Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Saanen, 27 tháng bảy 1972

09/07/201100:31(Xem: 3367)
2. Saanen, 27 tháng bảy 1972

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng: Sự phân chia

Saanen, 27 tháng bảy 1972

Bạn có phiền khi tìm hiểu toàn nghi vấn của chết là gì này hay không? Nhiều người ở đây là những người trẻ tuổi, và các bạn có lẽ sống rất lâu, và cũng có nhiều người già ở đây, kể cả tôi; chúng tôi là những người đang rời đi và các bạn là những người đang đến, nhưng các bạn, những người đang đến, đang rời đi, và các bạn cũng phải đối diện chết. Vậy là chúng ta sẽ tìm hiểu nó; đó là chúng ta sẽ có một thấu triệt nó. Bạn sẽ không thể có một thấu triệt nó nếu có bất kỳ loại sợ hãi nào, và sợ hãi xảy ra chỉ khi nào bạn bị quyến luyến đến những sự việc đã được biết. Những sự việc đã được biết là những hình ảnh của bạn, hiểu biết của bạn, những quyến luyến của bạn, đồ đạc của bạn, những quan điểm, những nhận xét, văn hóa của bạn, nhút nhát, lễ phép của bạn – bạn theo kịp chứ – tất cả việc đó là lãnh vực của cái đã được biết. Nếu bạn sợ hãi, bạn sẽ không bao giờ có một thấu triệt toàn nghi vấn của chết này.

Tôi muốn tìm ra, giống như bạn phải tìm ra, chết là gì. Tại sao tôi sợ hãi chết? Tại sao tôi sợ hãi tuổi già và bỗng nhiên đến một kết thúc? Nó là một công việc rất phức tạp, hiểu rõ tổng thể của chết là gì, rất phức tạp. Chính sự phức tạp của nó làm cho người ta sợ hãi bởi vì nó giống như bộ máy rất phức tạp; bạn không dám tiếp cận nó, bởi vì bạn không biết gì về nó. Nhưng nếu bạn tiếp cận nó rất đơn giản, mà có nghĩa thực sự bạn đang cố gắng học hỏi về nó, vậy là bạn đang tận hưởng nó – không phải ý tưởng về chết nhưng đang tận hưởng sự suy xét, sự tiếp cận, sự tìm hiểu. Lúc đó bạn đang học hỏi, và bạn không thể học hỏi nếu bạn không hạnh phúc; vì vậy bạn không thể nào có sợ hãi. Đó là bước cơ bản.

Vì vậy nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu điều này, bạn phải rất rõ ràng rằng cái trí của bạn, mà có nghĩa tư tưởng của bạn, không tạo ra sợ hãi, sợ hãi của nó suy nghĩ đến một kết thúc là gì, của nó suy nghĩ thâm nhập vào cái gì đó mà nó không biết là gì.

Bây giờ trước hết tôi phải tìm ra – bởi vì tôi không sợ hãi, bạn hiểu chứ, tôi không thích bị sợ hãi chút nào cả – liệu có bất kỳ cái gì bất tử như cái “tôi.” “Bất tử” là cái có một tiếp tục. Tôi có thể để lại đồ đạc của tôi cho người anh, cậu con trai của tôi, hay bất kỳ thứ gì, và vì vậy nó có thể ở lại trong gia đình, hay được bán trong một cửa hàng đồ cổ và người nào đó mua nó. Tôi muốn tìm ra liệu có bất kỳ cái gì đó cốt lõi, tiếp tục, bất tử như cái “tôi” mà sợ hãi chết.

Liệu có bất kỳ cái gì bất tử trong tôi, trong bạn? – bất tử trong ý nghĩa của sự tiếp tục trong thời gian, một khoảng dài trong không gian như cái “tôi”? Cái “tôi” là cái tên – đúng chứ? Cái tên đó có bất tử không? Hay tư tưởng cho sự bất tử đến cái tên? Trong chính nó nó không có bất tử, nhưng tư tưởng, bởi vì tự nhận dạng chính nó với thân thể, với hình ảnh, với hiểu biết, với tất cả những trải nghiệm, những đau khổ, nhũng vui thú, những phiền muộn, bởi vì tự nhận dạng chính nó với những điều đó, nhận dạng đó cho nó một chất lượng của bất tử. Trái lại liệu có bất kỳ cái gì bất tử, một cái gì đó có một tiếp tục bất kể sự không tồn tại của cái tôi? Bạn quan tâm tất cả điều này chứ? Bạn sẽ đối diện chết, dù bạn thích nó hay không. Hoặc bạn sẽ đối diện nó bất ngờ, hoặc qua bệnh tật, hoặc qua sự suy nhược tự nhiên của các cơ quan thân thể. Chết là điều không tránh khỏi. Bạn có thể lẩn tránh nó bằng cách sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, uống nhiều thuốc men hơn, và vân vân. Nhưng ở khúc cuối có sự kiện này – nếu tôi không tự tìm ra cho chính tôi liệu có cái gì đó bất tử vượt khỏi chết, mà có nghĩa không thời gian, mà không thể bị làm sai lạc bởi văn minh, văn hóa, cái gì đó mà bất kể mọi trải nghiệm, hiểu biết, những kích thích, những phản ứng vẫn có sự tồn tại riêng của nó và tiếp tục như là cái “tôi”. Thế là con người đã nói, “Không có cái ‘tôi’ nhưng có Thượng đế.” Ở Châu á họ giải thích nó cách khác, nhưng nó vẫn còn là hành động của tư tưởng mà nói rằng, “Có linh hồn.” Nó là một hành động của tư tưởng mà nói rằng, “Có cái Tối linh,” như họ nói ở Ấn độ. Nó vẫn còn là hành động của tư tưởng, tư tưởng mà sợ hãi cái không biết được. Tư tưởng là cái đã được biết, tư tưởng là thời gian, tư tưởng là cũ kỹ, tư tưởng không bao giờ được tự do. Bởi vì tư tưởng là phản ứng của ký ức, trải nghiệm, hiểu biết, vì vậy nó luôn luôn cũ kỹ, không bao giờ được tự do, và bởi vì phụ thuộc thời gian nó không chắc chắn về cái không biết được, đó là, vượt khỏi thời gian. Thế là nó nói, “Tôi không quan trọng; cái ‘tôi’ là thoáng qua, đang được xếp đặt vào chung bởi văn hóa, bởi thời gian, bởi ngẫu nhiên, bởi gia đình, bởi truyền thống; nó đã phát triển những khuynh hướng, những đặc điểm nào đó; nó có tình trạng bị quy định riêng của nó, nhưng vượt khỏi tất cả điều đó còn có linh hồn, còn có cái gì đó vô hạn trong tôi mà là bất tử.” Tất cả điều đó là qui trình của tư tưởng. Và tư tưởng, bị đối diện với cái không thể tránh khỏi, mà là chết, kết thúc, nói rằng, “Tôi không thể chịu đựng nó;” vì vậy nó nói tiếp, “Phải có một đời sống tương lai,” hay nó nói, “Tôi tin tưởng có một đời sống tương lai,” hay, “Có thiên đàng, và tôi sẽ ngự bên cạnh Thượng đế” – nó muốn được thanh thản khi bị đối diện với cái gì đó hoàn toàn không biết được. Và có hàng ngàn người sẽ cho bạn sự thanh thản. Tất cả nhà thờ có tổ chức trao tặng việc đó; bạn muốn việc đó, và thế là chúng tồn tại.

Bây giờ nếu bạn thấy cái cách nó vẫn còn là hành động của tư tưởng và vì vậy được đặt nền tảng trên sợ hãi, trên tưởng tượng, trên quá khứ, mà là lãnh vực của cái đã được biết. Đó là, tôi bị quyến luyến đến lãnh vực của cái đã được biết, với tất cả những khác biệt của nó, những thay đổi của nó, những hoạt động của nó, và điều gì tôi đòi hỏi là sự thanh thản. Bởi vì tôi đã tìm được sự thanh thản trong quá khứ, tôi đã sống trong lãnh vực của cái đã được biết; đó là lãnh thổ của tôi, tôi đã biết những biên giới, những giới hạn của nó. Những biên giới là ý thức của tôi, mà là nội dung của nó, tôi hoàn toàn thân thuộc với tất cả việc đó, và chết là cái gì đó tôi không biết; tôi không muốn nó.

Vì vậy tôi tự hỏi chính tôi: cuộc sống của tôi đã là quá khứ; tôi sống trong quá khứ; tôi hành động trong quá khứ; đó là cuộc sống của tôi. Hãy lắng nghe điều này! Cuộc sống của tôi, đang sống trong quá khứ, là một cuộc sống chết rồi. Bạn hiểu chứ? Cái trí của tôi, mà sống trong quá khứ, là một cái trí chết rồi. Và tư tưởng nói, “Đó không là chết; tương lai là chết.” Vậy là tôi thấy điều này như một sự kiện. Bạn theo kịp chứ? Tôi thấy điều này như cái gì đó đúng thực lạ thường. Vì vậy cái trí, nhận ra điều đó, thực sự chết đi quá khứ; nó sẽ sử dụng quá khứ, nhưng nó đã không còn bị kềm kẹp bởi quá khứ; quá khứ đã mất đi những giá trị của nó, sự lôi cuốn của nó, sức sống của nó. Thế là cái trí có năng lượng riêng của nó, mà không bị bắt nguồn từ quá khứ. Do đó sống là chết – bạn hiểu chứ? Do đó sống là tình yêu, mà là chết. Bởi vì nếu không có quyến luyến, lúc đó có tình yêu. Nếu không có quyến luyến đến quá khứ – quá khứ có giá trị của nó, mà có thể được sử dụng, mà phải được sử dụng như là hiểu biết – vậy là sống của tôi là một mới mẻ lại liên tục, là một chuyển động liên tục trong lãnh vực của cái không biết được mà trong đó có học hỏi, chuyển động. Vì vậy chết là trạng thái cô đơn kết thúc. Vì vậy có một loại sống hoàn toàn khác hẳn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2014(Xem: 8477)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5386)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 17589)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 6805)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 6840)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7212)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 11801)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 15221)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
17/10/2014(Xem: 11713)
978-0-9945548-5-7 , To live life fully and die serenely--surely we all share these goals, so inextricably entwined. Yet a spiritual dimension is too often lacking in the attitudes, circumstances, and rites of death in modern society. Kapleau explores the subject of death and dying on a deeply personal level, interweaving the writings of Western religions with insights from his own Zen practice, and offers practical advice for the dying and their families.
06/10/2014(Xem: 6991)
Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn đào nhiệt đới ở Jamaica, Trung bộ châu Mỹ, và vốn là dòng dõi người Hoa. Ông đã di cư đến Canada rồi tốt nghiệp đại học về khoa học ở đó. Trong suốt hai năm 1974 và 1975, ông dùng đường bộ để đi từ châu Âu đến Ấn Độ và Népal (ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Tại đây, ông nghiên cứu về lịch sử và Văn hóa Ấn Độ, tập luyện Hatha Yoga và thiền định, tìm hiểu âm nhạc cổ điển Ấn Độ và sau cùng ông đã đến với Phật giáo. Chuyến đi này đã là biến cố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời ông vì nó đã thành tựu niềm khao khát mãnh liệt thuở ấu thời về du lịch và phiêu lưu mạo hiểm, và về sự hiểu biết về tâm linh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567