Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Cầu sanh Tịnh độ

01/08/201112:23(Xem: 9024)
9. Cầu sanh Tịnh độ

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

IX. CẦU SANH TỊNH ĐỘ

Nguyên văn:

云何求生淨土?謂在此土修行,其進道也難;彼土往生,其成佛也易。易,故一生可致;難,故累劫未成。是以往聖前賢,人人趨向;千經萬論,處處指歸。末世修行,無越於此。然經稱:“少善不生,多福乃致。”言 多福,則莫若執持名號;言多善,則莫若發廣大心。是以暫持聖號,勝於布施百年。一發大心,超過修行歷劫。蓋念佛本期作佛,大心不發,則雖念奚為;發心原為 修行,淨土不生,則雖發易退。是則下菩提種,耕以念佛之犁,道果自然增長;乘大願船,入於淨土之海,西方決定往生。是為發菩提心第九因緣也。

Âm Hán Việt:

Vân hà cầu sanh Tịnh độ ? Vị tại thử độ tu hành, kỳ tấn đạo dã nan. Bỉ độ vãng sanh, kỳ thành Phật dã dị. Dị, cố nhất sanh khả trí; nan, cố lụy kiếp vị thành. Thị dĩ vãng thánh tiền hiền, nhân nhân xu hướng, thiên kinh vạn luận, xứ xứ chỉ quy. Mạt thế tu hành, vô việt ư thử. Nhiên kinh xưng: "Thiểu thiện bất sanh, đa phước nãi trí". Ngôn đa phước, tắc mạc nhược chấp trì danh hiệu; ngôn đa thiện, tắc mạc nhược phát quảng đại tâm. Thị dĩ tạm trì thánh hiệu, thắng ư bố thí bách niên. Nhất phát đại tâm, siêu quá tu hành lịch kiếp. Cái niệm Phật bổn kỳ tác Phật, đại tâm bất phát, tắc tuy niệm hề vi; phát tâm nguyên vị tu hành, Tịnh độ bất sanh, tắc tuy phát dị thối. Thị tắc hạ Bồ đề chủng, canh dĩ niệm Phật chi lê, đạo quả tự nhiên tăng trưởng; thừa đại nguyện thuyền, nhập ư Tịnh độ chi hải, Tây phương quyết định vãng sanh. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ cửu nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là cầu sinh Tịnh độ? Ở cõi này tu hành thì sự tiến đạo rất khó khăn, vãng sinh cõi kia thì sự thành Phật cũng rất dễ dàng. Dễ dàng nên một đời đã có thể đạt đến, khó nên nhiều kiếp vẫn chưa thành tựu. Do đó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, người người xu hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, chỗ chỗ chỉ qui. Sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có pháp nào vượt qua pháp môn này. Nhưng kinh đã nói : " Căn lành nhỏ thì khó được vãng sanh, phước đức nhiều mới chắc chắn đến được". Nói phước đức nhiều thì không chi bằng sự chấp trì danh hiệu, nói căn lành lớn thì không chi bằng sự phát tâm quảng đại. Vì thế tạm trì danh hiệu Phật hơn cả trăm năm bố thí, một niệm phát tâm Bồ đề rộng lớn vượt hơn cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Vì niệm Phật vốn mong thành Phật, vậy tâm lớn không phát thì niệm Phật để làm chi; còn phát tâm vốn để tu hành, vậy Tịnh độ không sanh thì có phát cũng dễ thối chuyển. Cho nên gieo hạt giống Bồ đề, cày bằng lưỡi cày niệm Phật, thì đạo quả tự nhiên lớn lên; ngồi chiếc thuyền đại nguyện, vào trong bể cả Tịnh độ, thì Tây phương Cực Lạc quyết định vãng sanh. Đó là nhân duyên thứ chín của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vân hà cầu sanh Tịnh độ ?Vân hà có nghĩa là như thế nào? Thế nào mới có thể cầu sanh Tịnh độ ? Thế nào gọi là cầu sanh Tịnh độ? Vị tại thử độ tu hành, kỳ tấn đạo dã nan: Ở thế giới Ta bà này, tuy có thể tu hành, nhưng có thể tiến lên phía trước, có thể càng ngày càng tăng trưởng đạo nghiệp thì không phải là chuyện dễ dàng. Bỉ độ vãng sanh, kỳ thành Phật dã dị: Bỉ độ tức là thế giới Cực lạc. Một khi được vãng sanh thế giới Cưc lạc thì hoa nở thấy Phật, ngộ Vô sanh pháp nhẫn. Dị, cố nhất sanh khả trí: Vì dễ dàng cho nên một đời cũng có thể dễ dàng đạt đến. Trí là đạt đến, thành tựu. Nan, cố lụy kiếp vị thành: Vì ở thế giới Ta bà này tu hành không dễ dàng, chướng duyên rất nhiều, cho nên rất nhiều kiếp, trải qua thời gian rất lâu dài, cũng không dễ dàng thành tựu.

Thị dĩ vãng thánh tiền hiền, nhân nhân xu hướng: Vì lý do này, cho nên các bậc thánh nhân và hiền nhân xưa kia, người người – là Tổ sư nhiều đời về trước, tất cả những bậc thánh hiền này đều mong cầu sanh Tịnh độ. Thiên kinh vạn luận, xứ xứ chỉ quy: tất cả kinh điển do Phật nói ra, và các bộ luận do chư Tổ sư tạo, mỗi một bộ kinh, mỗi một bộ luận và mỗi một bộ luật đều là chỉ quy Tịnh độ ; mục đích cuối cùng đều là dạy chúng ta cầu sanh Tịnh độ.

Mạt thế tu hành, vô việt ư thử: chúng ta nay ở thời đại mạt pháp tu hành, không có pháp môn nào có thể vượt qua pháp môn Tịnh độ, đây là pháp môn phương tiện nhất, dễ dàng nhất, trực tiếp nhất, đơn giản nhất. Nhiên kinh xưng: "Thiểu thiện bất sanh, đa phước nãi trí"Nhưng mà "kinh A Di Đà" nói : "Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc", không thể chỉ có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia. Cần phải gieo trồng nhiều thiện căn, vun bồi nhiều phước đức mới được vãng sanh, cũng chính là cần phải tu nhiều phước báu mới có thể đến được cõi kia.

Ngôn đa phước, tắc mạc nhược chấp trì danh hiệu: Như thế nào mới có thể vun trồng được nhiều phước đức ? Chúng ta niệm Phật chính là gieo trồng phước đức rất lớn, tức là tăng trưởng phước đức cho chúng ta. Ngôn đa thiện, tắc mạc nhược phát quảng đại tâm: Sao gọi là căn lành lớn ? chính là phải phát tâm Bồ đề rộng lớn.

Thị dĩ tạm trì thánh hiệu, thắng ư bố thí bách niên: Vì thế cho nên dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi thọ trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà cũng lớn hơn dùng bảy báu bố thí trong trăm năm. Nhất phát đại tâm, siêu quá tu hành lịch kiếp: Một niệm phát tâm rộng lớn thì có thể vượt qua sự tu hành trong nhiều kiếp.

Cái niệm Phật bổn kỳ tác Phật: Cái, tức là nói tổng quát, tóm lại. Tóm lại tại sao cần phải niệm Phật ? Niệm Phật chính là muốn thành Phật ; nếu không muốn thành Phật thì không cần phải niệm Phật. Cho nên đại tâm bất phát, tắc tuy niệm hề vi: nếu ông không phát tâm rộng lớn, không phát tâm Bồ đề, niệm Phật để làm chi ? Không cần phải niệm Phật. Phát tâm nguyên vị tu hành, Tịnh độ bất sanh, tắc tuy phát dị thối: tại sao cần phải phát tâm, chính là vì để tu hành. Nếu không cầu sanh Tịnh độ, tuy có phát tâm rộng lớn, cũng dễ dàng thối thất tâm Bồ đề.

Thị tắc hạ Bồ đề chủng: Gieo hột giống Bồ đề tức là phát tâm rộng lớn, canh dĩ niệm Phật chi lê: niệm Phật như dùng lưỡi cày nơi đó cày ruộng. Đạo quả tự nhiên tăng trưởng: Vậy khi ông vừa niệm Phật thì ở bên thế giới Tây phương Cực lạc liền sanh ra đóa hoa sen. Thừa đại nguyện thuyền, nhập ư Tịnh độ chi hải: Ngồi chiếc thuyền đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, vào trong biển lớn Tịnh độ. Tây phương quyết định vãng sanh : ông ngồi chiếc thuyền đại nguyện, chấp trì danh hiệu Phật thì nhất định vãng sanh thế giới Cực lạc, vãng sanh vào cõi Tịnh độ.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ cửu nhân duyên dã: Đây là nhân duyên thứ chín của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 87932)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138246)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18804)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
26/11/2017(Xem: 11237)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
01/11/2017(Xem: 10563)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23319)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
25/04/2017(Xem: 9669)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
23/03/2017(Xem: 11163)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
16/03/2017(Xem: 8781)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9152)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]