Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Amsterdam, 11 tháng năm 1969

09/07/201100:31(Xem: 3333)
1. Amsterdam, 11 tháng năm 1969

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng:
Tổng thể của Sống:

Amsterdam, 11 tháng năm 1969

Vậy là có nghi vấn của chết, mà chúng ta đã cẩn thận đẩy nó khỏi chúng ta xa thật xa như cái gì đó mà sẽ xảy ra trong tương lai – tương lai có lẽ năm mươi năm sau hay ngày mai. Chúng ta sợ hãi đến một kết thúc, phần thân thể đến một kết thúc và bị chia lìa khỏi những thứ mà chúng ta đã sở hữu, đã làm việc, đã trải nghiệm – người vợ, người chồng, ngôi nhà, đồ đạc, ngôi vườn nhỏ, những quyển sách, và những bài thơ chúng ta đã viết hay hy vọng viết. Chúng ta sợ hãi buông bỏ tất cả những thứ đó bởi vì chúng ta là đồ đạc, chúng ta là bức tranh chúng ta có; khi chúng ta có khả năng chơi đàn vĩ cầm, chúng ta là cây đàn vĩ cầm đó. Bởi vì chúng ta đã nhận dạng chính chúng ta với những thứ đó – chúng ta là tất cả những thứ đó và không còn gì khác. Bạn có khi nào quan sát nó theo cách đó? Bạn là ngôi nhà – những cánh cửa chớp, phòng ngủ, đồ đạc mà bạn đã cẩn thận đánh bóng trong nhiều năm, mà bạn sở hữu – đó là cái gì bạn là. Nếu bạn mất đi tất cả thứ đó, bạn chẳng là gì cả.

Và đó là điều gì bạn sợ hãi – không là gì cả. Liệu không lạ lùng khi làm thế nào bạn trải qua bốn mươi năm đi làm việc, và khi bạn chấm dứt làm những việc này, bạn bị đau tim rồi chết? Bạn là văn phòng, những tập hồ sơ, người giám đốc hay người thư ký hay bất kỳ vị trí nào của bạn; bạn là cái đó và chẳng còn gì hơn nữa. Và bạn có nhiều ý tưởng về Thượng đế, tốt lành, chân lý, xã hội nên là gì – đó là tất cả. Trong đó ẩn chứa đau khổ. Khi tự nhận ra bạn là cái đó là điều đau khổ vô cùng, nhưng đau khổ vô cùng nhất lại là bạn không nhận ra nó. Hãy thấy điều đó và tìm ra chết có nghĩa gì.

Chết là điều không tránh khỏi. Tất cả các cơ quan thân thể phải đến một kết thúc. Nhưng chúng ta sợ hãi buông bỏ quá khứ. Chúng ta là quá khứ. Chúng ta là thời gian, đau khổ và tuyệt vọng, cùng thỉnh thoảng một trực nhận của vẻ đẹp, hay mong manh thăm thẳm, như một trạng thái thoáng qua, không vĩnh hằng.

Và bởi vì sợ hãi chết, chúng ta thắc mắc, “Liệu tôi sẽ sống lại?” – mà là để tiếp tục trận chiến, xung đột, đau khổ, sở hữu những sự vật, trải nghiệm đã tích lũy. Toàn phương Đông tin tưởng sự đầu thai. Cái gì hiện nay bạn là, bạn thích thấy được sanh lại. Bạn là tất cả điều này: lộn xộn này, hỗn loạn này, vô trật tự này. Cũng vậy, đầu thai hàm ý chúng ta sẽ được sanh lại vào một đời khác, vì vậy, điều gì bạn làm lúc này, hôm nay, có ý nghĩa quan trọng, không phải bạn sẽ sống như thế nào khi bạn được sanh lại vào đời kế tiếp – nếu có một sự việc như thế. Nếu bạn được sanh lại, điều gì quan trọng là bạn sống ngày hôm nay như thế nào, bởi vì ngày hôm nay sẽ gieo hạt giống của vẻ đẹp hay hạt giống của đau khổ. Nhưng những người tin tưởng tha thiết sự đầu thai như thế không biết cư xử như thế nào; nếu họ quan tâm đến cách cư xử, vậy thì họ sẽ không quan tâm đến ngày mai, bởi vì tốt lành ở trong sự chú ý của hôm nay.

Chết là thành phần của sống. Bạn không thể sống không có chết, chết đi mọi thứ mà không là tình yêu, chết đi tất cả những lý tưởng mà là sự chiếu rọi của những đòi hỏi riêng của bạn, chết đi tất cả quá khứ, trải nghiệm, để cho bạn biết tình yêu là gì và vì vậy sống có nghĩa gì. Thế là sống, tình yêu, và chết là cùng sự việc, mà hiện diện trong sống trọn vẹn, tổng thể, ngay lúc này. Vậy là có hành động, mà không mâu thuẫn, không mang cùng nó phiền muộn, đau khổ; có sống, thương yêu, chết, trong đó có hành động. Hành động đó là trật tự. Và nếu người ta sống cách đó – và người ta phải, không phải thỉnh thoảng trong những khoảnh khắc nhưng mỗi ngày, từng giây phút – vậy thì chúng ta sẽ có trật tự xã hội, vậy thì sẽ có sự đơn nhất của nhân loại, và những chính phủ sẽ được điều hành bởi những cái máy vi tính, không phải bởi những người chính trị cùng những tham vọng và tình trạng bị quy định cá thể của họ. Vậy là sống là thương yêu và chết.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6720)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7068)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 7251)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 6148)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4032)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 7355)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 7140)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 8967)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 8967)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4304)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567