Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

31/12/201205:56(Xem: 6589)
Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

Phat tri thuc
Giáo Dục Phật Giáo Và Định Hướng Tương Lai

Thích Phước Minh

Nam Mô Bổn Sư Thí ch Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn thiền đức tăng Ni! Kính thưa Hội thảo!

Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.

Để chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam vào cuối năm 2012, đồng thời để được tiếp thu nhiều ý kiến sáng tạo của Tăng Ni tôn túc, những học sĩ, thức giả chuyên gia các ngành giáo dục, hầu mong tìm ra hướng đi mới cho nền Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Ban Giáo dục Tăng Ni TW tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển". Hội thảo được tổ chức vào ngày 8 -9 tháng 5 năm 2012, tại Học viện Phật giáo Việt Nam Hà Nội. Hân hạnh được mời tham dự và đóng góp tham luận. Trước hết thành kính gởi lời chào mừng trân trọng nhất đến Chư tôn Giáo phẩm Đại đức Tăng Ni, Ban tổ chức và chư vị thức giả tri thức, cung chức sức khoẻ, an lạc. Chúc Hội thảo thành công viên mãn. Thứ đến xin được trình bày một số ý thiển cận của mình thông qua đề tài “giáo dục Phật giáo và định hướng tương lai” chủ đề này trong quy định của ban tổ chức.

Kính bạch Chư tôn đức. Kính thưa Hội thảo.

Nói đến Giáo dục là nói đến việc đào tạo con người, tất cả các nước trên thế giới đã và đang phát triển bền vững về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá......, điều kiện tiên quyết vẫn là yếu tố giáo dục được quan tâm đúng mức. Đối với Giáo dục Phật giáo việc đào tạo con người không phải để có kiến thức làm nên của cải vật chất, mà làm con người hoàn hảo mẫu mực, có nghị lực và trí tuệ vượt qua sự cám dỗ của danh vọng, vật chất và tình cảm đời thường; tiến xa hơn một bậc nữa là dự vào hàng trung tôn cao quý trong nhân loại.

Phật giáo Việt Nam ngày nay, song hành với đà phát triển của đất nước, từng bước ổn định đi vào nề nép, cơ quan hành chánh của Giáo hội đ ược kiện toàn vững mạnh từ Trung ương đến các quận huyện, tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước. Chùa chiềng khắp nơi lần hồi phục hưng, trùng tu trang nghiêm. Học viện ố 04 trường, Cao đẳng 9 lớp, Trung cấp Phật học 33 trường và gần 100 lớp sơ cấp chia đều cho các tỉnh thành. Với số lượng như thế thật đáng vui mừng, nhưng về tương lai lâu dài thì cần phải có quyết sách và định hướng mới. Cho nên Ban giáo dục Tăng Ni tổ chức hội thảo lần này thật đúng thời, đúng lúc và đầy tinh thần nhiệt huyết với sự nghi ệp giáo dục và Giáo hội Phật giáo nước nhà.

Để đóng góp một số ý cho công tác Giáo dục Phật giáo trong tương lai xin được trình bày một số ý như sau:

- Cơ sở vật chất: So với mật độ địa lý nước ta hiện nay, cũng như Tăng Ni sinh hiện có thì số lượng trường lớp mở ra như trình bày ở trên thì quá nhiều. Một số trường hiện nay không đảm bảo số lượng Tăng Ni cho một lớp học. Nên chăng vài ba tỉnh thành lân cận mở một trường cao đẳng hoặc trung cấp, (tỉnh này mở trung cấp thì tỉnh kia cao đẳng v.v.).

- Giáo trình giáo dục: Chưa có giáo án đồng bộ (việc này nghe ra đã định hướng từ lâu nhưng chưa thực hiện), nên việc giảng dạy còn mang tính tự phát chưa đem lại hiệu quả cao. Mặc khác Tam tạng Thánh điển Phật giáo hiện nay có rất nhiều người dịch, nhiều người viế t nên có nhiều luồn tư tưởng đối nghịch nhau, tông phái này chỉ trích, bài bát tông phái khác...Cần chọn lọc một số kinh luật luận nhất định để đưa vào giảng dạy.

- Giảng viên đứng lớp cần có đào tạo sư phạm chuyên mônmột cách bài bản, thông qua các lần sát hạch, cấp bằng sư phạm để về đứng lớp tại địa phương cũng như có thể tham gia giảng dạy các trường trên cả nước.

- Chất lượng đào tạo hiện nay tại các học viện chưa cao nên một số cử nhân Phật học ra trường về địa phương không có khả năng đứng lớp giảng dạy,mà có chăng thì giảng dạy cũng không có hiệu quả là bao. Nguyên nhân nguồn đầu vô của học viện hiện nay quá dễ dàngnên đầu ra không đảm bảo chất lượng.

- Các trường trung cấp chưa có chế tài nghiêm và những yếu tố khích lệ khác, chẳng hạn như cấp học bổng hằng tháng cho học sinh khá giỏi để có động lực cho Tăng Ni sinh phấn đấu trong học tập.

- Kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục của Phật giáo chúng ta dường như chưa hề có ai nhắc đến, các tỉnh có trường, Ban giám hiệu tự vận động cân đối chi phí để tồn tại, không có các khoảng ưu tiên nào khác từ nguồn của giáo hội trung ương hoặc Ban trị sự. Giảng viên đứng lớp cũng chỉ đem nguyện lực cống hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, lương hướng cũng chỉ là phụ cấp thù lao lộ phí xăng dầu.

- Vẫn biết rằng chỉ có Giáo dục tốt mới duy trì và phát triển mạng mạch Phật pháp, đem đạo vào đời. Đào tạo được một Tăng Ni có tài đức thì có thể làm được nhiều ngôi chùa và hướng dẫn được rất nhiều người tu học đúng chân lý, góp phần rất lớn vào công tác phát triển giáo hội. Nhưng hiện nay tại Việt Nam vai trò của ngành giáo dục Phật giáo ít được nhiều người nhắc đến. Nói một ý vui, mỗi lần được tham dự lễ khánh thành chùa, đúc chuông v.v. thường bắt gặp treo câu nói kinh điển “Làm chùa, tạo tượng, đức chuông ba công đức ấy thập phương nên làm”, hoặc giả câu này cũng thường được nhắc đến khi các bậc tôn túc đáp từ. Tự hỏi tại sao công đức đào tạo Tăng tài to lớn thế mà chẳng mấy khi có ai nhắc đến. Thử hỏi cứ đà như hiện nay Phật giáo tương lai không biết sẽ đi về đâu ?.

Thông qua những nhận định trên, chúng tôi thiết nghĩ ngành Giáo dục Phật giáo cần phải có định hướng mới, chú trọng về chất lượng hơn là số lượng. Trung Ương Giáo Hội cũng như Ban Tăng Sự cần quy định nghiêm khắc hơn về thủ tục cho thọ giới đối với những hành giả sống hơn nữa đời người, vào chùa xuất gia vài năm được thọ giới Tỳ Kheo, ăn trên ngồi trước, không theo học trường lớp nào cả. Thử hỏi dễ dãi như vậy cũng góp phần làm nhuộc chí hướng cầu học cho lớp trẻ hiện nay. Phải chăng Phật giáo thời tiền Trần rất thịnh hành, Vua quan sũng ái hàng Tăng sĩ nên ai cũng có thể cạo đầu xuất gia ở chùa, số lượng Tăng Ni quá nhiều so với lượng dân số, người có chí hướng học Phật thì ít, kẻ không học buôn thả ăn chơi thì nhiều, nên làm mất niềm tin nơi số đông quần chúng dẫn đến Phật giáo bị suy thoá. “Đến cuối thế kỷ thứ XIV, giáo hội bắt đầu không còn kiểm soát được tăng sĩ nữa. Năm 1396, vua Thuận Tông xuống chiếu thải bớt tăng sĩ dưới năm mươi tuổi, ...tất cả các tăng sĩ Phật giáo và đạo sĩ Lão giáo đều phải đến trình diện và kiểm xét khảo thí. Ai thi đậu thì cho làm tăng sĩ và đạo sĩ, còn ai thi hỏng thì bắt hoàn tục...” (trích “Vài nét về PG thời Trần” của Tuệ Quang).

Trong khuôn khổ cho phép, không thể trình bày hết mọi vấn đề cần thiết cho tương lai của nghành giáo dục Phật giáo nước nhà, người viết chỉ mong làm sao tất cả những các ban ngành trực thuộc Giáo hội PGVN đều đồng lòng quan tâm ngành Giáo dục, để tương lai không bị trược dốc như cuối thời Trần đã nói trên. Một ước mơ cuối cùng, chúng ta phấn đ ấu làm để một ngày nào đó văn bằng tốt nghiệp Học viện và Cao học Phật giáo có giá trị thực thụ xứng tầm với văn bằng Đại học ngoài xã hội. Để những người tu sĩ có tinh thần nhiệt huyết cống hiến được nhiều hơn cho Đạo pháp và Dân tộc.

Cuối cùng kính chúc chư tôn đức, quý liệt vị sức khoẻ, an lạc. Chúc Hội thảo thành công viên mãn.

TT THÍCH PHƯỚC MINH

UVBGDTN, PBTS, HT T Cao Trung Phật Học tỉnh Quảng Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9309)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28821)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6573)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 16087)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17495)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35622)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10916)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8139)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12147)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15298)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]