Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23-Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?

28/01/201109:41(Xem: 10111)
23-Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Thấythân giả dối có phải quan niệm chán đời không?

Ða sốngười nghe trong kinh Phật nói "xem thân như huyễn hóa" cholà tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấythân như huyễn hóa là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh.Như nói "Bồ-tát lấy thân như huyễn độ chúng hữu tìnhnhư huyễn", bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật nên sẵnsàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khókhăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn có mấtcũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn nênđộ chúng sanh mà không chấp nhân ngã. Thấy thân như huyễn,khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn hãi sợ, trước vạnvật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại...Ta hãy nghe bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:
Thânnhư điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạnmộcxuân vinh thu hựu khô.
Nhậmvậnthạnh suy vô bố úy,
Thạnhsuynhư lộ thảo đầu phô.
Dịch:
Thânnhư bóng chớp có rồi không
Câycỏxuân tươi, thu đượm hồng
Mặccuộcthạnh suy không sợ hãi
Thạnhsuynhư cỏ hạt sương đông.
Biếtbao lời Phật, ý tổ trong các kinh, luận thấy thân như huyễnđạt tinh thần vô úy như thế.

THẤYTHÂNHUYỄN HÓA LÀ ÐÚNG LẼ THẬT

Phậtgiáo nói thân này do tứ đại hòa hợp thành nên không chắcthật bền lâu. Tứ đại là đất, nước, gió, lửa, bốnthứ này bủa khắp trời đất vạn vật nên nói là đại.Chất cứng trong thân là đất, chất ướt là nước, chấtđộng là gió, chất ấm là lửa. Bốn chất này thiếu mộtthì thân phải hoại. Song bốn chất này luôn luôn thù địchchống đối nhau. Lửa không ưa nước, đất không ưa gió,ngược lại cũng thế. Khi lửa thạnh hơn nước sanh nóng bứcđau đầu; gió thạnh hơn đất sanh nhọc nhằn đau nhức. Chúnghằng chống đối nhau, nên lúc nào thân này cũng sẵn sàngbệnh hoạn hay chực tan rã. Ta khéo điều hòa thì thân cònan ổn, không khéo chúng sẽ băng hoại. Sự băng hoại củathân thật bất định, một mạch máu bể, một cái sẩy chân,một luồng gió độc, một viên đạn xuyên qua... là mất mạng.Sự hòa hợp của tứ đại thật là khó khăn không bảo đảmlâu dài, vì chúng mang bản chất thù địch nhau. Như bốn ngườithù địch nhau chung làm một công tác, nếu thiếu một trongbốn người thì công tác phải đổ vỡ. Thử hỏi, chúng tadám bảo đảm bốn người này hòa hợp lâu dài chăng? Vàcông tác họ đang làm có thể thành tựu viên mãn không? Thậtkhông ai dám hứa điều đó hết, vì thấy rõ tính chất thùđịch của chúng. Sự hòa hợp của bốn kẻ thù, dù ai ngutối mấy cũng biết rất tạm bợ mỏng manh. Thế thì, nóithân tạm bợ hư dối là nói đúng sự thật không còn nghingờ gì nữa.

Chẳngnhững sự hòa hợp của chúng rất tạm bợ mỏng manh, chínhkhi đang hòa hợp, chúng cần phải vay mượn tứ đại bênngoài hỗ trợ mới được tồn tại. Sự vay mượn tứ đạibên ngoài bị thiếu hay ngưng trệ, nguy cơ tan vỡ xuất hiệnngay. Lỗ mũi chúng ta đang hít thở là mượn gió, miệng tauống nước, ăn cơm là mượn nước, mượn đất và lửa.Sự vay mượn ấy được thuận chiều ổn thỏa thì thân anvui khỏe mạnh. Sự vay mượn bị trở ngại khó khăn là thânđau đớn nguy kịch. Quả thật cuộc sống an vui hạnh phúclà do sự vay mượn và tống trả một cách an ổn điều hòa,ngược lại là sự sống bất hạnh. Sự sống còn là nhờvay mượn, làm sao dám nói thân này là thật, là lâu dài?

Thếmà người đời bị si mê nhiều kiếp, cứ nghĩ thân này làthật, là lâu bền, là của ta. Thậm chí đất nước gió lửabên ngoài là của thiên nhiên trời đất, mà một khi mượnvào xài, liền chấp của mình. Như lỗ mũi vừa mượn khôngkhí đem vào chưa đến một phút, thở trả ra liền nói hơicủa tôi. Nước, đất cũng chấp như vậy. Một vật gì vừaqua thân này đều nói là của tôi, không ngờ cái tôi nàycũng vay mượn nốt. Bao nhiêu đó đủ thấy, cái si mê chấpngã của chúng ta thật quá nặng nề. Vì chấp ngã nên mùquáng, không thấy lẽ thật. Bởi vậy nên nghe nói thân nàynhư huyễn hóa liền hằn học chống đối ngay.

Nếuthân này là thật, phải có bảo đảm tồn tại trong thờigian bao lâu. Quả thật không dám bảo đảm, làm sao nói thânnày là thật được. Có người ra chợ mua hàng, thấy mónhàng vừa ý muốn mua, song còn ngại đồ giả. Chàng ta hỏicô bán hàng: Ðây là đồ thật hay đồ giả? Cô bán hàngđáp: Ðồ thật! Tôi bảo đảm ông đồ tốt lâu bền... cóthật mới dám bảo đảm, nếu giả đâu dám bảo đảm, trừkẻ bướng. Thân này đã không, có ai dám bảo đảm, nói giảdối là hợp lý còn gì nghi ngờ. Song nói giả dối hay huyễnhóa để chỉ sự có mặt của nó rất tạm bợ không lâubền, không chủ tể, chớ chẳng phải không ngơ, không cógì hết. Có người bảo đạo Phật nói thân như huyễn hóa,tại sao các người tu theo Phật vẫn ăn, vẫn mặc v.v... vàv.v...? Biết thân huyễn hóa là thấy nó có một cách tạmbợ ngắn ngủi, dễ tan hoại, chẳng phải là không, sự ănmặc đối với nó là lẽ thường có gì phải nghi. Thấy đượclẽ thật tạm bợ của thân này, chúng ta phá được cái chấpngã sai lầm vô lý, dừng tay, không tạo nghiệp ác, đem lạisự cảm thông tương trợ lẫn nhau, để được chút an vuitrong cuộc đời tạm bợ.

THẤYTHÂN HUYỄN HÓA ÐỂ TRỪ TAM ÐỘC

Tham,sân, si là ba con rắn độc sát hại người không thể kểxiết. Chẳng những chúng giết hại người trong đời này,mà còn gây họa ương không biết bao nhiêu kiếp nữa. Còntham sân si là con người còn đau khổ. Thấy thân như huyễnhóa là lối nhìn đúng như thật bằng con mắt trí tuệ. Conmắt trí tuệ mở sáng thì si mê tan biến là phá được si.Si đã tan thì tham theo đó mà dừng. Tham hết thì sân khôngcòn lý do trỗi dậy. Bởi si mê nên thân duyên hợp hư dốita tưởng lầm là chân thật quí báu. Do tưởng thân thậtquí, nên sanh lòng tham muốn thu góp mọi nhu cầu mà thân yêuthích. Sự thu góp bị ngăn trở liền nổi sân lên. Thế là,từ si khởi tham, từ tham sanh sân, tạo nghiệp gây khổ chomình cho người. Hành giả biết rõ cội gốc của tam độclà si mê dùng cây xẻng trí tuệ bứng tung gốc si mê lên.Gốc si mê đã trôùc thì thân tham và cành lá sân cũng đổngã theo, cây tam độc ngang đây sẽ khô khan rã mục. Quảlà chúng ta đã tháo được cây chốt cửa giải thoát. Bàikinh Bát-nhã bổ khuyết cho tất cả thời khóa tu tập chủyếu là ở chỗ này. Chúng ta tu theo đạo Phật là đi trêncon đường giác ngộ, nếu không thắp sáng ngọn đuốc trítuệ thì mục đích giác ngộ ắt phải xa vời. Kinh Pháp CúPhật dạy "các ông tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên vớichánh pháp". Trong mười hai nhân duyên, bắt đầu từ vô minh.Từ vô minh tiếp nối đến sanh tử là lưu chuyển. Vô minhdiệt cho đến sanh tử diệt là hoàn diệt. Do vô minh dẫnmãi đi trong luân hồi sanh tử. Vô minh là tên khác của simê. Chúng ta đã thấy đích thực bộ mặt ác độc của hắnrồi, không ra tay tiêu diệt hắn, biết bao giờ chúng ta mớihết khổ. Vì thế, hành giả thẳng tay trừng trị đích đángkẻ ác độc này, với cây kiếm trí tuệ cầm sẵn trong tay.Bất cứ nơi chốn nào, thời gian nào, hành giả hằng lia kiếmtrí tuệ, bọn quân si mê ngã rạp không còn một đứa dámxáp lại gần là thắng trận, trên đường tiến đến thànhgiác ngộ. Ngược lại, là kẻ bại trận không thể cứu.

THẤYTHÂN HUYỄN HÓA ÐẠT ÐẾN KHÔNG HUYỄN HÓA

Lýdo không bi quan của đạo Phật là thấy thân huyễn hóa đểđạt đến không huyễn hóa. Không phải như những kẻ phàmphu tục tử, có lúc nhàn hạ ngồi yên suy gẫm cuộc đời,thấy nó ngắn ngủi tạm bợ đâm ra chán chường kinh hoảng.Thấy cuộc sống đi vào ngõ cụt, họ ê chề chán ngán cókhi liều mình tự tử. Hành giả dùng trí tuệ quán sát thấythân đúng lẽ thật, nó hư dối tạm bợ không có gì đángquí. Song lại có cái chân thật tàng ẩn trong ấy, chỉ cóngười đạt đạo mới thấy được. Ta hãy nghe ba câu trongbài ca Chứng Ðạo của Thiền sư Huyền Giác:

Huyễnhóa không thân tức pháp thân
Phápthângiác liễu vô nhất vật
Bảnnguyêntự tánh Thiên Chân Phật.
Ngay trongthân không thật huyễn hóa này tức là pháp thân. Giác ngộpháp thân thấy không có một hình tướng sự vật gì. Phápthân này cũng gọi là bản nguyên, tự tánh, Thiên Chân Phật.

Phápthânlà tên khác của tâm thể lặng lẽ, tràn đầy trong sángcủa mọi chúng ta. Nó không có hình tướng nên không bị vôthường, không dấy động nên không sanh diệt, hằng trong sángnên chẳng phải không ngơ. Vì chúng ta quen nhìn cái gì cũngtheo hình tướng, theo dấy động mới cho là có, ngược lạibảo là không.

Ðểsáng tỏ ý này, chúng ta nghe lời đối đáp của Thiền sưHoài Nhượng với Lục Tổ. Sư đến Tào Khê, Lục Tổ hỏi:Ở đâu đến? Sư thưa: Ở Tung Sơn đến. Tổ hỏi: Vật gìđến? Sư thưa: Nói in tuồng một vật tức không trúng. Tổhỏi: Lại có tu chứng chăng? Sư thưa: Tu chứng tức chẳngkhông, nhiễm ô tức chẳng được. Tổ bảo: Chính cái khôngnhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã nhưthế, ta cũng như thế.

Tâmthể lặng lẽ tràn đầy trong sáng có sẵn trong mọi người,nên nói là bản nguyên, là tự tánh. Tại vì vọng tưởngdấy khởi liên miên, khiến chúng ta chỉ thấy vọng tưởng,không thấy được tâm thể này. Bởi chỉ thấy vọng tưởngnên chấp nhận vọng tưởng làm tâm mình, hài lòng ngang đây,cam chịu nó lôi chạy trong lục đạo luân hồi. Mỗi vọngtưởng dấy lên, hay mỗi niệm khởi, đã cắt xén tâm thểtràn đầy thành những mảnh vụn. Những mảnh vụn này tungtóe lên che khuất tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng.Như mặt biển lặng lẽ tràn đầy trong sáng, một cơn giómạnh thổi qua, những lượn sóng trỗi dậy nối tiếp, đãcắt xén mặt biển phẳng lì thành vô lượng mảnh vụn, đangsăn đuổi nhau. Khi này, người ta nhìn không còn thấy mặtbiển phẳng, chỉ thấy bao nhiêu lượn sóng gầm thét rượtbắt nhau.

Sóngđã dậy làm sao dừng? Chỉ khi nào gió lặng. Sóng tâm muốndừng chỉ khi nào gió nghiệp lặng. Vọng tưởng dấy lênđều có đối tượng. Ngã và pháp là đối tượng chủ yếucủa vọng tưởng. Nghĩ cái gì? Nghĩ về ta, về người hayvạn vật. Thấy thân duyên hợp như huyễn, cảnh duyên hợpnhư huyễn là vô hiệu hóa gió nghiệp. Ðã biết thân cảnhhư dối còn gì phải bận lòng, đối tượng đã phá vỡ thìvọng niệm không còn chỗ tựa để phát sanh. Thế là giónghiệp lặng, sóng vọng niệm từ từ im bặt, chỉ còn mặtbiển tâm lặng lẽ tràn đầy trong sáng như xưa. Công tácquan trọng của người tu là trí tuệ Bát-nhã, nhờ nó chúngta mới phá được mê lầm muôn kiếp. Nó góp công lớn laotrong việc đem lại an bình cho tâm thể.

Vọngniệm dấy khởi là loạn động, sanh diệt, là cắt xén vụnvặt, là che phủ ngàu đục. Có vọng niệm thì không thểthấy được tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sáng. Vì thế,mọi người đều có tâm thể lặng lẽ tràn đầy trong sángmà ít người nhận ra. Ðã không nhận ra, dù tu hành cũng khôngtin mình thành Phật. Ðây là nguyên nhân lui sụt của đa sốngười tu. Nghe trong kinh nói có chân tâm, Phật tánh, tri kiếnPhật..., thực tế không bao giờ họ nhận thấy mặt mày củanó. Tu lâu rồi, họ xoay ra lo cất chùa to, tổ chức lễ lớn...lấy đó làm Phật sự, việc giác ngộ giải thoát xem nhưvô phần. Muốn thấy chân tâm, Phật tánh, trước tiên chúngta phải dừng vọng niệm. Vọng niệm đã dừng thì tâm thểlặng lẽ tràn đầy trong sáng hiện tiền, chẳng cần cầumong trông đợi cũng tự thấy. Song vọng niệm không phảidễ dừng, nó đã thành một dòng sanh diệt liên tục trongchúng ta. Ðể chận đứng nó, trước tiên chúng ta phải đậpnát đối tượng chủ yếu làm cơ sở phát sanh của nó làngã và pháp. Dùng trí Bát-nhã thấy ngã pháp như huyễn hóa,là chiếc búa thần đập tan đối tượng chủ yếu của vọngniệm. Ðối tượng đã đổ vỡ thì vọng niệm còn nươngđâu phát sanh. Thế là, nhờ trí tuệ Bát-nhã thấy ngã phápnhư huyễn hóa, hành giả đạt đến tâm thể chân thật khônghuyễn hóa.

BITRÍ TRÒN ÐỦ

Trítuệ khai phát, hành giả tháo gỡ lần những mối rối bòngbong trong tâm tư. Ðến khi mọi việc suôn sẻ, trí giác trònsáng là xong phần tự giác. Phần giác tha do tâm từ bi thúcđẩy, đến lúc viên mãn thì công phu hành giả mới đượctròn đủ. Khi thực hiện giác tha, hành giả phải chuẩn bịthế nào? Tâm từ bi là ban vui cứu khổ. Chúng sanh có nhiềuloại khổ, không ngoài hai thứ, khổ về vật chất, khổ vềtinh thần. Khổ về vật chất tuy cấp bách song không trầmkha miên viễn bằng khổ về tinh thần. Thể hiện lòng từbi bằng hành động bố thí, trong ba thứ bố thí, tài thílà đứng đầu. Vì thích ứng với nhu cầu cấp bách vậtchất, nên phải thực hiện tài thí trước. Người đang đóirét mà mời đi nghe pháp là việc làm của kẻ dại khờ. Trướcnhất, chúng ta phải cho họ có cơm ăn, cả áo mặc, sau mớihướng dẫn về đạo lý thâm sâu. Do đó, pháp thí Phật đặtsau tài thí. Phật tử muốn cứu người thoát khỏi cái khổtrầm kha, miên viễn của tinh thần, trước phải lo giúp đỡngười giảm bớt cái khổ về vật chất. Vì thế, tuy thấythân như huyễn hóa, các pháp như huyễn hóa, chúng ta vẫnphải cần cù lao động làm ra nhiều tài sản của cải đểgiúp những người cần giúp, nhiên hậu mới đem chánh pháphướng dẫn giáo hóa họ. Thấy thân như huyễn, các pháp nhưhuyễn, để rồi nhìn cảnh ngắm trăng nhịp đùi ngâm thơ,là người không có lòng từ bi, không hiểu thấu ý nghĩa Phậtdạy. Hoặc gặp ai cũng cố gắng khai mở trí Bát-nhã cho họ,mà không đếm xỉa gì bản thân người đang no hay đói, làkẻ thuyết pháp chẳng hợp thời cơ. Vì muốn cứu cái khổtrầm kha miên viễn tinh thần của mọi người, chúng ta phảicố gắng nỗ lực cứu cái khổ cấp bách vật chất cho họtrước đã. Ðược vậy, sự tự giác giác tha, chúng ta mớitròn đủ. Tự giác là trí, giác tha là bi, đạo Phật chủyếu đưa người đến giác ngộ, nên bi trí đều cùng mộtchữ giác.

KẺSI MÊ, NGƯỜI TRÍ TUỆ CAN ÐẢM HY SINH

Kẻsi mê can đảm hy sinh không ngoài ba yếu tố chính là tham lam,sân hận, si mê. Vì tham danh, tham lợi, tham sắc..., họ canđảm hy sinh, vì đam mê không mãn ý, họ can đảm hy sinh, vìnóng giận hận thù, họ can đảm hy sinh. Sự can đảm hy sinhcủa họ do động lực bên ngoài thúc đẩy. Họ can đảm trongcái sợ sệt, hy sinh trong cái liều lĩnh. Người đời muốnlợi dụng lòng can đảm, hy sinh của họ, bèn cám dỗ bằngdanh lợi, kích động bằng hận thù, xây dựng bằng lý tưởng.Bởi không tự chủ được, họ phải làm theo cái gì mà ngườikhác muốn họ làm. Cuộc sống của họ xem ra rất ngang dọcanh hùng, song là cái anh hùng của người khác tạo nên. Họhy sinh trong cái tự cao, ngã mạn, hoặc trong nhắm mắt đánhliều.

Ngườitrí tuệ can đảm hy sinh do nhận chân lẽ thật, vì lòng từbi cứu khổ chúng sanh. Khi thấy rõ thân này duyên hợp nhưhuyễn, chúng sanh không biết chấp là thật, gặp cảnh khổliền kinh hoàng, hoảng sợ. Người trí tuệ thấy thế dámhy sinh thân mình để đem sự an vui cho người. Ðôi mắt trítuệ với lòng từ bi, người trí tuệ can đảm hy sinh giúpngười, cứu vật, không do động lực nào khác thúc đẩy.Nói can đảm hy sinh, mà thật không có gì đáng hy sinh. Bởithấy thân như huyễn hóa, sự còn mất có đáng gì, gọi làhy sinh. Cho nên, hy sinh cho mọi người, vẫn không thấy cómình hy sinh, đây là tâm hồn Bồ-tát. Bồ-tát thấy chúngsanh khổ coi như mình khổ, xả thân mình giải khổ cho ngườilà việc làm dễ dàng thường nhật của Bồ-tát.

KẾTTHÚC

Quanhững lý do trên, chúng ta được quyền khẳng định rằngthấy thân giả dối là đúng lẽ thật, là diệt trừ tam độc,là giải thoát sanh tử, là tích cực vì người, là can đảmhy sinh, không phải là quan niệm bi quan yếm thế. Mọi khổđau, mọi hèn nhát, phát nguồn từ bản ngã khổng lồ. Phátan được bản ngã này, có sự lợi ích nào chẳng dám làm,sự đau khổ nào mà chẳng dám cứu, sự hiểm nguy nào màchẳng xông vào. Bồ-tát Ðịa Tạng đâu không nói "ta khôngvào địa ngục, ai vào địa ngục". Có phải chăng là mộtsức mạnh vô biên, khi thấy thân không thật. Chỉ trừ bọnphàm phu, sau khi trà dư tửu hậu, ngồi suy gẫm cuộc đời,thấy kiếp sống mỏng manh cuộc đời tạm bợ, nảy sanh raquan niệm chán đời. Với cái nhìn của bọn người này, khôngdính dáng gì với trí tuệ Bát-nhã. Trí tuệ Bát-nhã khôngrời từ bi. Bi trí viên mãn mới tròn Phật quả.










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14425)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
05/04/2013(Xem: 11152)
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".
04/04/2013(Xem: 2258)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 13554)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 6711)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6497)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 7786)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5824)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 5207)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 6493)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]