Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968: Paris, 28 tháng tư 1968

09/07/201100:31(Xem: 3497)
3. Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968: Paris, 28 tháng tư 1968

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 2

Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968:
Paris, 28 tháng tư 1968

Khi suy nghĩ kỹ càng về chết và đau khổ, người ta phải tìm hiểu vấn đề chết và tuổi già này. Chết có lẽ xảy ra qua bệnh tật, qua một tai nạn, hay qua suy nhược và tuổi già. Có sự kiện rõ ràng của các cơ quan thân thể đang đến một kết thúc. Và cũng có sự kiện rõ ràng của các cơ quan thân thể đang tăng trưởng lớn hơn, đang trở thành già nua, bị bệnh tật, và chết. Và người ta quan sát, khi người ta lớn tuổi, vấn đề do tuổi tác cấu thành, sự xấu xí của nó, khi người ta già nua người ta trở nên chán nản hơn, vô cảm hơn đến chừng nào. Tuổi già trở thành một vấn đề khi người ta không biết sống như thế nào. Người ta có lẽ đã chưa bao giờ sống gì cả – người ta đã sống trong đấu tranh, đau khổ, xung đột, mà được thể hiện trong những bộ mặt của chúng ta, trong những thân thể của chúng ta, trong những thái độ của chúng ta.

Khi các cơ quan thân thể đến một kết thúc, chết chắc chắn không tránh khỏi. Những nhà khoa học có lẽ khám phá loại thuốc nào đó mà sẽ cho sự tiếp tục được năm mươi hay một trăm năm, nhưng luôn luôn có chết ở cuối đường. Luôn luôn có vấn đề của tuổi già, giảm trí nhớ, bị lão suy, mỗi lúc một vô dụng cho xã hội và vân vân. Và có chết, chết như cái gì đó không thể tránh khỏi, không biết được, khó chịu nhất, kinh hoàng nhất. Bởi vì sợ hãi nó, thậm chí chúng ta không bao giờ nói về nó, hay nếu chúng ta phải nói về nó, chúng ta có những lý thuyết, những công thức gây hài lòng, hoặc “đầu thai” của phương Đông hoặc “sanh lại” của phương Tây. Hoặc có lẽ theo trí năng chúng ta chấp nhận chết rồi nói rằng nó là việc không tránh khỏi và “bởi vì mọi thứ đều phải chết, tôi cũng sẽ chết”. Sự giải thích duy lý, một niềm tin an ủi, và một tẩu thoát, tất cả đều giống hệt nhau.

Nhưng chết là gì? Ngoại trừ một thực thể vật chất đang đến một kết thúc, chết là gì? Khi đưa ra câu hỏi đó, người ta phải hỏi sống là gì? Sống chết không thể bị tách lìa. Nếu bạn nói, “Tôi thực sự muốn biết chết là gì,” bạn sẽ không bao giờ biết câu trả lời nếu bạn không biết sống là gì. Và sống của chúng ta là gì? Từ khoảnh khắc chúng ta được sanh ra đến khi chúng ta chết, nó gồm có đấu tranh liên tục, một bãi chiến trường, không những bên trong chúng ta nhưng còn với những người hàng xóm của chúng ta, với người vợ của chúng ta, con cái, người chồng của chúng ta, với mọi thứ – nó là một trận chiến của đau khổ, sợ hãi, lo âu, tội lỗi, cô độc, và tuyệt vọng. Và từ tuyệt vọng nảy sinh những sáng chế của cái trí như là những vị thần, những đấng cứu rỗi, những vị thánh, sự tôn thờ những anh hùng, những nghi lễ và chiến tranh – chiến tranh thưc sự, giết chết lẫn nhau. Đó là sống của chúng ta. Đó là điều gì chúng ta gọi là sống, trong đó có lẽ có một khoảnh khắc của vui sướng, một chút lóe sáng trong mắt, nhưng đó là sống của chúng ta. Và chúng ta bám vào sống đó bởi vì chúng ta nói, “Ít ra tôi biết việc đó, và thà rằng có nó còn hơn không có gì cả.”

Vậy là người ta sợ sống, và người ta sợ chết, kết thúc. Và khi chết đến không tránh khỏi, người ta chiến đấu để đẩy lùi nó. Sống của chúng ta là một khốn khổ vươn dài của trận chiến với bản thân, với mọi thứ quanh chúng ta. Và trận chiến này là điều gì chúng ta gọi là tình yêu; nó là một vui thú chất chồng, một ham muốn vô tận, với thành tựu của nó, ái ân hay những thứ khác – tất cả việc đó là sống của chúng ta từ sáng đến khuya.

Nếu chúng ta không hiểu rõ sống, chỉ tìm một phương cách ra khỏi chết là việc hoàn toàn vô lý. Khi người ta hiểu rõ sống là gì, mà là kết thúc đau khổ, kết thúc đấu tranh, không tạo ra một trận chiến của sống, vậy thì người ta sẽ thấy theo tâm lý, bên trong, rằng sống là chết – chết đi mọi thứ hàng ngày, chết đi mọi tích lũy đã thâu lượm được, để cho cái trí là trong lành, mới mẻ, và hồn nhiên hàng ngày. Và việc đó đòi hỏi chú ý vô cùng. Nhưng chú ý này không thể hiện diện nếu không có một kết thúc đến đau khổ, đó là, sợ hãi, và thế là kết thúc của tư tưởng. Sau đó cái trí hoàn toàn yên lặng – không phải đờ đẫn, không phải ngu dốt, không phải bị làm vô cảm bởi kỷ luật và mọi chuyện còn lại của những ma mãnh đó mà người ta đùa giỡn qua thực hành yoya hoặc đại loại như thế. Sau đó chết là sống, điều đó có nghĩa không có chết nếu không có tình yêu. Tình yêu không là một ký ức. Sống, tình yêu, và chết theo cùng nhau; chúng không là những sự việc tách lìa. Và vì vậy sống là sống hàng ngày trong một trạng thái trong sáng; và để có rõ ràng đó, hồn nhiên đó, phải có chết đi trạng thái đó của cái trí mà trong nó luôn luôn có cái trung tâm, cái “tôi.”

Nếu không có tình yêu không có đạo đức. Nếu không có tình yêu không có hòa bình; không có liên hệ. Đó là nền tảng cho cái trí muốn thâm nhập vô hạn vào kích thước đó mà trong nó chỉ duy nhất sự thật hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6780)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7138)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 7699)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 6232)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4077)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 7429)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 7225)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 9159)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 9093)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4392)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567