Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhã Vũ Trụ Stephen Kawking và 10 câu hỏi của tạp chí Times

09/11/201004:48(Xem: 8134)
Nhã Vũ Trụ Stephen Kawking và 10 câu hỏi của tạp chí Times

NHÀ VŨ TRỤ HỌC STEPHEN HAWKING
VÀ MƯỜI CÂU HỎI CỦA TẠP CHÍ TIME

Time Magazine / Trí Tánh dịch

Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.

Ông Hawking là giáo sư Toán tại Đại học Cambridge trong 30 năm (1979-2009), ngồi ở ghế và lấy danh vị giáo sư mà ông Issac Newton đã từng ngồi trước đó. Ông cũng là Giáo sư Danh dự tại Đại học Gonville và Caius College ở Cambridgevà là Khoa trưởng về Nghiên cứu Vật lý Lý thuyết tại Viện Perimeter Institute for Theoretical Physicsở Waterloo, bang 0Ontario, Canada.

Ông được biết đến nhờ những đóng góp trong lãnh vực Vũ trụ học và về môn Trọng lực lượng tử (quantum gravity), nhất là trong môi trường Lỗ đen (black holes). Ông cũng thành công với những tác phẩm khoa học phổ thông đề cập đến lý thuyết của riêng ông hay của vũ trụ học nói chung. Ba trong số nhiều tác phẩm nỗi tiếng của ông là A Brief History of Time (Bantam, Press 1988), The Universe In A Nutshell (Bantam Press, 2001) và mới đây nhất, viết chung với Leonard Mlodinow, là The Grand Design (Bantam Press, 2010).




VNE-Hawking-6524-1510305248

Về cơn bệnh ngặt nghèo và về những phát minh và cống hiến cho tri thức khoa học nhân loại của ông, xin xem sơ lược trong Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/-Stephen_Hawking

Còn về tôn giáo, nhất là những tôn giáo tin vào một Chúa Trời độc thần của Tây phương,trong các tác phẩm đầu tiên, ông dùng từ “Chúa” theo nghĩa ẫn dụ (metaphorical) nhưng như được trình bày trong A Brief History of Time, ông cũng cho rằng không cần thiết phải có sự hiện hữu của Chúa mới giải thích được nguồn gốc của vũ trụ (the existence of God was unnecessary to explain the origin of the universe). Tuy nhiên, trong tác phẩm mới nhất, The Grand Design, cũng như trong cuộc phỏng vấn với báo Telegraphvà chương trình “Thiên tài của Anh quốc” (Genius of Britain) của Kênh truyền hình số 4, ông đã giãi thích rõ hơn rằng ông “không tin vào một Chúa nhân cách hóa("not believe in a personal God."). Ông viết rằng “Câu hỏi là: Cách thế mà vũ trụ khởi đầu thì do Chúa lựa chọn vì những lý do mà chúng ta không hiểu nỗi, hay vì được xác định bởi các định luật của khoa học ? Tôi tin là vì các định luật khoa học”. Ông nói thêm: “Vì có những định luật như định luật về Trong lực nên Vũ trụ có thể và sẽ tự sinh từ hư không” ("Because there is a law such as gravity, the Universe can and will create itself from nothing.").

Trong một cuộc phỏng vấn của chương trình truyền hình ABC(Mỹ) vào ngày 7 tháng 6 năm 2010, ông đã so sánh tôn giáo và khoa học như sau: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo, vốn đặt cơ sở trên quyền lực [áp đặt tín điều, niềm tin], [đối chọi với] khoa học, đặt cơ sở trên quan sát và lý trí. [Đó là] Khoa học sẽ thắng vì khoa học làm có kết quả“ (Hawking compared religion and science in 2010, saying: "There is a fundamental difference between religion, which is based on authority [imposed dogma, faith], [as opposed to] science, which is based on observation and reason. Science will win because it works.”)

hawking04Mới đây nhất, tuần san TIME của Mỹ số ra ngày 15 tháng 11 năm 2010 , trong mục “10 Questions”, một diễn đàn để độc giả khắp thế giới đặt câu hỏi trực tuyến đến các nhân vật nỗi tiếng, đã đăng kếtquả độc giả chất vấn ông Stephen Hawking qua 10 câu hỏi sau đây:

1- Nếu Chúa Trời không hiện hữu, tại sao quan niệm về sự hiện hữu [của Chúa Trời] đó lại trở nên khá phổ thông ?Basanta Borah, Basel, SWTZERLAND.

Tôi không khẳng định rằng Chúa Trời thì không hiện hữu. Chúa Trời là cái danh xưng mà người ta đặt cho Lý do vì sao chúng ta ở đây. Nhưng tôi tin rằng lý do đó là những định luật vật lý chứ không phải một người nào đó mà ta có thể có những quan hệ riêng tư. Một loại Chúa Trời chung chung (An impersonal God)

2- Vũ trụ có biên giới không ? Nếu có, thì ngoài biên giới đó là cái gì ? Paul Pearson, Hull, ENGLAND

Những quan sát xác nhận rằng vũ trụ giãn nở với một tốc độ càng lúc càng gia tăng. Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, trống rỗng hơn và tối tăm hơn. Tuy vũ trụ không có một tận cùng nhưng nó lại có một khởi đầu tại Big Bang. Người ta có thể hỏi vậy thì trước đó là gì, câu trả lời là trước Big Bang thì không có gì cả, giống như không có gì ở phía Nam của Nam Cực vậy.

3- Ông có nghĩ rằng nền văn minh của chúng ta tồn tại đủ lâu để lan vào được trong không gian xa vời không ?Harvey Bethea, Stone Mountain, bang GEORGIA

Tôi nghĩ rằng chúng ta có nhiều hy vọng tồn tại đủ lâu để chinh phục Thái Dương hệ. Tuy nhiên, trong hệ nầy, không đâu phù hợp với chúng ta hơn Trái Đất, do đó, tôi không rõ là liệu chúng ta còn hiện hữu không khi mà trái đất không còn phù hợp cho cuộc sống của chúng ta nữa. Để bảo đảm sự sống sót lâu dài, chúng ta phải lên những ngôi sao. Hãy hy vọng rằng chúng ta còn sống sót cho đến ngày đó.

4- Nếu ông có thể nói chuyện với ông Albert Einstein, ông sẽ nói gì ?Ju Huang, Stamford, bang CONNECTICUT

Tôi sẽ hỏi tại sao ông đã không tin vào sự hiện hữu của các lỗ đen (black holes). Những phương trình trường (field equations) của thuyết tương đối hàm uẫn rằng một ngôi sao lớn hay một đám mây khí lớn sẽ sụp đổ vào trong chính nó và tạo ra lỗ đen. Ông Einstein đã biết điều nầy nhưng không hiểu tại sao lại tự cho rằng một điều gì đó như một sư nỗ tung sẽ luôn luôn xãy ra để tạo ra khối lượng và ngăn ngừa lỗ đen thành hình. Vậy nếu không có sư nỗ tung nầy thì điều gì xãy ra ?

5- Khám phá hay tiến bộ khoa học nào ông muốn thấy trong cuộc đời của ông ?Luca Zanzi, Allston, bang MASSACHUSSETT

Tôi muốn thấy sự hỗn hợp hạt nhân (nuclear fusion) trở thành một nguồn năng lượng thực tiễn. Nguồn nầy sẽ cung cấp năng lượng vô tận, không bị ô nhiểm hay hâm nóng địa cầu.

6- Ông nghĩ chuyện gì sẽ xãy ra cho ý thức (consciousness) của chúng ta sau khi chết ?Elliot Giberson, Seattle, bang WASHINGTON

Tôi nghĩ rằng bộ óc chúng ta giống như một máy vi tính, và ý thức thì giống như một chương trình điện toán. Chương trình nầy se ngưng chạy khi máy vi tính bị tắt đi. Một cách lý thuyết, ý thức có thể tái tạo trên một hệ thống thần kinh (neural network), nhưng chắc là khó lắm vì nó sẽ đòi thu nhập tất cả ký ức/bộ nhớ của mỗi người.

7- Ông nỗi tiếng như là một Vật lý gia kiệt xuất, ông có những quan tâm bình thường nào làm người ta ngạc nhiên không ?Carol Gilmore, Jefferson City, bang MISSOURI

Tôi thưởng thức được tất cả mọi loại nhạc – dân ca, cổ điễn và opera. Tôi cũng chia sẽ thú vui với Tim, con trai của tôi, về cuộc đua xe hơi Formula One.

hawking058- Ông nghĩ rằng những giới hạn thể chất của ông thì đã giúp thêm hay cản trở công việc nghiên cứu của ông ?Marianne Vikkula, Espoo, FINLAND

Mặc dù tôi đã bất hạnh bị bệnh về cơ vận động thần kinh (neuron motor), nhưng tôi lại rất có phúc trên hầu hết những điều khác. Tôi may mắn được làm việc trong lãnh vực Vật lý Lý thuyết, một trong vài lãnh vực hiếm hoi mà tình trạng tàn tật không phải là một bất lợi trầm trọng, và may mắn được trúng số to nhờ mấy cuốn sách bán khá chạy.

9- Ông có cảm thấy một trách nhiệm to lớn đè lên mình khi có người mong chờ ông trả lời được bí mật của đời sống không ? Susan Leslie, Boston, bang MASSACHUSSETT

Chắc chắn là tôi không có giãi đáp cho tất cả mọi vấn nạn về cuộc sống. Trong khi Toán học và Vật lý học có thể cho chúng ta biết vũ trụ đã khởi đầu như thế nào, hai môn nầy lại rất ít công dụng giúp chúng ta tiên đoán được ứng xử của con người vì (tìm hiểu con người thì) có quá nhiều phương trình phải giải. Tôi không giỏi hơn ai cả khi tìm hiểu điều gì làm cho người ta nỗi quạu, nhất là đàn bà.

10- Ông có nghĩ rằng đến một lúc nào đó, nhân loại sẽ hiểu được tất cả những gì cần hiểu về Vật lý không? Karsten Kurze, Bad Honnef, GERMANY

Tôi hy vọng là không bao giờ có thời điểm đó cả. [Tại vì nếu có] Tôi sẽ thất nghiệp mất.

Trí Tánh dịch

California 11/201

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21493)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 6935)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/02/2011(Xem: 33680)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
28/01/2011(Xem: 15111)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
05/01/2011(Xem: 13890)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 36548)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 5686)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
31/12/2010(Xem: 7554)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
24/12/2010(Xem: 7239)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8136)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]