Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bombay, 24 tháng hai 1965

09/07/201100:31(Xem: 4489)
2. Bombay, 24 tháng hai 1965

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng:
Tổng thể của Sống:

Bombay, 24 tháng hai 1965

Có một bông hoa – tôi nghĩ, nó được gọi là niềm vinh quang ban mai – nó có màu xanh nhạt lạ thường mà chỉ những bông hoa mới có, hay một màu tím sậm với một bệt màu hoa cà, hay một màu trắng đặc trưng. Chỉ những bông hoa đang sống mới có màu sắc đó. Chúng đến, chúng nở hoa vào buổi sáng, những bông hoa có hình loa kèn – rồi sau đó trong vài tiếng đồng hồ chúng chết. Bạn chắc là đã trông thấy những bông hoa đó. Trong chết của chúng hầu như chúng cũng đẹp như lúc chúng còn sống. Chúng rực rỡ trong vài tiếng đồng hồ rồi không còn tồn tại, và trong chết chúng không mất đi chất lượng của một bông hoa. Và chúng ta sống ba mươi, bốn mươi, sáu mươi, hay tám mươi năm trong xung đột liên tục, trong đau khổ, trong những niềm vui thoáng chốc, và chúng ta chết quá đau khổ vì không có sự mãn nguyện trong tâm hồn của chúng ta, và trong chết chúng ta cũng xấu xí như trong sống.

Tôi sẽ nói về thời gian, đau khổ, và chết. Tôi nghĩ, chúng ta phải rất rõ ràng rằng chúng ta không đang nói về những ý tưởng nhưng chỉ đang nói về những sự kiện. Bông hoa đó, đang rực rỡ, đầy vẻ đẹp, thanh thoát, cùng hương thơm thoang thoảng – đó là một sự kiện. Và chết của nó sau một vài tiếng đồng hồ khi cơn gió đến và mặt trời lên cao, và vẻ đẹp của nó ngay cả trong chết – đó cũng là một sự kiện. Vì vậy chúng ta sẽ tiếp cận những sự kiện và không phải những ý tưởng.

Bạn có thể tưởng tượng, nếu bạn có trí tưởng tượng, màu sắc của những bông hoa đó. Tưởng tượng một bức tranh, hình thành trong tâm trí một hình ảnh của bông hoa đó cùng những màu sắc thanh tú của nó, những bông hoa của những màu sắc thanh tú, vẻ đẹp lạ thường của những bông hoa. Nhưng hình ảnh của bạn, ý tưởng của bạn về bông hoa, cảm thấy của bạn về bông hoa, không là bông hoa. Dây leo cùng những bông hoa của nó là một sự kiện. Và ý tưởng của bạn về những bông hoa, mặc dù nó là một sự kiện, không là thực tế. Bạn thực sự không tiếp xúc với một bông hoa qua một ý tưởng. Tôi nghĩ điều này phải khắc sâu trong cái trí: rằng chúng ta đang giải quyết những sự kiện và không phải những ý tưởng, và rằng bạn không thể tiếp xúc mật thiết, trực tiếp, cụ thể, tiếp cận với một sự kiện qua một ý tưởng. Chết không thể được trải nghiệm. Người ta không thể tiếp xúc trực tiếp với nó qua một ý tưởng. Hầu hết chúng ta sống bằng những ý tưởng, bằng những công thức, bằng những khái niệm, bằng ký ức; và vì vậy chúng ta không bao giờ tiếp xúc với bất kỳ thứ gì. Chúng ta hầu như tiếp xúc với những ý tưởng của chúng ta, nhưng không với những sự kiện.

Tôi sẽ nói về thời gian, đau khổ, và hiện tượng lạ lùng được gọi là “chết” đó. Người ta có thể hoặc diễn giải chúng như những ý tưởng, như những kết luận hoặc tiếp xúc trực tiếp với toàn vấn đề của thời gian và kích thước của thời gian. Người ta có thể tiếp xúc trực tiếp cùng đau khổ – đó là, ý nghĩa của đau khổ lạ lùng đó. Và cũng vậy, người ta có thể tiếp xúc cùng sự việc được gọi là “chết” đó. Hoặc bạn tiếp xúc trực tiếp cùng thời gian, đau khổ, tình yêu, và chết, hoặc bạn đối xử với nó như một chuỗi của những kết luận – trạng thái không tránh khỏi của chết hay những giải thích. Những giải thích, những kết luận, những quan điểm, những niềm tin, những khái niệm, những biểu tượng không liên quan gì với thực tế – với thực tế của thời gian, với thực tế của đau khổ, với thực tế của chết và tình yêu. Nếu bạn sẽ chỉ sống, hay nhìn hay đến, hay hy vọng tiếp xúc trực tiếp với kích thước của thời gian, đau khổ, hay chết, qua ý tưởng của bạn, qua quan điểm của bạn, vậy thì điều gì chúng ta sắp sửa nói sẽ hoàn toàn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Thực ra, bạn sẽ không đang lắng nghe gì cả; bạn sẽ chỉ đang nghe những từ ngữ; và, bởi vì tiếp xúc với những ý tưởng riêng của bạn, những quan điểm, nhũng kết luận riêng của bạn, bạn sẽ không tiếp xúc trực tiếp.

Tôi có ý qua từ ngữ “tiếp xúc”: tôi có thể sờ chạm cái bàn này, tôi có thể tiếp xúc trực tiếp với cái bàn; nhưng tôi không tiếp xúc với cái bàn nếu tôi có những ý tưởng của tôi nên tiếp xúc cái bàn như thế nào. Vì vậy ý tưởng ngăn cản tôi không tiếp xúc trực tiếp, mật thiết, mãnh liệt. Nếu bạn không tiếp xúc trực tiếp cùng điều gì đang được nói, vậy thì bạn sẽ tiếp tục một cuộc sống lãng phí. Chúng ta có cuộc sống này để sống. Chúng ta không đang bàn luận cuộc sống tương lai – chúng ta sẽ trình bày nó chốc lát nữa. Chúng ta có cuộc sống này để sống. Chúng ta đã sống lãng phí, mà không có bất kỳ ý nghĩa nào của chính cuộc sống. Chúng ta sống trong lao dịch, trong đau khổ, trong xung đột, và vân vân, và chúng ta chưa bao giờ tiếp xúc cùng chính cuộc sống. Và nó sẽ là hàng ngàn tiếc nuối – ít ra tôi nghĩ như thế – nếu bạn chỉ tiếp xúc với những ý tưởng và không phải cùng những sự kiện.

Chúng ta sẽ nói về thời gian. Tôi không biết liệu bạn đã suy nghĩ về sự việc được gọi là “thời gian” này – không trừu tượng, không như một ý tưởng, không như một định nghĩa – liệu bạn thực sự đã tiếp xúc với thời gian. Khi bạn bị đói, bạn tiếp xúc trực tiếp cùng cơn đói. Nhưng bạn nên ăn gì, bạn nên ăn bao nhiêu, sự vui thú bạn muốn có từ ăn, và vân vân – đó là những ý tưởng. Sự kiện là một việc, và ý tưởng là một việc khác. Vì vậy muốn hiểu rõ vấn đề lạ thường của thời gian này, bạn phải tiếp xúc mật thiết cùng nó – không qua những ý tưởng, không qua những kết luận, nhưng mật thiết, trực tiếp, bằng sự thân thuộc lạ thường cùng thời gian. Sau đó bạn có thể thâm nhập vấn đề của thời gian và thấy liệu cái trí có thể được tự do khỏi thời gian.

Chắc chắn có thời gian bởi đồng hồ, thời gian tuần tự. Rõ ràng, điều đó là cần thiết. Trong đó được bao hàm vấn đề của ký ức, lên kế hoạch, thiết kế, và vân vân. Chúng ta không đang bàn luận thời gian đó, thời gian tuần tự mỗi ngày. Chúng ta sẽ nói về thời gian không dựa vào đồng hồ. Chúng ta không sống chỉ dựa vào thời gian tuần tự; chúng ta sống dựa nhiều hơn vào một thời gian không phải bởi đồng hồ. Đó là, mặc dù thời gian tuần tự có quan trọng, điều gì có quan trọng nhiều hơn, ý nghĩa nhiều hơn, giá trị nhiều hơn cho hầu hết mọi người là thời gian tâm lý, thời gian như một tiếp tục, thời gian như hôm qua, một ngàn hôm qua và những truyền thống; thời gian không chỉ như hiện tại mà còn như tương lai.

Vậy là chúng ta có thời gian như quá khứ – thời gian là ký ức, hiểu biết, truyền thống, những trải nghiệm, những sự việc được ghi nhớ – và hiện tại, mà là con đường của hôm qua đến thời gian của ngày mai, mà được định hình, được kiểm soát bởi quá khứ qua hiện tại. Đối với chúng ta thời gian đó, không phải thời gian bởi đồng hồ, có ý nghĩa cực kỳ. Và trong kích thước của thời gian đó chúng ta sống. Chúng ta sống cùng quá khứ trong xung đột với hiện tại, mà tạo ra ngày mai. Đây là một sự kiện hiển nhiên. Không có phức tạp gì về nó cả. Vậy là có thời gian như sự tiếp tục, và có thời gian như tương lai và quá khứ, và quá khứ định hình suy nghĩ của chúng ta, hoạt động của chúng ta, tầm nhìn của chúng ta, và thế là quy định tương lai.

Chúng ta dùng thời gian như một phương tiện của tiến hóa, như một phương tiện của thành tựu, như một phương tiện của thay đổi từ từ. Chúng ta sử dụng thời gian bởi vì chúng ta uể oải, biếng nhác. Bởi vì chúng ta đã không tìm được phương cách thay đổi chính chúng ta tức khắc, hay bởi vì chúng ta sợ hãi thay đổi tức khắc và những kết cục của sự thay đổi, chúng ta nói, “Tôi sẽ thay đổi từ từ.” Vì vậy chúng ta sử dụng thời gian như một phương tiện của trì hoãn, thời gian như một phương tiện của thành tựu từ từ, và thời gian như một phương tiện của thay đổi. Chúng ta cần thời gian bởi đồng hồ để học một phương pháp kỹ thuật; học một ngoại ngữ chúng ta cần một vài tháng. Nhưng chúng ta sử dụng thời gian – thời gian tâm lý, không phải thời gian bởi đồng hồ – như một phương tiện của thay đổi, và thế là chúng ta giới thiệu qui trình từ từ: “Tôi sẽ thành tựu từ từ; tôi sẽ trở thành; tôi là cái này, và tôi sẽ trở thành cái kia, qua thời gian.”

Thời gian là sản phẩm của tư tưởng. Nếu bạn không suy nghĩ về ngày mai hay nhìn lại trong tư tưởng về quá khứ, bạn sẽ đang sống trong ngay lúc này; sẽ không có cả tương lai lẫn quá khứ; bạn sẽ đang sống trọn vẹn cho ngày này, trao ngày này sự chú ý hoàn toàn nhất, phong phú nhất, trọn vẹn nhất. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để sống hoàn toàn, tổng thể, trọn vẹn, cùng sự khẩn cấp như thế, trong hôm nay, tạo ra một thay đổi trọn vẹn trong hôm nay, chúng ta đã sáng chế ý tưởng của ngày mai: “Tôi sẽ thay đổi ngày mai; tôi sẽ; tôi phải tuân phục ngày mai,” và vân vân. Thế là tư tưởng tạo ra thời gian tâm lý, và tư tưởng cũng mang lại sợ hãi.

Làm ơn hãy theo sát điều này. Nếu bạn không hiểu rõ những sự việc này bây giờ, bạn sẽ không hiểu rõ chúng tại khúc cuối. Chúng sẽ chỉ là những từ ngữ, và bạn sẽ chẳng nhận được gì cả.

Hầu hết chúng ta đều có những sợ hãi: sợ hãi bác sĩ, sợ hãi bệnh tật, sợ hãi không thành công, sợ hãi bị bỏ lại một mình, sợ hãi tuổi già, sợ hãi nghèo đói; đây là những sợ hãi bên ngoài. Sau đó còn có một ngàn lẻ một những sợ hãi bên trong: sợ hãi ý kiến quần chúng, sợ hãi chết, sợ hãi bị bỏ lại hoàn toàn một mình đến độ bạn phải đối diện cuộc đời không một người bạn đồng hành, sợ hãi cô độc, sợ hãi không đến được cái gì bạn gọi là “Thượng đế.” Con người có một ngàn lẻ một sợ hãi. Và bởi vì sợ hãi, anh ấy tẩu thoát trong một mạng lưới mênh mông, tinh tế hay thô thiển, hay anh ấy lý luận những sợ hãi này; hay anh ấy trở nên loạn thần kinh, bởi vì anh ấy không thể hiểu rõ chúng, anh ấy không thể giải đáp chúng; hay anh ấy hoàn toàn chạy trốn sợ hãi, vô số những sợ hãi, nhờ vào sự đổi mới, những hoạt động xã hội, gia nhập một đảng phái chính trị, và vân vân.

Làm ơn, tôi không đang nói về những ý tưởng nhưng về điều gì đang thực sự xảy ra trong mỗi người của các bạn. Vì vậy bạn không chỉ đang đọc những từ ngữ của tôi, nhưng, qua những từ ngữ đang được sử dụng, bạn đang quan sát chính bạn. Bạn đang quan sát chính bạn không qua những ý tưởng nhưng bằng cách tiếp xúc trực tiếp cùng sự kiện rằng bạn bị sợ hãi – mà hoàn toàn khác biệt ý tưởng rằng bạn bị sợ hãi.

Nếu bạn không hiểu rõ bản chất của sợ hãi và hoàn toàn được tự do khỏi nó, những thần thánh của bạn, những tẩu thoát của bạn, làm mọi loại công việc xã hội của bạn, và vân vân, không có ý nghĩa, bởi vì lúc đó bạn là một con người phá hoại, đang trục lợi, và bạn không thể giải quyết sợ hãi này. Một con người loạn thần kinh cùng vô số sợ hãi của anh ấy, bất kỳ việc gì anh ấy làm – dù nó có lẽ tốt đẹp đến chừng nào – luôn luôn đem đến hành động của anh ấy hạt giống của phá hoại, hạt giống của thoái hóa, bởi vì hành động của anh ấy là một tẩu thoát khỏi sự kiện.

Hầu hết chúng ta đều bị sợ hãi, có những sợ hãi bí mật; bị sợ hãi, chúng ta chạy trốn nó. Chạy trốn sự kiện hàm ý rằng những mục tiêu mà bạn chạy trốn đến trở nên quan trọng nhiều hơn sự kiện. Bạn hiểu chứ? Tôi bị sợ hãi; tôi đã tẩu thoát khỏi nó qua nhậu nhẹt, qua đến đền chùa, Thượng đế, và mọi chuyện như thế. Vì vậy, Thượng đế, đền chùa, quán nhậu trở thành quan trọng nhiều hơn sợ hãi. Tôi bảo vệ Thượng đế, đền chùa, quán nhậu hăng hái nhiều hơn, bởi vì đối với tôi, chúng đã trở nên quan trọng cực kỳ; chúng là những biểu tượng mà cho tôi sự bảo đảm rằng tôi có thể tẩu thoát khỏi sợ hãi. Đền chùa, Thượng đế, chủ nghĩa quốc gia, sự cam kết thuộc chính trị, những công thức mà người ta có, trở thành quan trọng nhiều hơn sự giải quyết sợ hãi. Vì vậy nếu bạn không hoàn toàn giải quyết sợ hãi, bạn không thể hiểu rõ sợ hãi là gì, tình yêu là gì, hay đau khổ là gì.

Một cái trí thực sự là tôn giáo, một cái trí thực sự có đầu óc xã hội, một cái trí sáng tạo, phải hoàn toàn, tổng thể gạt bỏ, hay hiểu rõ, hay giải quyết vấn đề của sợ hãi này. Nếu bạn sống cùng sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào, bạn đang lãng phí sống của bạn, bởi vì sợ hãi mang tối tăm. Tôi không hiểu liệu bạn đã nhận thấy điều gì xảy đến cho bạn khi bạn sợ hãi cái gì đó. Tất cả dây thần kinh của bạn, quả tim của bạn, mọi thứ trở nên căng, cứng, bị sợ hãi. Bạn không nhận thấy nó sao? Không chỉ sợ hãi thân thể nhưng còn cả sợ hãi tâm lý, mà còn nhiều hơn nữa. Sợ hãi thân thể, một phản ứng tự bảo vệ của thân thể, là tự nhiên. Khi bạn trông thấy một con rắn, bạn chạy khỏi nó, bạn nhảy tránh – đó là một sợ hãi tự bảo vệ tự nhiên. Nó không là sợ hãi thực sự; nó chỉ là một phản ứng để sống, mà không là sợ hãi, bởi vì bạn nhận ra sự nguy hiểm và bạn thoát khỏi. Chúng ta đang nói không chỉ về sợ hãi thân thể nhưng về sợ hãi tư tưởng đã tạo ra mà còn quan trọng nhiều hơn.

Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề của sợ hãi này. Nếu bạn không theo sát nó từng bước một, bạn sẽ không thể giải quyết nó. Chúng ta sẽ tiếp xúc trực tiếp cùng sợ hãi – không phải cái gì bạn sợ hãi. Cái gì bạn sợ hãi là một ý tưởng, nhưng chính sợ hãi không là một ý tưởng. Giả sử người ta sợ hãi – như hầu hết mọi người, cả người trẻ lẫn người già – về quan điểm quần chúng, về chết. Không đặt thành vấn đề họ sợ hãi về cái gì; hãy nêu một ví dụ về sợ hãi riêng của bạn. Tôi sẽ ví dụ về chết. Tôi sợ hãi chết. Sợ hãi hiện diện chỉ trong liên hệ với cái gì đó. Sợ hãi không tự hiện diện một mình, nhưng chỉ trong liên hệ với cái gì đó. Tôi sợ hãi quan điểm quần chúng. Tôi sợ hãi chết; tôi sợ hãi bóng tối; tôi sợ hãi mất một công việc. Vì vậy sợ hãi nảy sinh trong liên hệ với cái gì đó.

Chúng ta hãy ví dụ rằng tôi sợ hãi chết. Tôi đã thấy chết. Tôi đã thấy những thân thể bị hỏa thiêu. Tôi đã thấy một chiếc lá khô rụng xuống mặt đất. Tôi đã thấy quá nhiều vật chết. Và tôi sợ hãi chết, đến một kết thúc. Bây giờ, có sợ hãi liên quan với chết, cô độc, hàng tá sự việc. Làm thế nào tôi quan sát hay tiếp xúc cùng sợ hãi như tôi sờ chạm một cái bàn? Tôi đang giải thích rõ ràng chứ? Muốn tiếp xúc trực tiếp cùng sợ hãi – tôi hy vọng bạn đang làm nó, không chỉ đang lắng nghe – muốn tiếp xúc trực tiếp cùng cảm xúc đó, cùng cảm giác được gọi là “sợ hãi” đó, từ ngữ, suy nghĩ, ý tưởng, phải không được chen vào. Đúng chứ? Đó là, muốn tiếp xúc với một con người, tôi phải chạm bàn tay của anh ấy, tôi phải cầm bàn tay của anh ấy. Nhưng tôi không tiếp xúc với con người đó, mặc dù tôi có lẽ cầm bàn tay của anh ấy, nếu tôi có những ý tưởng về anh ấy, nếu tôi có những thành kiến, nếu tôi ưa thích hay không ưa thích. Mặc dù tôi cầm tay của anh ấy, hình ảnh, ý tưởng, suy nghĩ ngăn cản tôi không tiếp xúc trực tiếp với con người ấy. Trong cùng cách, muốn tiếp xúc trực tiếp với sợ hãi của bạn – với sợ hãi đặc biệt của bạn, hiển lộ hay sâu kín – bạn phải tiếp xúc với nó, không qua ý tưởng.

Vì vậy trước hết người ta phải thấy bằng cách nào ý tưởng ngăn cản sự tiếp xúc. Khi bạn hiểu rõ rằng ý tưởng ngăn cản sự tiếp xúc, bạn không còn đấu tranh với ý tưởng. Khi bạn hiểu rõ ý tưởng – ý tưởng là quan điểm, công thức, và vân vân – lúc đó bạn tiếp xúc trực tiếp với sợ hãi của bạn, và không có tẩu thoát hoặc qua từ ngữ, hoặc qua một kết luận, hoặc qua một quan điểm, hoặc qua bất kỳ hình thức nào khác của tẩu thoát. Khi bạn tiếp xúc với sợ hãi, trong ý nghĩa đó, vậy thì bạn sẽ tìm được – như bạn đang tìm được khi chúng ta đang bàn luận điều gì chúng ta đang nói – rằng mọi sợ hãi đều biến mất. Và cái trí phải được tự do khỏi tất cả sợ hãi, không chỉ những sợ hãi kín đáo mà còn cả những sợ hãi hiển lộ, những sợ hãi mà bạn ý thức được. Chỉ đến lúc đó bạn có thể quan sát sự việc được gọi là đau khổ.

Bạn biết, con người đã sống cùng đau khổ được nhiều ngàn, nhiều triệu năm. Chúng ta đã sống cùng đau khổ; bạn đã không giải quyết được nó. Hoặc bạn tôn thờ đau khổ như một phương tiện dẫn đến sự khai sáng, hoặc bạn tẩu thoát khỏi đau khổ. Chúng ta đặt đau khổ trên một cái bệ được nhận dạng tượng trưng bởi một con người, hay lý luận nó, hay tẩu thoát khỏi nó. Nhưng đau khổ vẫn còn đó.

Qua từ ngữ đau khổ tôi có ý nói sự mất mát một ai đó, đau khổ của thất bại, đau khổ mà ập vào bạn khi bạn thấy rằng bạn vô tích sự, bất tài, đau khổ mà bạn phát giác khi bạn không có tình yêu trong tâm hồn của bạn, bạn sống toàn bộ bằng cái trí nhỏ nhen xấu xa của bạn. Có đau khổ vì mất người nào đó mà bạn nghĩ bạn thương yêu. Chúng ta sống cùng đau khổ này ngày đêm, không bao giờ ra khỏi nó, không bao giờ chấm dứt nó. Lại nữa, một cái trí chất đầy đau khổ trở nên vô cảm, trở nên khép kín; nó không có thương yêu, nó không có thông cảm; nó có thể bộc lộ những từ ngữ thông cảm, nhưng trong chính nó, trong tâm hồn của nó nó không có thông cảm, không thương yêu, không tình yêu. Và đau khổ nuôi dưỡng tự-thương xót. Hầu hết chúng ta mang gánh nặng này suốt cuộc đời, và dường như chúng ta không thể kết thúc nó. Và có đau khổ của thời gian. Bạn hiểu chứ? Chúng ta mang đau khổ này đến khi kết thúc cuộc đời của chúng ta, không thể giải quyết nó. Có một đau khổ to tát hơn nhiều: sống cùng điều gì đó mà bạn không thể hiểu rõ, đang gặm mòn cái trí và tâm hồn của bạn, đang làm tối tăm sống của bạn. Cũng có đau khổ của cô độc, hoàn toàn một mình, cô độc, không người đồng hành, bị cắt đứt khỏi tất cả những liên hệ, cuối cùng dẫn đến một trạng thái loạn thần kinh và chứng bệnh thần kinh và những bệnh tật thuộc căng thẳng thần kinh.

Có đau khổ vô cùng, không phải của chỉ một con người nhưng còn cả đau khổ của chủng tộc, làm thế nào bạn giải quyết đau khổ? Bạn phải giải quyết nó, giống như bạn giải quyết sợ hãi. Không có tương lai – bạn có thể sáng chế một tương lai – không có tương lai cho một con người đang sống cùng thông minh, mà nhạy cảm, sinh động, tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên. Vì vậy bạn phải giải quyết sợ hãi; bạn phải kết thúc đau khổ.

Lại nữa, kết thúc đau khổ là tiếp xúc với cảm giác lạ thường đó mà không tự-thương xót, không quan điểm, không công thức, không giải thích; chỉ tiếp xúc trực tiếp với nó, như người ta muốn tiếp xúc trực tiếp với cái bàn. Và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất cho con người khi thực hiện: buông bỏ những ý tưởng và tiếp xúc trực tiếp.

Tiếp theo có vấn đề của chết – và cùng vấn đề của chết, vấn đề của tuổi già. Tất cả các bạn đều biết rằng chết là điều không tránh khỏi – không tránh khỏi qua lão suy, qua tuổi già, qua bệnh tật, qua tai nạn. Mặc dù những người khoa học đang cố gắng kéo dài thêm năm mươi năm nữa hay nhiều hơn, chết là điều không tránh khỏi. Tại sao họ muốn kéo dài sự tồn tại khốn khổ này, chỉ có Thượng đế biết được! Nhưng đó là điều gì chúng ta muốn. Và muốn hiểu rõ chết, chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với chết; nó cần đến một cái trí không sợ hãi, không đang suy nghĩ dựa vào thời gian, không đang sống trong kích thước của thời gian.

Chúng ta đẩy chết đến khúc cuối của sống – nó là nơi nào đó, thật xa. Và chúng ta đang cố gắng đẩy nó ra càng xa bao nhiêu càng tốt, càng lâu bao nhiêu càng tốt. Chúng ta biết có chết. Và thế là chúng ta sáng chế đời sau. Chúng ta nói, “Tôi đã sống; tôi đã xây dựng một nhân cách; tôi đã làm nhiều thứ. Tất cả những việc đó sẽ kết thúc trong chết à? Phải có một tương lai.” Tương lai, đời sau, đầu thai – tất cả điều đó là một tẩu thoát khỏi sự kiện của hôm nay, khỏi sự kiện của tiếp xúc với chết.

Hãy suy nghĩ về sống của bạn. Nó là gì? Hãy thực sự quan sát sống của bạn, mà bạn muốn kéo dài! Sống của bạn là gì? Một trận chiến liên tục, một hỗn loạn liên tục, thỉnh thoảng một lóe sáng của vui thú, nhàm chán, đau khổ, sợ hãi, phiền muộn, tuyệt vọng, ghen tuông, ganh ghét, tham vọng – đó thực sự là sống của bạn, cùng những bệnh tật, cùng sự nhỏ nhen. Và bạn muốn kéo dài sống đó sau khi chết!

Và nếu bạn tin tưởng sự đầu thai – vì bạn phải tin tưởng, vì những quyển kinh thánh của bạn nói về nó – vậy thì điều gì có sự quan trọng là cái gì bạn là lúc này. Bởi vì cái gì bạn là lúc này sẽ quy định tương lai của bạn. Vì vậy cái gì bạn là, việc gì bạn làm, điều gì bạn suy nghĩ, bạn cảm thấy như thế nào, bạn sống như thế nào – tất cả điều này có sự quan trọng cực kỳ. Nếu thậm chí bạn không tin tưởng đầu thai, vậy thì chỉ có cuộc sống này. Đây là những vấn đề quan trọng cực kỳ: bạn làm việc gì, bạn suy nghĩ ra sao, bạn cảm thấy thế nào, liệu bạn trục lợi hay liệu bạn không trục lợi, liệu bạn thương yêu, liệu bạn có cảm thấy, liệu bạn nhạy cảm, liệu có vẻ đẹp. Nhưng muốn sống như thế, bạn phải hiểu rõ chết và không đẩy nó ra thật xa đến khúc cuối của sống – mà là một cuộc sống của đau khổ, một cuộc sống của sợ hãi, một cuộc sống của vô vọng, một cuộc sống của rối loạn. Vậy là bạn phải mang chết gần lại; có nghĩa là, bạn phải chết.

Bạn biết chết là gì không? Bạn đã thấy chết đủ rồi. Bạn đã trông thấy một con người được khiêng đến giàn thiêu nơi anh ấy sẽ biến thành tro bụi. Bạn đã thấy chết. Hầu hết mọi người đều sợ hãi nó. Chết cũng giống như bông hoa đó héo tàn, giống như bông hoa leo đó chết đi cùng tất cả những rực rỡ buổi sáng sớm. Cùng buổi sáng đó, cùng thanh thoát đó, nó chết đi mà không tiếc nuối, không tranh cãi; nó đến một kết thúc. Nhưng chúng ta tẩu thoát khỏi chết qua thời gian – mà là “nó ở đằng đó.” Chúng ta nói, “Tôi có một vài năm nữa để sống, và tôi sẽ được sanh lại vào đời sau,” hay, “Đây là cuộc sống duy nhất, và vì vậy hãy để cho tôi tận hưởng nó; hãy cho phép tôi nhận được nhiều niềm vui; hãy mặc kệ tôi biến nó thành một vở diễn tuyệt vời.” Và thế là chúng ta không bao giờ tiếp xúc với sự việc lạ thường đó được gọi là chết. Chết có nghĩa là chết đi mọi thứ của quá khứ, chết đi vui thú của bạn.

Không tranh luận, không bị thuyết phục, không bị ép buộc, không bất đắc dĩ, bạn có khi nào thử chết đi một vui thú? Chắc chắn bạn sẽ chết. Nhưng bạn đã thử chết đi ngày hôm nay, một cách dễ dàng, đầy vui vẻ, chết đi vui thú của bạn, chết đi nhũng hồi tưởng của bạn, chết đi những căm ghét của bạn, chết đi những tham vọng của bạn, chết đi sự thôi thúc lượm lặt tiền bạc của bạn? Mọi điều bạn muốn của sống là tiền bạc, chức vụ, quyền hành, và sự ganh ghét của một người khác. Liệu bạn có thể chết đi chúng; liệu bạn có thể chết đi mọi thứ bạn biết, dễ dàng, không tranh luận, không giải thích? Làm ơn hãy nhớ rằng bạn không đang lắng nghe một vài từ ngữ và ý tưởng, nhưng bạn thực sự đang tiếp xúc với một vui thú – ví dụ, vui thú ái ân của bạn – và chết đi chúng. Dù sao chăng nữa đó là việc gì bạn sẽ làm. Bạn sẽ chết – đó là, chết mọi thứ bạn biết, thân thể của bạn, cái trí của bạn, những sự việc bạn đã xây dựng. Thế là bạn hỏi, “Đó là tất cả à? Tất cả sống của tôi sẽ kết thúc trong chết sao?” Tất cả những việc bạn đã thực hiện, sự phục vụ, những quyển sách, hiểu biết, những trải nghiệm, những vui thú, tình cảm, gia đình, tất cả đều kết thúc trong chết. Điều đó đang đối diện bạn. Hoặc bạn chết đi chúng ngay lúc này, hoặc bạn phải chết khi thời gian đến. Chỉ một con người thông minh mà hiểu rõ toàn qui trình này là một con người tôn giáo.

Cái người mặc những miếng vải của khất sĩ, dưỡng một bộ râu quai nón, đi đến đền chùa, và chạy trốn cuộc sống không là một con người tôn giáo. Con người tôn giáo là con người chết đi mỗi ngày và được sanh lại mỗi ngày. Cái trí của người ấy tươi trẻ, hồn nhiên, trong sáng. Hãy chết đi đau khổ của bạn, hãy chết đi vui thú của bạn, hãy chết đi mọi thứ bạn ôm ấp bí mật trong tâm hồn của bạn – hãy thực hiện nó – vậy là bạn sẽ thấy rằng bạn không lãng phí thời gian. Vậy là bạn sẽ tìm được cái gì đó không thể tin nổi mà chưa người nào đã từng nhận biết. Đây không là một phần thưởng. Cũng không có phần thưởng. Bạn bằng lòng chết, hay bạn phải chết không thể tránh được. Bạn phải chết tự nhiên, hàng ngày, như bông hoa héo tàn, nở rộ, trọn vẹn, phong phú, và sau đó chết đi vẻ đẹp đó, phong phú đó, tình yêu, trải nghiệm, và hiểu biết đó. Hãy chết đi điều đó mỗi ngày, bạn được sanh lại, để cho bạn có một cái trí trong sáng.

Bạn cần một cái trí trong sáng; ngược lại bạn không biết tình yêu là gì. Nếu bạn không chết, tình yêu của bạn chỉ là ký ức; vậy thì tình yêu của bạn bị trói buộc trong ganh ghét, ghen tuông. Bạn phải chết mỗi ngày, chết đi mọi thứ bạn biết, căm hận của bạn, những sỉ nhục của bạn, những nịnh nọt của bạn. Chết đi chúng; vậy là bạn sẽ thấy rằng thời gian không còn ý nghĩa. Vậy là không có ngày mai; chỉ có ngay lúc này mà vượt khỏi hôm qua và hôm nay và ngày mai. Và chỉ trong ngay lúc này mới có tình yêu.

Một con người không có tình yêu không thể tiếp cận sự thật. Nếu không có tình yêu, dù bạn làm bất kỳ việc gì – tất cả những hy sinh của bạn, những lời thề độc thân của bạn, công việc xã hội của bạn, những trục lợi của bạn – tất cả đều không có giá trị. Và bạn không thể thương yêu nếu hàng ngày không chết đi ký ức của bạn. Bởi vì tình yêu không thuộc ký ức; nó là một việc đang sống. Một việc đang sống là một chuyển động, và chuyển động đó không thể bị nhốt chặt trong những từ ngữ, hay trong tư tưởng, hay trong một cái trí mà chỉ đang tự-tìm kiếm. Chỉ cái trí đã hiểu rõ thời gian, đã kết thúc đau khổ, không sợ hãi – chỉ cái trí như thế mới biết chết là gì. Và thế là với một cái trí như thế có sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2017(Xem: 7256)
Cái Chết Không Phải Là Sự Chấm Dứt. Tác giả: Tulku Thondup Rinpoche , TT Thích Nguyên Tạng dịch
21/11/2017(Xem: 10571)
Đọc dịch phẩm”Thiền học về sống và chết” của Thiền Sư Philip Kapleau Do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng dịch từ Anh Văn sang Việt ngữ. Thích Chúc Hiếu
15/11/2017(Xem: 6146)
Chuyển Hóa Tương Lai của đời mình - Tulku Thondup Rinpoche - Thích Nguyên Tạng dịch
01/11/2017(Xem: 6602)
Thiền Quán về Sống và Chết, Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
26/10/2017(Xem: 7154)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì. Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời. “Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”
24/10/2017(Xem: 6286)
Cái Chết không phải là sự chấm dứt, Nguyên tác:Tulku Thondup , Thích Nguyên Tạng dịch, Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất. Dù là người Đông Phương hay là người Tây Phương, dù là Phật tử hay tín đồ của một tôn giáo nào khác, dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người ta cũng đều giống nhau ở điểm này. Khi thần thức rời khỏi thể xác vốn thường được quý trọng của mình, thì đó là khúc quanh quan trọng nhất của đời người, vì cái chết sẽ đưa người ta đi tới một cõi giới bí ẩn.
15/10/2017(Xem: 5298)
Đối Diện Với Cái Chết - Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
07/10/2017(Xem: 5584)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm qua (3-10) trong khi cầu nguyện và chia buồn với các nạn nhân bị bắn chết ở thành phố Las Vegas (tiểu bang Nevada) của Hoa Kỳ, cho biết đó là một bi kịch không thể tưởng tượng được do thiếu sự tôn trọng đối với mạng sống và lòng trắc ẩn đối với đồng loại.
27/06/2017(Xem: 6435)
Khoảng 2.500 thành viên gia đình, bạn bè và người dân bang Ohio đã đến cầu nguyện trong đám tang Otto Warmbier, sinh viên Mỹ tử vong sau khi bị hôn mê trong nhà tù ở Triều Tiên. Hàng ngàn người tham dự đã xếp thành 2 hàng khi quan tài của Otto được đưa vào Trường Trung học Wyoming làm lễ tang. Đây là ngôi trường học cũ của Otto Warmbier hồi trung học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]