Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu sơ lược về tiếng Phạn

08/04/201319:33(Xem: 18913)
Giới thiệu sơ lược về tiếng Phạn

Bộ môn Cổ ngữ

Giới thiệu sơ lược về tiếng Phạn

TT Thích Nguyên Giác

Tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ nhất trong họ ngôn ngữ của người Aryan Ấn Độ, một chi nhánh của họ ngôn ngữ Indo-Iranian thuộc ngữ hệ Ấn Âu. Nó phát triển về hướng Đông và đã hình thành một nền văn học lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc thuộc miền Đông Nam châu Á như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Nam Dương, Phù Nam, Chiêm Thành v.v... Bằng tiếng Phạn, ta có những tác phẩm văn học lớn như RigVeda, Skauntalà của Kàlidasa, các bộ sử thi như Mahàbhàrata, Ràmayàna,những tác phẩm triết học như Brhadupanisad, Samkhyakàrikà, Vaisesikakàrikà, các tác phẩm ngữ học của Pànini và Patanjali v.v... và đặc biệt những kinh điển Phật giáo nổi tiếng đã được nhiều dân tộc trên thế giới học tập và truyền dịch. Cho nên, nói đến tiếng Phạn là nói đến văn học, triết học, khoa học kỹ thuật của Ấn Độ cổ đại và trung đại.

Theo hiểu biết hiện nay, những từ tiếng Phạn đầu tiên xuất hiện trong một văn bản tiếng Hit-ti dạy về thuật cưỡi ngựa cách đây 3.500 năm, được tìm thấy ở vùng Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Từ vùng đất Tây Á này, những người nói tiếng Phạn tiến về bình nguyên sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges), họ mang theo các bài thơ tế thần của tổ tiên đồng thời sáng tác thêm những bài mới phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng. Những bài thơ này tập thành các bộ Vệ Đànguyên thủy dưới dạng tiếng Phạn cổ. Bộ xưa nhất của nó là Rigvedađược hình thành vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ hai trước Tây lịch. Bài thơ tế thần sớm nhất được biết đến hiện nay chậm lắm là vào khoảng năm 1000 trước TL. Tại những bình nguyên ấy, họ hình thành những nước cộng hòa khác nhau, cho đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Tây lịch, thời Đức Phật (563-483 trước TL), vẫn còn 16 nước cộng hòa nổi tiếng với nền văn học Bramana và Upanisad, bộ luật Manu và các tác phẩm ngữ học như Astàdhyàyi. Sự ra đời của những công trình văn học này trước hết xuất phát từ quá trình ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Phạn và các thổ ngữ của cư dân bản địa trong điều kiện chưa có chữ viết và việc truyền thừa chỉ dựa vào phương tiện truyền khẩu duy nhất. Điều này khiến các bộ Vệ Đàbị thay đổi ít nhiều, và dần dần trở nên khó hiểu, dẫn đến nhu cầu phải có những giải thích về âm học, ngữ nghĩa cùng các quy định về cú pháp. Sự ra đời của tác phẩm Astàdhyàyi của Pànini đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử tiếng Phạn, giai đoạn hình thành tiếng Phạn tiêu chuẩn mà người phương Tây thường gọi là tiếng Phạn cổ điển (Classical Sanskrit) để phân biệt với tiếng Phạn thời Vệ Đà (Vedic Sanskrit).

Đến khi Asoka (268-233 trước TL) thống nhất toàn bộ Ấn Độ, ông đã sử dụng mẫu tự Bràhmi và Kharosthi để khắc lên bia đá những sắc lệnh của mình. Thế là tiếng Phạn lần đầu tiên được ghi nhận xuất hiện tại Ấn Độ bằng văn bản và chữ viết. Nhưng phải đến thời vua Rudradamàn (thế kỷ thứ II sau TL) của vương triều Saka, một văn bản hoàn chỉnh bằng tiếng Phạn mới xuất hiện và ngày nay đã tìm thấy.

Nhờ sự đỡ đầu chính trị từ những người cầm quyền có gốc nước ngoài ở phía Tây Ấn Độ từ những thời xa xưa, sau đó lại được vương triều Guptas và giai cấp mới ksatriya dùng làm ngôn ngữ chính thức, tiếng Phạn dần dần trở thành ngôn ngữ thống trị trong các lãnh vực bi ký, thi ca, tiểu thuyết, triết học, hành chánh, y học, toán học, kỹ thuật v.v... trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Tây lịch, để hình thành nên một nền văn học lớn của Ấn Độ.

Tuy nhiên, tiếng Phạn tiêu chuẩn tuân thủ theo những quy tắc ngữ pháp do Pànini trình bày thường chỉ dành riêng cho học thuật, hành chánh, còn trong quần chúng lại thông dụng một dạng tiếng Phạn địa phương có những khác biệt so với các quy tắc do Pànini trình bày ở các mức độ khác nhau. Loại Phạn ngữ này thường được gọi là Phạn ngữ anh hùng ca, Phạn ngữ hỗn chủng Phật giáo, Phạn ngữ địa phương v.v... được tìm thấy trong hai bản anh hùng ca MahàbhàratàRàmayàna, cũng như trong các kinh điển của Phật giáo, Kỳ Na giáo, và một số bia ký.

Tryền thống của người Ấn Độ coi tiếng Phạn là do Phạm Thiên tạo ra, như Đại Bát Niết Bàn kinh8 và 26, Đại Đường Tây Vức ký 2 v.v... chép lại. Khi mới truyền vào Trung Quốc, tiếng Phạn bị coi là tiếng của người rợ Hồ (Hồ ngữ). Mãi đến thời Ngạn Tôn (557-610), một tác gia lớn của Phật giáo Trung Quốc, tiếng Phạn mới được chính thức gọi là Phạn ngữ. Vì là tiếng do Phạm Thiên tạo ra, nên chữ viết được gọi là Devanàgarì, có nghĩa là chữ viết của thành phố thiên thần, gọi tắt là mẫu tự Thiên thị.

Người Việt chúng ta là một trong những dân tộc tiếp xúc tiếng Phạn khá sớm, đặc biệt là vùng phía Namtổ quốc nơi mà vào thời Hùng Vương đã hình thành một nhà nước Chiêm Thành. Vương quốc này không những đã dùng tiếng Phạn làm chuyển ngữ để viết các bia ký của dân tộc họ, mà còn dùmg làm mẫu tự để ghi lại tiếng nói của họ. Theo các sử liệu được biết đến hiện nay, vào khoảng thế kỷ thứ II hoặc III trước Tây lịch, Chử Đồng Tử đã đến học đạo với một nhà sư người Ấn Độ tên là Phật Quang tại núi Quỳnh Viên ở Cửa Sót (Hà Tĩnh). Đến cuối thế kỷ thứ II sau TL, Khâu Đà La người Tây Vức cũng đã đến Giao Châu dạy đạo cho Tu Định và Man Nương, lập nên hệ thống Tứ pháp nổi tiếng ở Bắc Ninh. Rồi đến giữa thế kỷ thứ III có Khương Tăng Hội và Đạo Thanh. Khương Tăng Hội chú giải An ban thủ ý kinhdo An Thế Cao dịch thì hẳn phải biết tiếng Phạn. Còn Đạo Thanh đệ tử của Khâu Đà La nổi tiếng giỏi tiếng Phạn và là người đã bút thọ kinh Pháp Hoa tam muộido Chi Cương Lương Tiếp dịch. Những thế kỷ kế tiếp đều có các nhà sư ở Tây Vức đến như Ma Ha Kỳ Vực, Ma Ha Đề Bà, Tỳ Ni Đa Lưu Chi v.v... Chính Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch kinh Tổng trì tại Giao Châu và lập nên dòng thiền Pháp Vân tại ngôi chùa cùng tên. Vào thế kỷ thứ VII, nhiều nhà sư Việt Nam đã qua Ấn Độ chiêm bái và học tập, trong đó nổi bật nhất là Đại Thừa Đăng, người về sau đã cộng tác với Huyền Trang trong việc dịch kinh tại dịch trường chùa Từ Ân ở Trường An. Ông để lại một số tác phẩm như Câu xá luận ký, Đại thừa bách pháp minh môn luận chú v.v...

Đến kỷ thứ X, bài chú Phật đỉnh tôn thắng (Buddhosnisadhvaja) bằng tiếng Phạn đã được Đinh Liễn và vua Lê Đại Hành cho khắc lên cột đá nhiều lần. Đây là bản kinh khắc xưa nhất của dân tộc ta hiện nay tìm thấy được. Vào thời kỳ này, theo Thiền uyển tập anh, còn có nhiều nhà sư rất thông thạo tiếng Phạn như Mahàmàya, Sùng Phạm (1004-1087). Đến thế kỷ XIII, có Bồ Đề Thất Lỵ (Bodhisrì) đến nước ta và đã dịch các bài chú kinh Lăng Nghiêmtừ chữ Phạn ra chữ Hán theo yêu cầu của vua Trần Nhân Tông. Hiện nay người ta đã tìm thấy được bản in ở thế kỷ XVIII của bản dịch này.

Trong những thế kỷ kế tiếp sau đó, có một số tác phẩm đề cập đến tiếng Phạn qua âm Hán, như Chỉ nam ngọc âm giải nghĩacủa Pháp Tính (1470?-1550), một quyển từ điển Hán Việt trong đó đã ghi chú một số từ chữ Phạn âm Hán như Đồ lê là Mặt bàn, Duy na là thầy na; Kiến văn tiểu lục9 của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) liệt kê các chữ Phạn phiên âm chữ Hán và Đạo giáo nguyên lưu của An Thiền (thế kỷ XIX) với một số trang dành riêng cho việc ghi lại những từ tiếng Phạn với nghĩa chữ Hán.

Hiện nay, việc mở rộng giao lưu với toàn thế giới phát sinh nhu cầu học tiếng Phạn để tìm hiểu về lịch sử, tư tưởng, văn hóa của những dân tộc đã từng sử dụng hoặc chịu ảnh hưởng thứ ngôn ngữ này, cũng như để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của chính dân tộc ta. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu với độc giả nguyệt san Giác Ngộgiáo tài hàm thụ tiếng Phạn sơ cấp, giúp các bạn có một số khái niệm cơ bản về ngữ pháp của ngôn ngữ này.

----o0o----

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Ý kiến bạn đọc
11/05/202009:27
Khách
rất hay ,tôi cũng đang học tiếng Phạn và thấy rất bổ ích
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 6943)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/02/2011(Xem: 33729)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
28/01/2011(Xem: 15127)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
05/01/2011(Xem: 13904)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 36602)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 5696)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
31/12/2010(Xem: 7560)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
24/12/2010(Xem: 7261)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8157)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
14/12/2010(Xem: 11599)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]