Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Những Bàn Tay Kỳ Diệu

15/03/201405:39(Xem: 21323)
25. Những Bàn Tay Kỳ Diệu
Mot cuoc doi bia 02


Những Bàn
TayKỳ Diệu
Và Lời Cuối
Bên Những Người Thân





Sau khi đắc đạo quả xuất trần A-la-hán, đức vua Suddhodana nằm trên giường bệnh chứng nghiệm hạnh phúc siêu thế; nhưng đến ngày thứ sáu thì những luồng gió mang sức lửa di chuyển tới lui trong cơ thể, tạo sự đau đớn lan từ ruột, nhức buốt xương cốt đến cả tay chân. Ngài sử dụng định lực và tuệ quán bình tĩnh lắng nghe. Nhưng những cơn đau như xoắn, như quặn lại làm ngài cơ hồ không chịu nổi. Không một lời rên xiết, ta thán, đức vua sử dụng tâm định, nhẫn, xả để kiên trì chịu đựng, mồ hôi tuôn ra từng giọt, từng giọt... Các quan ngự y và những người hầu cận sợ hãi cuống cuồng chạy gọi người này, người khác...

- Hãy cố gắng yên tĩnh đi nào! Đức vua Suddhodana trầm tĩnh nói - Thân trẫm đau đớn lắm nhưng tâm trẫm rất an lạc, đừng rối loạn lên như thế!

Lệnh bà Gotamī, công nương Yasodharā, các đức thân vương tìm đến tức khắc. Và cũng ngay sau đó, đức Phật, Ānanda, Nanda, Rāhula có mặt ngay bên cạnh. Đức Phật ân cần hỏi:

- Phụ hoàng hiện đau ở chỗ nào?

- Hiện tại thì cái đầu của trẫm như có hằng ngàn con côn trùng nó cắn, nó rứt ở bên trong...

Đức Phật liền nhắm mắt, trú định, lấy bàn tay ngọc vuốt nhẹ, xoa nhẹ trên đầu đức vua năm bảy lần...

Lát sau, đức Suddhodana mỉm cười nói:

- Bàn tay của đức Thế Tôn thật kỳ diệu, trẫm hết đau đầu rồi!

Một hồi, đức vua lại mím môi:

- Bây giờ, cơn đau nó lại đang hành hạ ở vùng ngực và bụng - dường như đang có một dùi sắt nóng nó xuyên ngang, đâm dọc cả lục phủ, ngũ tạng...

Đức Phật chợt nói:

- Này Ānanda! Đến phiên ông đấy! Đức vua thương yêu ông lắm; đã nhiều lần, phụ hoàng ngắm nhìn ông mãi, muốn ông kế vị ngôi vương! Năng lực tăng thượng của tâm có được, không phải là phép lạ siêu hình mà do nhờ nguyện lực chân thật và an trú định! Ông hãy phát nguyện đi – sau đó, xoa nhẹ vào bụng của đức vua!

Đại đức Ānanda vâng mệnh, cất lời phát nguyện chân thật như sau:

- “Từ thuở xuất gia đến nay, tôi chưa hề khởi niệm thối thất, tư duy các dục; lúc nào cũng muốn cận kề đức Phật, các vị trưởng lão để học hỏi giáo pháp, học hỏi những đức, những hạnh tuyệt vời của các ngài. Nếu lời ấy là chân thật thì xin cho đại bá phụ giảm cơn đau đớn!”

Nói thế xong, đại đức Ānanda xoa nhẹ lên vùng ngực và bụng của đức vua. Lạ lùng thay, bàn tay ấy như có năng lực kỳ diệu, xoa đến đâu thì cơn đau chấm dứt ngay tức khắc, như nước mát làm tan lửa nóng.

Lát sau, đức vua lại thấy đau và nhức buốt cả hai vai. Đức Phật nhìn Nanda. Biết ý, ông hoàng si tình này bèn phát nguyện:

“- Từ khi xuất gia đến nay, tuy tâm tôi không vui, không hoan hỷ, lúc nào cũng nhớ đến hình bóng kiều diễm của vị hôn thê – nhưng tôi thường rất cố gắng thiền định, cố gắng chiến đấu với chính mình không dám lơ là, thất niệm! Nếu điều ấy là có thật xin cho phụ vương được giảm cơn đau đớn!”

Rồi sau khi xoa nhẹ lên hai vai đức vua, cơn đau liền thuyên giảm.

Sa-di Rāhula thấy vậy ngạc nhiên quá, ngây thơ nói:

- Vua nội còn đau chỗ nào nữa, cháu cũng phát nguyện...

Đức vua Suddhodana chỉ xuống hai chân, âu yếm nhìn chú sa-di tí hon nói:

- Cháu chững chạc thật rồi, Rāhula! Cơn đau nó đang chạy xuống hai chân của trẫm đấy!

Rāhula liền thành kính, quỳ xuống, chấp tay nguyện:

-“Từ khi xuất gia đến nay, cháu rất vui vẻ, thỏa thích; có mấy lần cứng đầu, ham chơi, nói dối vì sợ thầy Sāriputta và Moggallāna la rầy. Tuy nhiên, cháu rất cố gắng học giáo pháp, cứ mỗi buổi sáng, cầm một nắm lá trong tay, tung lên; và nguyện ngày hôm ấy học cho thật nhiều bằng số lượng nắm lá rơi xuống! Nếu điều ấy là có thật – thì xin cho vua nội giảm cơn nhức buốt...”

Rồi bàn tay của Rāhula cũng thần kỳ không kém gì, xoa đến đâu cơn đau lặn mất đến đấy...

Lệnh bà Gotamī, công nương Yasodharā tận mắt chứng kiến phép mầu, đức tin về đức Phật, về giáo pháp, từ lâu như ngọn đèn trong chiếc ghè, bây giờ nó bừng sáng lên, niềm hoan hỷ như tươi rạng trong những đôi mắt!

Đức Phật nhìn vua cha:

- Chỉ còn một hôm nữa thôi, phụ vương sẽ nhập Niết-bàn vô dư, chấm dứt tất cả dukkha, vĩnh viễn nếm thưởng hạnh phúc siêu thế; vậy về chuyện vương triều, phụ vương có dặn dò gì không?

Đức vua Suddhodana mỉm cười nói:

- Trẫm đã sắp xếp cả rồi! Tối hôm qua trẫm đã nói chuyện với các đức thân vương ở đây, là sau khi trẫm mất, tuyên cáo rộng rãi rồi làm lễ đăng quang cho Mahānāma kế thế ngôi vua!

- Phụ hoàng rất minh mẫn!

-Vận nước đang đi xuống, bạch đức Thế Tôn! Nhờ hồng ân giáo pháp, trẫm đã an trú ở cõi bất tử; khá bi mẫn cho bao người mãi khóc cười, khổ lạc, buồn vui giữa những đợt sóng thịnh suy, được mất, nhấp nhô chìm nổi... Quả nghiệp Sākya và Koliya nặng lắm, biết bao nhiêu là nghiệp sát trước đây, bạch đức Thế Tôn! Không ai có thể cứu mình nếu mình không biết tự cứu! Ôi! May mắn làm sao, hạnh phúc làm sao là Ānanda, Nanda, Rāhula được đi theo chiếc bóng của đức Thế Tôn để bước ra khỏi cảnh trầm luân sinh tử bao đời!

Đức vua chợt chấp tay lại:

- Trẫm vì vô minh, ngu muội, thật tiếc là không biết được, không thấy được – nhân cách của một bậc Toàn Giác tỏa rạng nơi đức Thế Tôn từ lần đầu tiên ngài trở về thăm Kapilavatthu. Thời gian ấy, trẫm đã có một vài tư tưởng mạo phạm, xin đức Thế Tôn cho trẫm được sám hối!

Đức Phật nói:

- Tâm và trí của phụ hoàng bây giờ sáng suốt và trắng trong như thế, chẳng hạt bụi nào có thể hoen dính vào đấy được!

Nghỉ hơi một lát, đức vua lại hướng mắt đến các vị hoàng đệ, các đức thân vương đang đứng ở xung quanh:

- Trẫm làm vua lâu quá, nhưng không phải là do tham quyền cố vị - mà là vì không có người xứng đáng đảm đương nổi, hãy thông cảm cho trẫm! Sáu bảy mươi năm qua, nếu trẫm có làm được việc gì đó cho dân cho nước là cũng nhờ sự khuông phò, phụ tá cần mẫn của chư vương đệ. Trong lúc cầm quyền trị nước, không tránh khỏi độc tài, độc đoán; nếu có lỗi lầm nào, xin chư vương đệ tha thứ cho trẫm!

Các vị hoàng đệ và các đức thân vương đồng quỳ xuống, rướm lệ, lặng lẽ, sụt sùi tiếc thương.

- Này hậu Gotamī! Đức vua nói tiếp - Bà là người hiền đức, suốt đời là mảnh trăng vằng vặc cho hậu cung soi chiếu! Mọi đức tính tuyệt vời của tấm lòng người mẹ, bàn tay người mẹ - bà là viên ngọc maṇi không tì vết... Nếu trẫm có lỗi lầm nào thì xin hậu hãy hỷ xả mà bỏ qua cho trẫm với nhé!

Lệnh bà Gotamī cắn chiếc khăn trong tay để ngăn tiếng khóc...

Đức vua cũng ca ngợi Yasodharā... rồi công nương cũng khóc ròng rã...

Đức Phật đứng dậy nói:

- Vậy là vừa đủ rồi - những giọt nước mắt tự nhiên và thiêng liêng ấy! Phụ hoàng đã dặn dò xong, đã làm xong những việc cần phải làm trên cuộc đời này rồi; bây giờ mọi người hãy trở về chuẩn bị hậu sự. Sáng mai, lúc bình minh rạng, phụ hoàng sẽ xả bỏ báo thân, Như Lai và các vị trưởng lão sẽ có mặt...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2024(Xem: 827)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 1531)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 821)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 930)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
20/12/2023(Xem: 1493)
Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ (Bạch X. Khỏe) định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1991, hiện đang giảng dạy Hóa học và Hóa học danh dự cho Trường trung học Mira Loma tại thủ phủ Sacramento, CA. Ông quy y với Thiền sư Trừng Quang Thích Nhất Hạnh, có Pháp danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang giảng dạy về Lãnh đạo chánh niệm và phương thức mang chánh niệm vào học đường ở bang California từ năm 2014. Tiến sỹ Bạch cũng giảng dạy cho chương trình huấn luyện giáo viên. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công việc xã hội trong cộng đồng. Tháng Ba 2023, TS Bạch Xuân Phẻ được Hiệp hội Giáo viên California (California Teachers Association) vinh danh vì những đóng góp giáo dục thực hành chánh niệm của ông. TS Bạch Xuân Phẻ cũng được trao Giải thưởng Nhân quyền người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương năm 2023 của bang California (Human Right Awards).
19/12/2023(Xem: 4077)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10140)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 4622)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
23/10/2023(Xem: 1781)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
08/06/2023(Xem: 2571)
Trong môi trường văn hóa xã hội của chính chúng ta, thay vì chỉ đổ lỗi cho người khác - đi đến một kết luận chung, có lẽ rất đáng bị đổ lỗi, chúng ta nên cùng nhau, với tư cách là đa số im lặng, đó là nếu mỗi người chúng ta làm việc một cách độc lập và riêng lẻ để phát triển những điều lành mạnh, nội tại, văn hóa tinh thần (Pali: citta-bhavana) của chính chúng ta và của toàn xã hội, và cuối cùng tập thể có thể trở nên được cải thiện đáng kể, đồng thời dựa trên cơ sở củng cố đạo đức và thực thi pháp luật và trật tự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567