Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm gì với thi thể mình sau khi chết?

22/06/201607:33(Xem: 8147)
Làm gì với thi thể mình sau khi chết?
  • blank
    When a you shift off this mortal coil, there are plenty of funeral options to make sure you're sent off both in a respectful and eco-friendly way. (Getty Images)
6 cách sáng tạo, lãng mạn hay thân thiện với môi sinh, hay… một ý tưởng tuyệt vời nào khác?

Một nhà tang lễ ở Ontario, Canada đã thực hiện việc hóa lỏng xác chết và đổ vào hệ thống cống rãnh. Trước khi bạn hoảng hốt vì những điều mình vừa đọc, xin thưa rằng, chuyện đó hợp pháp!

Nhà tang lễ có tên Aquagreen Dispositions có giấy phép để "hỏa táng không lửa khói" xác những con thú cưng theo cách này, và bây giờ vừa được cấp một giấy phép khác để dùng hóa chất hóa lỏng thi thể con người – một phương thức dùng năng lượng hiệu quả hơn là hỏa táng.

Và không chỉ dừng ở đó, còn nhiều cách tuy thân thiện với môi trường, nhưng nói ra có vẻ kỳ quặc khác, để làm một thi thể người… biến mất sau khi chết.

1. Hóa lỏng chính mình

Được gọi là thủy phân kiềm, quá trình này bao gồm việc nhấn chìm cơ thể trong dung dịch kiềm để tăng tốc độ quá trình phân hủy của cơ thể. Phải mất 3-4 giờ để hoàn thành, và kết quả thu được sau đó là chất lỏng màu nâu đục có thể được đem đổ đi, hoặc bảo quản theo mong muốn của tang quyến.

Nhà tang lễ Aquagreen Dispositions ở Canada chọn đổ xác chết đã được sinh hỏa táng vào hệ thống thoát nước, nhưng bạn có thể chọn một hình thức thơ mộng hơn, như là tan vào đại dương chăng?

An Alkaline Hydrolysis machine created by Bio-Response Solutions in Indiana for human disposition. The stainless steel basket container holds the remains after the decomposition process.

An Alkaline Hydrolysis machine for human disposition. The stainless steel basket container holds the remains after the decomposition process. (AAP)

2. Giữ thi thể người yêu thương trong đĩa than

Công ty And Vinyly có trụ sở chính ở Anh có thể giúp người chết sống bên ngoài nấm mộ - công ty nhận nén tro của người chết thành một đĩa than và chép các ca khúc vào đó, để mỗi lần mở nhạc lên, bạn có thể nhớ đến người thân yêu đã qua đời của mình.

Một bộ gồm 30 đĩa than giá khoảng $3,900 đôla, được cho là rẻ hơn nhiều so với chi phí tổ chức đám tang, phải hàng chục ngàn đôla. Nhà sáng lập công ty đồng thời là nhà sản xuất âm nhạc Jason Leach đã nảy ra ý tưởng này sau khi ông nghe nói về một người Mỹ, tro tàn từ thân thể ông được trộn vào thuốc súng làm pháo bông.

vinyl record

This could be Grandma. (AAP)

3. Hóa thân thành một cây đẹp

Thịt da bạn có thể phân rã và từ đó một hạt giống nảy mầm và qua năm tháng sẽ trổ cành ra lá thành một cái cây xinh đẹp vững vàng trước bão giông?

Công ty Capsula Mundi tại Ý thiết kế ra phương này, xác chết được xếp đặt như vị trí một bào thai trong một chiếc túi lớn có thể phân hủy sinh học, sau đó được chôn bên dưới một hạt giống của cây. Khi chiếc túi này phân hủy, thi thể bên trong sẽ là phân bón cho đất xung quanh hạt giống, cung cấp thức ăn cho cây. Bạn có thể chọn trở thành một trong những cây như ô liu, bạch dương, anh đào, bạch đàn, và sồi.

Turn into a tree.

Turn into a tree. (Capsula Mundi)

4. Hãy là bữa tiệc cho thú dữ

Có vẻ như dữ dội và đầy tính hình ảnh khi chọn cách này, nhưng thiên táng - xác chết được đặt trên một đỉnh núi và trở thành thức ăn cho các loài động vật ăn xác chết hay cứ từ từ phân rã tự nhiên - rất phổ biến tại một số vùng ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, và miền Bắc Ấn Độ.

Phong tục này có nguồn gốc từ trường phái Kim Cương thừa của Phật giáo, các tín đồ tin rằng cơ thể không còn làm được gì sau khi chết, vì vậy có thể hữu ích nếu trở thành thức ăn cho các loài thú.

Eurasian Griffon Vulture - group at feeding station.  (Gyps fulvus) (AAP/Mary Evans/Ardea/M. Watson) | NO ARCHIVING, EDITORIAL USE ONLY

Well, we all turn into something else's food eventually. (AAP)

5. Làm một nhánh san hô

Tuy hỏa táng thi thể ra tro không mấy gì thân thiện với môi trường vì dùng nhiều năng lượng, nhưng… biết sao được! Nếu bạn chọn hỏa táng, bạn có lựa chọn biến tro tàn của mình thành những nhánh san hô.

Eternal Reefs là một công ty nhận tạo ra các rạn san hô nhân tạo từ tàn tro, để hỗ trợ các sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của các rạn san hô.

Help the reef by turning your ashes into a piece of coral.

Help the reef by turning your ashes into a piece of coral. (Eternal Reefs / Facebook)

6.  Hay chỉ đơn giản là tan mình trong bao bố

Nếu vẫn chưa bị 5 cách trên thuyết phục, cách đơn giản nhất để ‘chết xanh’ là nói ‘không’ với quan tài hay hòm (phải mất hàng chục năm mới phân hủy).

Thay vào đó chôn mình trong một chiếc bao bố có khả năng phân hủy sinh học. Có thể không được thời trang hay hào nhoáng, nhưng môi sinh và trái đất sẽ cảm ơn bạn trong… thế giới bên kia!

Small burlap sack tied at top

Eco-friendly, though not very fashionable. (Getty Images)

Cuối cùng là bạn chọn phương cách nào? 


Source:
http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese

Ý kiến bạn đọc
22/06/201606:59
Khách
Tôi chọn cách thứ ba.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2010(Xem: 9229)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3750)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4423)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7229)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3923)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5214)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6347)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7322)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11752)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567