Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức tin Người học Phật

08/04/201319:30(Xem: 3291)
Đức tin Người học Phật

Đức tin Người học Phật

Ban Hoằng Pháp

Niềm tin là chất liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết hoặc sống gần như chết, sống thác loạn, điên cuồng, buông thả và bất cần đời. Nhưng niềm tin là gì và tin vào cái gì? Đó là vấn đề mà mỗi chúng ta phải tự vấn để thẩm định giá trị niềm tin của mình. Nếu tin tưởng vào một điều gì đó mà dẫn đến bế tắc, gây ra khủng bố, bạo động, mất an ninh trong cuộc sống thì đó không phải là niềm tin chân chính mà là cuồng tín. Còn tin mà không hiểu điều mình tin là gì thì đó là mê tín. Bạn chắc chắn không phải là những hạng người này?

Sau khi thành đạo, Đức Phật ngạc nhiên khi nhận ra rằng: “Tất cả chúng sanh đều vốn có đầy đủ đức tướng của Như Lai”. Rồi Ngài tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đó là sự khởi đầu của niềm tin trong Phật giáo. Niềm tin này hoàn toàn khác biệt với tín lý Bà la môn thời bấy giờ, vốn đã ăn sâu vào tận gốc rễ tâm hồn rằng con người được sanh ra từ đấng Phạm thiên hay Thượng đế, ở một chi phần nào đó trong cơ thể ngài, để rồi an phận trong cái giai cấp vô lý mà xã hội phân định, tin mọi khổ đau hay hạnh phúc của đời người đều tùy thuộc vào ý muốn của một đấng tạo hóa nào đó có quyền năng ban phước giáng họa…

Khác với niềm tin mù quáng đó, người Phật tử tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành, được gọi là tín căn, một trong năm pháp tu gọi là Ngũ căn. Kinh Tương ƯngV, Đức Phật dạy: “Vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Đây là Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật”. Tin như thế là hoàn toàn có cơ sở và kiểm chứng được. Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luận, không giải thích và không chứng nghiệm được. Ngài nói: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Rõ ràng, tin Phật mà không hiểu được, không biết được Đức Phật qua mười hiệu nêu trên thì có nghĩa là phỉ báng Ngài.

Tin Phật là Đấng giác ngộ đã thành không phải chỉ để tôn thờ, sùng kính, lễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình. Điều này thì Khởi tín luận, khi trả lời câu hỏi người Phật tử phải tin vào điều gì, đã ghi: “Bốn sự tin thì một là tin căn bản, là thích thú nghĩ nhớ tâm thể chân như. Hai là tin Phật, rằng Ngài có công đức siêu việt, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự thân cận, hiến cúng và tôn kính để phát sanh thiện căn, mong được tuệ giác hoàn hảo của Ngài. Ba là tin Pháp, rằng pháp ấy có lợi ích vĩ đại, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự làm theo các pháp Ba la mật. Bốn là tin Tăng, rằng các vị ấy tu hành chân chính để tự lợi lợi tha, nên mong muốn gần gũi Bồ tát Tăng để cầu học sự tu hành đúng như sự thật”. Rõ ràng trong bốn sự tin, thì niềm tin nào cũng hướng chúng ta đến sự nỗ lực tinh tấn hay nương tựa vào chính hải đảo của tự thân để thành tựu “tự tánh Tam bảo”, đạt đến cứu cánh giải thoát. Đặc biệt, niềm tin căn bản phải là tin vào tâm thể chân như của chính mình. Tâm thể chân như chính là bản thể thanh tịnh của chúng sanh, ở đó, Tâm-Phật-Chúng sanh, cả ba đều đồng một thể, không sai khác.

Tâm thể chân như ấy là Phật tánh nơi ta và nơi mỗi chúng sanh. Vì vậy, Phật giáo tôn trọng tất cả mọi loài chúng sanh và tin rằng tất cả rồi sẽ thành Phật. Niềm tin ấy là cả một chân trời hy vọng, thương yêu và hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, nhất là kiến thiết nhân gian Tịnh độ. Bởi “chúng sanh vốn là Phật, dẫu cũng vốn có vô minh, nếu chúng sanh không vốn là Phật, thì tu hành cũng không thành Phật” (Kinh Viên Giác). Chính niềm tin này là động lực phát triển tâm từ, lòng thương yêu tất cả mọi người và mọi loài nơi mỗi chúng ta, tạo thành nguồn năng lượng cho cuộc sống tươi đẹp, lành mạnh, tràn đầy hy vọng và sự tin tưởng, tôn kính lẫn nhau dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không phải tướng cướp Angulimàla đã tu tập và chuyển hóa thành A la hán Bất Hại, kỹ nữ Liên Hoa Sắc trở thành A la hán có thần thông đệ nhất trong hàng Ni chúng… đã cho chúng ta những niềm tin tươi đẹp đó sao!

Khởi tín luận“đã đưa chúng ta đến tột đỉnh của sự tự tín, xác quyết rằng chúa tể của ta chính là ta đây”. Niềm tin như vậy, đối với chúng sanh từ lâu đã tự đánh mất chính mình, bị mây mờ vô minh che lấp, quả thật là khó tin! Cho nên, đối với sự tu tập trong Phật pháp, nhất là sự tu tập đó nhằm đến mục đích giác ngộ thành Phật, niềm tin trở thành vô cùng cần thiết. Kinh Hoa Nghiêmnói: “Tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết bàn”. Vì vậy, niềm tin đó không gì khác hơn là tin vào chính mình, tin vào định luật Nhân quả, tin nguyên lý Duyên khởi, tin chân lý của cuộc đời là Tứ diệu đế.

Thật vậy, tin nhân quả cũng là tin vào chính mình. Tin rằng khổ đau hay hạnh phúc là do chính mình tạo ra bằng những hành động, nói năng và suy nghĩ thiện hay bất thiện. Đạo Phật không tin vào bất cứ một Đấng Thượng đế hay Tạo hóa nào có quyền ban phước giáng họa hay chi phối đời sống của mình, mà chỉ tin vào định luật nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Trong Tăng Chi Bộ kinh, Đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Do đó, tin nhân quả là tin rằng, thành Phật hay thành chúng sanh, sống cuộc đời hạnh phúc hay khổ đau, sang hay hèn, phú quý hay bần tiện… đều tùy thuộc vào chính bản thân mình có tu tập hay không tu tập. Nhận rõ được quả báo hành vi, ngôn ngữ và ý niệm của chính mình như vậy, chúng ta sẽ không trách người, trách trời đất, chỉ biết tự trách mình. Trái lại, chúng ta sẽ tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm sao cho mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn, để cuộc đời được tươi sáng, gia đình hạnh phúc hơn.

Tin nguyên lý duyên khởi là do hiểu mà tin. Hiểu rằng mọi sự mọi vật trong vũ trụ vạn hữu đều nương vào nhau mà sanh khởi, tồn tại và hoại diệt. “Do cái này sanh nên cái kia sanh, do cái này diệt nên cái kia diệt”, vũ trụ vạn hữu đã tương tác lẫn nhau để đưa chúng ta ra đời. Làm sao chúng ta có thể nói rằng sự hiện hữu của chúng ta đây lại không có mặt của ngọn cây lá cỏ vô tình kia? Kinh Đoạn Tận Áicho chúng ta biết, thân thể của con người gồm có nội thân và ngoại thân. Nội thân chính là bốn yếu tố đất (chất rắn), nước (chất lỏng), gió (hơi thở) và lửa (nhiệt lượng) trong cơ thể. Ngoại thân chính là yếu tố tứ đại bên ngoài chúng ta, tức là môi trường sống. Quả nhiên, bằng con mắt tuệ giác, chúng ta thấy, chứ không phải chỉ tin, trong cành cây ngọn cỏ kia đều ẩn chứa sự sống lung linh mầu nhiệm của chính bản thân mình (Một là tất cả, tất cả là một - Kinh Hoa Nghiêm). Sự hiểu biết này đã đánh tan mọi tư duy hữu ngã, nguyên do của khổ đau sanh tử luân hồi. Để đạt đến tuệ giác vô ngã, phải thấy mình với tha nhân là một, thấy mình với vũ trụ vạn hữu không tách rời nhau. Đây là tuệ giác giải thoát. Tình thương yêu sẽ tràn ngập thế gian này từ niềm tin trí tuệ đó. Và thế giới sẽ hòa bình, nhân gian sẽ thành Tịnh độ nếu ai cũng được giáo dục để có được sự tin hiểu này.

Không có sự hiện hữu nào lại không có nguyên nhân của nó. Sự thật hay chân lý của cuộc đời luôn luôn tồn tại theo hai cặp phạm trù: khổ-nguyên nhân của khổ và hạnh phúc-phương pháp đạt được hạnh phúc. Một sự thật như vậy cần có niềm tin mới thể nhập được hay chỉ cần có trí tuệ? Cả hai đều cần thiết. Bởi vì bốn sự thật cao cả này (Tứ diệu đế) bao hàm các giáo pháp như vô thường, vô ngã, tánh không, thật tánh… không thể chỉ hiểu và chấp nhận bằng tư duy và lý luận suông mà cũng cần phải có niềm tin. Cho nên, luận Đại trí độ mới nói: “Biển Phật pháp mênh mông nhưng có thể thâm nhập bằng tín”. Đức Phật cũng dạy: “Nếu đệ tử của Ta là hạng tuỳ tín tăng thượng, sau khi y vào minh tín, bằng tuỳ thuận pháp trí mà đạt đến cứu cánh” (Kinh Thắng Man). Nghĩa là, cũng có người nhờ vào tín tâm, nghe và tin những điều Phật dạy, rồi cứ y theo đó mà tu tập cho đến khi thấy được Thánh đế. Tuy nhiên, cũng có người sau khi nghe Phật giảng giải, đủ khả năng tự mình quán sát, phân tích, rồi theo đó mà tu tập để thấy được Thánh đế. Ở trường hợp này, Đức Phật khuyến khích: “Pháp của Ta là đến để thấy chứ không phải để tin”.

Cuối cùng, “Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên trong thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng giặc thù. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng Đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo ngoại đạo, ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành (Kinh Trung A Hàm). Dù vậy, “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành (Kinh Niết Bàn). Vậy nên, là Phật tử, trước hết phải tự tín rằng mình đích thực là “Như Lai chân tử”, có quyền được thừa kế gia sản giàu có của ba đời chư Phật. Gia sản đó chính là giáo lý từ bi, giải thoát, an lạc… Xã hội dẫu còn tham nhũng, khủng bố, bạo hành xảy ra khắp nơi; một bộ phận thanh thiếu niên thì hư hỏng, mất gốc, tệ nạn ma túy, mại dâm; thiên nhiên thì ô nhiễm, thiên tai... đã khiến cho nhân loại phần nào đánh mất niềm tin vào cuộc sống. May thay, người Phật tử vẫn có cả một kho tàng giáo lý nhiệm mầu để cống hiến cho cuộc đời niềm tin yêu và hạnh phúc.

Câu hỏi ôn tập:

1. Cốt tủy của đức tin trong Phật giáo là gì?

2. Thế nào là chánh tín?

3. Vì sao nói: Tín là cội nguồn của đạo, là mẹ của các công đức?

----o0o----

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9326)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28918)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6584)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 16124)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17548)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35710)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10927)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8161)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12186)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15329)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]