇṇarasa.

16 solasa, sorasa.             17 sattadasa, sattārasa.        18 aṭṭhadasa, aṭṭhārasa.

19 ek‘una, vīsati.              20 vĩsati, vīsaṃ.                    21 eka-vīsati.

22 dve-vīsati, dvā-vīsati.         23 te-vīsati.                     24 catu-vīsati.

25 pañca-vīsati.               26 chabbisati.                       7 satta-vīsati.                      28 aṭṭha-vīsati.

29 ek‘una tiṃsati.           30 tiṃsā, tiṃsati.                 31 ekatiṃsati, ekatiṃsā.

32 dvattiṃsati, dvattiṃsā.                                             33 tettiṃsati, tettiṃsā.

34 catuttiṃsati, catuttiṃsā.                                          35 pañcatiṃsati, pañcatiṃsā.

36 chattiṃsati, chattiṃsā.                                            37 sattatiṃsati, sattatiṃsā.

38 aṭṭha-tiṃsati, aṭṭha-tiṃsā.                                        39 ek‘una cattāḷisati.

40 cattāḷisati, cattāḷisaṃ, cattāḷīsa ...                          49 ek‘ūna paṇṇāsa.

50 paṇṇāsa, paññāsa.                  60 saṭṭhi.                70 sattati.                            79 ek‘ūnāsīti.

80 asīti.                                      90 navuti.                 99 ek‘ūna-sataṃ.               100 sataṃ.

200 dvisataṃ.                             1.000 sahassaṃ.                   10.000 dasa-sahassaṃ, nahutaṃ.

100.000 sala-sahassaṃ, lakkhaṃ.                                             10.000.000 koṭi.

100.000.000 dasa koṭi.                                                              1.000.000.000 sata-koti.

Cách biến thể (luôn luôn ở số nhiều):

Eka, ti, catu cách biến thể luôn trong 3 giống. Khi nào eka dùng trong câu có nghĩa: vài, ít nhiều, không so sánh được, thì nó biến thể trong 3 giống và 2 số. Ngoài ra trường hợp ấy thì nó chỉ dùng trong số ít mà thôi.

Số đếm từ dvi cho đến aṭṭhārasa chỉ biến thể trong số nhiều, chỉ trừ ra ti và catu còn bao nhiêu số khác đều chung cho tất cả 3 giống. Những số này cũng phải hoà hợp theo với danh từ về số và thể cách mà chúng nó chịu ảnh hưởng.

Còn eka, ti, catu thì phải hoà hợp luôn cả giống.

Luôn luôn chúng được đứng trước danh từ.

Cách

Dvi

pañca

1, 2

dve, duve

pañca

3, 5

dvībhi, dvihi

pañcabhi, pañcahi

4, 6

dvinnaṃ

pañcannaṃ

7

dvīsu

pañcasu

 

 

 

Cách

Ti

Catu

 

đ

T.T.

c

đ

T.T.

c

1, 2

tayo

tīni

tisso

cāttāro, caturo

cattāri

catasso

3, 5

tībhi, tīhi

catūbhi, catūhi

4, 6

tiṇṇaṃ

tiṇṇannaṃ

tissannaṃ

catunnaṃ

catunnaṃ

catussannaṃ

7

tīsu

catusu, catūsu

Những số từ ek‘ūnavīsati đến aṭṭha-navuti và koti đều thuộc về nữ tính và cách biến thể cũng chỉ giống như số ít của danh từ nữ tính cuối cùng bằng i (như bhūmi). Còn tiṃsācattālīsapaññāsa thì biến thể giống như danh từ nữ tính (như kaññā).

Những số từ ek‘ūnasata đến lakkha chỉ biến thể ở số ít giống danh từ trung tính (như phala). Nhưng mà, khi những số từ vīsati trở lên, dùng trong cách tập hợp thì phải ở số nhiều (như: dve vīsatiyo: 2 lần 20; tīṇi satāni: 3 trăm).

 

B. Số đếm thứ tự.

Pathama: thứ nhất.                                       Dutiya: thứ nhì.                                              Tatiya: thứ ba.

Catuttha: thứ tư.                                            Pañcama: thứ năm.                                       Chaṭṭha: thứ sáu.

Còn lại kế tiếp chỉ thêm tiếp vĩ ngữ ma, thí dụ như: satta + ma = sattama: thứ bảy; aṭṭha + ma = aṭṭhama: thứ tám v.v...

Những số thứ tự cũng hoà hợp với danh từ về số, giống và thể cách. Về nam tính và trung tính thì cách biến thể cũng như nara và phala. Về nữ tính của paṭhama, dutiya, tatiya cách biến thể cũng như kaññā.

Từ catuttha đến dasama, về nữ tính thì thêm vào tiếp vĩ ngữ ī, cách biến thể cũng như nārī. Thí dụ: catuttha + ī = catutthī; sattama + ī = sattamī, v.v....

Còn những số thứ tự khác thì thêm ngay vào nguyên ngữ bằng ī như ekādasa + ī = ekadāsī: thứ 11 (giống cái).

Ngữ vựng:                                         

Divasa (đ.T.) ngày.                                                                                                               Ito (Tr.T.) từ khi, trước kia, từ bây giờ, từ đây.

Pana (Tr.T.) nhưng mà, nhưng vậy, hơn nữa (có khi dùng không có nghĩa chi cả chỉ để nói cách văn hoa thôi).

Pariccheda (đ) ranh giới, chương mục, một diện tích.                                        Māsa (đ.T.) tháng.   

Sarana (T) núp ẩn, nương nhờ (qui thuận).

Sīla (T) đức hạnh, giới cấm, hạnh kiểm.                                                                 Vassa (đ.T.) năm, mùa.

 

Bài làm thứ 16

A. 1) Cattār‘imāni, bhikkhave, saccāni. 2) Ekaṃ nāma kiṃ? 3) Tīsu lokesu sattā uppajjanti. 4) Ekasmiṃ hatthe pañca aṅguliyo honti. 5) Ito sattame divase ahaṃ gamissāmi. 6) Mayaṃ tīṇi vassāni imasmiṃ game vasimhā. 7) Ayaṃ pana imasmiṃ potthake soḷasamo paricchedo hoti. 8) Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. 9) So tassa tiṇṇaṃ puttanaṃ cattāri cattāri katvā dvādasa phalāni adāsi. 10) Etāsmiṃ ghare catasso itthiyo vasanti. 11) Yo pathamaṃ āgaccheyya so paṇṇākāraṃ labheyya. 12) Imasmiṃ ghare ayaṃ tatīyā bhūmi. 13) Antimena paricchedena gahapatīhi pañca sīlāni rakkhitabbāni. 14) Guṇavanto sadā pañca silāni ca aṭṭhamiyaṃ cātuddasiyaṃ pañcadasiyaṃ ca aṭṭha sīlāni rakkhanti. 15) Bhikkhū pan‘eva dvisata sattavīsati sikkhāpadāni rakkhanti. 16) Tassa seṭṭhino catupaṇṇāsakoṭi dhanam atthi. 17) Ekasmiṃmāse tiṃsa divasā honti – Ekasmiṃ vasse pana tisata pañcasaṭṭhī divasā honti. 18) Imāya pāṭhasālāya pañcasatāni sissā uggaṇhanti.

B. 1) Tôi đã cho nó 4 quyển sách. 2) Nó đã ở trong nhà của chúng tôi ba ngày. 3) Chúng ta có 2 con mắt, nhưng chỉ có 1 cái miệng. 4) Trong 1 tháng có 30 ngày và 12 tháng trong một năm. 5) Chúng nó bây giờ đang học chương thứ 12 của quyển sách. 6) Trong 2 tặng phẩm này anh muốn lấy cái nào? 7) Đứa trẻ đã mua 3 trái xoài, đã ăn hết 1 trái còn 2 trái đem về nhà. 8) Nó sẽ đến ngày thứ 28 của tháng này. 9) Chúng nó đã qui y Tam bảo và thọ trì ngũ giới ngày hôm nay. 10) Ngày hôm qua, ở trong nhà thương đã có 200 bịnh nhơn. 11) Từ nay trong 7 ngày cha tôi sẽ đến thăm tôi. 12) Có vài người gia chủ thọ trì thập giới trong ngày Rằm (thứ 15). 13) Nếu các anh làm ác, các anh sẽ sanh trong 4 đường khổ (ác đạo). 14) Nếu các anh làm lành, các anh sẽ được sanh trong 7 nơi nhàn cảnh. 15) Nó đã cho 500 và lãnh lại 1.000. 16) Cô ấy đã đem 3 vật tặng cho 3 người em gái của cô. 17) Tuổi của tôi được 18 năm. 18) Trong năm thứ 29 tuổi, Ngài đã xuất gia và tu khổ hạnh trong 6 năm, Ngài đã thông thấu Tứ diệu đế và đã trở thành một bậc Toàn giác trong năm 35 tuổi (thứ 35 năm). Sau khi trở thành một vị Phật, Ngài đã thuyết pháp trong 45 năm.

---

 

Bài học thứ 17

A. Có vài danh từ biến thể bất thường cuối cùng bằng a.

Cách

Atta (đ): linh hồn, bản ngã, cái ta

Rāja (đ): đức vua

s.i

s.n

s.i

s.n

1

attā

attāno

rāja

rājāno

2

attānaṃ, attaṃ

attāno

rājānaṃ, rājaṃ

rājāno

3

attena, attanā

attanebhi, attanehi

raññā, rājena

rājūbhi, rājūhi, rājebhi, rājehi

4, 6

attano

attānaṃ

rañño, rājino

raññaṃ, rājūnaṃ, rājānaṃ

5

attanā, attamhā, attasmā

attanebhi, attanehi

raññā, rājamhā, rājasmā

rājūbhi, rājūhi, rājebhi, rājehi

7

attani

attanesu

raññe, rājini, rājamhi, rājasmiṃ

rājusu, rājūsu, rājesu

8

atta, attā

attāno

rāja, rājā

rajāno

 

B. Cách phối hợp của động từ (conjugations).

Trong tiếng Pāli có 7 cách phối hợp động từ. Chúng nó khác nhau tuỳ theo ‘dấu-vikaraṇa’ mà chúng nó phải thêm vào ngữ nguyên trước cách biến thể. Tuy nhiên nó không có một định luật để chỉ cho thuộc về loại phối hợp nào mà ngữ nguyên của nó tuỳ thuộc.

Bảy cách phối hợp như sau:

Loại

Dấu

Ngôi thứ 3

1. Thứ nhất

 paca: nấu

a         

pac + a + ti = pacati.

bhū + a + ti = bhavati

2. Thứ nhì

rudhi: làm trở ngại

ṃ ... a

ru – ṃ – dh + a + ti = rundhati

bhuja: ăn       

a

bhu – ñ – ja + a + ti = bhuñjati

3. Thứ ba

divu: chiếu sáng

ya

div + ya + ti = divyati, dibyati, dibbati

hā: bỏ, đào ngũ

hā + ya + ti = hāyati

4. Thứ tư

su: nghe

ṇu, ṇā, uṇā

su + nā + ti = suṇāti.

su + nu + ti = suṇoti

pa + apa: đen, tối

uṇā

pa + apa + uṇā + ti = pāpuṇāti

5. Thứ năm

ji: thắng, hơn

ṇā

ji + nā + ti = jināti

ki: mua

ki + ṇā + ti = kiṇāti

6. Thứ sáu

tanu: trải ra, truyền ra, căng ra

o, yira

tanu + o + ti = tanoti

kara: làm

kara + o + ti = karoti

kara + yira + ti = kayirati

7. Thứ bảy

cura: ăn trộm, ăn cắp

e, aye

cura + e + ti = coreti

cura + aye + ti = corayati

Trong cách phối hợp thứ nhì, dấu hiệu cũng là a nhưng  được thêm vào trước phụ âm của ngữ nguyên và kế thay lại bằng giọng mũi  của mỗi bọn phụ âm mà nó phải theo, định luật này chỉ dùng trong cách chủ động (active voise).

Mẫu âm mở đầu của loại 3 đến 7, không cần theo sau bởi hai phụ âm để thay thế như: a, i, u thì trở thành ā, e, o mà thôi.

Ngữ vựng:     

Amacca (đ) ông quan, bộ trưởng.                         

Attha (đ) sự việc, vấn đề, tốt, sự lợi ích, ý nghĩa.                                    Hi (Tr.T) thật vậy.

Nātha (đ) Ngài, nương nhờ, sự núp ẩn.                                                      Pāsāda (đ) đền đài, dinh thự.

Raṭṭha (đ) xứ sở, lãnh thổ, cõi, miền.                                                         Saṅkilissati (đ.T.) bị nhơ bẩn.

Siyā: ngôi thứ 3 số ít của bàng thái cách của ngữ căng asa: là.

Ti (Tr.T) như vậy, chữ này dùng để ám chỉ hay nói đến những tiếng của người khác, nó dùng sau cùng của những câu.

Vihaññati (đ. từ) chết, tiêu diệt.     Visujjhati (Sudha + vi) được thanh tịnh, trong sạch.

 

Bài làm thứ 17

A. 1) Ayaṃ me attano attho. 2) Na me so attā. 3) Bhagavato etaṃ atthaṃ āroceyyāma. 4) Dhammaṃ cara rāja!. 5) Atta hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā. 6) Attānaṃ rakkhanto paraṃ rakkhati – Paraṃ rakkhanto attānaṃ rakkhati. 7) Atīte pana amhākaṃ raṭṭhe guṇavā rājā ahosi. 8) Raññā likhitaṃ idaṃ lekhanaṃ amaccā passantu!. 9) Pāpakehi amaccehi rañño ko attho? 10) Amhākaṃ rājānaṃ passituṃ puratthimāya disāya dve rājāno āgatā. 11) Rājā attano mahesiyā saddhiṃ pāsāde vasati. 12) Catūhi disāhi cattāro rājāno āgantvā Bhagavantaṃ vanditvā etam‘atthaṃ pucchiṃsu. 13) “Puttā m‘atthi dhanaṃ m‘atthi – Iti bālo vihāññati. Attā hi attano n‘atthi, kuto puttā kuto dhanaṃ”. 14) “Attanā‘va kataṃ pāpaṃ – attanā saṅkilissati – Attanā akataṃ pāpaṃ – attanā‘va visujjhati”.

B. 1) Tôi là chủ của tôi. 2) Nó tự khuyên nhủ nó. 3) Những tặng phẩm này đã do nơi Đức Vua gởi đến. 4) Thiện hay ác đều tự nơi mình làm. 5) Những ông quan đem những con trai của mình vào đến chầu Vua (thấy Vua). 6) Những ông Vua sân hận với quần chúng là không tốt. 7) Các Đức Vua có đức hạnh luôn luôn được mọi người kính nể. 8) Nó không biết sự thiện (tốt) của nó. 9) Những ông Vua có đức độ không muốn thân cận với những ông Vua độc ác. 10) Con người được trong sạch do nhờ trí huệ. 11) Những ông quan được của cải do nhờ những Đức Vua. 12) Nó vì sự thiện của nó mà thân cận với những ông Vua và những ông quan. 13) Những ông quan đã thuật câu chuyện ấy đến Đức Vua. 14) Nó không được lộng lẫy (sáng lạng) như Đức Vua.

---

 

Bài Học Thứ 18

A. Sự biến thể của các danh từ.

Cách

Satthu: thầy, tổ

Pītu (đ): người cha

s.i

s.n.

s.i

s.n.

1

satthā

satthāro

pitā

pitaro

2

satthāraṃ

satthāro, satthāre

pitaraṃ

pitaro, pitare

3, 5

satthārā

satthārebhi, satthārehi

pitarā, pitunā

pitūbhi, pitūhi, pitarebhi, pitarehi

4, 6

satthu, satthuno, satthussa

satthārānaṃ, satthānaṃ

pitu, pituno, pitussa

pitarānaṃ, pitūnaṃ, pitunnaṃ, pitānaṃ

7

satthari

satthāresu, satthusu

pitari

pitaresu, pitusu

8

sattha, satthā

satthāro

pita, pitā

pitaro

 

Những danh từ sau đây cách biến thể cũng như satthu:

Bhattu: chồng.                                                          Dātu: người cho, thí chủ.                                                                 Jetu: người thắng (trận).

Kattu: người làm.                                          Ñāttu: cháu trai.                                                                                                        Nātu: người hiểu biết.

Netu: người hướng dẫn, cầm đầu.                                                                                                                                                  Sotu: người nghe.

Vattu: người nói.

Bhātu: anh trai, biến thể giống như pītu. Mātu: người mẹ, cũng biến thể như pītu trừ vài trường hợp như: số ít: 3, 5: mātarā, mātuya. 4, 6: mātu, mātuya. Còn dhītu, duhitu: người con gái, thì biến thể giống như mātu.

 

B. Những hình thức về lý do hay là nguyên nhân (kārita).

Về lý do hay nguyên nhân được phối hợp bởi thêm vào cuối chữ bằng eaya với ngữ căng nào cuối bằng u và ū. Còn ngữ căng nào cuối cùng bằng ā hay là i, ī, e, o thì thêm vào āpeāpaya.

Những dấu (chữ về động từ) thì thêm vào kế sau nữa. Tất cả thì giờ (thời) cách về phân phối động từ đều có hình thức về nguyên nhân riêng biệt của chúng nó. Mẫu âm khởi đầu thường được thay thế, chớ không cần nối theo bằng 2 phụ âm. Có khi được thay thế vuddhi mẫu âm e và o đổi lại làaya và ava theo thứ tự của nó.

Thí dụ: paca + e + ti: pāceti = biểu, sai nấu; paca + aya + ti = pācayati; paca + āpe + ti = pācāpeti; paca + āpaya + ti = pācāpayati; pācesi, pācayī, pācāpesi, pācāpayī: nó đã sai, biểu nấu; pācessati, pācayissati, pācāpessati, pācāpayissati: nó sẽ biểu nấu; dā + ape + ti = dāpeti, hay là dā + āpaya = dāpayati: biểu cho; chidi + e + ti = chindeti, chidi + āpe + ti = chindāpeti = biểu cắt (ra lịnh); ni + āpe + ti = nayāpeti: biểu dắt dẫn; gamu + e + ti = gameti: biểu đi; su + e + ti: saveti = biểu nghe; bhū + e + ti = bhāvetī: biểu cho trở thành, mở mang.

Những tự động từ trở thành tha động từ và một tha động từ thường có thể dùng đến 2 bổ túc từ khi nào nó ở dưới hình thức của lý do hay nguyên nhân. Thí dụ: rukkho patati: cây ngã; so rukkhaṃ pāteti: nó làm cho cây ngã; dāso odanaṃ pacati: người ở đang nấu cơm; so dāhaṃ odanaṃ pāceti: nó sai biểu người ở nấu cơm.

Có nhiều khi gián tiếp bổ túc từ phải dùng trong cách thứ 3 của sự biến thể, như: so dāsena odanaṃ pāceti: nó biểu người ở nấu cơm.

Có vài trường hợp, hình thức về nguyên nhân thay đổi ý nghĩa đầu tiên của động từ, như: vaca: nói; vāceti: đọc; bhū: là; bhāveti: mở mang, phát triển.

 

Bài làm thứ 18

A. 1) Nam‘atthu satthuno. 2) Tavā sutaṃ dhammaṃ amhe‘pi sāvehī. 3) Satthā sāvake dhammaṃ desāpeti. 4) Pitā puttaṃ gāmaṃ gameti. 5) Mātā attano dhītaraṃ nahāpetvā pāthasālaṃ pesesi. 6) Bhattā attano bhariyāya atithayo sangaṇhāpesi. 7) Dhītaro dāsehi dārūni āharāpetvā aggiṃ dāpetha. 8) Dhītūhi mātaro ca pitaro ca rakkhitabbā, mātūhi ca dhītaro rakkhitabbā. 9) Mātā dhītare satthāraṃ vandāpeti. 10) Ahaṃ mātuyā ca pitarā ca saddhiṃ ārāmaṃ gantvā te dhāmmaṃ sāvessāmi. 11) Mātula mayaṃ pana tava nattāro homa, tasmā so sādhukaṃ uggaṇhāpehi. 12) Satthā sotāre saccāni bodhento gāmā gāmaṃ nagarā nagaraṃ vicarati. 13) Tesaṃ raṭṭhe dhitimante netāre na passāma. 14) Mātari ca pitari ca ādarena mayhaṃ bhattā attano dhanena mahantaṃ gharaṃ kārāpetvā te tattha vasāpesi.

B. 1) Những người nói luôn luôn không phải là những người làm. 2) Những nhà lãnh đạo thường không phải là những người thắng. 3) Cha tôi đã dạy anh tôi tốt đẹp và làm cho anh, một bực lãnh đạo của xứ sở. 4) Tôi đã làm cho mẹ tôi bố thí đến những đệ tử của Đức Phật. 5) Cháu trai tôi đang đọc thư của cha cháu đã gởi. 6) Những phụ nữ có đức hạnh làm cho (biểu) chồng chúng đối đãi tử tế với những cha và mẹ của chúng. 7) Mỗi ngày cha và mẹ của tôi làm phát triển điều thiện đối với tất cả chúng sanh và khuyến bảo chúng tôi cũng nên làm như vậy. 8) Trong 2 người anh của tôi, một người thì chỉ nói (suông) còn một người thì làm (thực hiện). 9) Tôi không có sai những người ở của tôi cho vật thực đến chồng tôi. 10) Để cho Đức Phật biểu các vị tỳ khưu thuyết pháp. Sẽ có những người lĩnh hội (hiểu biết). Họ sẽ hiểu được chân lý và làm cho những người khác được thành tựu sự giải thoát của chúng. 11) Cha chúng tôi đã biểu anh chúng tôi đốn (cắt) hết những cây trong vườn. 12) Những người thắng (trận) biểu dân sự xây cất 1 cái đền (sālā) thật rộng ở trong thành vua. 13) Này các con gái, các con không nên làm điều ác, hoặc biểu những kẻ khác làm điều ác. 14) Những vị tỳ khưu không nên đào đất hoặc biểu những kẻ khác đào đất.

---

 

Bài Học Thứ 19

A. Sự biến thể của danh từ.

Cách

Go: con bò đực

Mana (T.T.): tâm, tinh thần

s.i

s.n.

s.i

s.n.

1

go

gāvo, gavo

manaṃ

manā, manāni

2

gāvuṃ, gavaṃ, gāvaṃ

3

gāvena, gavena

gobhi, gohi

manasā, manena

manebhi, manehi

4, 6

gāvassa, gavassa

gavaṃ, gunnaṃ, gonaṃ

manaso, manassa

manānaṃ

5

gāvā, gavā, gāvamhā, gavamhā, gāvasmā, gavasmā

gobhi, gohi

manasā, manā, manaṃhā, manasṃā

manebhi, manehi

7

gāve, gave, gāvamhi, gavamhi, gāvasmiṃ, gavasmiṃ

gāvesu, gavesu, gosu

manasi, mane, manamhi, manasmiṃ

manesu

8

go

gāvo, gavo

mana, manā

manāni

Những danh từ sau đây biến thể như mana:

Aha: ngày.                                                                                         Aya: sắt.                     Ceta: tâm, tinh thần.

Chanda: ước muốn, mong mỏi, vừa lòng, tính toán.                       Oja: tinh hoa, bản chất, hương vị.

Pāya: nước, sữa (uống).                                           Raja: bụi trần, nhơ bẩn.                   Sara: hồ (nước).

Sira: cái đầu.                                                              Tama: sự tối.                                    Tapa: đạo sĩ giáo, sự kiểm thảo.

Teja: uy nghiêm, long trọng.                       Ura: vai.                                                        Vaca: lời nói.

Vaya: tuổi thọ.                                                               Yasa: danh vọng, rực rỡ.

 

B. Thì quá khứ (hīyattanī).

Dấu hiệu cuối cùng như Paca: nấu

Ngôi

Thì quá khứ

Paca: nấu

 

s.i

s.n.

 

 

3

ā

ū

apacā

apacū

2

o

ttha

apaco

apacattha

1

a, aṃ

mhā

apaca, apacaṃ

apacamhā

Trong thì này, như cách quá khứ thứ nhất, mẫu âm a được thêm vào phía trước của ngữ căn. Có khi ngôi thứ nhất được thêm vào chữ . Như theo thường lệ thì cách quá khứ thứ nhất (ajjatanī) được thông dụng hơn cách quá khứ thứ nhì (hīyattanī), dễ biểu diễn thì quá khứ. Học sinh nên dùng cách thứ nhất thì có bảo đảm hơn.

 

 

Bài làm thứ 19

A. 1) Etad‘avoca satthā[29]. 2) Bhagavā evam‘āha. 3) Idam‘avoca Bhagavā. 4) Ācariyā evamāha. 5) Attham hi nātho saraṇam avoca. 6) Satthā taṃ itthiṃ āha – etissā tava puttaṃ dehī‘ti. 7) Eko go tamasi khettaṃ agamā. 8) Vayasā ahaṃ pañca vīsati vassāni. 9) Manasā saṃvaro sādhu. 10) Taṃ sādhukaṃ sunāhi, manasi karohi. 11) Amhākaṃ satthuno pāde mayaṃ sīrasā avandamhā. 12) Tava vacasā vā Manasā vā mā kiñci pāpakaṃ kammaṃ karohi. 13) Ayaṃ nāvā ayasā katā. 14) Satta ahāni mayāṃ kiñci‘pi āhāraṃ na abhuñjamhā. 15) Mayhaṃ bhātā gonaṃ tiṇaṃ adā.

B. 1) Trong con đường này không có bụi. 2) Sự thoả thuận của vị tỳ khưu có bịnh phải đem đến (chư tăng). 3) Những người cha vác những con của y trên vai. 4) Cha tôi được 45 tuổi thọ. 5) Vũ trụ đã bị tối trong 4 ngày. 6) Chúng ta phải trau tâm của chúng ta cho trong sạch. 7) Một trái cây đã rớt trên đầu tôi. 8) Những người làm rẫy biểu con chúng cho cỏ đến trâu bò và đã đi vào thành phố. 9) Dân chúng kính trọng ông vì ông là người đạo sĩ. 10) Cầu cho sự danh vọng của anh được xán lạn như mặt trăng. 11) Đức Vua do nơi sự oai nghi (long trọng) mà thắng tất cả dân sự. 12) Chúng nó không có sự sân hận trong tâm chúng nó. 13) Trâu bò không uống nước của hồ này. 14) Trong sữa này có hương vị.

---

 

Bài Học Thứ 20

A. Sự phối hợp: Samāsa.

Sự phối hợp là ghép hay nối lại của hai hoặc nhiều tiếng thông thường.

Theo thông thường thì chỉ có phần cuối cùng của tiếng ghép vào mới thay đổi, trừ một ít trường hợp, những phần trước mới bỏ những phần cuối và theo nguyên hình căn bản của nó.

Những phần ghép lại của tiếng nối liền đều dính lại, khi cần thiết tuỳ theo những thông lệ của nối liền (sanghi).

Trong tiếng Pāli sự phối hợp có 5 hạng là: phối hợp tĩnh từ hay hình dung từ (kammadhāraya); phối hợp ngữ cách (tappurisa); phối hợp liên hiệp tiếp từ (dvanda); phối hợp hình dung từ (bahubbīhi); phối hợp trạng từ (avyayībhāva).

1. Sự phối hợp hình dung từ là nối liền lại một danh từ và một hình dung từ hoặc một danh từ đồng cách hay là một tiếng chưa biến thể dùng trong ý nghĩa của một hình dung từ, như phần đứng trước nó.

Trong vài trường hợp mà tiếng phẩm chất hình dung từ theo sau danh từ.

Thí dụ như: taruṇo – puriso = taruṇapuriso (đ) người trai trẻ; taruṇī – kaññā = taruṇakaññā (c) cô gái trẻ; taruṇaṃ – phalaṃ = taruṇaphalaṃ (T) trái non; sumedho – paṇḍito = sumedhapaṇḍito: ông Sumedha là bực tri thức; mukham‘eva cando = mukhacando: mặt tròn như mặt trăng; silaṃ‘eva dhanaṃ = sīladhanaṃ: giới hạnh là tài sản; su – jano = sujano: người tốt; na – kusalaṃ = akusalaṃ: vô phước, thất đức; na – asso = anasso: không phải là ngựa (là lừa); na – manusso = amunusso: không phải là người (phi nhơn).

Chữ na mà theo sau bằng một phụ âm thì phải đổi lại là a và an khi theo sau nó bằng một mẫu âm.

Những phối hợp hình dung từ mà có số ở phần trước nó, theo trong Pāli thì gọi là: phối hợp về số (digu samāsa). Chúng nó thường lấy trung tính số ít, khi chúng nó dùng trong cách tập thể như: dve – aṅguliyo = dvaṅgulaṃ: 2 ngón tay; tayo – lokā = tilokaṃ: tam giới; catasso – disā = catuddisaṃ: bốn phương (hướng); cattāri – saccāni = catusaccaṃ: Tứ Diệu Đế; satta – ahāni = sattāhaṃ: bảy ngày (1 tuần).

Nhưng chúng nó không lấy trung tính số ít khi chúng nó không dùng trong cách tập thể như: eko – putto = ekaputto: con một; tayo – bhavā: tam sanh (hay 3 cảnh để tái sanh); catasso – disā = catuddisā: bốn hướng.

2. Sự phối hợp về ngữ cách (tappurisa)[30] là phối hợp bằng cách nối liền một danh từ này với danh từ kia trong một của những gián tiếp cách, bằng cách bỏ phần sau của ngữ cách nó.

Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt những phần trước của từ ngữ vẫn còn giữ lại ngữ cách cuối cùng. Những cách phối hợp này phải lấy theo giống của tiếng cuối cùng và cũng biến thể như thói thường. Trừ ra chủ cách và hô cách còn tất cả những gián tiếp cách đều đi theo lệ phối hợp này.

Thí dụ như (coi ngữ cách có giải phía trước):

1) Dutiyā: Gānaṃ – gato = gāmagato: người mà y đã đi vào xóm (làng).

Sivaṃ – karo = sivaṃkaro: người ban phước lành cho.[31]

2) Tatiyā: Buddhena – desito = Buddhadesito: do Đức Phật giảng dạy.

3) Karaṇa: Asinā – kalaho = asikalaho: đánh kiếm.

4) Catutthī: Lokassa – hito = lokahito: lợi ích cho đời.

5) Pañcamī: Corasṃā – bhayaṃ = corabhayaṃ: sợ trộm cướp.

6) Chaṭṭhī: Buddhassa – dhaṃmo = Buddhadhaṃmo: Phật pháp, giáo pháp của Đức Phật.

7) Sattamī: Vane – vāso = vanavāso: ở nơi rừng.

Ante – vāsiko = antevāsiko: học trò (người ở kế cận).

3. Phần phối hợp liên hiệp từ là phối hợp bằng cách nối liền từ 2 hoặc nhiều danh từ, nếu không phối hợp thì phải nối liền nhau bằng chữ ca.

- Những sự phối hợp này đều theo số và giống của chữ cuối cùng khi phần phối hợp có tánh cách riêng biệt.

- Nếu chúng liên kết lại bằng cách tập thể thì phải dùng trung tính số ít.

Thí dụ như:

- Cando ca suriyo ca = candasuriyā: mặt trăng và mặt trời; narā ca nāriyo ca = naranāriyo: những người nam và nữ.

- Nāmañ ca rūpañ ca = nāmarūpāṃ: danh và sắc; sukhañ ca dukkhañ ca = sukhadukkhaṃ: vui và khổ; hatthi ca gavo ca assā ca = hatthigavāssam: voi, bò và ngựa.

4. Phần phối hợp hình dung từ là những phần phối hợp liên kết tập thể chỉ định khác hơn căn bản tỏ ra của chúng nó.

Những phối hợp này đều theo giống của bổ túc từ mà nó chịu ảnh hưởng và cùng biến thể theo. Thí dụ như: pīta: màu vàng; ambara: quần, áo, y phục; nhưng pītambaro: người có bộ quần áo màu vàng; āgata: đến, lại; samaṇa: sa môn, đạo sĩ; āgatasamaṇo: chỗ mà các bực sa môn đến (là chùa); diṭṭho: thấy; dhammo: giáo lý, chân lý; diṭṭhadhammo: người mà đã thấy rõ chân lý (là bực thánh nhân); ni: thoát khỏi; taṇhā: tham muốn; nittaṇho: người đã thoát khỏi lòng tham muốn (là bực A-la-hán).

5. Phần phối hợp trạng từ là nó có tiếp đầu ngữ ở phần thứ nhất hay là một tiếng không biến thể, mà nó không có nghĩa dùng như một hình dung từ, nhưng nó lại dùng trong nghĩa xác định của phần cuối cùng.

Thường lệ thì những phối hợp trạng từ lấy theo giống trung tính và không biến thể. Chúng nó được coi như là chủ từ số ít của danh từ trung tính.

Nếu phần cuối của những phối hợp này là a hay là ā cuối phần trung tính là m, còn trái lại mẫu âm cuối vẫn giữ lại, trừ trường hợp của mẫu âm dài mà phải thu ngắn lại. Thí dụ như:

Tiếp đầu ngữ: anu-pubba = anupubbaṃ: đúng lúc, kết quả điều hoà; adhi-itthī = adhitthi: nơi người phụ nữ, liên quan đến người phụ nữ; upa-gaṅgā = upagangaṃ: kế sông (dựa mé sông); upa-nagara= upanagarāṃ: gần châu thành (vùng ngoại ô).

Không biến thể: yathā bala = yathabalaṃ: tuỳ theo sức lực; yathā kama = yathākkamaṃ: tuỳ theo thứ lớp; yathā vuddha = yathāvuddhaṃ: tuỳ theo thâm niên, lão niên; yathā satti = yathāsatti: tuỳ theo khả năng của mình; yāva attha = yāvadatthaṃ: theo ý muốn của mình, cần bao nhiêu cũng được; yāva jīva = yāvajīvaṃ: cho đến suốt đời; pacchā bhatta = pacchābhattaṃ: sau bữa ăn trưa (là xế qua).

 

B. Phối hợp hỗn hợp.

Khi trong một phối hợp còn nối liền thêm với những tiếng thông thường khác thì kể như là sự phối hợp hỗn hợp.

Thí dụ như: setaṃ vatthaṃ = setavatthaṃ: vải trắng; pituno setavatthaṃ = pitusetavatthaṃ: vải trắng của cha; puttāca dhītaro ca = puttadhītaro: những con trai và con gái; mahantāni gharāni =mahāgharāni: nhà lớn, dinh thự; puttadhītarānaṃ mahāgharāni = puttadhitumahāgharāni: nhà lớn của những con trai và con gái.

 

Bài làm thứ 20

A. 1) Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti. 2) Ahaṃ te saddhiṃ puttadhītāhi dāsī bhavissāmi. 3) Tisaraṇena saddhiṃ pañcasīlaṃ detha me bhante. 4) Iti‘pi so bhagavā arahaṃ, sammā sambuddho ... satthā devamanu sānaṃ .... 5) Mātāpitā disā pubbā, ācariyā dakhinā disā. 6) Paralokaṃ gacchantaṃ puttadhītaro vā bhātaro vā hatthigavāssāṃ vā na anugacchanti. 7) Eka taruna vejjo vejjakammaṃ karonto gāmanagaresu vicarati. 8) Dāraka dārikāyo tesaṃ mātāpitunnaṃ ovāde ṭhatvā kiñci‘pi pāpakammaṃ na karonti. 9) Sītodakaṃ vā uṇhodakaṃ vā āhara. 10) Amhākaṃ Buddho pana pubbe Sumedhāpaṇḍito nāma ahosi. 11) Sattasu dhanesu saddhā dhanaṃ pana pathamaṃ, sīladhanaṃ dutiyaṃ , paññādhanaṃ sattamaṃ. 12) Dvipadesu vā catuppadesu vā sadā metta-cittena vasitabbaṃ. 13) Ahaṃ khīṇāsave vā na diṭṭhapubbo satthudhammaṃ vā na sutapubbo. 14) Itthipurisā sukhadukkhaṃ bhuñjamānā tibhave vicaranti. 15) Amaccaputtā rājabhayena mahāpāsādato nikkhamiṃsu. 16) Mayhaṃ antavāsikesu dve brahmacārino saddhācetasā Buddhadesitaṃ dhammaṃ sutvā samaṇadhammaṃ katvā ditthadhammā ahesuṃ.

B1) Những đứa con trai và con gái đang học một cách chăm chỉ. 2) Những vị tỳ khưu và tỳ khưu ni được nghe giáo pháp của Đức Phật và đắc được sự giải thoát. 3) Những con trai và con gái phải cung kính cha mẹ của chúng. 4) Những đứa trẻ nhỏ rửa tay và chơn của chúng nó với nước nóng. 5) Này các cậu trai trẻ! các người không nên thân cận với bạn ác. 6) Mặt trời và mặt trăng chiếu sáng ở trên trời. 7) Con của anh tôi là thầy giáo dạy học trò trong trường làng. 8) Các bậc vĩ nhân thường sanh trong nhóm nhân loại đặng lợi ích cho thế giới. 9) Trong cái chậu này là nước giếng và trong cái kia là nước biển. 10) Sư tử là chúa của loại thú 4 chân. 11) Học trò của y (ông) cho tam qui và bát giới đến thiện nam và tín nữ. 12) Những cái ghế và những cái giường này do những tôi trai và những tớ gái lau rửa hôm nay. 13) Cầu xin cho tôi hiểu được lý Tứ Diệu Đế, do Đức Phật đã giảng và cho được trở thành 1 bực đã diệt lòng tham muốn!. 14) Các bậc thánh nhân không có sợ sự chết. 15) Trước kia tôi chưa từng thấy những con bạch tượng hoặc những con ngựa xanh. 16) Do sự bố thí pháp này, cầu xin cho được thành một bực toàn giác!

---

 

Bài Học Thứ 21. Hình Thức Không Biến Thể (Avyaya)

Một avyaya là hình thức vẫn giữ nguyên trong tất cả, không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nào trong số, giống và cách.

Có hai loại avyaya là: upasagga và nīpāta. Một upasagga (tiếp đầu ngữ) là một tiếng không biến thể nó có một ý nghĩa riêng biệt và khi nào đó nó đứng làm tiếp đầu ngữ cho một danh từ hay là một động từ thì nó thường đổi ý nghĩa chánh của nó. Những tiếp đầu ngữ này nó tương đồng với tiếp đầu ngữ của Latin và tiền trí từ của Anh. Một nīpāta là một tiếng không biến thể nó có thể đứng trước hoặc sau một tiếng khác. Những nipāta gồm có như trạng từ, một phần nhỏ (particles) liên tục từ và tán thán từ của Anh:

Tiếp đầu ngữ: upasagga

Có 20 tiếp đầu ngữ trong tiếng Pālī

 1. Ā: cho đến, đến khi, xa đến chung quanh, trái ngược lại,

Như: āpabbata: cho đến tảng đá. Āharati: đêm đến, harati: mang đi, lấy đi. Āgacchati: đến, gacchati: đi.

2. Abhi: đến, đến nơi, đến trước, phía trước, cao, lớn, qua khỏi, riêng biệt.

Abhigaccati: đi đến gần, đi đến trước. Abhikkamati: đi phía trước. Abhidhamma: giáo lý cao siêu (vi diệu pháp). Abhiññā: sự hiểu biết cao siêu hay đặc biệt (thần thông). Abhijānāti: thấy rõ, giác ngộ. Jānāti: hiểu biết. Abhibhavati: vượt qua, hơn, thắng. Bhavati: là, được. Abhimukha: hướng mặt về phía. Abhimaṅgala: lễ đặc biệt, hay cao quý.

 3. Adhi: ở trong, ở trên, vượt qua, lớn, to, quá độ.

Adhivasati: ở trong. Adhisessati: muốn, sẽ nằm ở trên. Adhititthati: đứng trên. Adhibhū: chúa, thầy chủ. bhū: là, được. Adhibhūta: thắng, hơn, làm chủ tình hình. Adhisīla: giới cao thượng. Adhisīta: tỏ, lạnh quá. Adhigacchati: đi lên trên, đắc đến, đoạt được.

 4. Anu: kế sau, như, phía sau, dài theo, phía dưới, dưới quyền, tùy theo.

Anugacchati: đi theo sau. Anunāyaka: phó, phụ tá, thứ trưởng (của một chức vụ). Anurājā: vua kế vị, phó vương. Anulomato: nương theo, chiều theo với.

 5. Apa: xa, từ, rời xa.

Apa sālāya: từ nhà (họp, trọ). Apagacchati: đi xa, đi mất. Apavāda: quở trách, mắng nhiếc. Vāda: lời nói.

 6. Api có khi thu lại là pi: qua khỏi, gần.

 Apidhāna, pidhāna, pidahana: cái nắp, nón, bao, bìa.

 7. Ati: quá, qua khỏi, qua bên kia, quá độ.

 Atisundara: lịch sự, đẹp quá. Atikkamati: đi qua khỏi, vượt qua. Atigacchati: thắng lớn, vượt qua.

 8. Ava: thường thâu ngắn lại O: thấp, dưới, xa, rời. chung quanh.

Avakkamati, okkamati: bước xuống, đi xuống. Avaharati: lấy đi, dẹp đi. Avajānāti: khinh bỉ, miệt thị. Jānāti: hiểu biết. Avamaññati: khinh khi đến. Avabodha: toàn giác, hiểu hết. Avacarati: đi ngang qua, thấu qua.

 9. Du: xấu, khó khăn, khổ sở.

Duggati: cảnh khổ. Duddama: khó dạy. Duranubodha: khó hiểu, khó lãnh hội.

 10. Ni: rời xa, ở trong, trong, dưới, thấp, thoát khỏi, phía dưới, lớn, thiếu, không có .

Nigacchati: đi xa, đi mất dạng. Nikkamati: khởi hành, đi xa. Nidahati: nằm một bên. Nirāhāra: không có vật thực, nhịn đói. Nicaya: gom lại nhiều, chất đống, tích trữ. Nigama: chợ, châu thành. Nikhanati: đào vô, chôn. Nivattati: ngưng lại, thôi, thối lui.

 11. : xa, rời, không, ngoài ra, trừ ra.

Nīharati: lấy đi, kéo ra ngoài. Nīroga: vô bịnh, mạnh khỏe. Nīrasa: vô vị, không có nhựa, khô khan.

 12. Pa: trước, phía trước, ở trong, chủ, lớn.

Pabala: mạnh dạn quá. Payāti: đi tiến đến trước. Pakkhipati: thảy vào, để vô. Pakkamati: đi ra, đi xa.

 13. Parā: xa, rời, một bên, lui lại, ngang với.

Parābhava: xa với bản thể, sụp đổ, suy đồi. Parājaya: thua bại, không thắng. Parakkamati: cố gắng, đem hết sức mình vào.

 14. Pari: chung quanh, lối chừng, trọn vẹn.

Paridahati: để lên, dọn, mang lên. Paridhāvati: chạy theo. Parikkhipati: thảy, bao chung quanh. Parisuddha: hoàn toàn trong sạch.

 15. Pati: thường đổi lại là paṭi: thêm nữa, trở lại, thối lui về hướng.

Patikkamati: bước lui lại, rút lui. Patideti: cho lại, trả lại. Pativadati: trả lời. Paṭilomaṃ: hướng về phía sau. Paṭisotaṃ: ngược dòng nước. Patirūpaṃ: phải rồi, được rồi, giả đò, giả mạo. thích nghi rồi. Paṭirāja: vua chống đối. Paṭilekkhana: thư trả lời.

 16. Saṃ: với, cùng chung lại, tự mình.

Sambuddha: tự mình tỏ ngộ. Samāgacchati: cùng đến, hội họp. Sameti: gặp nhau, họp nhau lại. Saṃharati:gom lại, xếp lại. Saṃkhipati: đặc lại, thảy gom lại. Saṅgaha: gom góp lại. Sammukha: đối diện với.

 17. Su: tốt, đẹp, toàn hảo, cao quí.

Sugati: nhàn cảnh. Sujana: người lành, tốt. Sudesita: thuyết hay. Subhāvita: thực hành tốt đẹp. Sudbbala: yếu đuối lắm. Sukara: dễ làm.

 18. U: trên, ở trên, xa ra.

Uggacchati: mọc lên (mặt trăng, mặt trời), đứng lên. Ucchindati: cắt rời ra. Uttarati: leo lên, đi lên. Udaya: mọc lên, khởi đầu.

 19. Upa: gần, về hướng, kế đó, ở một bên, phụ tá, phía dưới, thiếu, không có, mạnh dạn.

Upagacchati: đi gần. Upasākhā: nhánh cái (ở chính giữa). Upadhāvati: chạy lên đến. Uparājā: đông cung thái tử, phó vương. Upakaṇṇa: ở trong lỗ tai. Upakaddhati: kéo xuống. Upādāna: cố chấp, dính mắc, bám níu chắc.

 20. Vi: ngoài ra, riêng ra, không, ra khỏi, riêng biệt, chung quanh, tỏ rõ, khác nhau, đối chiếu với.

Vimala: không nhơ bẩn, không ten, sét. Vibhava: thế lực, sức lực, vô sắc, thoát khỏi sắc tướng. Vigata: riêng biệt, biến mất. Vicarati: đi ta bà. Visoka: khỏi buồn rầu, mến thương. Vikkhipati: chạy toán loạn, rải rác khắp nơi. Vipassati: thấy rõ. Visama: không bằng nhau, không in nhau. Vicchindati: cắt rời ra. Vimutti: hoàn toàn giải thoát. Viloma: ngược lại, trở lại. Vimukha: trở mặt, quay mặt chỗ khác. Vyākaroti: giải nghĩa, trần thuyết.

Trong những tiếp đầu ngữ trước đây trừ những chữ như abhianupati, và pari có khi dùng phía sau tiếng (thành tiếp vĩ ngữ).

Thường phụ âm đi theo sau duniu và vi phải thêm bằng hai. Nếu phụ âm mà có hơi ra thì 1 phụ âm đầu được đổi lại cũng bằng 1 phụ âm không có hơi ra.

Trước mẫu âm chữ r được thêm vào như trường hợp của chữ duni; còn thêm chữ d vào trường hợp của chữ u và chữ y trong trường hợp chữ vi.

 

Bài làm thứ 21

A. 1) Mā nivatta abhikkama. 2) Puttadhītuhi mātāpitaro yathāsatti saṅgahetabbā. 3) Idhāgacchatha, bhikkhavo, yathāvuddhaṃ vandatha. 4) Sacepi dujjanā yāvajīvaṃ sujane bhajeyyum tesaṃ kocipi athho na bhaveyya. 5) Sudesitaṃ Buddhadhammaṃ uggaṇhāmi yathābalam. 6) Sabbe devamanussā manusaloke vā devaloke vā yathākammaṃ uppajjanti. 7) Tavāhaṃ Pālibhāsaṃ uggaṇhāmi. Api ca kho pana tassā bhāsāya paṭilekhanaṃ likhituṃ vāya-māni. 8 Tassantevāsikā gāmanigamesu vicaritvā suriyodaye nagaraṃ sampāpunimsu. 9) Senāpatiputto anupubbena tassa raṭṭhe senāpati ahosi. 10) Iti hetaṃ vi jānāhi paṭhamo so parābhavo. 11) Duranubodhaṃ abhidhammaṃ yathābalaṃ paṇḍita-sotunaṃ desetuṃ vattati. 12) Uparājā paṭirājānam abhibhavituṃ upanagaraṃ gato. 13) Sattasattahaṃ so nirāhārova vane vasi. 14) Mahāseṭṭino corabhayena yathāsukhaṃ na supiṃsu. 15) Attāhi kira duddamo.

            B. 1) Phó Vương trở thành Vua trong lúc thuận tiện. 2) Các anh phải ngồi theo thứ tự của người trưởng lão. 3) Khi mặt trời vừa mới lặn thì chúng nó vừa đến cùng một lúc ở ngoại ô. 4) Những người chồng phải đối đãi với vợ và con tùy theo khả năng của họ. 5) Người thiện và kẻ ác không khi nào đến một lượt. 6) Tôi sẽ ráng ở một mình (không lấy vợ) cho đến khi nào tôi còn sống. 7) Không nên ngủ sau bữa ăn theo ý muốn. 8) Nó còn đang học Vi diệu pháp. Nhưng vậy nó sẽ cố gắng giảng giải lại tùy theo sức của nó. 9) Này các trẻ con! Tôi sẽ hỏi các cậu bây giờ, các cậu phải trả lời theo thứ tự. 10) Học trò theo thầy chúng nó tùy theo khả năng. 11) Lấy những cái gì anh cần dùng và đi xa khỏi nhà này. 12) Những người tốt không nên khinh khi những nam và nữ ác xấu. 13) Thật vậy tâm thật là khó dạy. Tuy nhiên người trí thức thắng phục nó từ bực. 14) Khi mặt trăng mọc thì sự tối tăm tan mất. 15) Người mạnh khỏe không có ăn và ngủ theo ý muốn.

---

 

Bài Thứ 22. Chuyển Hóa Danh (Taddhita)

Những tiếng hợp thành bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ vào ngữ căng của danh từ, hình dung từ, hoặc phát nguyên từ v.v…đều gọi là chuyển hóa danh. Có vài trong những chuyển hóa danh này coi như là danh từ và hình dung từ đều phải chịu sự biến thể hết thảy. Có vài tiếng khác được kể như là không biến thể. Có rất nhiều tiếp vĩ ngữ dùng trong nhiều nghĩa khác nhau như:

1. A dùng trong nghĩa sở hữu, chuyển hóa v.v… trong trường hợp này mẫu âm ở đầu phía trước, nếu không phải theo sau bằng 2 phụ âm, thì được thay thế vuddhi.

Như: Paññā + a = pañña: người có trí tuệ. Saddhā + a = Saddha: người có đức tin. Vasiṭṭha + a = vāsiṭṭha hay vāsiṭṭho: con trai của dòng. Vasiṭṭha – Vāsīṭṭha – Vāsiṭṭhī: con gái của dòng Vasiṭṭha. Vasiṭṭhaṃ: dòng Vasiṭṭha.

2. Ika dùng trong nghĩa thuộc về…, hỗn hợp với…, sự gặp tréo mặt nhau, thạo rành về…, có liên hệ trong v.v…, trong trường hợp này mẫu âm ở trước cũng được thay thế, nếu không theo sau bằng 2 phụ âm.

Dhamma + ika = dhammika: người thiện, chánh đáng. Kāyā + ika = kāyika: thuộc về thân thể. Nagara + ika = nāgarika thuộc về người thành thị. Loka + ika = lokika: thuộc về thế tục. Lona + ika = loṇika: có trộn muối. Nāvā + ika = nāvika: thủy thủ, người đi trên thuyền. Magga + ika = maggika: người đi đường, lộ hành. Vinaya + ika = vinayika: người học luật. Bhaṇdāgārra + ika = bhaṇdāgārika: thủ quỹ, người giữ tài sản.

3. Ima và iya cũng dùng trong nghĩa thuộc về.

Anta + ima = antima: cuối cùng. Majjha + īma = majjhima: chính giữa, trung tâm. Loka + iya = lokiya: thuộc về phàm tục, phần đời.

            4. Iikaimamantuvantu và  cũng dùng trong nghĩa sở hữu chủ.

Danda + ī = dandī: người có cây gậy. Chatta + ī = chattī: người có cây dù. Putta + ika = puttika: người có con. Danda + ika = daṇḍika: người có cây gậy. Dhiti + mantu = dhitimantu: can đảm. Puta + īma = puttima: người có con. Bandhu + mantu = bandhumantu: người có nhiều bà con. Guṇa + vantu = guṇavantu: đức hạnh. Medhā + vī: medhāvi: người có trí tuệ.

5. Maya dùng trong nghĩa làm bằng như:

Aya + maya = ayomaya[32] làm bằng sắt. Dāru + maya = dārumaya: làm bằng gỗ. Maṇa + maya = manomaya: do tinh thần do tâm. Rajata + maya = rajatamaya: làm bằng bạc. Suvaṇṇa + maya = suvaṇṇamaya hay sovaṇṇa maya: làm bằng vàng.

6. Tā dùng trong ý nghĩa tập hợp, trạng thái, khả năng. Những chuyển hóa danh như vậy thường thuộc về nữ tính (giống cái).

Gāma + tā = gāmatā: sự kết hợp những làng. Jana + tā = janatā quần chúng, dân sự. Bāla + tā = bālatā: ngu dại, còn ngây thơ. Dhamma + tā = dhammatā: trạng thái của vạn vật, thiên nhiên, thói thường. Manussa + tā = manussatā: nhân loại.

7. Tta và ya cũng dùng trong ý nghĩa trạng thái, khả năng. Những chuyển hóa danh này hợp thành trung tính. Trong trường hợp của ya mẫu âm ở trước phải thay thế, nếu nó không có theo sau bằng 2 phụ âm.

Aroga + ya = ārogya: vô bịnh, mạnh khỏe. Bāla + ya = bālya hay + tta = bālatta: ngu si, còn ngây thơ. Manussa + tta = manussatta: nhân loại. Nīla + tta = nīlatta: sự xanh, trạng thái xanh. Paṇḍita + ya = paṇḍitya hay pandicca: trí tuệ, thông minh.

8. Tara và īya đều cần dùng để tỏ ra sự so sánh cấp bực; còn tama và ittha thì so sánh cấp bực cao cả, như:

Theo thông thường

So sánh

So sánh tối cao

Bāla: trẻ, ngu dại.

Dhamma: hiền đức.

Guṇa: ân đức.

Medha: sáng suốt.

Paṇīta: cao quí.

Appa: nhỏ, ít.

Kana: trẻ.

Pasattta: tốt.

Vuddha: già.

Bālatara: ngu quá.

Dhammiya: hiền quá.

Guṇiya: có đức quá.

Medhiya: sáng suốt quá.

Paṇītatara: cao quí quá.

Appatara: nhỏ quá. 

Kaniya: trẻ quá.

Seyya: tốt quá.

Jeyya: già quá.

Bālatama: ngu hết sức.

Dhammiṭṭha: hiền hết sức.

Guṇiṭṭha: có đức tối cao.

Medhiṭṭha: thông minh hết sức.

Paṇītatama: cao quí tột bực.

Apptama: nhỏ xíu

Kaniṭṭha: trẻ hết sức

Seṭṭha: tốt hơn hết.

Jettha: già hơn hết.

9. Ka thêm sau tiếng để chỉ về một nhóm, một toán. Những chuyển hóa danh này lấy theo nam tính hoặc trung tính.

Eka + ka = ekaka: một nhóm, hợp lại, một nhóm độc thân. Dvi + ka = dvika: 2 nhóm, 2 khóm, nhị nguyên. Catu + ka = catukka: 4 nhóm, 4 khóm, tứ nguyên.

10. Kkhattuṃ tiếp thêm phía sau để chỉ về số mấy lần.

Eka + kkhattuṃ = ekakkhattuṃ: một lần. Dvi + kkhattuṃ = dvikkhattuṃ: 2 lần.

11. Dhā thêm phía sau những số, còn so và thā sau những tiếng khác làm thành trạng từ phân chia.

Eka + dhā = ekadhā: trong một đường lối. Pañca + dhā = pañcadhā: 5 lần, trong 5 cách đường lối. Badu + dhā = bahudhā: nhiều lần, nhiều đường lối. Attha + so: atthaso: tùy theo ý nghĩa. Sabba + so: sabbaso: trong mọi đường lối. Añña + thā: aññathā trong đường lối khác, một cách nhau. Sabba + thā: sabbathā: trong mọi cách.

Hai loại sau cùng (10 và 11) của chuyển hóa danh được kể như là không biến thể.

Nên hiểu rằng có vài sự so sánh và so sánh tối cao bằng cách phối hợp tiếp đầu ngữ ativa và ativiyavào tiếng thường theo thứ tự.

 

Bài làm thứ 22

A. 1) Rājā bhavatu dhammiko. 2) Socati putthi puttimā. 3) Tava paṇḍiccena mama kim payojanam? 4) Ahaṃ mama mātāpitare sadā dvikkhattuṃ vandāmi 5) Manussattampi lābhitvā kasmā tumhe puññaṃ nakarotha? 6) Eso saddho dāyako sabbadā sīlaṃ sammā rakkhati. 7) Sabbesu devamanussesu sammā sambuddho pana seṭṭho hoti. 8) Imesaṃ dvinnaṃ sāvakānam ayam pana jeyyo seyyoca hoti. 9) Tasmiṃ āpane vānijo dārumaya bhandāni na vikkināti. 10) Yo saddho vā pañño vā yam yam desaṃ gacchati so tattheva pūjito hoti. 11) Mahārañño kaṇiṭṭhaputto imasmiṃ aṭṭhe settharāja bhandāgāriko hoti. 12) Amhākaṃ antevāsikānaṃ kaniyo pana venayiko, kaniṭṭho pana ābhidhammiko. 13) Lokiyajanā puññapāpam katvā sugatiduggatīsu uppajjitvā bahudhā kāyikasukhadukkham bhuñjanti. 14) Tesam saccena sīlena khantimettabalena ca – Te pi tvaṃ anurakkhantu –ārogyena sukhena ca.

B. 1) Cái gì làm cho đời anh được tốt đẹp, nếu anh không làm tốt đẹp (lành) cho kẻ khác? 2) Mỗi sự hành vi của thân đều do tâm cả. 3) Anh lớn hơn hết nó là một người trai có đức hạnh hơn hết ở trong trường. 4) Đám đông công chúng đã hợp bằng nhiều cách khác nhau. 5) Mạnh khỏe là của cải quí nhất. 6) Chỉ có Đức Phật mới hiểu biết được tất cả đường lối thiên nhiên của một vị Phật. 7) Tôi đã đi thăm anh thủ quỹ nhiều lần. 8) Tất cả tàu đều không phải làm bằng sắt. 9) Lợi ích chi những đồ cần thiết của đời đến các thầy tỳ khưu và tỳ khưu ni? 10) Nó khuyên nhủ tôi đủ cách để cố gắng cho thành Phật. 11) Tôi đã viết thư cho y hai lần, nhưng mà nó không có gởi trả lời cho tôi một lần nào cả. 12) Em trai út tôi là một đứa có trí hơn tất cả mọi người. 13) Những người đức hạnh và trí tuệ thật là ít có. 14) Những giường làm bằng cây tốt hơn giường sắt.

---

 

Bài Học Thứ 23. Chuyển Hóa Danh Ngôn Ngữ (Kitaka)

Những tiếng phối hợp bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ vào nguồn gốc ngữ ngôn gọi là Kitaka. Có rất nhiều tiếp vĩ ngữ như vậy dùng trong nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây có ít tiếp vĩ ngữ cần thiết như:

1. A được thêm vào phía sau của ngữ căn biến thành danh từ trừu tượng nam tính, ám chỉ về người hoặc đồ vật. Mẫu âm đứng trước được thay thế chữ khác.

Như: Bhū + a = bhava: trở thành, đời sống, tự nhiên, điều kiện. Budha + a + bodha = sự hiểu biết, giác ngộ. Dusa + a = dosa: sự sân si, oán ghét. Ji + a = jaya: thắng trận: Khī + a = khaya: hư hoại, tiêu diệt. Lubha + a = lobha: tham lam, ái dục. Muha + a = moha: si mê, lầm lạc. Pata + a = pāta: té, rớt. Pada + a = pāda: chân, cẳng. Ruja + a = roga: bệnh hoạn.

2. A cũng dùng thêm vào ngữ căn khi những tiếng phối hợp để bổ túc cho nó đứng phía trước. Tiếng chuyển hóa ngôn hợp thành như vậy là phối hợp phía sau với tiếng trước. Mẫu âm đứng trước của ngữ căn có nhiều khi phải thay thế.

Anaṃ + dā + a = annada: người cho vật thực, thí chủ. Balaṃ + dā + a = balada: người cho sức lực (người cho vật thực). Dhammaṃ + dhara + a = dhammadhara: người thông thạo giáo lý. Dinaṃ + kara + a = dinakara: làm ra ngày (là mặt trời). Kumbhaṃ + kara + a = kumbhakāra: người thợ làm đồ gốm (bằng đất). Rathaṃ + kara + a = rathakāra: thợ đóng xe. Mālā + kara + a = mālākāra: thợ kết hoa.

3. A cũng dùng thêm vào ngữ căn, khi những tiếng khác không phải để bổ túc mà đứng trước nó. Có khi vần sau cùng phải bỏ trọn.

Pādena + pā + a = pādapa: cây cối (nghĩa chính là uống với chân). Bhujena + gamu + a = bhujaga: con rắn (đi uốn quanh quẹo). Kammato + jana + a = kammaja: sanh ra do nghiệp. Vana + cara + a = vanacara: đi trong rừng. Vārimhi + jana + a = vārija: sanh dưới nước, thủy cầm.

4. Trong trường hợp của aka thì mẫu âm đứng phía trước của căn ngữ thường phải thay thế, nếu ngữ căn có một vần mà cuối cùng bằng a thì thêm vào y và những chữ cuối cùng bằng i và thì đổi lại aya hay ava trước tiếp vĩ. Aka và tu thêm vào ngữ căn để ám chỉ nhân vật của sự thực hành. Trong chữ tu mẫu âm đứng trước của những ngữ căn một vần thì phải thay thế và vần cuối cùng có nhiều khi đổi ra chữ t như:

Dā + aka = dāyaka: người hộ độ, người cho. Ni + aka = nāyaka: lãnh tụ, lãnh đạo. Sa + aka = sāvaka: thinh văn, đệ tử. Bhuji + aka = bhojaka: người ăn. Gamu + aka = gamaka: người đi. Jana + aka = janaka: cha (người sản xuất). Kara + aka = kāraka: người làm, công nhân. Dā + tu = dātu: người cho, thí chủ. Ni + tu = netu: lãnh đạo. Su + tu = sotu: thính giả, người nghe. Nā + tu = ñātu: người hiểu biết. Bhara + tu = bhattu: người chồng (người giúp đỡ). Gamu + tu = gantu: người đi. Kara + tu = kattu: người làm, đương sự. Vācā + tu = vatu: thuyết gia, người nói.

5. Ana và ti cũng thêm vào ngữ căn biến thành trung tính và nữ tính của những danh từ trừu tượng theo thứ tự. Như:

Dā + ana = dāna: sự cho, vật cho của bố thí. Nī + ana = nayana: dẫn đầu. Su + ana = savaṇa: sự nghe. Gamu + ana = gamana: sự đi. Kara + ana = karaṇa: sự làm. Mara + ana = maraṇa: sự chết.

Trước chữ ti có nhiều khi vần cuối cùng của ngữ căn cũng bỏ bớt và có khi nó cũng đổi lại bằng t.

Gamu + ti = gati: điều kiện sanh, cảnh giới đi đến (sanh). Gī + ti = giti: bài hát, ca. Muca + ti = mutti: thả ra, thoát khỏi. Pā + ti = pīti: sự uống, hỷ lạc. Ramu + ti = rati: dây cột trói, sự quyến luyến, đùa giỡn, giải trí, thể thao. Sara + ti = sati: sự ghi nhớ, trí nhớ. Su + ti = suti: sự nghe. Ṭhā + ti = ṭhiti: trạng thái. Thu + ti = thuti: sự khen ngợi.

6. Anīya và ya được thêm vào ngữ căn có nghĩa là bắt buộc, đáng làm xứng với. Nếu ngữ căn sau cùng là a thì tiếp vĩ ngữ ya đổi lại là eyya.

Kara + anīya = karaṇīya[33]: phận sự phải làm. Pā + anīya = pānīya: nên uống, uống được (nước uống). Pūja + anīya: pūyanīya: đáng cúng dường. Su + anīya = suvanīya: đáng, nên nghe. Dā + ya + eyya = deyya: nên cho, đáng cho. Gāha + ya = (gahya: trở nên) gayha: nên lấy. Ñā + ya + eyya = ñeyya: phải biết, bắt buộc phải hiểu biết. Pā + ya + eyya = peyya: có thể uống được, nên, đáng uống.

            Có vài hình thức bất thường như:

Bhuji + ya = bhojja: nên ăn, có thể ăn được. Mada + ya = majja: đáng làm cho say, có chất say. Khada + ya = khajja: ăn được, cắn nhai được. Garaha + ya = gārayha: đáng quở trách, rầy la. Vada + ya = vajja: đáng nói ra (tội lỗi). Yuja + ya = yoga: thuận tiện, phù hợp.

            7. Ī  ana được thêm sau ngữ căn trong ý nghĩa sắp đặt, chuẩn bị, trong thói quen của. Mẫu âm ở trước phải thay thế.

Brahmaṃ cara + ī = brahmacārī: bậc phạm hạnh người quen hướng về đời sống cao thượng (là độc thân của người hành đạo). Dhammaṃ vada + ī = dhammavādī: người quen giảng giải về đạo lý. Saccaṃ vada + ī = saccavādī: người sẵn sàng nói sự thật, chân lý. Sādhu sīla + ī = sādhusīlī: người có đức tính tốt tự nhiên. Pāpa kara + ī = pāpakārī: người ác, người chỉ làm điều ác. Kudha + ana = kodhana: sự sân hận, người hay sân. Bhāsa + ana = bhāsana: già chuyện, nhiều lời, nói dài dòng. Ghusa + ana = ghosana: ồn ào, lớn tiếng. Kampa + ana = kampana: chuyển động, rung rinh.

8. Những vị biến cách mà được coi như chuyển hóa ngôn phối hợp do thêm chữ tuṃ vào ngữ căn, đều phối hợp với kāma trong ý nghĩa của sự ước ao, mong mỏi, bằng cách bỏ hẳn chữ m niggahita ra. Những động từ về ước muốn đều biến thể giống như những tiếng phối hợp từ như:

Bhuñjituṃ + kāma = bhuñjitukāma: muốn ăn, ước mong được ăn. Bhuñjitukāmena: do người muốn ăn. Bhuñjitukāmassa: đến người muốn ăn.

Nên hiểu rằng những vị biến thể và tất cả các loại phân từ đã giải xong cũng đều kể như Kitaka (chuyển hóa ngôn).

 

Bài làm thứ 23

 A. 1) Kiṃ dado balado hoti – kiṃ dado hoti vaṇṇado. Kiṃ dado sukhado hoti – kiṃ dado hoti cakkudo. 2) Ananado balado hoti – vatthado hoti vaṇṇado. Yānado sukhado hoti – dīpado hoti cakkhudo. 3) Maggo atthi maggiko natthi, gamanam atthi gammako natthi, kammaṃ atthi kārako natthi. 4) Dhammapīti sukhaṃ seti 5) Dhammacārī sukham seti – asmim loke paramhica. 6) Sabbapāpassa akaraṇam. 7) Pāpanam akaraṇaṃ sukhaṃ. 8) Sabbadānnaṃ dhammadānam jināti, sabba rasam dhamma – rasamjināti – Sabbaratiṃ dhammaratiṃ jināti – Taṇhakkhayo sabbadukkhaṃ jināti. 9) Yo sāvako kāyenavācāya vā cetasā vā kiñcīpi. Pānaṃ kammaṃ na karoti so hoti Dhammadharo Dhammavadī. 10) Tava thutīyā me payojanaṃ natthi. 11) Saccavādino sadā pūjaniyā honti. 12) Sampattivipattīsu akampanacitto hoti. 13) Sādhusīlī – sāvakā dhammasavanatthāya gantu kāmā nagarato nikkhamiṃsu 14) Bhāsanadārakā paṇditehi gārayhā honti.

B. 1) Do sự diệt tắt lòng tham lam, sân hận và si mê, con người mới được giải thoát. 2) Người làm đồ gốm này đang làm những chậu bằng sắt. 3) Những người làm ác và kẻ thiện có thể biết được do sự hành vi của họ. 4) Những người thuyết pháp mọi người phải cung kính. 5) Lợi ích chi sự khen ngợi đến đệ tử của Ông. 6) Tôi không biết đến sự đi và lại của y. 7) Có thuốc để chữa trị những bệnh do tinh thần. 8) Người thợ đóng xe muốn làm một chiếc xe, nhưng té từ cây thật cao ở trong vườn y. 9) Ai biết được rằng sự chết sẽ đến ngày mai. 10) Với cách đi tôi biết rằng y là người có đức tánh tốt tự nhiên. 11) Lời nói của những người chân chánh nên nghe. 12) Người làm tràng hoa này không phải là người ác đâu. 13) Những người giảng giải về giáo lý chân chánh không nên làm điều ác nào do thân, khẩu, ý. 14) Những người hộ độ (thí chủ) muốn đi nghe pháp nên đến gần những thinh văn mà mình đã cung kính.

---

 

Bài Học Thứ 24. Luật Lệ Của Sự Nối Liền (Sandhi)

Sandhi nghĩa là sự nối liền với hai chữ gặp nhau thình lình. Sự nối liền này có thể thay thế bỏ bớt hay thêm vào, v.v…

Trong tiếng Pāḷi có 3 loại nối liền là: sara sandhi: nối liền với mẫu âm; vyañjana sandhi: nối liền với phụ âm; niggahita sandhi: nối liền với (giọng mũi) chữ ṃ.

A. Cách nối liền với mẫu âm.

1. Khi 2 mẫu âm gặp nhau, thường thì mẫu âm phía trước phải bỏ. Như những chữ sau:

Loka + agga = lokagga: chúa tể cõi đời. Paññā + indriya = paññindriya: tuệ căn khả năng. Tini + imābi = tinimāni: 3 cái này. Sabbo + eva = sabbeva: cho tất cả.

2. Có khi tiếng mẫu âm theo sau phải bỏ, nếu đi trước nó bằng một mẫu âm không giống nhau.

Chāya + iva = chāyāva: giống như cái bóng (mát). Iti + api = itipi: thật như vậy. Pāto + eva = pātova: thật sớm, hừng đông.

3. Khi mẫu âm phía trước không giống nhau đã bỏ thì mẫu âm theo sau như i và u dài hay ngắn đều thay thế bằng và o theo thứ tự.

U pa + eto = upeto: tiếp theo. Suriya + udaya = suriyudaya hay là suriyodaya: mặt trời mọc.

4. Khi mẫu âm phía trước bị bỏ thì mẫu âm theo sau có khi phải kéo dài ra.

Buddha + anussati = buddhānussati: niệm Phật. Gacchāmi + iti = gacchāmiti: rằng tôi đi. Bahu + upakāro = bahūpakāro: giúp đỡ nhiều lắm. Sace + ayaṃ = sacāyaṃ: nếu cái này. Idāni + ahaṃ = idānahaṃ: bây giờ cái này.

5. Có khi mẫu âm phía trước được kéo dài ra, khi mà mẫu âm theo sau bị bỏ.

Lokassa + iti = lokassāti: như vậy cõi đời. Vi + atikkama = vītikkama: sự vi phạm. Sādhu + iti = sādhūti: tốt như vậy. Jīvitahetu + api = jīvitahetūpi: dù cho vì lý do mạng sống.

6. Khi te, me, ye mà theo sau bằng một mẫu âm, thì y có khi được thay thế cho mẫu âm sau của nó.

Me + ayaṃ = myāyaṃ: cái này do tôi. Te + aham = tyahaṃ, tyāhaṃ: tôi đến anh. Ye + assa = yyassa, yyāssa: những cái đó cho y.

7. Khi i, ī và u, o mà theo sau bằng một mẫu âm không giống nhau thì y và v có khi phải được thay thế cho nó theo thứ tự.

Vi-ākato = vyākato: tuyên bố. Su-āgataṃ = svāgataṃ: hoan nghênh, tiếp rước ân cần. Anu-eti = anveti: theo sau, xu hướng theo.

Ko-attho = kvattho: tốt cái gì, lợi ích chi. So-ayaṃ = svayaṃ, svāyaṃ: cái này nó.

8. Ti của atiiti và pati, khi theo sau bằng một mẫu âm, thì có khi đổi lại bằng cc như:

Ati-antam = accantam: một cách quá lố, vượt qua. Ati-eti: acceti: vượt qua, hơn. Ati-odāto = accodāto: trắng lắm, quá trắng.

Iti-etaṃ = iccetaṃ: rằng như vậy. Pati-āharati: paccāharati: đem mang lại.

9. Abhi theo sau bằng một mẫu âm thì có khi được đổi ra abbha.

Abbi-uggato = abbhuggato: đã đứng dậy, đã mọc lên.

10. Adhi theo sau bằng một mẫu âm, có khi đổi ra bằng ajjha như: Adhi-āgama = ajjhāgama: đắc, đến.

11. Có nhiều khi t,d,n,m,y,r,l,v được thêm vào trước một mẫu âm.

Ajja-agge = ajjatagge: kể từ ngày nay. Atta-attha = attadattha: lợi ích cho mình, tốt đẹp cho bản thân. Ito-āyati = itonāyati: đến từ nơi này. Idha-āhu = idhamāhu: họ nói ở đây. So-eva = soyeva: chính tự nó. Ni-antaraṃ = nirantaraṃ: không có gián đoạn, liên tiếp luôn luôn. Cha-abhiññā = chaḷḷabhiññā: lục thông. Ti-aṇgikaṃ = tivangikaṃ: 3 yếu tố, 3 phần tử.

 

B. Sự nối liền phụ âm – Vyañjana sandhi:

1. Mẫu âm đứng trước một phụ âm có khi phải kéo dài.

Te-assa = tyāssa: những cái đó cho nó. Muni-care = munīcare: người trí thức muốn đi. Su-akkhāto = svākkhāto: giảng giải tốt đẹp. Jāyati-soko = jāyatīsoko: sự buồn rầu phát sanh.

2. Có khi mẫu âm đứng trước phụ âm được giọng ngắn.

Yadi-vā sāvake = yadivasāvake: hoặc nếu đối với các đệ tử. Taṇhā-khayo = taṇkkhayo: diệt trừ lòng tham muốn.

3. Trước một mẫu âm, chữ o sau cùng của sự đi ngược một đại danh từ thì eta và ta được đổi lại bằng a.

            Eso dhammo - esa dhammo: giáo lý đó. So muni = sa muni: y là bậc trí thức.

4. Phụ âm theo sau bằng một mẫu âm có khi được thêm bằng hai lần như:

A-pamādo = appamādo: siêng năng, không dể duôi. Vi-ñānaṃ = viññāṇaṃ: thức, tâm trí.

5. Khi một phụ âm có hơi ra mà có hai lần thì phụ âm trước được đổi bằng hình thức không có hơi ra của một phụ âm như nhau.

Ni-bhayaṃ = nibbhayaṃ: không sợ, vô úy. Sa-dhammo = saddhammo: giáo lý cao cả.

 

C. Nối liền với chữ có giọng mũi (ṃ) – niggahita sandhi.

1. Chữ m đứng trước một nhóm phụ âm được đổi lại bằng giọng mũi của nhóm phụ âm đồng nhau.

Taṃ khanaṃ = taṅkhanaṃ: trong lúc đó. Saṃ jāta = sañjāta: sự sanh. Taṃ ñāṇaṃ = taññāṇaṃ: sự hiểu biết đó. Taṃ ṭhānaṃ = taṇṭhānaṃ: chỗ đó. Ahaṃ te = ahante: tôi đến các anh. Sam nipāto = sannipāto: sự phối hợp, gặp gỡ nhau. Saṃbodhi = sambothi: sự giác ngộ. Saṃ māma = sammāna: danh dự.

2. Chữ  đứng trước e và h được đổi lại ñ. Trước e phải thêm ñ bằng hai lần.

Tam-eva = taññeva: chính cái đó. Taṃ-hi: tañhi: thật cái đó.

3. Chữ  đứng trước y có khi được đổi lại ñ, chữ y phía sau bị bỏ và chữ ñ được thay thế bằng hai lần như sam-yamo: saññamo: sự thu hút, sự thận trong.

4. Chữ  theo sau bằng một mẫu âm có khi được đổi lại bằng ṃ và bằng d nếu nó đứng trước bằng chữ ta và eta như:

Taṃ-ahaṃ = tamahaṃ: tôi đó. Etaṃ-avoca = etadavoca: cái này nó nói.

5. Có khi chữ  đứng trước mẫu âm bị bỏ. Mẫu âm đứng trước của một tiếng theo sau được kéo dài, nếu theo sau không phải là hai phụ âm và mẫu cuối cùng của tiếng đứng trước bị bỏ.

Adāsiṃ ahaṃ, adāsi-ahaṃ, adā’s-ahaṃ = adās’ahaṃ: tôi đã cho. Evaṃ ahaṃ, eva-ahaṃ: ev’ahaṃ, ev’āhaṃ: như vậy tôi.

6. Có khi chữ ṃ đứng trước một phụ âm cũng bị bỏ.

Buddhānaṃ-Sāsānaṃ = Buddhānasāsanaṃ: giáo pháp của Đức Phật.

7. Có khi chữ ṃ được thêm vào trước một mẫu âm hay một phụ âm.

Cakkhu udapādi = cakkhuṃ: nhãn tuệ đã phát sanh lên. Ava siro = avaṃsiro: dộng đầu xuống, trở ngược đầu.

8. Có khi mẫu âm theo sau chữ  bị bỏ và chữ  kế đó có giọng mũi.

Idaṃ api = idam’pi: cái này cũng vậy. Kiṃ iti = kin’ti: cái gì?. Cakkam iva = cakkam’va: giống như bánh xe.

---

 

Bài Học Thứ 25. Áp Dụng Của Những Cách

I. Về chủ từ cách – pathamā cách thứ nhất

1. Chủ từ cách, khi tự mình sử dụng để tỏ ra một hình thức còn nguyên vẹn của một tiếng như: naro: người nam, nārī: người nữ, phalam: trái cây.

2. Làm chủ từ cho một động từ, dầu ở chủ động hay bị động cũng đều tỏ ra bằng chủ từ cách như: puriso gacchati: người nam đi; Buddhena dhammo desīyate: giáo pháp do Đức Phật thuyết ra.

3. Bổ túc từ của những tự động từ cũng tỏ ra bằng chủ từ cách như: so rājā ahosi: y trở thành một ông vua, eso dārakohoti: nó là đứa con trai.

 

II. Hô cách – ālapana

Hô cách đùng để tỏ ra sự kêu gọi của chủ từ như: putta idh’āgaccha! Này con, lại đây! Bho Gotama! Này Đức Thầy Cù-Đàm!

 

III. Đối cách

1. Đối cách ám chỉ sự bổ túc.

Ahaṃ lekhanam likhāmi: tôi đang viết một lá thư.

2. Thời kỳ của thì giờ và sự kéo dài của không gian cũng tỏ ra bằng đối cách

Idha so temāsaṃ vasi: nó ở đây trong ba tháng. Dvīhaṃ atikkantaṃ: đã hai ngày qua rồi. Yojanaṃ dīgho pabbato: trái núi dài một do tuần (16km).

3. Những động từ hoạt động cũng dùng bằng đối cách.

     So gāmaṃ gacchati: nó đi vào xóm.

4. Những tiếp đầu ngữ bằng anupatipari cũng dẫn đầu bằng đối cách.

     Rukkhaṃ anu rukkhaṃ pati, rukkhaṃ parivijjotate cando: mặt trăng chiếu mỗi cây. Yad’ettha maṃ anu siyā: dù sao phải ở đây cho tôi. Sādhu devadatto mātaraṃ anu: Đề Bà Đạt Ta cũng rất tốt với mẹ y. Anu sāriputtaṃ paññavā bhikkhu: Tỳ khưu thua kém Xá Lợi Phất về trí tuệ. Saccakiriyam anu pavassi: trời mưa theo sự hành vi chân chánh của y. Nadiṃ Nerañjaraṃ pati: gần sông Nerañjarā.

5. Đối cách có khi cũng dùng như trạng từ như:

     Rājā sukhaṃ vasati: ông vua sống một cách hạnh phúc. Sukhaṃ supati: ngủ một cách an vui. Dukkhaṃ seti: sống một cách khổ sở.

6. Có nhiều khi đối cách cũng dùng trong nghĩa của chủ động cách, gián tiếp bổ túc cách, chủ hữu cách và địa điểm cách như:

Vinā dhammaṃ[34]: không có giáo pháp. Sace maṃ nālapissati: nếu nó không nói với tôi. Upamā maṃ paṭibhati: một sự tương tợ xảy đến cho tôi. Taṃ kho pana Bhagavantaṃ: của Đức Thế Tôn đó. Etaṃ samayaṃ Bhagavā: trong một thuở nọ Đức Thế Tôn…

7. Ngữ căn vasa mà tiếp đầu ngữ ā, adhi, anu  upa thì dẫn đầu nó bằng một đối cách như:

     Gāmaṃ āvasati, anuvasati, upavasati: nó ở trong làng xóm. Vihāraṃ adhivasati: (y) ở trong chùa.

    

IV. Phụ tá chủ động cách – tatiyā

            Khi trong một câu mà chủ động bị động thì phải áp dụng bằng trường hợp này.

Ācariyena potthakaṃ diya’e: quyển sách bị ông thầy cho. Tena katam kammaṃ: sự hành vi đã làm do nó.

           

V. Phương tiện cách – karaṇa

1. Phương tiện nào mà sự hành vi được hoàn tất đều tỏ ra bằng phương tiện cách.

            Hatthena kammaṃ karoti: nó làm việc với bàn tay của nó. Cakkhunā passāma: chúng ta thấy bằng con mắt. Ñāṇena sukhaṃ labhati: người ta được hạnh phúc do nhờ trí tuệ.

2. Phương tiện cách cũng còn dùng để tỏ ra như:

a.      Một nguyên nhân hay một lý thuyết.

Vijjāya vasati: nó sống do nhờ sự học thức. Kammanā vasolo hoti: do sự hành vi mà con người trở nên thấp hèn.

b.      Sự tàn phế của thân thể.

Akkhinā kāṇo: đui một con mắt.

c.      Hình dung cho một đặc tính.

Vaṇṇena abhirūpo: đẹp vì màu da (diện mạo). Gottena Gotamo: do dòng Gotama. Sippena naḷakāro: y làm nghề đương thúng rổ (dương vĩ).

d.      Trong thời hạn của thời gian hay không gian mà sự hành vi được hoàn tất.

Ekamāsena gacchāti: tôi sẽ đi trong một tháng. Yojanena gacchati: nó đi trong một do tuần.

e.      Vật giá được mua hay bán.

Satena kītam: đã mua hết 100.

f.       Quan niệm của sự giống nhau, bằng nhau, vui thích, khả năng, cần dùng, khuyết điểm v.v…

Pitarā sadiso: giống cha. Mātarā samo: bằng mẹ. Maṇinā attho: sự lợi ích của một viên ngọc. Kahāpaṇena ūno: thiếu một đồng kahāpaṇa (tiền xưa của Ấn Độ). Dhanena hīno: bần cùng (không của cải). Vācāya nipuṇo: có tài nói.

g.      Sự mang vật đi do thân thể.

Sīsena bhāraṃ vahati: đội vật nặng trên đầu nó.

3. Những tiếng bất biến thể như saha, saddhiṃ (với, hướng dẫn bởi); alaṃ (đủ rồi, ích chi); kiṃ(cái gì?) cũng đều dẫn đầu bằng phương tiện cách.

Nisīdi Bhagavā saddhiṃ bhikkhusaṅghena: Đức Thế Tôn ngồi chung với tỳ khưu tăng. Bhātarā saha: chung với anh nó. Alaṃ te idha vāsena: anh ở đây có ích chi không? Kiṃ me dhanena: của này ích lợi chi cho tôi.

4. Có khi phương tiện cách được dùng như trạng từ.

Sukhena vasati: sống một cách an vui.

5. Có khi phương tiện cách được cần dùng trong ý nghĩa của đối cách, chủ động cách và định sở cách.

Tilehi khette vapati: nó gieo giống mè trong thửa ruộng. Attanā’va attānaṃ sammannati: nó tự lựa chọn lấy. Sumuttā mayaṃ tena mahāsamaṇena: chúng ta được thoát khỏi nơi vị đại đạo sĩ ấy. Tena samayena: trong lúc ấy.

 

VI. Gián tiếp bổ túc cách – catutthī

1. Gián tiếp bổ túc cách được dùng để tỏ ra người hay vật gì mà được cho.

Yācakānaṃ dānamdeti: nó cho (vật thực) đến những người ăn xin. Kāyassa balaṃ deti: nó cho sức khỏe đến thân thể.

2. Ngữ căn ruca: làm vừa lòng; dhara: chịu lấy, níu cầm lấy, đều dẫn đầu làm gián tiếp bổ túc của người được làm vừa lòng, hay cầm níu.

Samaṇassa rocate saccaṃ: chân lý làm vừa lòng đến người đạo sĩ. Devadattassa suvaṇṇachattaṃ dhārayate: nó cầm cây lọng bằng vàng cho Đề Bà Đạt Ta.

3. Những động từ ám chỉ về sự ân hận, ganh tỵ, khen ngợi, quở trách, chửi rủa và những tiếng có ý nghĩa tương đương đều dẫn đầu bằng gián tiếp bổ túc, của người đối chiếu chịu ảnh hưởng đến mình.

Tassa kujjha mahāvīra: này đại anh hùng, nên giận nó đi! Devāpi tesaṃ pihayati: dù cho Chư Thiên cũng quí trọng những người ấy. Dujjanā guṇavantānaṃ usūyanti: kẻ ác thường ganh tỵ với người thiện. Buddhassa silāghate: nó tán dương Đức Phật. Nidanti bahubhāṇinaṃ: chúng nó quở trách những người nhiều chuyện. Mayhaṃ sapate: nó chửi tôi.

4. Gián tiếp bổ túc của những động từ như: đang nói, tuyên bố, dạy dỗ, giảng thuyết, gởi đi, đang viết v.v…

Te vejjassa kathayiṃsu: chúng đã nói chuyện nó đến bác sĩ.

5. Địa điểm hoặc thì giờ, nơi mà địa điểm hoặc thì giờ khác được đo lường đều áp dụng bằng chủ động cách. Về khoảng cách của không gian thì dùng chủ cách hay là định sở cách và khoảng cách của thời gian thì dùng địa điểm cách.

Nagarasmā catusu yojanesu araññaṃ: rừng ở cách xa từ Châu thành bốn do tuần. Gāmasmā ārāmo yojanaṃ: chùa ở xa làng (xóm) một do tuần. Imamhā māsasmā pañcamāse atikkante: kể từ đây khi năm tháng đã qua. Ito kappasahasse: một ngàn kiếp (quả địa cầu) kể từ đây.

6. Có vài tiếp đầu ngữ và vị biến thể cũng dẫn đầu bằng chủ động cách.

Ā: cho đến, ā pabbatā khettaṃ: từ đây cho đến núi đá là ruộng. Apa: xa từ, apa sālāya āyanti: chúng đến từ phòng khách (nhà lớn). Pati: giống, trao đổi về, buddhasamā pati Sāriputto: giống như Đức Phật là Xá Lợi Phất.

Ghatam’assa telasmā patidadāti: nó cho y sữa ya-ua để đổi lại dầu. Pari: xa từ, ngoài ra. Paripabbatā devo vassati: trời mưa trừ ra trên núi. Adho: phía dưới. Adharā adho: phía dưới đống. Nānā: khác nhau, riêng ta. Te bhikkhū nānā – kulā: những tỳ khưu ấy từ gia quyến (dòng giống) khác nhau. Rite: ngoài ra. Rite saddhammā kuto sukhaṃ: ngoài giáo lý cao quý, ở nơi nào được sự an vui? Vinā: ngoài ra. Vinā dhammā: ngoài giáo pháp ra. Uddhaṃ: phía trên. Uddhammā pādatalā: từ mặt đất lên trên bàn chân. Upari: trên. Upari gaṅgāya: phía trên sông. Yāva: cho đến. Yāva brahmalokā: cho đến cõi Trời Phạm Thiên.

7. Chủ động cách có khi cũng dùng ám chỉ sự so sánh.

Dānato sīlam’eva varaṃ: giới hạnh thật là cao quý hơn sự bố thí. Sīlameva sutā seyyo: giới hạnh cao quý hơn sự học thức.

8. Chủ động cách có khi cũng dùng trong ý nghĩa của phương tiện và định sở cách.

Sīlato naṃ pasaṃsanti: chúng khen nó vì giới hạnh của nó. Saṅkhāranirodhā avijjānirodho: vô minh diệt tắt thì hành vi diệt tắt theo. Puratthimato: từ hướng đông.

9. Có nhiều khi đối cách và chủ hữu cách được dùng trong ý nghĩa của chủ động cách.

Kiṃ kāranaṃ: bởi lý do nào? Taṃ kissa hetu: bởi nguyên nhân nào?

10. Có nhiều khi chủ động cách được dùng sau những danh từ trừu tượng phối hợp từ quá khứ phân từ trong ý nghĩa của bởi vì, nhân vì.

Kammassa kaṭattā: vì lý do đã làm việc ấy. Ussannattā: bởi vì đã xảy ra, nổi lên, mọc lên.

 

VII. Chủ hữu cách – chaṭṭhī

1. Chủ hữu cách dùng để ám chỉ quyền sở hữu.

Buddhassa dhammo: giáo pháp của Đức Phật. Rukkhassa chāyā: bóng mát của cây.

2. Chủ hữu cách cũng dùng để ám chỉ sự liên quan giữa hai vật.

Pupphānaṃ rāsi: một đống bông           . Bhikkhūnaṃ samūho: đông tăng chúng, đám đông tỳ khưu. Meghassa saddo: tiếng trời gầm. Suvaṇṇassa vaṇṇo: màu của vàng (bạc). Pādassa ukkhepanaṃ: đưa chân lên. Lokassa hito: sự lợi ích cho đời.

3. Những người và vật có liên quan đến vua, chúa, thầy và bậc cao cả v.v… cũng dùng với chủ hữu cách.

Narānaṃ indo: vua của loài người. Manussānaṃ adhipati: chúa tể của loài người. Satthā devamanussānaṃ: thầy của Chư Thiên và nhân loại.

4. Khi người hay vật mà đặc biệt cao quý hơn trong nhóm ấy thì tiếng ‘nhóm hay khóm’ được dùng trong chủ hữu hay định sở cách.

Buddho seṭṭho manussānaṃ: Đức Phật là thượng hơn loài người. Imesaṃ dārānaṃ hay imesu dārakesu eso pathamo: nó là bậc nhất trong những đứa trẻ này. Etesaṃ phalānaṃ eka gaṇha: lấy một trong những trái ấy.

5. Những tiếng ám chỉ về tài năng, khéo léo, tương tợ, giống nhau, cách khoảng, gần bên, dưới, trên v.v… đều dẫn đầu bằng chủ hữu cách.

Dhammā dhammassa kovido: thông thạo trong sự hiểu biết phải hay quấy. Kusalā naccagītassa: rành mạch trong sự múa và hát. Gāmassa (và gāmato) avidure: không xa xóm (làng). Nibbānassa santike: gần Niết bàn. Nagarassa samipe: gần châu thành. Tassa purato: ở trước mặt nó. Heṭṭhā chāyāya: dưới bóng. Heṭṭhā mañcassa: dưới giường. Tassa’opari: phía trên nó. Jānumaṇḍānaṃ upari: phía trên đầu gối. Pitussa tulyo: giống cha. Mātu-sadiso: giống mẹ

6. Chủ hữu cách cũng dùng với sự so sánh tối cao và những tiếng có ý nghĩa như nhau.

Dhammānaṃ caturo padā seṭṭhā: tất cả giáo pháp, Tứ diệu đế là cao thượng hơn hết. Sabbesaṃ sattānaṃ Buddho uttamo: Đức Phật là bậc cao thượng hơn tất cả loài người. Danto seṭṭho manussānaṃ: người tự thu thúc mình được là cao quý hơn tất cả mọi người.

7. Có khi chủ hữu cách được dùng trong ý nghĩa của đối cách, phụ tá cách, chủ động cách, phương tiện cách và định sở cách.

Amatassa dātā: người cho sự bất sanh bất diệt (Niết-bàn). Pāpānaṃakaranaṃ sukhaṃ: không làm điều ác được sự an vui. Rañño pūjito: được Đức Vua kính nể. Pattaṃ odanassa pūretvā: đầy bát với cơm (vật thực). Sabbe bhāyanti maccuno: tất cả đều sợ sự chết. Bhīto catunnaṃ āsivisānaṃ: sợ bốn con rắn. Divasassa tikkhattuṃ: mỗi ngày ba lần. Bhagavato pasannā: trong sạch (vui thích) với Đức Phật.

 

VIII. Định sở cách – sattamī

1. Định sở cách ám chỉ địa điểm hoặc thì giờ nơi mà sự vật xảy ra.

Manussā gharesu vasanti: người ta ở trong nhà. Thāliyaṃ odanaṃ pacati: nó nấu cơm trong chậu. Khīresu jalaṃ: trong sữa có nước.

2. Định sở cách cũng ám chỉ thì giờ khi sự hành vi xảy ra.

Tasmim samaye: trong lúc đó. Sāyaṇhasamaye āgato: nó đến trong lúc xế chiều. Phussamāsamhā tisu māsesu vesākhamāso: vừ tháng Phussa (tháng giêng) ba tháng nữa là tháng Vesākha (tháng tư). Ito satasahassamhi kappe: kể từ đây một trăm ngàn kiếp.

3. Về lý lẽ có khi cũng tỏ ra bằng định sở cách.

Dīpi cammesu haññate: những con cọp bị giết cũng vì da của nó. Musāvāde pācittiyaṃ: phạm tội ứng đối trị vì nói láo

4. Một nhóm hoặc cấp bậc mà người hay vật riêng biệt hay là đặc sắc cũng để trong định sở cách.

Manussesu khattiyo sūratamo: chiến sĩ là anh dũng nhất của con người. Addhikesu dhāvato sīghatamo: người chạy là người lẹ nhất của tất cả người đi đường. Āyasmā ānando arahantesu aññtaro: Đại đức Ananda là một trong những vị A-la-hán

5. Định sở cách và chủ hữu cách được dùng với những tiếng như: adhipati: chúa tể; dāyāda: người hưởng (gia tài); issara: chúa tướng; kusala: rành mạch, thông thạo; patibhū: người bảo lãnh; pasuta: sanh ra; sakkhi: làm chứng; sāmi: thầy chủ.

Lokasmiṃ (lokassa) adhipati: chúa tể của thế gian. Kammasmiṃ (kammassa) dāyādo: hưởng quả của sự hành vi. Paṭhaviyaṃ (pathaviyā) issaro: chúa tướng của mặt đất. Gītasmiṃ (gītassa) kusalo: thông thạo trong sự hát. Dassanasmiṃ (dassanassa) patibhū: thấy thật rõ ràng (làm chứng thấy thật). Gosu (gavaṃ) pasuto: sự sanh của bò. Adhikaraṇasmiṃ (adhikaraṇassa) sakkhi: chứng kiến trong một trường hợp. Dhammasmiṃ (dhammassa) sāmi: thấy của giáo pháp, Pháp Vương.

6. Định sở cách được dùng với những tiếng: sādhu tốt đẹp, tử tế; nipuṇa: tài năng, thông thạo; và những tiếng có ý nghĩa của sự được vừa lòng với, sân hận với, vui lòng với, ham, châm v.v…và với tiếp đầu ngữ adhiupa trong ý nghĩa của sự quá độ hay chủ của…

Paññāya sādhu: có trí tuệ tốt. Mātari sādhu: có hiếu (tử tế) với mẹ. Vinaye nipuṇo: thông thạo về luật. Bhaṇḍāgāre niyutto: dính líu với của cải. Dhamme gāravo: cung kính giáo pháp. Buddhe pasanno: trong sạch với Đức Phật. Appakasmiṃ tuṭṭho: vừa lòng với vật chút ít (tri túc). Kāsiraññe na kuppāmi: tôi không có giận với Đức Vua Kāsi. Adhi devesu Buddho: Đức Phật cao quý hơn Chư Thiên. Upanikkhe kahāpaṇaṃ: một kahāpāna (1 đồng) lớn hơn 1 nikkha (1 cắt).

7. Có khi định sở cách được dùng trong ý nghĩa của chủ từ, đối cách, phương tiện cách, gián tiếp bổ túc và chủ động cách.

Idampissa hoti sīlasmiṃ: cái này cũng là giới đức của y. Bāhāsu gahetvā: níu tay. Bhikkhūsu abhivadanti: lễ bái chư tỳ khưu. Samaṇā pattesu piṇdāya caranti: các vị tu sĩ đi khất thực với bình bát của họ. Saṇghe, Gotami, dehi: này bà Gotami, dâng đến chư tăng đi! Kadalīsu gaje rakkhanti: chúng gìn giữ những cây chuối, đừng cho voi ăn.

 

IX. Tuyệt đối chủ hữu cách và định sở cách

a)   Khi chủ từ của một phân từ mà khác với chủ từ của một động từ thì phải để định sở cách tuyệt đối và phân từ thì phải hòa theo giống, số và cách.

b)  Nếu chủ từ của phân từ mà giống như của động từ hữu hạn thì cách đặt câu như vậy không cần.

c)   Mayi gate so āgato: nó đến khi tôi đã đi. Bhikkhusanghesu bhojiyamānesu: nó đã đi, khi chư tăng đang thọ thực. Sabbe maggā vivajjenti gacchante lokanāyake: khi bậc lãnh đạo của thế gian đã đi, tất cả đều quay lại con đường khác.

     Cách đặt câu như thế này tương đương với chủ từ tuyệt đối của Anh và chủ động cách của Latinh.

d)  Ahaṃ gacchanto tena saddhiṃ na sallapiṃ: vì tôi đã đi nên tôi không thể nói chuyện với y.

     Khi sự không kể đến được tỏ ra thì chủ hữu tuyệt đối thường dùng, có khi định sở tuyệt đối cũng được cần dùng. Như: Mātāpitunnaṃ pabbaji hay là mātāpitūsu rudantesu pabbaji: nó xuất gia không kể đến sự khóc than của cha mẹ nó.

     Câu như vậy cũng có thể dùng trong ý nghĩa của càng sớm càng…, không sớm hơn…, bằng cách phối hợp eva với một phần tử. Như: Tayi āgate y’eva so gato: nó đã đi vừa lúc các anh đến.

---

 

 

Bài Học Thứ 26. Bị Động Cách Thụ Động Thể (Passive Voice)

Về thụ động thể có nhiều cách cuối cùng khác nhau. Có khi những cuối cùng của năng động thể (active voice) cũng được dùng trong ý nghĩa của thụ động thể.

Cách hợp thành thụ động thể chữ ya được thêm chính giữa ngữ căn và cuối cùng. Nếu những ngữ căn mà cuối cùng bằng aā thì thường được đổi lại ī.

Rakkha-ya-te = rakkhīyate. Dā-ya-te = dīyate. Nī-ya-te = pacayate. Su-ya-te = sūyate. Paca-ya-te = paccayate: paccate.

I. Cách biến thể của động từ paca: nấu

1. Thì hiện tại – vattamānā (động từ paca: nấu).

 

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

te

ante

paccate

paccante

2.

se

vhe

paccase

paccavhe

1.

e

mhe

pacce

paccamhe

Đã qua trong hiện tại – ajjatanī.

           

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

ā

ū

apaccā, paccā

apaccū, paccū

2.

se

vhaṃ

apaccise, paccise

apaccivhaṃ, paccivhaṃ

1.

a

mhe

apacca, pacca

apaccimhe, paccimhe

 

 

 

 

2. Thì dĩ vãng – hīyattanī.

           

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

ttha

tthum

apaccattha

apaccatthuṃ

2.

se

vhaṃ

paccase

apaccavhaṃ

1.

iṃ

mhase

apacciṃ

apaccamhase

Cách ban phúc – pañcamī.

           

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

taṃ

antaṃ

paccataṃ

paccantaṃ

2.

ssu

vho

paccassu

paccavho

1.

e

āmase

pacce  

paccāmase

 

Tiếp tục cách hay điều kiện cách – sattamī.

           

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

etha

eraṃ

paccetha

pacceraṃ

2.

etho

eyyavho

paccetho

pacceyyavho

1.

eyyam

eyyāmhe

pacceyyam

pacceyyāmhe

 

3. Thì vị lai – bhavissanti.        

           

Số ít

Số nhiều

Động từ paca

3.

ssate

ssante

paccissate

paccissante

2.

ssase

ssavhe

paccissase

paccissavhe

1.

ssam

ssāmhe

paccissam

paccissāmhe

 

II. Cách biến thể của động từ : là, được, có

1.

 

Thì hiện tại

Thì hiện tại đã qua (trong ngày).

           

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

3.

hoti

honti

ahosi, ahū

ahesuṃ

2.

hosi

hotha

ahosi

ahosittha

1.

homi

homa

ahosiṃ, ahum

ahosiṃhā, ahumhā

            2.

 

Thì vị lai

Mệnh lệnh cách

           

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

3.

hessati, hehi

hessanti

hotu

hontu

2.

hessasi 

hessatha

hohi

hotha

1.

hessāmi 

hessāma

homi

homa

 

 

Điều kiện cánh

Thì vị lai

           

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

3.

heyya

heyyaṃ   

hessati, hehiti

hessanti, hehinti

2.

heyyāsi

heyyātha   

hessasi, hehisi

hessatha, hehitha

1.

heyyāmi

heyyāma, heyyaṃ

hessāmi, hehāmi

hessāma, hehāma

3.

 

Thì dĩ vãng

           

Số ít

Số nhiều

3.

ahuvā

ahuvū, ahuvu

2.

ahuvo

ahuvattha

1.

ahuvaṃ

ahuvamha

 

III. Biến thể của động từ asa: có, là, được

            1.

 

Thì hiện tại

Thì hiện tại đã qua

           

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

3.

atthi 

santi  

āsi

āsiṃsu, āsuṃ

2.

asi   

attha

āsi

āsittha

1.

asmi, amhi

asma, amha

āsiṃ

āsimha

            2.

 

Mệnh lệnh cách

Điều kiện cách

           

Số ít

Số nhiều

Số ít

Số nhiều

3.

atthu  

santu 

siyā, assa

siyuṃ, assu

2.

āthi 

attha 

assa

āsattha

1.

asmi

asma

assaṃ

assāma

 

IV. Bài tuyển chọn để phiên dịch

Bài số 1: Buddheniyā vatthu. Chuyện nàng Buddheni.

Jambudīpe kira pubbe pāṭaliputtanagare sattāsītikoṭinihita – dhanaṃ ekaṃ seṭṭhi – kulam ahosi – Tassa panaseṭṭhino ekāyeva dhītā ahosi, nāmena Buddhenī nāma. Tassā satta – vassika – kāle mātā – pitaro kālamakamsu. Tasmiṃ kule sabbaṃ sārateyyam tassā y’eva ahosi. Sā kira abhirūpā pāsādikā paramāya vaṇṇapokkharatāya sam annāgatā devaccarā – paṭibhāgā piyā ca ahosi manāpā saddhā pasannā ratanattayamāmikā paṭivasati. Tasmiṃ pana nagare seṭṭhisenāpati – uparājādayo taṃ attano pādaparikattaṃ kāmayamānā manusse pesesuṃ paṇṇākārehi saddhiṃ. Sā tam sutvā cintesi. Mayhaṃ mātāpitaro sabbaṃ vibhavaṃ pahāya matā. Mayā’pī tathā gantabbaṃ. Kiṃ me patikulena. Kevalaṃ citta vināsāya bhavati. Mayā pan’imaṃ dhanaṃ Buddha-sāsane y’eva nidahituṃ vaṭṭatīti cintesi.

Cintevā ca pana tesaṃ mayhaṃ patikulena’ttho’ti paṭikkhipi.

Sā tato paṭṭhāya mahādānaṃ pavattentī samaṇabrāhmaṇe santappesi.

Athāparabhāge eko assa vāṇijako assa vāṇijāya pubbantāparantaṃ gacchanto āgamma imasmiṃ gehe nivāsaama gaṇhi. Atha so vāṇijo taṃ disvā dhītu sinehaṃ patiṭṭhāpetvā gandha-mālā-vatth’-ālaṅkārādihī tassā upakārako hutvā gamanakāle “amma etesu assesu tava ruccanakaṃ assaṃ gaṇhāhīti āha”. Sā’pi asse oloketvā ekaṃ sindhavapotakaṃ disvā etaṃ me dehi’ti āha. Vāṇijo’ Amma eso sindhavapotako. Appamattā hutvā paṭijaggāhi’ti vatvā taṃ paṭipādetvā agamāsi. Sā’pī taṃ paṭijaggamānā ākāsa-gāmī-bhāvaṃ ñatvā sammā paṭijaggantī evaṃ cintesi puññakaraṇassa me sahāyo laddho’tī agatapubbā ca me Bhagavato sakalaṃ mārabalaṃ vidhāmetvā Buddha-bhūtassa Jaya-mahā Bodhibūmi yannūnā ham tattha gantvā Bhagavato Jayamahābodhiṃ vandeyyan’ti cintetvā bahū rajata suvaṇṇa-mālādayo kārāpetvā ekadivasaṃ assam’abhiruyha ākāsena gantvā bodhi-mālake ṭhatvā. Āgacchantu ayye suvaṇṇamālā pūjetun’ti ugghosesi-ten’ettha:

 Yato paṭṭhāyāham Buddha – sāsane suddha: mānasā

 Pasannā tena saccena – mamanuggaha – buddhiyā

 Āgacchantu namassantu-bodhiṃ pūjentu sādhukam

 Soṇṇamālāhi Samduddha-puttā ariyasāvakā

 Sutvā taṃ vacanaṃ ayyā bahū Sīhalavāsino

 Agamma nabhasā tattha-vandiṃsu ca mahiṃsu ca.

Tatoppabhuti sā kumārikā Buddha-sāsane atī’va pasannā niccameva assamabhiruyha āgantvā ariyehi saddhiṃ mahābodhiṃ suvaṇṇamālābhi pūjetvā gacchati. Atha Pāṭaliputta nagar’opavane vanacarā tassā abhiṇhaṃ gacchantiyā ca āgacchantiyā ca rūpasampattiṃ disvā rañño kathesuṃ Mahārāja, evarūpā kumārikā assam’abhiruyha āgantvā nibandham vanditvā gacchati. Devassānurūpaṃ aggamahesi bhavitun’ti. Rājā tam sutvā “Tena hi bhane gaṇhatha nam kumārim, mama aggamahesim karomī”, purise payojesi. Tena payuttā purisā Bodhi-pūjam katvā agacchantiṃ gaṇhāmā’ti tattha nikinā gahaṇa-sajjā atthamsu. Tadā sā kumārikā assam’abhiruyha Mahā-bodhimaṇdam gantvā vītarāgehi saddhim pupphapūjam katvā vanditvā nivatti. Atha tesu eko Dhammarakkhitathera nāma tassā eva’māha: Bhagini tvaṃ antarāmagge corā gaṇhitukāmā thitā. Asukhatthānaṃ patvā appamattā sīghaṃ gacchā’ti. Sā’pi gacchantī taṃ ṭhānaṃ patvā covehi anubandhitā assassa paṇhiyā saññnaṃ datvā pakkami. Corā pacchato anubandhimsu. Asso vegam janetvā ākāsa mullanghi. Kumārikā vegaṃ sandhāretuṃ asakkontī assassa piṭṭhito parigilitvā patantī mayā katūpakāraṃ sara puttāti āha. So patantiṃ disvā vegeha gantvā piṭṭhiyaṃ nisīdāpetvā ākāsato netvā sakaṭṭhāne y’eva patiṭṭhāpesi. Tasmā tiracchānagatā p’evaṃ-sarantā upakārakaṃ, na jahantī’ti mantvāna-kataññū hontu pānino. Tato sā kumārikā sattāsītikoṭi-dhanaṃ Buddhasāsane y’eva vapitvā jāvajīvaṃ sīlaṃ rakkhitvā tato cutā suttappabuddho viya devaloke nibbatti.

 Atitaruṇavayā bho mātugāmā’pi evaṃ

 Vividhakusalakammaṃ katvā saggam vajanti

 Kusalaphalamhantaṃ maññamānā bhavantā

 Bhavatha katha’mupekkā dānamānādikamme.

            Bài số 2. Pānīyadinnassa vatthu: chuyện người bố thí nước.

            Jambudīpe aññatarasmim janapade kir’eko manusso raṭṭhato raṭṭham janapadato janapadam vicaranto anukkamena.Candabhāga-nadītīram patvā nāvam abhirahitvā paratīraṃ gacchati. Ath’āparām gabbhinitthī tāya eva’nāvāya gacchati. Atha nāvā gangā-majjha-ppattha-kāletassa kammaja vā’ācalimsu. Tato sā vijāyitu’masakkontī kīlantā pāniyam me detha pipāsitāhī’ti manusse yāci. Te tassā vacanam asuṇantā viya pānīyaṃ n’ādaṃsu. Atha so jānapadiko tassa karuṇāyanto pānīyam gahetvā mukhe āsiñci. Tasmiṃ khane sā laddhāssāsā sukhena dārakaṃ vijāvi. Atha te tīraṃ patvā katipaya-divasena attano attano thānaṃ pāpuniṃsu. Ath’āparabhāge so jānapadiko aññatara-kiccaṃ paṭicca tassā ithiyā vasanagharaṃ patvā tattha tattha āhindanto nivāsanaṭṭhā alabhitvā nagara-dvāre sālaṃ gantvā tattha nipajji. Tasmiṃ y’eva divase corā nagaraṃ pavisitvā rājagehe sandhiṃ chinditvā dhanasāraṃ gahetvā gacchantā rājapurīsehi anubaddhā gantvā tā y’eva sālāya chaḍḍetvā palāyiṃsu. Atha rājapurisā āgantvā tam jānapadikaṃ disvā-ayaṃ coro’ti gahetvā pacchābālaṃ gālham bandhitvā puna-divase rañño dassesuṃ. Raññā “Kasmā bhaṇe corakamma’kāsi’ti pucchito n’āham, deva, coro, āgantuko’mhī’ti vutte, rājā core pariyesitvā alabhanto ayam’eva coro imaṃ mārethā’ti ānāpesi. Rāja purisehi tam gāḷham bandhitvā āghātaṭṭhānaṃ nette sā itthī tam tatha nīyamānaṃ divsā sañjānitvā kampamāna hadayā muhuttena rañño santikam gantvā vanditvā, deva eso na coro āgantuko, muccath’etaṃ, devā’ti āha. Rājā tassā kathaṃ asaddhahanto yajjietaṃ mocetum icchasi tassagghanakam dhanaṃ datvā muñcāpehī’ti. Sā “sāmi mama gehe dhanaṃ n’atthi. Api ca me sattaputtehi saddhiṃ maṃ dāsim korohi. Etaṃ muñca devā’ti” āha.

Cách dịch phân tách trong văn xuôi.

a)     Dhammā mano pubbaṅgamā (honti) mano setthā (honti) manomayā (honti), (yo) ce paduṭṭhena manasā bhāsati vā karoti vā, tato dukkhaṃ naṃ anveti cakkam vahato padaṃ iva.

b)     Dhammā mano pudbaṇgamā (honti) mano seṭṭhā (honti) manomāyā (honti), (yo) ce pasannena manasā bhāsati vā, karoti vā, tato sukhaṃ naṃ anveti anapāyinī chāyā iva.

Phân tách: Dhammā từ ngữ căn dhara là níu, bám lấy hay nâng đỡ. Thêm tiếp vĩ ngữ mma là trạng thái hay điều kiện. Pudbaṅgamgā – pubba + ṃ + gamā: đi tới, tiến tới trước. Manoseṭṭhā – mana + seṭṭhā: tâm là lớn, cao cả. Khi tiếng mano ở nhóm phối hợp với tiếng khác thì mẫu âm sau cùng được đổi lại là o. Manomayā: là làm bằng, tạo thành, đây là một chuyển hóa chủ từ (taddhita) phối hợp từ mana và tiếp vĩ ngữ maya. Paduṭṭhena – pa + dusa: đây là một phân từ quá khứ của padusa có nghĩa làm nhơ bẩn, làm ô uế. Ở đây tiếp vĩ ngữ ta được đổi thành tthanối với diṭṭha từ chữ disa: thấy; chữ naṭṭha từ chữ nasa là tiêu hoại, chết mất; chữ daṭṭha từ chữdaṅsa là (ong) chích đốt. Chữ iṭṭha từ chữ isu là mong muốn, ước ao. Bhāsati, hiện tại của động từ bhāsa: nói. Karoti, thì hiện tại của động từ kara: làm, hành vi. Anvetī = anu + eti, thì hiện tại của động từ i: đi; ở đây u được đổi lại là v. Cakkaṃ’va = cakkaṃ + iva, đây là cách nối liền bằng sự bỏ mẫu âm phía sau. Vahato, đây là chủ hữu cách của động từ vahana từ ngữ căn vahalà mang đem đi. Pasannena, đây là phân từ quá khứ của động từ pa + sada được vừa lòng, ở đây tiếp vĩ ngữ ta được đổi là nna, phối hợp với bhinna từ ngữ căn bhidi: làm bể. Chinna từ ngữ cănchidi là cắt đứt. Channa từ chada: bao bọc, đậy lên. Anapāyinī = na + apāyinī, đây na được đổi lại an, apāyinī hợp từ apa + aya = đi.

---

 

Chú giải:

 

Kira: một biến thể dùng trong sự phúc trình do sự nghe, như nghe nói rằng, câu chuyện như vầy v.v…

Nihita (quá khứ phân từ của ni + dhā = nidhā): chịu, tích trữ, để một bên, để dành.

Kālamakaṃsu (kālaṃ + akamsu): chết, số ít kālamakāsi.

Sāpeteyyaṃ: tài sản, của cải.

Vaṇṇa – pokkharatāya: màu da tốt đẹp, lịch sự.

Devaccharā: tiên nữ, nữ thần.

Ratana (ttaya + māmikā): trong sạch với Tam bảo.

Pādaparikattam: tình trạng của vợ.

Vibhavaṃ: tài sản, của cải.

Pati + kulena: dòng họ của chồng.

Kevalaṃ: chỉ có, duy nhất.

Tato paṭṭhāya: từ lúc đó, kể từ…

Nivāsaṃ gaṇhi: đã ẩn núp, nương náu.

Patakam: còn non nớt, ngựa, lừa con.

Paṭijaggāhi: săn sóc, trông nom, nuôi dưỡng.

Puñña + karaṇassa: đến người đã làm điều lành (phước).

Vidhametvā: bị bại trận, đã thua.

Yannūnāham: thế nào, nếu tôi…

Mālake: ở trong vòng rào, trước sân.

Ugghosesi: la lên.

Mahiṃsu: tôn kính, tôn sùng.

Maṃ + anuggaha: có tâm thương hại đến tôi.

Soṇṇa + mālāhi: với những sợi dây vàng.

Nabhasā: qua trên hư không, đi trên trời.

Tato + ppabhuti: từ khi đó, từ thuở đó.

Nagara + upavane: trong cánh rừng gần châu thành.

Nibandham: thường thường, hay, năng.

Devassa + anurūpaṃ: thích hạp đến Chư Thiên (hay Vua chúa).

Bhane: cách nói (kêu gọi) của người cao quý đến kẻ thấp hèn.

Nilīnā: giấu, ẩn (trốn).

Nivatti: đã ngừng lại, thôi nghĩ.

Gabana + sajjā: sẵn sàng để bắt, tóm lấy, thâu, nắm lấy.

Paṇhiyā: với cái gót (chân).

Sadhāretuṃ: chịu đựng, mang ôm.

Saññam + datvā: ra dấu.

Vegaṃ janetvā: gấp, thúc giục bước đi.

Ākāsaṃ allaṅghi: bay lên hư không, nổi bổng lên trời.

Parigalitvā: trượt khỏi.

Tiracchānagatā: thuộc về súc vật.

Mantvāna: cân nhắc, suy xét.

Mātugāmā: phụ nữ.

Sutta - ppabuddho: thức tỉnh, thức dậy (sau khi ngủ).

Janapada: xứ sở, miền.

Nadī + tīraṃ: bờ, mé sông.

Gabbhinī + itthī: người đàn bà có thai.

Kammaja - vātā: đau đớn trong sự sanh đẻ.

Vijāyituṃ + asakkontī: không thể sanh, khó sanh được.

Pipāsita + amhi: tôi đang khao khát (thèm muốn).

Karuṇāyanto: sự đáng thương xót.

Katipaya: chút ít, ít ỏi.

Laddhā + assāsā: được sự an ủi.

Paṭicca: tại vì, nhân vì, bởi vì.

Āhiṇḍato: sự đi ta bà.

Sandhiṃ chinditvā: làm bể, gãy.

Pacchābāhaṃ: chắp tay sau lưng.

Galham bandhitvā: cột trói thật chặt.

Āgantuko: khách, kẻ viếng thăm, người ngoại lai.

Ānāpesi: ra lệnh, trật tự.

Hadaya: tâm trái tim.

Āghātatthānaṃ: pháp trường, chỗ xử án

Sañjānitvā: nhìn nhận.

Muhuttena: trong một giây, một lúc, đồng thời.

Asaddhahanto: không tin.

Tassagghanakaṃ: phẩm giá của nó.

Duggato: người nghèo khó.

Bhatīyā: do tiền công, sự cá (ăn thua).

Tuṭṭha-hatthe: vừa lòng và thỏa thích.

Pamudito: vui thích.

Dakkhineyyā: bậc đáng cúng dường, cho.

Jinorasā: Phật tử, những đệ tử chân thành của Đức Phật.

Āvaṭṭhito: đã giải quyết, không thay đổi, chắc chắn.

Samsāro: đời sống, sinh tồn.

Khalu: thật vậy, không biến đổi.

Kalyāna-vimukha: đối chiếu sự thiện, việc lành.

Kasirena: với sự khó khăn.

Kapaṇo: nghèo khổ.

Dīno: khốn khổ, đau khổ.

Anāḷhiyo: thiếu thốn, nghèo khó, bần cùng.

Sādhu + summate: coi như là tốt là thiện.

Maṇḍapaṃ: phòng rộng (như giảng đường).

Āyāsena: vì sự lộn xộn, rối ren.

Pāyāsaṃ: cháo trộn sữa, cơm trộn sữa dê v.v…

Devasikam: mỗi ngày, hàng ngày.

Dānaggaṃ: phước xá.

Vutte từ chữ vada: nói, khi đã nói.

Garahanti từ chữ garaha: khi dể, lên án, chỉ trích.

Ruciṃ: thích, muốn, ham ưa.

Ativiya: cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.

Anucchavika – kiccāi – anu + chavi + ka: tùy theo nước của mỗi người, cho phù hợp, thuận tiện.

Kiccāni: phận sự, sự hành vi, việc làm.

Jānanti: hiểu biết, do nơi chữ ñā: hiểu biết, jāna được thế vào chữ ñā.

Tesu vicārentesu: khi chúng hỏi đến.

Cittarūpaṃ: tùy theo ý muốn, tùy theo sự vừa lòng của người.

Parivisituṃ: nuôi dưỡng cho ăn.

Upadhārenti: cầm lên, lấy lên, sự ngẫm nghĩ.

Thapesi: đứng, để một chỗ.

Patikulam: gia quyến bên chồng.

Veyyāvaccam karonti: làm phận sự, giúp đỡ công việc.

Sotāpannā – sota: dòng nước, āpanna: đi vào là bậc đã vào dòng thánh (là đắc Tu-đà-huờn) bậc nhất.

Sakadāgāmiphalaṃ: quả nhất lai là thánh thứ nhì Tư-đà-hàm.

Thatarūpena aphāsukhena: có vài thứ bệnh như vậy.

Āturā: tật bệnh, đau ốm.

Āhārūpacchedaṃ: nhịn đói, tuyệt thực.

Pakkosāpesi: sai kêu đến, mời đến, triệu đến.

Vippalapasī (từ chữ vi + pa + lapa: nói): nói lộn xộn, mập mờ, nói lảm nhảm.

Kalam akāsi: làm đúng thì giờ, là chết.

Uppannasokam: sự buồn rầu phát sanh lên.

Adhivāsetum: chịu đựng, ôm, mang, từ chữ adhi + vasa.

Asakkonto: không thể được.

Sarīrakiccam: lễ thiêu xác, lễ trà tỳ.

Kāretvā: vừa làm.

Rodanto (phân từ hiện tại của ruda): than khóc.

Assumukho: mặt đầy nước mắt.

Kālakatā: thì giờ đã xong, là chết.

Ekaṃsikam: đôi chút nào đó, đích xác.

Hirottappasampannā: đầy đủ sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi.

Paccupaṭṭhāpetum: gom góp lại.

Matā là quá khứ phân từ của mara: chết.

Kathitam: đã nói, phát ngôn, tuyên bố.

Mahallikattā danh từ trừu tượng: đã già, trưởng lão.

Nibbattā: đã sanh.

Pecca (quá khứ phân từ của pa +i: đi): đã đi.

Katapuñño: người hành thiện, người làm phước.

Gatā: đã đi (quá khứ phân từ của gamu)

Verena: do sự oán hận.

Sammanti: đã an ủi, đã được hòa bình.

Sanantano: cựu lệ, luật lệ trước kia.

Agāraṃ: nhà.

Du + channaṃ: lợp không kín.

Vuṭṭhi: mưa.

Samativijjhati: chảy vào, lọt qua.

Pecca: kể từ đây.

Kamma-kiliṭṭha: nhơ bẩn về nghiệp báo.

Modati (từ muda): hoan hỷ, vui mừng.

Visuddhiṃ: trong sạch, tinh khiết.

Tappati: bị hành phạt, bị giằng xé, đau khổ.

Mīyanti: chết, mất.

Maghavā: tên tặng cho đức Trời Đế Thích, vua của Chư Thiên.

Pasamsanti: khen ngợi, tán dương.

Garahito: quở trách, bị tố cáo, bị sỉ mạ, bài bác.

Adhisessati: sẽ nói láo, nói dối.

Chuddho: bỏ, thảy đi.

Ni + atthaṃ: vô dụng, vô ích.

Apeta-viññāṇo: không có hồn.

Kaḷingaram: khúc củi đốt, gỗ than.

Bhamaro: con ong.

Pateti: bay lên, bắn ra.

Ahethayaṃ: không có thương tích, tổn thương.

Vilomāni: hư, thuối, thiếu.

Avekkheyya: phải suy xét lại.

Kayirā: muốn làm.

Mālāguṇe: khác nhau, vòng hoa.

Maccena: do con người.

Maññati: suy nghĩ, suy xét.

Selo: tảng đá, hòn đá.

Eka-ghano: thể chắc, đầy đặn.

Vātena: do gió.

Samīrati: bị lay chuyển, rung động.

Samiddhiṃ: thịnh vượng.

Sa, so: nó, y.

Saṅgāme: nơi chiến địa.

Jeyya: muốn thắng phục.

Tasanti: rung động, rung lập cập.

Haṅeyya: phải giết, nên giết.

Ghātaye: nêu biểu người giết.

 
 
 

 

Ngữ Vựng

 

A

Abhibhavati (abhi + bhū): thắng, hơn,vượt qua, chế ngự.

Abhibhū: người chinh phục, thắng trận.

Abhidhamma: vi diệu pháp, lý luận.

Abhigacchati: đi đến gần.

Abhijānāti – bhi + ñā: thấy rõ, hiểu rành, nhận thức.

Abhimaṅgala: đại lễ.

Abhimukha: giáp mặt với, đương đầu với.

Abhiññā: thần thông, thông hiểu cao siêu.

Ācariya: thầy, tổ, người dạy.

Ādara: vừa lấy, lấy rồi.

Abhibūta: đã chế ngự, đã vượt qua.

Adhigacchati – adhi + gamu: đắc đạo, đạt đến, thâu được, ngộ được.

Adhipati: chủ, chúa, trưởng thượng.

Abhisessati: sẽ nói dối đến.

Adhisīla: giới cao thượng (thánh giới).

Adhisīta: lạnh quá.

Adhitiṭṭhati-adhi +thā: đứng trên.

Adhivasati-adhi + vasa: ở trong.

Agā (gamu): đã đi.

Āgacchati (ā + gamu): đến, lại.

Āgatasamaṇo: chùa, tu viện.

Aggi: lửa.

Apabbata: xa đến chỗ núi đá.

Apagacchati: đi xa, đi mất.

Āpana: quán, tiệm, chợ.

Apara: cái khác, hướng tây, theo sau.

Aparaṇha: xế chiều (sau giờ ngọ).

Apasālāya: từ nơi phòng (rộng lớn).

Apavāda: hiếp đáp, mắng nhiếc, gièm pha, quở trách, ngược đãi.

Aha: ngày.

Ahaṃ: tôi (đại danh từ).

Āhāra: vật thực.

Āharati: mang lại, lấy lại.

Aja: con trừu, con chiên.

Ajā: con trừu cái.

Ajja: ngày nay, hôm nay.

Ākāsa: hư không (trên trời).

Alikavādī: người nói láo.

Āma: dạ, vâng, ừ, được.

Aṃacca: quan chức, bộ trưởng.

Amba: trái xoài.

Ambara: y phục, quần áo.

Amhākaṃ: chúng tôi.

Amu: cái này, cái đó, thế đó.

Aṅguli: ngón tay.

Añña: cái, người, vật khác.

Annada: người cho vật thực.

Aññatara: người, vật nào.

Antevāsiko: đệ tử, học trò.

Antimā: sau cùng, sau chót.

Anu: phụ tá, phó, kế sau, dưới bậc.

Anugacchati: theo sau, đi kế sau.

Anulomato: chiều theo với, theo…

Anunāyaka: phó, phụ tá…

Anupubbaṃ: trong lúc ấy, đúng lúc.

Anurāja: người kế vị, phó vương.

Apa: từ, xa từ.

Aṭṭha: số 8.

Aṭṭhādasa:18.

Aṭṭhama: thứ tám.

Aṭṭhi: xương.

Atthi: được, có.

Avabodha: sự hiểu biết.

Avacarati: băng ngang qua, đi qua.

Avaharati: lấy đi, mang đi.

Api: qua khỏi, gần bên.

Apidhāna: nấp đậy, mái che.

Appa: nhỏ nhen, chút ít.

Appamāda: dể duôi, không chăm chú…

Aharanta: bậc A-la-hán.

Ārāma: Tăng viên, tu viện, chùa.

Āroceti (ā + ruca): công báo, loan báo, tuyên bố.

Arogya: sức khỏe, tráng kiện.

Āsādhu: kẻ ác, người xấu.

Āsana: chỗ ngồi.

Asi: cây gươm, đao, kiếm.

Asikaḷato: đánh gươm, múa kiếm.

Asītī: tám chục (80).

Assa: ngựa đực.

Assā: ngựa cái.

Aṭavi: rừng.

Ativiya: quá, lắm hơn.

Atigacchati: thắng, hơn, chế ngự.

Atikkamati: phạm tội, vi phạm.

Atisundara: đẹp, tốt quá.

Atithi: khách.

Atta: bản ngã, ta, linh hồn.

Attha: tốt, ý nghĩa, việc, đầu đề, thể chất.

Avajānāti: khi dể, khinh bỉ.

Avakkamati: xuống, đì xuống.

Avamaññati (ava + mana): coi rẻ, coi người thấp hèn khinh khi.

Āvuso: này bạn! Này anh, em!

Aya: sắt (kim khí).

Ayomaya: làm bằng sắt.

Ayu: tuổi thọ.

 

B

Bhariyā: vợ, nội trợ.

Bhāsā: ngôn ngữ, tiếng nói.

Bhāsana: văn từ, lời nói.

Bhattu: chồng.

Bhātu: em trai.

Bhava: cảnh giới, sinh tồn, sự sống.

Bhavati: trở nên, trở thành.

Bhāveti: phát triển trau dồi.

Bhaya: sợ sệt, kinh khủng.

Bhikkhu: khất sĩ, tỳ khưu.

Bhikkhunī: tỳ khưu ni.

Bhinna: đã bể, gãy, đứt.

Bhū: là, được.

Bhujaga: con rắn.

Bahudhā: có nhiều cách, đường lối.

Bāla: còn trẻ, non, thanh niên.

Bālatā: thời ấu niên.

Bālatta: ngu xuẩn, si mê.

Balavantu: y quyền, quyền thế.

Bandhumantu: người có nhiều thân thế.

Bhagavantu: Đức Thế Tôn.

Bhaginī: em gái, cô gái.

Bhajati: thân cận, hợp lại.

Bhaṇda: đồ vật, hàng hóa, vật dụng.

Bhanati: kể lại, nói, đọc ra.

Bhaṇdāgārika: người coi kho, thủ quỹ.

Bhante: bạch vâng, dạ xin vâng.

Bhuñjitukāma: muốn ăn.

Bhūmi: mặt đất, làng xóm.

Bhuñjati (bhuji): ăn, nuốt vào.

Bhūta: chúng sinh, sinh vật.

Bīja: giống, mọng, hột.

Brahmacārī: độc thân, triết hạnh, phạm hạnh (tu sĩ).

Buddha: Phật, bậc đã giác ngộ.

Buddhadesita: do Đức Phật thuyết ra.

Bujjhati (budha): sự hiểu biết, giác ngộ.

 

C

Cakkhu: con mắt.

Canda: mặt trăng.

Carati: đi (ta bà) bình bồng.

Catuttha: thứ tư.

Cattālisati: 40

Catu: số 4.

Catuddasa: 14.

Ceta: tâm, tinh thần.

Chatta: dù, lọng.

Chaṭṭha: thứ sáu.

Ciram: trường cửu, lâu dài.

Corabhayam: sợ trộm cướp.

Corayati (cora): trộm, cướp.

Cureti: trộm cướp.

Cuddasa: 14

Cha: số 6.

 

D

Dakkhina: hướng nam, phía tay phải.

Dāna: vật bố thí, sự cho.

Daṇḍa: cây roi, cây gậy.

Daṇḍī: người có cây gậy.

Dāraka: con trẻ, con nít (trai).

Dārikā: con gái.

Dāru: cây củi.

Deti (dā): cho.

Deva: Chư Thiên.

Devi: Chư Thiên nữ, tiên nữ.

Deyya: đáng được cho, nên cho.

Dhamma: giáo lý, chân lý, luật định, nâng đỡ.

Dhammacārī: người đạo đức.

Dhammadhara: thông thạo giáo pháp.

Dhammasālā: giảng đường.

Dhammatā: thiên nhiên, tự nhiên.

Dhammavādī: người nói đúng theo chân lý, theo sự thật.

Dhammika: người đức hạnh, đạo hạnh.

Dhana: tài sản, của cải.

Dhāvati: chạy.

Dhenu: bò cái.

Dhītu: con gái, ái nữ (con mình).

Dhitimantu: người can đảm.

Dvi: số 2.

Dārumaya: làm bằng cây.

Dasa: số 10.

Dāsa: tớ trai.

Dāsī: tớ gái.

Dātu: người cho.

Dāyaka: thí chủ, người hộ độ.

Deseti (disa): giảng giải, thuyết ra.

Dhovati: giặt rửa,

Dhunāti: phá hoại, tàn phá, phá tan.

Dibbati: an hưởng, lạc thú, vui tích.

Dīgha: dài, trường.

Dinakara: mặt trời.

Dīpa: ánh sáng, cái đèn.

Disā: hướng, 1 phân từ.

Diṭṭadhammo: thánh nhơn, thấy rõ chân lý.

Divasa: ngày.

Dosa: sân hận.

Du (tiếp đầu ngữ): xấu, khó.

Duddama: khó dạy.

Duggati: cảnh khổ, trạng thái khổ sở.

Duhitu: con gái, ái nữ.

Duranubodha: khó hiểu, khó lãnh hội.

Dutiya: thứ nhì.

Dvādasa: số 12.

Dvikkhattuṃ: 2 lần.

 

E

Eka: một, vài, người nào.

Ekādasa: số 11.

Eḷaka: con dê.

Eva: đúng, như vậy, như, chỉ bấy nhiêu.

Evam: như vậy, xong rồi.

Etaṃ: cái đó.

 

G

Gacchati: đi.

Gahapati: gia chủ, người thế tục.

Gāma: làng, xóm.

Gāmagato: đã đi vào xóm.

Gamaka: người đi đường.

Gamana: sự đi, hành trình.

Gāmatā: gom lại nhiều làng.

Gilāna: người bệnh.

Gīti: bài hát.

Go: bò đực.

Gaṇgā: sông, sông Hằng.

Gantukāma: muốn, thích đi.

Gārayha: đáng quở trách, trừng trị.

Gati: trạng thái, cảnh tượng.

Ghara: nhà, chỗ cư ngụ.

Ghata: chậu, bình, lu.

Ghosana: ồn ào, tiếng om sòm.

Gotrabhū: ranh giới giữa phàm và thánh.

Guṇavantu: bậc đức hạnh.

 

H

Harati: mang đi, đem đi.

Hattha: cánh tay.

Hatthi: con voi.

Hatthinī: con voi cái.

Have: thật vậy, đúng vậy.

Hi: rõ ràng, xác thật.

Hīyo: ngày hôm qua.

Hīno: thấp hèn, xấu.

 

I

Icchati (isu): ước ao, ham muốn.

Idāni: bây giờ.

Idha: kể từ đây, ở đây.

Ima: cái này.

Itara: khác nhau, cái còn lại, dư lại.

Ito: từ đây, trước kia, kể từ bây giờ.

Iva: giống như, hình như.

Isi: đạo sĩ, tu sĩ ngoài Phật giáo.

Iddhi: thần thông.

Icchā: sự ước muốn.

 

J

Janaka: người cha.

Jananī: người mẹ.

Janatā: quần chúng, công chúng.

Jaya: sự thắng trận.

Jāyati: mọc lên, sanh lên.

Jeṭṭha: anh cả, trưởng, thượng nhất.

Jetu: người thắng trận, chinh phục.

Jeyya: lớn hơn, già hơn, anh cả.

Janāti (ji): thắng, chinh phục.

Jīvati (jīva): sống, còn sống.

 

K

Ka: ai? cái nào?

Kadariya: người khốn khó, khổ sở.

Kammaja: sanh ra do nghiệp báo.

Kampati: rung động, rung chuyển.

Kaṇha: đen, hắc sậm.

Kaniṭṭha: trẻ hơn, nhỏ hơn.

Kaññā: con gái, gái tơ.

Kapi: con khỉ.

Kāraka: công nhân, lao công.

Karaṇa: sự làm, đương làm.

Khaggavisāṇakappa: giống như con Tây ngưu.

Khaṇati: đào, bới.

Khanti: nhẫn nại, nhịn nhục.

Khetta: ruộng, đồng, vườn.

Khippaṃ: mau lẹ, tức thì.

Khīra: sữa tươi.

Khuddaka: nhỏ, ít.

Kiṃ: tại sao? cái gì? cầu nguyện.

Kīḷati: chơi giỡn, thể thao.

Kodha: sự giận dữ.

Karanīya: chuyện phải làm.

Kassaka: người làm ruộng rẫy.

Katama: cái gì? cái nào?

Kataññū: người biết ơn.

Katara: cái gì? cái nào?

Kattu: người làm, đương sự.

Kattukāma: thích làm, ưa làm.

Kavi: thi sĩ.

Kāyika: thuộc về thân thể.

Khādati: ăn, nhai.

Khajja: ăn được.

Kodhana: sự sân hận, bực tức.

Koṭi: 10 triệu.

Kuddāla: cái xuổng, cái mai.

Kujjhati (kudha): phát sân hận, nổi giận.

Kumbhakāra: thợ làm đồ gốm.

Kuñjara: con voi.

Kūpa: cái giếng.

Kiḷā: môn thể thao.

Khipati: thảy, liệng.

Kampana: sự chuyển động, rung rinh.

 

L

Labhati: được lợi, lãnh được.

Lakkham: 100.000 (trăm ngàn).

Lekhana: lá thư.

Likhati: viết.

Lobha: tham lam.

Loka: cõi đời, thế gian, vũ trụ.

Lokahita: còn phàm phu, còn đời.

Loṇika: trộn với muối.

Lokuttara: thánh vức, siêu phàm.

 

M

Maccha: cá (tôm).

Maccu: tử thần, sự chết.

Madhu: mật ong.

Magga: con đường, đạo.

Maggika: người đi đường.

Mahanta: lớn, to.

Mahesī: hoàng hậu.

Majja: làm cho say.

Majjhima: trung dung, trung bình.

Mani: ngọc, mani.

Manomaya: trí não, tạo ra do tinh thần.

Manussatta: nhơn loại.

Maraṇa: sự chết.

Māsa: tháng.

Mātula: cậu, chú.

Mātulāni: dì, cô.

Mayhaṃ: của tôi.

Medha: bậc trí thức, sáng suốt.

Medhāvī: người sáng suốt.

Mālākāra: thợ kết hoa.

Mama: của tôi.

Mana: tâm, thức tánh.

Māna: ngã mạng, tự cao.

Mañca: cái giường.

Mitta: bạn hữu.

Mukha: mặt, miệng.

Muni: hiền nhân, thánh nhân.

Mutti: giải thoát, thoát khỏi.

 

N

Nagara: thành thị, thị xã.

Nāgarika: người ở thành thị.

Nāma: danh, tâm trí, tinh thần.

Namo: tôn kính, cung kính.

Narapati: vua, chúa.

Nārī: phụ nữ.

Nara: nam nhân.

Nātha: chúa tể, sự nương nhờ.

Ñāti: thân quyến, bà con.

Nattu: cháu trai.

Ñātu: người hiểu biết.

Nāvā: ghe, thuyền, tàu.

Nāvika: thủy thủ, người lái thuyền.

Nava: số 9.

Navama: thứ 9.

Navuti: số 90.

Netu: người lãnh đạo, dẫn đầu.

Nirāhāra: không có vật thực.

Nīca: thấp, nhỏ, hèn hạ, bần cùng.

Nicaya: tích trữ, chất đống lại.

Nidahati: để một bên, bỏ qua.

Nidhāya: (quá khứ phân từ) đã để một bên, đã bỏ qua rồi.

Nigacchati: đi xa, đi mất.

Nigama: chợ, châu thành, thị xã.

Nīharati: lấy đi, dời đi, đem đi.

Nikkhamati: khởi hành, từ bỏ ra đi xuất gia.

Nikkhaṇati (ni + khaṇa): chôn cất, mai táng.

Nīla: xanh.

Nīrasa: vô vị, không mùi vị.

Nīroga: vô bệnh, mạnh khỏe.

Nisīdati (ni + sada): ngồi, an tọa.

Nittaṇho: không tham muốn, ước ao, là bậc Alahán.

Nivattati (ni + vatu): ngưng, thôi diệt tắt.

Nivaraṇa: pháp ngăn cản, pháp cái làm che lấp tâm sáng suốt.

 

O

Odana: cơm.

Ojā: hương vị, tinh hoa.

Osadha: thuốc, dược khoa.

Osadhasālā: nhà thương, dưỡng đường.

Ovāda: huấn từ, lời khuyên dại.

Okāsa: xin bạch, xin phép nói.

 

P

Pabala: mạnh khỏe lắm, lực sĩ.

Pabbata: tảng đá, núi đá, hòn đá.

Pacati: nấu.

Pacchābhattaṃ: sau bữa ăn.

Paṇṇākāra: vật biếu, tặng vật.

Paṇṇāsā: số 50.

Pāpa: sự tội lỗi, xấu xa, ác độc.

Pāpaka: (tính từ) tội lỗi, xấu xa.

Pacchima: hướng tây.

Pāda: bàn chân.

Paharati: đánh đập, chém giết.

Pakkamati: khởi hành, đi xa.

Pakkhipati: thảy vào, thọc vào.

Pāḷibhāsā: tiếng Nam Phạn (Pāli).

Pana: nhưng mà, tuy vậy, hơn nữa.

Pañca: số 5.

Pañcadasa: số 15.

Pañcadhā: 5 lần, 5 điều.

Pañcama: thứ 5.

Paṇḍita: người trí thức, thông minh.

Pañha: câu hỏi.

Paṇīta: cao quý, quý báu, sang trọng.

Paṇṇarasa: số 15, rằm.

Paññā: trí tuệ, khôn ngoan.

Parisuddha: hoàn toàn trong sạch.

Pasattha: tốt, hiền, đẹp.

Pātarāsa: điểm tâm, buổi ăn sáng.

Patati (pata): té, rớt, rụng xuống.

Paṭhama: thứ nhất.

Pāṭhasālā: trường học.

Paṭi: chồng, chủ, chúa.

Pati: nữa, ngược lại, lùi lại sau hướng về.

Patideti: cho lại, hoàn trả lại.

Patikkamati: rút lui, ẩn náu.

Paṭilekhena: thư trả lời.

Paṭilomam: ngược trở lại, phía sau.

Paṭipadā: sự thực hành, hạnh kiểm lớp huấn luyện.

Patirāja: vua địch (thù nghịch).

Patirūpaṃ: giả mạo, được rồi, nhầm rồi.

Patisotaṃ: ngược dòng nước.

Pativadati: trả lời, nói lại.

Puñña: việc phước, phước lành.

Pāpakārī: kẻ làm ác, ác nhơn.

Pāpuṇāti: đến, tới.

Para: khác nhau, kẻ khác.

Parā: xa mất, một bên, sau lưng, đối chọi với, phía sau.

Parabhava: tình trạng suy đồi, sụp đổ, điêu tàn.

Parājava: thua, bại trận.

Parakkamati: cố gắng, ráng sức.

Pari: chung quanh, lối chừng, tròn đủ.

Pariccheda: ranh giới, hàng rào, cỡ, chương, mục, diện tích.

Paridahati: để lên, mang lên.

Paridhāvati: chạy theo, chạy quanh quẩn.

Parikkhipati: liệng, thảy chung quanh.

Pāto: sáng sớm, tinh sương.

Pavisati: đi vô.

Pāya: nước lã, sữa.

Payāti: đi đến trước.

Payojana: sự cần dùng, nhu cầu.

Pema: quyến luyến, thương mến.

Pīta: vàng (màu).

Piṭha: ghế, băng ngồi.

Pīti: phỉ lạc, no lòng, vui thích.

Pitu: cha.

Potthaka: quyển sách, tập vở.

Pubba: trước, thứ nhất, hướng đông.

Pubbaṇha: buổi sáng (trước giờ ngọ).

Pucchati: hỏi, vấn.

Pūjeti: dâng cúng, cúng dường.

Puññakārī: người làm lành.

Puppha: bông, hoa.

Purato: giáp mặt, trước mặt, đối diện.

Puratthima: hướng đông.

Putta: con, con trai, đệ tử.

Puttika: người có con.

 

R

Rāja: vua, chúa tể.

Raja: bụi trần.

Rakkhati: bảo bộc, hộ trì.

Ratha: xe, kiệu.

Rathakāra: người đánh xe.

Rati: vui thích.

Ratta: đỏ, màu đỏ.

Rajatamaya: làm bằng bạc.

Rājinī: hoàng hậu.

Ratti: đêm.

Roga: bệnh tật.

Rukkha: cây cối (còn sống).

Rundati (rudhi): cản trở, chướng ngại.

Raṭṭha: xứ sở, miền, lãnh thổ.

 

S

Sā: nó (phụ nữ).

Sabba: tất cả, cả thảy.

Sabbadā: mỗi ngày.

Sabbaññū: toàn giác.

Sabbaso: trong mọi cách, đủ cách.

Sabbathā: trong mọi phương cách.

Sacca: chân lý, sự thật.

Sadā: luôn luôn.

Saddhā: đức tin, chuyên cần.

Sādhu: người hiền từ, tốt rồi, lành thay.

Sādhukam: hay lắm, tốt lắm.

Sahāya: bạn, thân hữu.

Sālā: phòng rộng lớn (để cu hội).

Samāgacchati: họp lại, cu hội.

Samaṇa: sa môn, thánh nhơn.

Sambuddha: tự giác ngộ.

Saṭṭhi: 60.

Sattati: 70.

Satthu: thầy tổ, tôn sư.

Sāyamāsa: buổi cơm tối, cơm chiều.

Senā: quân đội, binh chủng.

Seta: trắng.

Seṭṭha: chủ, ưu tú, xuất chúng.

Sīla: giới, đức hạnh, luân lý.

Sīladhanaṃ: đạo đức là của cải.

Sira: cái đầu.

Sīta: mát, lạnh.

Siyā: có thể được.

So: nó (nam phái).

Soka: buồn rầu, khóc than.

Soḷasa: số 16.

Sāmī: chồng, chúa tể, chủ nhân.

Sammā sambuddha: chánh giác, toàn giác.

Sammukha: đối diện với.

Sam: với, chung cùng, tự mình.

Saṅgha: tăng già, chư tăng.

Samharati: tom góp, góp lại.

Saṇkhipati: đặc lại, đông lại.

Saṃkilissati: là nhơ bẩn, phiền não.

Sara: ao, hồ.

Saraṇa: nương nhờ, quy y.

Satta: số 7.

Sahassam: một ngàn.

Satam: một trăm.

Sattadasa: 17.

Sattama: thứ bảy.

Sameti: họp lại, gặp nhau.

Sotu: thính giả, người nghe.

Sovaṅṅamaya: làm bằng vàng.

Su: tốt, hay, toàn vẹn, hơn, quá.

Subhāvita: thực hành tròn đủ, tốt đẹp.

Sūda: người nấu ăn.

Sudubbala: yếu lắm, thiếu sức khỏe.

Sudesita: giải giải tốt, đúng lý.

Sugati: nhàn cảnh, cảnh an vui.

Sujana: người lành, người tốt.

Sukara: dễ làm.

Sukhita: an vui, hạnh phúc.

Sunakha: con chó.

Suṇāti: nghe.

Suve: ngày mai.

 

T

Tadā: vậy thì, kế đó.

Taḷāka: ao, vũng nước.

Tama: tối tăm, đen tối.

Taṇhā: ước muốn, ái dục.

Tapa: chủ nghĩa khổ hạnh chế ngự.

Tarati: đi ngang qua.

Taruṇa: còn tơ, còn non, trẻ.

Tāsaṃ: chúng, những cái đó (nam tính).

Tassa: của nó, đến nó (nam).

Tassā: của nó, đến nó (nữ).

Tatiya: lần thứ 3.

Tava: của các anh, các người.

Teja: uy nghiêm, oai vệ.

Terasa: số 13.

Tesaṃ: chúng, những cái đó (nam tính).

Ti: số 3.

Tiṇa: cỏ, rơm.

Timsati: số 30.

Tumhākaṃ: (s.nh) các anh, của các anh.

Tuyhaṃ: của anh.

Tiṃhā: số 30.

 

U

Ucca: cao

Ucchindati: cắt đứt, đứt đoạn.

Udaka: nước (uống).

Udaya: mọc lên, khởi đầu.

Uggacchati: thức dậy, ngồi dậy.

Ukkhipati: liệng lên trên.

Uṇha: nóng.

Upa: gần, kế cận, tới trước.

Upādāna: dính líu, quyến luyến, cố chấp.

Upadhāvati: chạy lên trước.

Uggacchati: đi lại gần.

Utiarati: lên, leo lên.

Upagangaṃ: gần con sông.

Upakaḍḍhati: kéo, lôi xuống.

Upakaṇṇa: trong lỗ tai.

Upanagaraṃ: gần thành thị, gần thị xã, ngoại thành.

Uparāja: phó vương, đông cung thái tử.

Upāsaka: thiện nam, cận sự nam.

Upasākhā: nhánh nhỏ.

Upasankamati: lại gần.

Upāsikā: tín nữ, cận sự nữ.

Ura: vai.

Uttara: hướng bắc, trưởng thượng cao cả.

 

V

Vā: hoặc, hay là.

Vācā: lời nói, ngôn ngữ.

Vāceti: đọc ra, kể lại, thuật lại.

Vadati: nói, phát ngôn.

Vadhū: vợ trẻ, vợ còn nhỏ.

Vanavāsa: chỗ ở trong rừng.

Vandati: chào hỏi, lễ bái.

Vibhāva: oai quyền, khởi sự sanh tồn (cảnh vô sắc).

Vicarati: đi lang thang, ta bà.

Vaṇṇa: màu da, khen ngợi.

Vapati: vãi, gieo giống.

Vassa: năm, mưa.

Vattha: vải, y phục.

Vattu: người nói nhiều.

Vaya: tuổi thọ.

Vāyamati: cố gắng, ráng sức.

Vejja: y sĩ, bác sĩ.

Vipassati: thấy rõ (nơi tâm).

Vīsam: số 20.

Visama: không như nhau.

Vicchindati: cắt đứt.

Vigata: riêng, rời ra, tách ra.

Vihañati: chết mất, tiêu hoại.

Vīhi: lúa.

Vikkhipati: rời rạc, tán loạn.

Viloma: ngược lại.

Vimaḷa: không nhơ bẩn, tinh khiết.

Vimukha: xoay hướng, quay mặt.

Vimutti: hoàn toàn giải thoát.

Visati: số 20.

Visīkhā: con đường (trong đô thị).

Visoka: không uất ức, khóc than.

Visujjhati: được trong sạch.

Viya: giống như.

Vuddha: già cả, lão thành.

Vyākaroti (vi + ā + kara): giải nghĩa, giải thích.

 

Y

Yā: ai, cái nào, cái đó.

Yācaka: kẻ ăn xin.

Yadā: khi nào

Yoga: thuận tiện.

Yāgu: cháo (cơm thật nhão).

Yasa: danh vọng, quyền tước.

Yathābalaṃ: tùy theo sức.

Yathākammaṃ: tùy theo duyên nghiệp.

Yathāsatti: tùy theo khả năng, theo năng lực.

Yathāvuddhaṃ: tùy theo bậc tuổi tác, theo bậc trưởng lão.

Yāva: cho đến, đến khi.

Yāvadatthaṃ: như ý muốn.

Yāvajīvaṃ: cho đến suốt đời

 
 
 

.

 

---

Soạn xong tại Phước Hải tự, Vũng Tàu. Mùa Thu năm Bính Ngọ. 10/10/1966 – Pl.2510

 

– Dứt tác phẩm 26. Văn phạm Pāli –

 

 

 

 

 

[8] Danh từ Pāli biến thể tuỳ theo mẫu âm cuối cùng của nó, như a, ā, i, ī, u, ū, và o. Không có một danh từ nào cuối cùng bằng e cả.

[9] Những danh từ cuối cùng bằng “a” đều nam tính hoặc trung tính (giống đực, trung tính) viết tắt nt., tr.t. Trong văn phạm Pāli có 3 giống là: 1) Người nam, thú và vật có đặc tính về nam là thuộc giống đực (nam tính: nt.) như: nara: người, suriya: mặt trời, gāma: xóm làng. 2) Người nữ, thú và vật có đặc tính về nữ là thuộc giống cái (nữ tính: nữ, l.) như: itthi: phụ nữ, gangā: sông rạch. 3. Những danh từ trung tính có tánh cách không cử động là thuộc về giống (trung tính: tr.t.) như: phala: trái cây, citta: tâm, trí.

[10] Nara + o = naro, nara + ā = narā. Khi 2 mẫu âm đứng kế nhau thì phải bỏ một chữ trước hoặc sau; trường hợp nầy bỏ mẫu âm phía trước.

[11] Sự biến thể động từ Pāli có 3 ngôi, khởi sự ngôi thứ 3, ngôi thứ 2, ngôi thứ 1. Có 2 số: số ít = s.i. và số nhiều = s.n.

[12] Những động từ thường khi ít dùng đến “đại danh từ” khi biến thể vì nó được nhận biết do nơi sự áp dụng của cuối chữ, còn những chữ trong dấu ngoặc là nguồn gốc của động từ.

[13] Trong câu văn Pāli, thường chủ từ - đứng trước kế là bổ túc từ và sau cùng hết là động từ.

[14] Mẫu âm đứng trước chữ “naṃ” luôn luôn giọng dài.

[15] ā, nī, pa v.v… là những tiếp đầu ngữ (upa-sagga) nó thêm vào động từ đối hẳn ý nghĩa chánh.

[16] Tiếp đầu ngữ “ava” thường đổi là “o”.

[17] Passa được thay thế là disa.

[18] So + api = so‘pi.

[19] Trừ ra “sā” là con chó đực.

[20] Trong thời quá khứ thường thêm chữ “a” vào trước ngữ căn và phụ âm đứng kế thường tăng thêm gấp đôi để nghe cho xuôi tai.

[21] Tumhe + eva = tumhe‘yeva – nhiều khi “y” được thêm vào giữa 2 mẫu âm.

[22] Ahaṃ + eva = aham‘eva – nhiều khi “ṃ” có mẫu âm khác đi kế sau thì đổi lại là chữ “m”.

[23] Trong trường hợp nầy bỏ hẳn chữ “ra”.

[24] Chữ đ = nam tính, chữ c = nữ tính, chữ T = trung tính, chữ Tr.T = trạng từ, chữ T.T = tĩnh từ.

[25] Chữ niggahita (ṃ) khi có một phụ âm đi sau kế thì đổi ra giọng mũi (ṅ) hay là (ñ) cùng đồng một bọn với nhau như :

Saṃ + gaho = saṅgaho. Ahaṃ + ca = ahañca. Saṃ + thāna = saṇṭhāna. Taṃ + dhanaṃ = tandhanaṃ. Ahaṃ + pi = ahaṃ‘pi.

[26] Seṭṭhaṃ + iva = seṭṭhaṃ‘va.

[27] Disa = có nghĩa 1) thuyết, giảng giải; 2) thấy – e. g. Desenta = đang thuyết, passanta = đang thấy.

[28] Đ.T. = động từ, q.kh = quá khứ.

[29] Etaṃ + avoca = etad‘avoca.

[30] Theo văn phạm Sanscrit thì về phần nầy thường gọi là hạn định phối hợp.

[31] Trong câu nầy phần cuối ngữ vẫn để nguyên.

[32] Có khi tiếng ‘bhāvā’ cũng có nghĩa là trạng thái thiên nhiên; nếu nối liền với tiếng khác như: purisabhāva: trạng thái nam nhi, itthibhāvā: trạng thái nữ nhi.

[33] Sau r chữ n thuộc về răng thì đổi lại n giọng mũi.

[34] Có nhiều khi vinā dẫn đầu chủ cách, chủ động cách và phương tiện cách.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 3481)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 3133)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 5933)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3449)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5234)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 5924)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5036)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 12919)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 1995)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 17768)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567