Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực Tại là Chân Như

23/03/201711:20(Xem: 11138)
Thực Tại là Chân Như



hoa sen 2-f
THỰC TẠI LÀ CHÂN NHƯ

Đức Hạnh

 

 Định nghĩa.

Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,  trong chợ, bãi đậu xe (parking), sân banh, v.v…Tất cả đều có vô số vạn hữu : cỏ, cây, muôn thú và con người, gọi chung chư pháp đang hiện hữu trên vũ trụ. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Qua đây, cho ta có một nhận thức đích thực rằng; thật tướng của vạn hữu, chư pháp chính là “Thực tại  siêu việt” muôn đời từ lúc quả đất này được thành hình, có tên cõi Ta bà, quốc độ của loài người, là nền tảng, là nhân duyên tạo nên vạn hữu: biển cả, cỏ, cây, sông, núi, muôn loài vật mang hình tướng dị biệt khác nhau và các chủng tộc con người, cho nên mới gọi Thực tại siêu việt. Siêu việt, ở cái chỗ, là không do một đấng Thượng đế siêu nhiên, tạo hóa nào sanh ra vạn hữu và con người. Tất cả đều do vô số nhân duyên giả hợp kết tụ, tạo nên một cách rất trật tự. Sau đó, tất cả bản thể muôn loài dần dần bị hủy diệt và tan rã, do các duyên hết lý do tồn tại, chứ không do một thượng đế, chúa tể nào có thể trừng phạt, hủy diệt. Thật là đúng theo quy luật Duyên Sinh- Duyên Diệt, có hợp có tan. Chân Như, siêu việt được thấy ngay Thực tại là chỗ đó. Với loài người, một loài có giác linh (cái biết tối thượng), do quả báo nghiệp của quá khứ hòa hợp vô số nhân duyên, cho nên bản thể loài người siêu việt hơn hết trong tất cả muôn loài vật (hữu tình chúng sanh).

   Với hàng Phật tử Việt Nam chúng ta nói riêng đang sống trên đời này, ai cũng phải đã hơn một lần có mặt (hiện hữu) ở những nơi nào đó (Không gian thực tại) vào ban ngày, hoặc đêm (chưa ngủ), để hành hoạt vô số việc lợi ích về mặt vật chất, tinh thần cho Đạo pháp, xã hội, đời sống của cá nhân và gia đình mình luôn được tồn tại, ắt phải tiếp cận mọi thứ vạn hữu và các giới con người ngay trong thực tại. Thì ắt hẳn, đã nhìn thấy vô số hình tướng dị biệt đó trên không trung, dưới đất, chung quanh, trước mặt…

   Nói về vị trí, nơi chốn thực tại của mỗi người chúng ta hiện hữu phải tiếp cận, thì rất nhiều, tùy theo hoàn cảnh, môi trường mà có. Ví dụ như những nơi có mặt: Ngồi uống cà phê ở thềm nhà nhìn mưa rơi ngoài sân, đứng chờ xét vé lên tàu, đứng ở sân ga chờ đón thân nhân về, ngồi ăn ở quán cơm tại con hẽm nhỏ Eden Sài Gòn, ngồi ăn Phở ở tiệm Phở Gà đường Hàng Nón Hà Nội, đứng trên cầu Thê Húc nhìn mặt nước Hồ hoàn Kiếm trong buổi sáng ban mai Hà Nội, đứng ngồi xem các cầu thủ đá banh, ngồi nghe Tăng giảng pháp tại chánh điện, trao quà tình thương cho những người già neo đơn, cắt cỏ trong vườn, đang chiên đậu hủ tại bếp, đang lái xe trên Free way, ngồi thuyền trên sông Hương, mua hàng tại chợ  Đồng Xuân Hà Nội, đứng tham dự đại lễ Phật Đản tại bãi cỏ xanh, v.v…Những nơi trên được biểu thị cho nghĩa của thực tại. Tức là tất cả hành động của người, và những cảnh vật được xảy ra ngay hiện tại chung quanh ta lúc đó, ra sao, như thế nào: buồn, Vui, hung dữ, hiền hòa, êm đềm, cay cú, thái độ đố kị, lịch sự, hòa ái…của tha nhân xã hội, bạn Chùa và của thiên nhiên như : tiếng suối chảy rào rào,  hoa đang nở, thuyền chao trên mặt nước, sóng vỗ rì  rào, tiếng chim hót, những cành liễu lắc lư trước gió, v.v… Chính những hiện tượng trên có liên đới đối với mỗi con người chúng ta, đều là lý chân thật cả hai mặt : Thiện và Ác, Ân tình, Phản bội,… nên chi được gọi là Chân như, tức là rõ ràng; ác ra ác, thiện ra thiện, hiền hòa ra hiền hòa, không thể lẫn lộn. Đừng nghĩ rằng thiện là chân như, còn ác không chân như ! Cái gì đúng theo quy luật, gọi là Chân như. Với con người, có hành động thiện, ác do bởi bản tính của họ vốn là như vậy. Với thiên nhiên, là do những duyên thiên nhiên tạo nên như vậy. Chẳng hạn không khí chuyển động nhẹ tạo ra gió, mạnh hơn thành bão. Nước trong biển cả, ao hồ bị bốc hơi bởi sức nóng mặt trời, rồi bay lên không trung thành mây. Mây kết tụ lại, bị sức nóng mặt trời làm tan ra thành nước, rơi xuống đất, gọi là mưa. Trên vũ trụ này, đang có hằng triệu hiện tượng xảy ra trong thực tại. Hiện tượng nào, cũng đều chứa đựng nguyên lý chân thật như vậy của chúng trong đó. Thêm một vài ví dụ nữa về con người. Chẳng hạn như hành động hung dữ, nói năng thô lỗ, hay hiền hòa, nhã nhặn (tướng như vậy) do bởi tánh tham, sân, si  hay từ bi vốn có trong tâm ( hiền lành, hung dữ ).

   Chân Như.

Chân, nghĩa là lý chân thật. Như, nghĩa là như vậy đó (lý chân thật như vậy). Trên vũ trụ này, với con người trong mọi chủng tộc trên thế giới có tánh hung dữ, tham lam, sân si, sát nhân…Hay đạo đức, hiền lành, từ bi, hỷ xả…là do quả báo nghiệp của kiếp trước đang tồn tại trong tâm thức, là lý chân thật như vậy. Với vô số bản thể của vạn hữu : Cái bàn, chiếc xe hơi,  cái mõ, chuông,… Cỏ, cây, hoa lá, sông, núi, mây trời, sấm sét, mưa to, gió lớn…Muôn loài vật và con người vốn có bản thể sai biệt nhau: Người béo, người ốm, cao, lùn, da trắng, da đen… Tất cả, không tự có thân, mà phải do vô số nhân duyên đã kết tụ lại mà thành nhiều hình thể dị biệt, có tên ông Xoài, bà Ổi khác nhau, đúng cái lý duyên sinh chân thật như vậy. Về cây trái, vật dụng cũng như vậy, tất cả đều do vô số nhân duyên (đất, nước, gió, lửa, phân bón) tạo nên, và bàn tay con người là chủ chốt. Và được nhân loại đặt tên Cam, Quít, cái bàn, chiếc xe, con thuyền, vân vân, tất cả là giả danh. Tất cả đều hiện hữu trên mặt của trái đất này, tức là không gian thực tại đang dung chứa vô số bản thể chúng sanh có tình, không tình, do đó mới có ra cụm từ “Thực Tại là Chân Như”.

    Trở lại cụm từ Thực tại. Thực tại luôn được đi cùng với Chân Như, là một mệnh đề, mang nội hàm “Thực tướng của vạn pháp là Vô ngã”. Nghĩamọi bản thể vạn hữu không tình, có tình như vậy, là do vô số duyên giả hợp kết tụ mà thành. Cho nên, cụm từ (phrase) “thực tướng là chân như”, chính là “bài học tỉnh thức”, riêng đối với những hành giả trong đạo Phật, đang đi tìm cho mình con đường giải thoát, là phải hiểu và biết đến tinh yếu của“Tỉnh thức”. Dù cho vị này học và tu pháp Thiền, vị kia tu Tịnh độ niệm Phật A Di Đà, vị nọ tu tập giáo pháp vô ngã, quán chiếu vô thường, vị khác tu tập mật tông trì chú giải nghiệp…Tất cả phải biết đến năng lực của Tỉnh thức vào thực. Nó là cây đèn trợ giúp cho tâm các hành giả luôn an trú trên dòng sóng an tịnh khi tu tập các pháp :Thiền, Tịnh, Mật tông, Quán niệm. Do vậy phải thường hằng đem tâm tỉnh thức, trở về thực tại, đừng để cái tâm khỉ, tâm ngựa của mình, nó đi rong chơi theo ngoại cảnh, suy nghĩ việc kia, chuyện nọ, gọi là thất niệm. Bởi vì mỗi người chúng ta sống trên đời này, ai cũng phải có vô số việc làm tại gia đình, ngoài xã hội, trong chùa (tu tập, phật sự). Mà như thế, nếu tâm không tỉnh thức, mọi việc khó thành tựu. Ta nên biết rằng; ta hành động bất cứ việc gì, là phải có tâm duyên vào, đó là tâm tỉnh thức vào thực tại. Nó chỉ đạo, thì mọi việc mới được thành tựu. Nhưng, mỗi việc làm như vậy, chỉ có một tâm tỉnh thức thôi, gọi là tâm nào việc đó, tâm nào đạo (phương cách) đó, không bao giờ có 2 tâm trong một việc, (Không ai thể tắm cùng lúc hai dòng sông). Một việc mà 2 tâm, không bao giờ được thành tựu. Tâm thứ hai xen kẽ vào, gọi là tâm con khỉ hay con ngựa,. Tức thì, mình phải giữ tâm tỉnh thức của mình, thì tâm khỉ, ngựa tự động biến mất. Bằng không, việc đang làm đó sẽ bị sai, không chính xác, không đúng chất lượng theo nguyên lý đích thực của nó. Cho nên, đại chúng :Tăng, Ni, Phật tử tại Tu viện Lộc Uyển (San Diego- Cali- Hoa Kỳ) đang làm các việc khác nhau khắp nơi : Nấu bếp, quét sân, bưng thức ăn ra bàn, ngồi nghe pháp tại hội trường, v.v… khi nghe tiếng chuông Bảo Chúng hay gia trì vang lên, đi vào không gian. Tức thì, mọi người đang làm việc khắp nơi, phải dừng tay, đứng lại, ngồi yên, im lặng. Còn đại chúng ngồi nghe Pháp trong hội trường Thái Bình Dương, thì ngồi thẳng lưng, mắt nhìn xuống, hít thở. Đó là một trong của ý nghĩa trở về thực tại để thấy chân như trước mặt. Sau một phút tỉnh thức, tất cả mọi người trở lại sinh hoạt bình thường.

   Chúng ta nên biết rằng; ngoài xã hội, trong gia đình, tại ngôi Chùa, tất cả đều có hằng ngàn công việc khác nhau để phục vụ cho xã hội, người thân trong gia đình, cho chúng sanh và đạo pháp. Trong hằng ngàn công việc đó ở mỗi nơi khác nhau. Thì mỗi mỗi việc đều xảy ra ngay thực tại dù ngày hay đêm, mà tâm là chủ nhân chỉ đạo cho thân tri hành đúng theo nguyên lý đích thực của nó, không việc nào giống việc nào.

    Tất cả việc, Phải có tâm tỉnh thức duyên vào, thì mọi việc mới được chính xác, đúng phẩm, đúng lượng, đúng chánh đạo. Nghĩa là việc nào có tâm đó, đừng để  tâm buông lung: Khi tay ta đang rửa chén, hay miệng đang niệm Phật, trì chú…, mà tâm hướng đến việc khác, thì các việc thực tại đó, đều không chính xác, không chánh đạo. Nhất hạng là đang ngồi nghe chư Tăng giảng Phật pháp, tâm của các cử tọa càng tỉnh thức vào thực tại, thì mới có thể hiểu rõ khế lý của bài Pháp. Vì thế, chư Tăng, Ni trong vai trò giáo thọ thường nhắc nhở các Tăng, Ni sinh, nam nữ Phật tử đang ngồi nghe Pháp, phải đem tâm trở về thực tại, tỉnh thức . Đó  là một trong những ý nghĩa trở về thực tại, đưa tâm trở lại vị trí thanh tịnh để thấu triệt khế lý của Phật pháp (chân như), bởi vì Lý bao giờ cũng làm sáng tỏ đạo. Không phải chỉ có các giới tu thiền định mới đem tâm trở về thực tại để thấy Chân Như, mà tất cả hành giả trong đạo Phật đang học và hành đạo, đều tri hành đem tâm trở về thực tại, để bắt gặp Chân Như, ngộ đạo.

  Là Phật tử đúng nhãn hiệu, đều là những hành giả đích thực đi tìm cho mình con đường giải thoát trong đạo Phật bằng học, tu tập Phật pháp để ngộ lý, thấy đạo mà hành. Đạo, mà quý vị phải thấy để hành, đó là cái đạo lý Vô ngã, Vô thường. Vô ngã, Vô thường, chính là Chân Như. Hai đạo lý này, tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì có sự tương duyên, liên đới nhau theo quy luật không thể tránh khỏi như hình với bóng. Nói rõ hơn; mọi bản thể hiện hữu đều do các duyên giả hợp, không có thật, cho nên luôn bị định luật vô thường làm tan rã. Do đó, các hành giả phải thường hằng tự nhớ đưa tâm mình tỉnh thức vào thực tại, để nhận diện thực tại, mới có thể thấy rõ các đạo lý duyên sinh, duyên diệt, vô ngã, vô thường, chứ đừng chờ có dịp ngồi thiền trong hội trường nghe tiếng chuông, hay đem tâm quán niệm mới thấy vô ngã, vô thừơng, sinh, diệt. Bất cứ lúc nào, nơi đâu trên vũ trụ này, đều có vô số chúng sanh có tình, không tình đang hiện hữu vào thực tại, Ta đều có thể trực nhận ra các chân lý nói trên, khi tâm hồn ta tỉnh thức trong thanh tịnh. Nói như lời Bồ Tát Thái Hư Đại Sư : “Thanh tịnh đạo tràng. Có ngay trong Cao Lâu, Tửu điếm”.

  THỰC TẬP NHẬN DỊÊN CHÂN NHƯ.

 Nhận diện thực tại, là một quy luật không thể tránh khỏi đối với các hành giả trong Phật giáo, nếu không nói rằng mong cầu giải thoát, là phải nhận diện, để bắt gặp Chân Như (lý chân thật) chứ không gì khác hơn. Do vậy, nhận diện thực tại của các hành giả trong Phật Giáo ở 3 trường hợp, phải tri hành sau đây:

     Một- Nhận diện Các Chủng Loại Của Thức a- lại- da.

  Thức A-lại-da (A-lại-da-thức), là một cụm từ để chỉ cho cái tâm biết của tất cả chủng loại Hữu tình chúng sanh; từ nhỏ tý xíu, như những con:  phù du, sâu, bọ, rận, rệp, nghiêu, hào, tôm, cá, v.v… Cho đến những loài có lông : Chim, gà, vịt, ngỗng… Những loài có lông mao như: trâu, bò, dê, ngựa, vân vân. Và kể cả các chủng loại con người có màu da đen, trắng, vàng, đỏ. Tất cả chủng loại hữu tình chúng sanh nói chung: con Người, Súc vật, đều có cái tâm biết. Riêng các loại súc sinh nhỏ, lớn nói chung sau khi chết, có thể được tái sinh trở lại làm người, hay tiếp tục bị thác sinh trờ lại kiếp súc sinh. Cho nên có 2 thứ hồn: giác hồn, sinh hồn, do các nhà tâm lý học Đông phương đặt tên, tức là có tâm biết thấp hèn của muôn loài súc sinh. Với loài người có tâm biết cao hơn, gọi là linh hồn. Vì thế cho nên được nhóm Lăng Già: Bồ tát Thế Thân, Vô Trước, là hai luận sư về triết lý Duy Thức Học, đã bát bỏ không có linh hồn tồn tại trong bản thể con người, chỉ có thức. Do đó, hai Ngài đã đặt cho tên A-lại-da thức, thay thế cho linh hồn, cái tâm biết rất linh diệu của con người và kể cả muôn loài súc sinh bé nhỏ. Do đã được biết; tất cả do có Phật Tánh qua lời Phật xác định: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh).

   Thức a-lại- da, là cái biết của con người thật tinh khôn, tinh anh. Gọi tâm biết tinh khôn của loài người là tri thức. Biết cao hơn, gọi là trí thức. Trên trí thức gọi là trí giác, trí huệ, tuệ giác. Tất cả, nói chung, là Thức, nghĩa là biết của A-lại-da-thức từ hạ cấp, trung cấp, đến thượng cấp.  

    Để phủ nhận cái gọi là linh hồn, cũng như bác bỏ linh hồn không thể tồn tại trong bản thể con người, cho nên nhóm Lăng Già đã thay danh từ linh hồn bằng cụm từ “Thức a- lại- da.Thức a-lại-da, được chỉ chung cho tâm biết của muôn loài hữu tình chúng sanh, gọi là Phật tánh, vốn thanh tịnh, trong sáng, không dơ bẩn muôn đời, nằm sâu tận đáy lòng con người. Nhưng luôn bị những thứ vô minh, phiền não, ô trược, …bao phủ, làm cho cái tâm bị u tối, chính là năng lực đưa đẩy tâm bị u mê ám chướng, khởi lên nhiều thứ ngã: ngã nhân, ngã sở, ngã mạn, ngã chấp, tham, sân, si, đố kị, xấu, ác đối với muôn loài chúng sanh và loài người... Để rồi sau đó nói và hành động mang nhiều tội ác, sát hại đối với muôn loài chúng sanh, và nhân loại khắp trên thế giới, là năng lực bị thác sinh vào 3 đường ác, được thấy rõ ở súc sinh.

     Tuy nhiên, Thức a-lại- da phàm phu, vô minh, u tối trong tâm tuần bị lột xác, được thay vào đó Bạch tịnh thức ở ngôi vị Tu Đà Hoàn, tiến lên quả vị thứ Tư Đà Hàm,  A Na Hàm,  A La Hán. Được như vậy, do có quyết tâm học và tu tập, đúng theo định luật nhân quả : Có tu, có quả Thánh, được sinh lên các cõi : Phật, Trời. Không tu không quả Thánh, sau khi chết, Thức a-lại-da phàm phu thì bị đi vào các cõi dưới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, theo định luật nhân quả, được thấy rõ qua nhận diện môi trường thác sinh.    

   Hai. Nhận diện chúng sanh không tình (vô tình chúng sanh).  

   Vạn hữu không tình, thì vô số kể trên khắp không gian của trái đất này, không thể nhận diện cho hết được. Chỉ một số quen thuộc thường nhật, như những thứ :  Xe hơi, máy bay, tàu thủy, thuyền bè, cái bàn, tờ giấy trắng, các loài cây, hoa, cỏ, sỏi, đá, nồi niêu, bình, tách, ly, chén, v.v... Chúng ta hãy nhìn sâu vào bản thể thực tại của chúng, rồi từ từ phân tích, cùng với nhận thức thầm lặng, ta sẽ thấy ngay, chúng được có bản thể như vậy, là do vô số duyên giả hợp lại mà có, chứ chúng không tự thể.

    BA- Nhận Thức Bản Thể Hữu Tình Chúng Sanh (chúng sanh có tình).

   Bản thể chúng sanh có tình ở đây, chính là muôn loài vật có tình từ rất thấp, đến cao. Loài vật có tình rất thấp này, như những loài Ong, bướm, sâu, bọ, cái kiến, v.v…Cái biết của những loài này rất là thấp, gọi cái biết của chúng là giác hồn. Những loài lớn như cọp, beo, voi, nai, trâu, bò,…Có cái biết tham sống sợ chết gọi là sinh hồn (sống theo bản năng)  

  Bốn- Nhận Diện Môi Trường Thác Sinh.

Ta hãy làm một cuộc du hành khắp đó đây, để nhận diện : Những nơi nào có tế bào sống, nơi đó có các chủng loại Thức a-lại-da thấp hèn thác sinh vào đó để hóa thành (hóa sinh) bản thể chúng sanh bé nhỏ. Như ở tại những nơi gềnh đá giáp mặt nước biển, là nơi co tế bào sống, tức thì Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó để thành con Hào. Tại những con Nai, Thỏ… chết sình, hôi thúi, là nơi có tế bào sống, tức thì những Thức a-lại-da hạ cấp thác sinh vào đó thành những thân con Dòi. Dưới những đóng Rơm, là nơi có tế bào sống, tức thì những Thức a-lại-da thấp hèn thác sinh (thấp sinh) vào đó thành Đom đóm, tối đến bò ra, bay lên lập lòe như Ma trơi trong bóng đêm. Trong thùng gạo cũ, có tế bào sống, chính là môi trường thác sinh của Thức a-lại-da, thành loài mọt, v,v...

   Con Sâu Trong Đốt Mía. Trong quá khứ xa xưa, tại Trung Hoa có một vị cao Tăng, xuất gia từ ấu niên, được học và tu tập Phật pháp với các bậc đạo sư danh Tăng. Sống cuộc đời thanh bạch nơi chốn thiền môn: lấy cỏ, cây, hoa trái trong vườn chùa làm bạn đạo. Vì vậy, Ngài trồng một bụi Mía da vàng, loại mía mềm, thân to, đốt dài. Khi bụi Mía trên đà phát triển; thân cao cả thước, đang cho chất ngọt, thì Ngài ngã bịnh. Đang trên giường bịnh, tâm ý Ngài cứ nghĩ đên bụi mía, sinh khởi ý niệm : “ Bụi mía ta trồng, nó đã và đang lên cao, nếu ta chết, chắc chắn ta không được ăn”.

   Do vì tâm còn luyến tiếc bụi mía, cho nên sau khi chết, Thức a-lại-da của Ngài đã bị thác sinh làm thân con Sâu trong đốt mía để ăn mía. (HT Như Ý kể cho Tăng sinh PHĐ-N Trang -1955 khi dạy N K Hiệp Giải).

  Bốn: Nhận thức vào thực tại, để thấy lý  chân thật : Vô thường, Vô ngã.

    Sau khi quý vị đã thông đạt hai đạo cái lý Vô ngã, vô thường rồi, ở bất cứ nơi đâu, khi quý vị đối diện trước con người, vật thể vô tình ở những nơi nào đó, là phải đưa tâm vào, nhìn sâu vào bản thể của chúng mà phân tích thầm lặng : Tất cả đang bị hoại diệt bởi vô thường, do vô ngã . Nhờ cái năng lực tỉnh thức vào thực tại, là cây đèn sáng, quý vị sẽ thấy Ta và người, mọi vật thể chung quanh mình, tất cả đều vô ngã, không tự có thân, đều do các duyên giả hợp tạo nên. Do vì Vô ngã, nên chi phải bị định luật vô thường gậm nhấm bản thân, làm cho cơ thể bị hao mòn từng phần (nội tạng, ngoài da), già nua, bệnh tật và chết. Vật thể nào cứng như sỏi, đá, sắt, đồng cả trăm năm. Cuối cùng, bị con Mọt vô thường gậm nhấm tan rã mất dạng. Xưa kia Ông Bành Tổ sống đời tám trăm tuổi thọ, nay thời còn đâu !

                                                 Đức Hạnh

                                               

       

  THƠ       Đức Hạnh                      HÀNH  THÂM  BÁT  NHÃ

                                                               

Mục đích hành thiền để giũa tâm

                                                                Giũa tâm bằng pháp phải hành thâm

                                                                Hành thâm trí tuệ không riêng một

                                                                Tu một pháp nào cũng giũa tâm

                                                                Giáo pháp viên dung chung chữ giác

                                                                Hành thiền tâm trụ tức còn lầm

                                                                Khi nào không thấy tâm không trú

                                                                Mới thật đúng nghĩa của hành thâm.

     

    

                                                                               

                                                                                 

                                                                

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 28788)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6572)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 16081)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17463)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35583)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10905)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8130)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12133)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15294)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
24/06/2015(Xem: 31278)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]