Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Kết

07/04/201720:56(Xem: 4153)
Lời Kết



HT Nhu Dien
LỜI KẾT



Năm 2014 khi tôi đã có dịp trở lại thăm Úc Châu nhân lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư - Về Nguồn lần thứ 8, tổ chức tại Chùa Pháp Bảo Sydney vào tháng 9 năm ấy, sau đó tôi đi Melbourne xuống thăm Tu Viện Quảng Đức của Thượng Tọa Thích Tâm Phương và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng đang làm chánh phó Trụ Trì tại đó. Qua những câu chuyện trà đàm sau những buổi sáng công phu tại chùa, tôi có ôn lại việc tôi và Thầy Nguyên Tạng đã dịch chung một tác phẩm bằng tiếng Anh mang tựa đề là “Peacefull Death and Joyfull Rebirth” và tiếng Việt có tên là “Chết an lạc, tái sanh hoan hỷ”. Sách được ra mắt các độc giả vào cuối năm 2011, đã được mọi người tìm đọc khắp nơi. Sách ấn tống và đã đưa lên các trang nhà như: Thư viện hoa sen, Quảng Đức, Hoa vô ưu, Viên Giác v.v... Tôi có nói với Thầy rằng: “Tại sao chúng ta không dịch chung thêm một tác phẩm bằng tiếng Anh nữa?” Thầy ấy bảo: “Con xin sẵn sàng”. “Thế thì chúng ta hãy bắt tay ngay đi”. Tôi bảo vậy.

Thầy Nguyên Tạng về thư phòng tìm ra một quyển sách bằng tiếng Anh nhan đề là: “The Zen of Living và Dying - A Practical and Spiritual Guide” của Thiền Sư người Hoa Kỳ tên là Philip Kapleau. Ông ta cũng là tác giả của quyển sách nổi tiếng The Three Pillars of Zen (Ba Trụ Thiền) (Xem thêm phần tiểu sử của Tác giả theo sau bài này), đoạn Thầy ấy bảo: “Nhưng đến năm 2017 mới xuất bản được”. Tôi ậm ừ và cầm sách chia ra làm 2 phần như lần trước chúng tôi đã làm. Thầy Nguyên Tạng dịch từ trang đầu đến trang 136 và phần tôi dịch từ trang 137 đến trang 251. Như vậy là an tâm để mỗi người tự lo cho phần dịch sang Việt ngữ của mình. Phần tôi được Thầy Nguyên Tạng mua tặng cho một quyển bằng tiếng Anh và năm sau 2015 Thầy Hạnh Tuệ trong phái đoàn hoằng pháp Âu Mỹ gởi tặng tôi cũng một quyển như vậy cùng Tác Giả. Khi về lại Đức, tôi có nói việc nầy với Hạnh Giả, đang là Giáo Sư ngành Tôn Giáo Học tại Đại Học Jena ở Đức biết và Hạnh Giả bảo rằng: “Con thấy quyển nầy đã được dịch ra tiếng Đức rồi”. Sau đó Hạnh Giả mua tặng cho tôi một quyển bằng tiếng Đức nhan đề là: “Das Zen - Buch vom Leben und Sterben”. Nếu trực dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: Quyển sách Thiền của sự sống và sự chết do Michael Wallossek dịch từ quyển sách tiếng Anh bên trên ra tiếng Đức và được nhà xuất bản O.W.Barth in ấn phát hành vào các năm 1989, 1997 và 2006. Như vậy đã được tái bản bằng tiếng Đức đến 2 lần và bản tiếng Anh bên trên cũng được xuất bản năm 1989 và tái bản năm 1998.

Bây giờ thì tôi đã có đầy đủ tài liệu rồi, nên tìm thời giờ rảnh để đọc. Tôi bắt đầu đọc Part Three - Karma vào ngày 16 tháng 1 năm 2015 tại Chùa Đôn Hậu ở Trondheim, Na Uy và đọc xong lúc19:30 ngày 20.1.2015 trên chuyến tàu ICE chạy từ Strassburg, Pháp Quốc về lại Hannover, sau khi tham dự lễ đặt đá xây Chùa Phổ Hiền tại đó. Như vậy chỉ có 4 ngày là đọc xong sách; nhưng đến ngày 27.10.2015 tôi mới bắt đầu dịch sang tiếng Việt và mãi cho đến hôm nay ngày 22 tháng 2 năm 2016, ngày kỷ niệm đúng 44 năm về trước, tôi đã xa quê hương sang Nhật Bản du học và cũng là ngày Đồng Tín, Đệ Tử đầu của Thầy Hạnh Giới xuất gia tại Chùa Viên Giác, Hannover, tôi mới dịch xong trọn vẹn phần của mình. Như vậy gần 4 tháng mới dịch xong dịch phẩm thứ 66 của tôi; nhưng nếu đến năm 2017 mới xuất bản thì nó trở thành tác phẩm thứ 67. Vì lẽ trong năm 2016 tôi đã ra mắt một tác phẩm nữa về Úc và tôi cũng sẽ viết thêm một tác phẩm nữa về xứ Hoa Kỳ; nơi tôi đã có nhiều lần đi và nhiều lần đến.

Tôi dùng 2 quyển tự điển Đức - Nhật và Anh - Nhật để dịch tác phẩm nầy ra tiếng Việt, mà tôi không dùng tự điển Anh Việt. Vì lẽ tôi muốn nhớ lại tiếng Nhật bằng cách tra tự điển như vậy và nhằm làm phong phú thêm cho dịch phẩm của mình. Nơi nào tiếng Anh tối nghĩa thì tôi đọc qua tác phẩm tiếng Đức và chỗ nào tiếng Đức không rõ thì tôi đọc và tra qua tiếng Anh. Do vậy nếu có độc giả nào đó tò mò muốn đọc văn dịch của tôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì sẽ khó có chỗ đồng thuận. Vì có nơi trong sách tiếng Anh có, mà tiếng Đức lại không; hoặc ngược lại trong sách tiếng Đức có mà sách tiếng Anh lại không. Ví dụ trong nội dung của các phần hay phụ lục, vì dịch giả tiếng Đức muốn cho những bệnh nhân có thể liên lạc với những cơ quan cần thiết cho bệnh tình của mình thì dịch giả phần tiếng Đức cho thêm vào địa chỉ cũng như những phí tổn ở Đức, chứ không tính như ở Hoa Kỳ. Riêng tôi thì tôi dịch đủ của cả hai tác phẩm nầy, dầu cho ở Hoa Kỳ hay ở Đức, người Việt chúng ta đều có thể xử dụng được cả.

Ví dụ phần “Giải thích về từ ngữ” đôi khi bên tiếng Anh không có, mà tiếng Đức có thêm vào, nên tôi vẫn giữ lại và dịch nguyên từ tiếng Đức sang tiếng Việt; hoặc giả bên tiếng Anh có mà tiếng Đức không có, thì tôi thêm vào phần dịch sang tiếng Việt cho phong phú hơn, trong lúc tiếng Đức lại không có. Nhiều lúc tra nhầm tự điển tiếng Anh để tìm trong sách tiếng Đức, mặc dầu đúng vần, nhưng tìm chữ không ra; hoặc ngược lại tôi tra tự điển tiếng Đức, nhưng dò bên sách tiếng Anh lại không có. Thế rồi tự mình thưởng cho mình một nụ cười và trở về làm việc như cũ. Tôi tin rằng khi dịch mà có tra cứu cả hai hay ba ngôn ngữ như thế nầy, chắc chắn sẽ phong phú cho dịch phẩm nầy hơn.

Nghe Thượng Tọa Nguyên Tạng nói rằng: Dịch phẩm “Chết an lạc, tái sanh hoan hỷ” đăng trên Website của Trang nhà Quảng Đức, Hoa Vô Ưu, Viên Giác và Thư Viện Hoa Sen từ năm 2013 đến nay (2016) đã gần 100.000 lượt người vào xem rồi và hy vọng dịch phẩm nầy sau khi xuất bản và đăng lên các Website sẽ có nhiều người vào xem; đó chính là điều hân hạnh nhất của người chấp bút viết những lời chân thật nầy.

Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy, tôi dành mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để cùng với Thầy Hạnh Giới, hiện đang Trụ trì Chùa Viên Giác, Hannover xem lại và giảo chính dùm tôi những câu văn không rõ ràng hay ý đoạn không thông, để câu văn tiếng Việt được trôi chảy, vì Thầy ấy tốt nghiệp Tiến Sĩ Anh Văn và Tôn Giáo Học nên tôi đã cậy nhờ Thầy ấy giúp tôi việc nầy. Ngày xưa học trò cái gì không biết thì đi hỏi Thầy. Bây giờ thì ngược lại có nhiều cái Thầy phải hỏi lại học trò ở nhiều lãnh vực như: Ngôn ngữ hay cách xử dụng computer như thế nào v.v... Tôi đọc lên từng câu và từng ý đã dịch, Thầy Hạnh Giới nghe và đối chiếu cả sách tiếng Anh lẫn tiếng Đức để chỉnh lại những từ nào cần chỉnh, ý nào cần sửa lại v.v...

Thiện Đạo Uông Minh Trung, thư ký văn phòng chùa đã chịu khó đánh máy lại từng trang đã được chỉnh sửa; sau khi đánh máy xong Thầy Hạnh Giới và Đệ Tử Thông Giáo (Đồng Tín) xem lại văn dịch một lần nữa để câu văn và ý tứ được rõ ràng. Sau khi đánh máy trình bày xong lại phải nhờ Cô Thanh Phi ở tận bên Úc sửa lại lỗi chính tả nữa. Nếu không làm như vậy thì độc giả họ sẽ nói là người dịch xem thường họ. Việc layout trở thành quyển sách như Quý vị cầm trên tay đó, phải nhờ đến Thầy Hạnh Bổn và Anh Như Thân. Còn bìa sách của tôi trong những năm trước Thượng Tọa Nguyên Tạng đều nhờ Đạo Hữu Quảng Pháp Tấn và Đạo Hữu Quảng Pháp Nguyên trình bày; nhưng nay cả hai đều đã theo Phật về Tây, hiện tại Thượng Tọa Nguyên Tạng đã có hai đệ tử khác giúp làm bìa và layout sách, đó là Quảng Duy Minh (Mẫn) và Quảng Pháp Ân (Phú), cầu Phật gia hộ cho các Phật tử vui khỏe, an lạc để tiếp tục đóng góp khả năng và công sức của mình cho Phật Pháp.

Cuối cùng là phần ấn tống cúng dường của Quý Phật Tử khắp nơi như Hoa Kỳ và Âu Châu; nhưng đặc biệt ở Úc và ở Đức, chắc chắn Quý Đạo Hữu Phật Tử khi nghe chúng tôi giới thiệu qua công trình nầy, chắc chắn Quý vị sẽ đóng góp một cách nhiệt tình. Sau đó là in thành sách và gởi đi tặng khắp nơi trên thế giới.

Ở đây tôi không giới thiệu về nội dung mà tôi và Thầy Nguyên Tạng đã dịch qua; nhưng xem qua tiêu đề của sách và mục lục thì hẳn Quý vị độc giả đã hiểu là tác giả và những dịch giả muốn gởi đến Quý vị thông điệp nào rồi. Kính mong Quý vị từ từ mở ra những trang sách mới còn thơm mùi mực được in ấn từ Đài Loan và gởi đến tận tay Quý vị để Quý vị lúc có thì giờ thì trang trọng lật sách ra xem. Đó là niềm vui của Quý vị và của chúng tôi nữa.

Xin cầu nguyện Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Long Thiên, Hộ Pháp gia hộ cho hùng tâm của Quý vị luôn quy hướng về ba ngôi Tam Bảo và xin cho con luôn được sức khỏe để có cơ hội diễn đạt tâm tư mình qua văn chương, chữ nghĩa, học thuật, dịch thuật, ngôn ngữ v.v... nhằm trang trải lòng mình đến các độc giả khắp nơi để biết và nhớ đến một người luôn ở bên cạnh Quý vị, dầu cho thời gian có trôi qua và tuổi đời có chồng chất đi nữa.

Kính nguyện được như vậy.

 

Nam Mô A Di Đà Phật,
Viết tại Tu Viện Viên Đức, Mùa Phật Đản lần thứ 2641, Tây lịch 2017.

Dịch giả Thích Như Điển

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 4447)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9212)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3734)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4404)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7208)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3916)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5205)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6329)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7314)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11737)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567