Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25-Phật là gì?

28/01/201109:41(Xem: 9437)
25-Phật là gì?

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Phậtlà gì?

Phậtlà lời nói gọn, nói đủ là Phật-đà(Buddha) dịchâm tiếng Phạn, dịch nghĩa là Người Giác Ngộ. Phàm nóiPhật là chỉ cho đức Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni). Trước đâyhơn hai mươi lăm thế kỷ, ở thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu)phía Bắc miền Trung Ấn Ðộ, trong cung vua Tịnh Phạn (Suddhodana)đã sanh một vị Thái tử tên Tất-đạt-đa (Siddhartha). Lớnlên, có dịp Thái tử đi dạo bốn cửa thành, chứng kiếnsự sanh già bệnh chết của kiếp người, khiến Ngài xótxa đau đớn. Sau đó, Ngài quyết định từ bỏ một cuộcđời sang cả trong hoàng cung, dấn thân vào rừng núi đểtìm ra con đường giải thoát sanh tử. Trải qua mười mộtnăm trời học đạo và khổ tu, bốn mươi chín ngày tọa thiềndưới cội bồ-đề, Ngài bỗng nhiên hoàn toàn giác ngộ,thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Sau khi giác ngộ, Ngàithấy rõ manh mối lôi cuốn con người trôi lăn trong dòng sanhtử và biết tột cùng con đường giải thoát sanh tử. Nóimột cách khác, Ngài biết rõ nguyên nhân và thành quả củasanh tử, biết rõ nguyên nhân và thành quả của giải thoátsanh tử, đồng thời Ngài cũng biết rõ sự sanh thành và hoạidiệt của mọi sự vật. Cũng gọi sự giác ngộ ấy là "Tríbiết tất cả loại" (Nhất thiết chủng trí).

Chínhtrítuệ này, Ngài đã được viên mãn và cũng đem nó giáohóa chúng sanh khiến tất cả đều được viên mãn, nên gọilà Phật.

Phậtchỉ nguyên nhân đưa con người vào đường sanh tử và manhmối giải thoát sanh tử một cách rõ ràng, là mười hai nhânduyên: vô minh duyên hành... cho đến sanh duyên lão tử. Ðâylà vòng tròn nối tiếp triền miên trong sanh tử. Muốn giảithoát sanh tử, tức là: vô minh diệt thì hành diệt... cho đếnsanh diệt thì lão tử diệt. Thế là vòng sanh tử rã rời.Nhìn vào mười hai nhân duyên, chúng ta thấy vô minh là chủđộng cuộc sanh tử, tiêu diệt vô minh là giải thoát sanhtử. Thế thì, vô minh là đầu mối sanh tử, tiêu diệt vôminh là đầu mối giải thoát sanh tử. Ðầu mối còn thì chimạt ngọn ngành tiếp nối sanh trưởng, đầu mối diệt thìchi mạt ngọn ngành theo đó hết sạch.

Vôminh là gì mà có khả năng mãnh liệt như thế? Vô minh làkhông sáng, là mê lầm. Ngay nơi cuộc sống này, mà không biếtcái nào là giả dối, không nhận ra cái nào là chân thật,là vô minh. Giả không biết, thật không hay, quả tang là kẻmê lầm. Ðức Phật biết rõ những cái nào là giả dối,nhận chân cái chân thật, nên gọi là Người Giác Ngộ. Ðượcgiác ngộ thì không còn vô minh, nên giải thoát sanh tử, đồngthời cũng có đầy đủ mọi diệu dụng mà người đời khôngthể biết hết, nên nói "giải thoát bất tư nghì". Thế là,Ngài đã đạt được bản hoài trước khi phát nguyện đitu. Cũng chính là cái thành quả viên mãn của bao nhiêu nămNgài khổ công đeo đuổi.

Saukhi đạt được sở nguyện, Ngài đem pháp của mình đã đượcchỉ dạy lại cho mọi người, để cùng giác ngộ như Ngài.Trong thời gian ấy, Ngài đã giới thiệu bao nhiêu bản nguyệncông hạnh của chư Phật khắp mười phương cho đồ đệnghe. Do đó, chúng ta được biết thêm nhiều danh hiệu chưPhật khác. Ðức Phật là một con người thật, có cha cómẹ có lịch sử rõ ràng và sự giác ngộ của Ngài cũng hoàntoàn chân thật. Chúng ta có thể kiểm chứng sự giác ngộấy qua Tam Tạng giáo điển của Ngài còn lưu lại. Ðó làvấn đề Phật pháp.












Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14425)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
05/04/2013(Xem: 11153)
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".
04/04/2013(Xem: 2259)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 13554)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 6711)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6497)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 7786)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5824)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 5207)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 6493)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]