Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Môi Trường mới của Thân Trung Ấm

24/10/201406:00(Xem: 5383)
9. Môi Trường mới của Thân Trung Ấm

Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết
Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---

MÔI TRƯỜNG MỚI CỦA NHỮNG THÂN TRUNG ẤM ĐẾN THỌ THÂN

 

Thức A-Lại-Da có mặt trong tất cả các chủng loại chúng sinh hữu hình và vô hình trong tam giới, lục đạo.

Về các chủng loại chúng sinh hữu hình như các chủng tộc loài người, các loài súc sinh lớn, nhỏ và li ti, có cánh, không cánh, hai chân, nhiều chân, không chân, đều ở chung không gian với loài người trên mặt đất, dưới biển, sông ngòi, ao hồ, rạch mương, thân cây, ghềnh đá, v.v... Tất cả đều có thức A-Lai-Da ẩn tàng trong bản thân làm chủ chỉ đạo cho thân nói ra lời (người), tru (chó), gầm gừ (cọp, sư tử), hót (chim), ngao ngao (mèo), v.v... và hành động mưu sinh... Không có thức A-Lai-Da trong bản thân, thì bản thân chỉ là một cục thịt. Cho nên bản thân bằng thịt có máu đỏ, máu trắng chỉ là cái vỏ, cái áo, không phải người thật, súc sinh thật; mà người thật, súc sinh thật, đó là thức A-Lại-Da, còn gọi là tâm ý. Đức Phật đã thấy được thức A-Lại-Da (Như lai tạng bị vô minh bao phủ) có trong bốn loài chúng sinh: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh. Cho nên Đức Phật đã dạy con người (con vật tối linh) đừng nên sanh tâm sát hại các loài súc sinh, vì chúng biết đau khổ, đói khát, nhớ thương, buồn vui, tình nghĩa... Tức là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh (Như lai tạng), nhưng vì bị vô minh bao phủ nên có sinh tử luân hồi, thì thức A-Lại-Da là cái tên biểu thị cho Như lai tạng bị vô minh bao phủ như đã được thuyết minh ở phần trước về đề tài “Thức A-Lại-Da có phải là linh hồn?”

Như đã nói, vai trò của thức A-Lai-Da là mang theo toàn bộ tổng thể nghiệp thiện, ác, sau khi ra khỏi xác chết, rồi tự kiến tạo thân Trung ấm là thân đợi chờ đến môi trường mới để thọ thân chúng sinh theo lực của định nghiệp là cái nhân quyết định. Vì do lực của định nghiệp, mà sự ra đi đến môi trường mới của các thân Trung ấm không có thời gian hạn định quả quyết phải là đúng 49 ngày, rất là vô chừng. Cho nên có những thân Trung ấm, qua một tuần, hai tuần mới ra đi v.v... Có những thân Trung ấm không đi đâu hết, chấp nhận thực tại làm môi trường sống. Thì, đây cũng chính là do định nghiệp của họ, bởi vì trước khi xả bỏ xác thân trần thế, tâm tư họ có khởi lên hoài bão, ước muốn nhắm đến một mục tiêu nào đó, chứ không phải định nghiệp trọng tội. Sau đó thân Trung ấm bị giải thể, chuyển qua cái thân ma vô hình với thời gian vô định để thực hiện mục tiêu ước muốn. Chẳng hạn câu chuyện Viên Án Triệu Thố được chứng minh rõ thực, trong đó Triệu Thố đã làm kiếp ma với thời gian hằng trăm năm để thực hiện mục tiêu báo thù Viên Án. Và những câu chuyện: Chị của giáo sư Định làm kiếp ma 30 năm, các vong linh hiện về khiếu nại với quan chức chính quyền vì bị chết oan, xử oan, v.v... như đã nói ở trước.

Bất cứ thân Trung ấm nào cũng đều chứa đựng vô minh, vọng thức nhiều hoặc ít, là lá chắn ngăn che (ấm – uẩn) Phật tánh, cho nên phải đi đến môi trường mới để thọ thân. Trước khi ra đi, thân Trung ấm của họ bị chết ngất từ một lần cho đến bảy lần, sau đó thân tướng bị giải thể, chỉ còn lại chủng tử nghiệp (ấm, uẩn) trong thức A-Lại-Da, tức là thức A-Lại-Da trở về lại nguyên hình một khối nghiệp quả di động do có biết (thức).

Môi trường mới, mà thức A-Lại-Da đến tiếp nhận để thọ thân hữu hình và vô hình là tại sáu cõi trong tam giới. Hữu hình là thân được kiến tạo bởi bốn thứ lớn: đất, nước, gió, lửa và những vật chất khác ngay tại trái đất này làm cho mắt con người thấy rõ.

Chúng sinh hữu hình tại trái đất này, đó là loài người và súc sinh muôn loài lớn, nhỏ, cực nhỏ, li ti.

Môi trường mà thức A-Lại-Da đến thọ thân chúng sinh hữu hình là tử cung của mẹ (con cái), đó là thai sinh. Trong lòng trứng, đó là noãn sinh. Nơi ẩm thấp, đó là thấp sinh. Nơi ẩm ướt, đó là hóa sinh. Bốn nơi trên, ở đó có tế bào sống âm dương là thức A-Lai-Da liền hòa nhập vào mà thọ sinh mệnh. Tức là một sinh mệnh chúng sinh hữu hình được thành thân phải hội đủ ba thứ: tế bào sống âm dương (tinh trùng + noãn châu) và thức A-Lại-Da. Nếu một trong ba yếu tố đó bị thiếu, thì không thể thành sinh mệnh. Cho dù môi trường không phải là tử cung bụng mẹ, mà là cái ống nghiệm, trong đó có tinh trùng và noãn châu, thức A-Lai-Da vẫn nhập vào một cách thông suốt.

Nói rõ hơn, bất cứ nơi nào, như trong đống rơm, rác rến, mặt đất ẩm ướt, thân cây, bờ nước ẩm, trong nồi niêu có chất ôi thối, v.v... Một khi ở những nơi đó có tế bào sống âm dương hiện hữu, tức thì A-Lại-Da mang quả báo nghiệp súc sinh hòa nhập vào mà thọ thân. Âm dương được nói tại những nơi trên là khí nóng ban ngày, khí lạnh ban đêm, chứ không phải cha mẹ, đực cái, trống mái như loài thai sinh, noãn sinh.

Qua những câu chuyện: con rận trong bâu áo cà sa, con sâu trong đốt mía, các hài nhi con người được ra đời khỏe mạnh và lớn lên từ ống nghiệm, cũng như những con đom đóm được sinh ra từ đống rơm, lá ủ mục nát. Những côn trùng nhỏ có cánh được sinh ra từ những trái cây ôi thối, trong nồi có thức ăn lên men, những con mọt trong thùng gạo, v.v... là những dữ kiện chứng minh về môi trường mới của những thức A-Lai-Da đến thọ thân chúng sinh hữu hình.

 

Như đã nói, thức A-Lại-Da cũng chính là một kho tàng chủng tử, hoạt động của nó rất thâm hậu, mắt phàm không thể thấy được trọng lượng, dung chứa, nơi chốn nhất định nào của nó, nhưng nó có khả năng đến bất cứ nơi nào gần nhất, xa nhất, hằng trăm năm ánh sáng ngoài không gian vô tận và nơi nào có lớp vỏ bao bọc kín đáo nhất, nhỏ nhất như vi trần, nó vẫn vào thọ thân chúng sinh. Cho nên nói thức A-Lai-Da tức chủng tử (hạt giống) nhỏ, thì nó nhỏ hơn hạt bụi. Nói lớn, nó lớn bao trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới. Dù nó nhỏ hơn hạt bụi như vậy, nhưng nó có khả năng sẽ trở thành một con voi lớn, một đế vương trị vì thiên hạ ở cõi trần, một thiên vương ở cõi trời, một thánh nhân, một vị Phật... Và dù rộng lớn như tam thiên đại thiên thế giới như vậy, nhưng nó sẽ trở thành thân chúng sinh nhỏ như con vi trùng, con phù du, con mọt, con kiến... bởi bảy quan năng rung động, hằng chuyển bất diệt của nó.

Do từ sự rung động của bảy quan năng cảm nhận, mà có những thức A-Lại-Da tự tạo cho mình một môi trường mới, đó là thực tại. Thực tại bên kia cõi chết là một thứ không gian có vô số chiều, chứ không phải 3 chiều như không gian của cõi trần. Sau khi thức A-Lại-Da tự thác sinh thân vô hình là Thánh, Thần, Tiên, Diêm Vương, quỷ vương, quỷ đói, quỷ dữ, yêu tinh, ma trơi, ma xó, âm hồn, cô hồn... liền sống trong một chiều không gian trong vô số chiều không gian.

Trong vô số chiều không gian của các loài chúng sinh vô hình đó, có những chiều không gian hực lửa nóng bức, lạnh tái tê, âm u lờ mờ, đen tối, sâu thẳm, đỏ rực, bén nhọn, v.v... Đó là những loại địa ngục do từ nghiệp quả ác trong thức A-Lại-Da biến hiện ra để tự sát phạt. Và có những chiều không gian thanh tao, trang nhã, đó là cảnh giới của các loài A-Tu-La (Thánh, Thần, Tiên) do từ thức A-Lại-Da rung động mà có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2015(Xem: 7050)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia. Đức Phật biết là đúng thời nên ngài thuyết một thời pháp nói về sự chết của các loài hữu tình. Đầu tiên, ngài cảm hứng ngữ thốt lên một bài kệ thơ dài nói về sự chết:
12/02/2015(Xem: 10766)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng:”Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”; nghĩa là: “sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”. Điều nầy có nghiã là: khi chúng ta được sanh ra trong cuộc đời nầy, cha mẹ, Bác sĩ có thể đóan chừng ngày tháng nào chúng ta ra đời. Vì họ là những chủ nhân của việc tạo dựng ra sanh mạng của chúng ta; nhưng sự chết, không ai có thể làm chủ được và không ai trong chúng ta, là những người thường, có thể biết trước được rằng: ngày giờ nào chúng ta phải ra đi khỏi trần thế nầy cả. Do vậy Đạo Phật gọi cuộc đời nầy là vô thường.
05/02/2015(Xem: 6653)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập
18/01/2015(Xem: 5921)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất. Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Một thuyết cho rằng loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, được lên thiên đàng hay bị xuống địa ngục.
07/01/2015(Xem: 5662)
Ở quê tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không? (HUỆ QUANG, Bưu điện Ngã Bảy, Hậu Giang)
22/12/2014(Xem: 24131)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
13/12/2014(Xem: 7590)
Cụ ông Mahashta Murasi khỏe mạnh ở tuổi 179. Dường như thần chết đang ngủ quên hoặc cuốn sổ tử bỗng dưng để lọt cái tên Mahashta Murasi. Cụ ông Ấn Độ này đã bước sang tuổi thứ 179 và là người có tuổi thọ nhất trong lịch sử loài người vẫn còn sống.
24/11/2014(Xem: 8554)
A NEWBORN baby may have been trapped in a storm water drain on the side of a Sydney motorway for up to five days before he was found by passing cyclists yesterday. The malnourished baby boy was found abandoned at the bottom of a 2.4m drain, covered by a concrete slab, after a cyclist and his daughter heard the baby’s screams early Sunday morning.
17/11/2014(Xem: 34610)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8221)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567