Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người chết đi về đâu?

08/04/201320:05(Xem: 7330)
Người chết đi về đâu?

Người Chết Đi Về Đâu?

Lời Nói Đầu

Nguyên Châu - Nguyễn Minh Tiến soạn dịch

Nguồn: Tủ sách Rộng mở tâm hồn



nguoi_chetCuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Chúng tôi đã sử dụng phần lớn bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyên Châu, cũng được dịch từ bản tiếng Anh.

Căn cứ vào nhan đề Bardo Thődol của nguyên tác, có thể gọi sách này là Tử thư, hoặc đã từng được gọi là Luận vãng sanh. Ngoài phần chính văn của Luận vãng sanh, chúng tôi cũng đưa vào sách này phần Dẫn nhập của tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, phần Giảng luận của Hòa thượng Chőgyam Trungpa và Luận văn tâm lý học của Carl Gustav Jung, và cuối cùng là một số suy nghĩ của người biên soạn. Với sự trình bày nhiều ý kiến khác nhau về cùng một chủ đề, chúng tôi đặt tựa sách theo chủ đề ấy là “Người chết đi về đâu”.

Nội dung chính của sách này quả thật đã trả lời câu hỏi ấy. Đây là những lời nhắn gửi với người chết, những lời tụng đọc trong lúc cầu siêu sau khi chết, nhằm có thể giúp cho người chết đạt đến một cảnh giới tốt đẹp nhất có thể có trong điều kiện riêng của mỗi người. Tuy không chính thức nằm trong hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng đây có thể xem là một cuốn luận bao trùm nhiều quan điểm của các tông phái trong đạo Phật. Điều này thật ra cũng không có gì khó hiểu, nếu chúng ta biết rằng các tông phái khác nhau chẳng qua chỉ là những phương tiện để dẫn đến cùng một mục tiêu duy nhất là giác ngộ.

Nếu phải phân loại sách này trong rừng kinh sách phong phú của đạo Phật, thì có thể xếp vào Tịnh độ tông và Mật tông. Xếp vào Tịnh độ tông, vì nó nhắc nhở thần thức người chết kiên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà để được vãng sanh về cõi Cực Lạc của ngài. Xếp vào Mật tông vì sách này xuất phát từ Tây Tạng và có những mô tả rất lạ lùng về cảnh tượng sau khi chết, không hề có trong Nam tông hay Bắc tông.

Nhưng xếp loại như thế cũng rất miễn cưỡng. Vì nội dung sách này còn chủ trương phải nhận rõ mọi cảnh tượng chẳng qua chỉ là biến hiện của chân tâm, và chủ trương này lại chính là thuộc về Thiền tông, vốn xuất phát từ tự lực để giác ngộ. Thiền tông được một số người xem là khác hẳn với Tịnh độ tông, vốn dựa nhiều vào đức tin nơi tha lực. Còn nói sách này thuộc về Mật tông cũng không đúng hẳn, vì trong sách nói rất ít về những khẩu quyết, thần chú, mà chỉ tha thiết giảng giải cho thần thức người chết về tâm và hoạt động của tâm thức, như Phật đã từng giảng về chân tâm trong kinh Lăng Nghiêm. Độc giả đã đọc kinh Lăng Nghiêm hẳn sẽ thấy đây là một hệ thống lý luận rất chặt chẽ, khoa học, chủ trương giải thoát bằng trí huệ, không hề dựa vào những khẩu quyết, thần chú.

Ngoài ra, nội dung sách này còn gợi nhiều liên tưởng đến Duy thức tông, đến các kinh quan trọng như Tâm kinh Bát-nhã, kinh A-di-đà... Các yếu tố quan trọng trong Duy thức tông như ngũ uẩn, bát thức... được trình bày hết sức sinh động chứ không còn là những yếu tố tâm lý như nhiều người hiểu. Đọc sách này mới thấy Tâm kinh Bát-nhã đúng là “bộ kinh một trang” nhưng đã cô đọng hết những gì chư Phật thuyết dạy. Còn những ai đã từng tụng đọc kinh A-di-đà, đọc sách này thì niềm tin càng thêm kiên cố và sẽ bớt phần sợ hãi khi lâm chung.

Sách này mô tả rõ ràng cảnh tượng mà tâm thức sẽ thấy sau khi chết, những giai đoạn từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Sách cũng nói về tác động của nghiệp lực và con đường dẫn đến tái sanh. Mô tả như thế, không phải để thỏa mãn trí tò mò của người đọc, vì thật ra sách này là để dành cho các vị Lạt-ma chủ trì lễ cầu siêu, nhằm chỉ dẫn cho thần thức người chết biết được rằng những cảnh tượng đều chỉ là do nơi tâm thức biến hiện ra, để họ không sanh tâm sợ hãi. Nội dung sách thể hiện một tấm lòng từ bi, thương xót vô hạn với những chúng sanh còn trầm luân trong cõi luân hồi.

Theo tương truyền, sách này do ngài Padma­sambhava soạn. Ngài là người đã đưa đạo Phật vào Tây Tạng. Trong cuốn “Đường mây qua xứ tuyết”, hòa thượng Govinda đã nhắc nhở nhiều đến vị đại sư này, được dân Tây Tạng xem là hóa thân của đức Phật Thích Ca. Theo hòa thượng Chőgyam Trungpa. Ngài Padmasambhava không những chỉ viết cuốn Bardo Thődol này, là tập luận nhằm “Giải thoát qua lắng nghe”, ngài còn viết một loạt các tập luận khác, trong đó có cả việc hướng dẫn “Giải thoát bằng sáu giác quan”. Các tập luận khác hiện nay vẫn chưa được dịch sang tiếng Anh hay tiếng Pháp. Đại sư Padma­sambhva chính là người đã đẩy lùi ảnh hưởng của giáo phái Bon, đưa đạo Phật – với cứu cánh cuối cùng là giải thoát – vào văn minh Tây Tạng.

Cuốn Bardo Thődol này được tìm thấy trong một ngọn núi ở Tây Tạng, vốn dành cho các vị Lạt-ma đạo cao đức trọng để tụng đọc bên người chết, hoặc cầu siêu cho họ trong những tuần sau khi chết. Vào năm 1919, một vị Lạt-ma người Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh và trao cho tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, người Anh, và ông này đã viết thêm phần dẫn nhập rồi xuất bản tại Anh Quốc. Đến năm 1933 thì nó được bà Marguerite La Fuente dịch sang tiếng Pháp. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, hòa thượng Thích Quang Phú đã cho xuất bản cuốn Liễu sanh thoát tử, chính là bản dịch sách này, nhưng dịch lại từ một bản dịch chữ Hán của ông Liêu Địch Nguyên. Chúng tôi đã xem và nhận thấy bản này chỉ dịch một phần rất ngắn của nguyên bản, có lẽ vì bản chữ Hán vốn đã không được đầy đủ.

Hòa Thượng Chőgyam Trungpa cho rằng tập Luận vãng sanh là một cuốn sách rất có ích, vì không chỉ dành cho người chết, mà là cả cho người sống nữa. Vì thế, cho dù có những hạn chế nhất định về năng lực, trình độ, nhưng chúng tôi cũng cố gắng hết sức để thực hiện công việc biên soạn sách này. Mong sao sẽ tiếp tục có thêm các vị thiện tri thức góp phần vào sửa đổi, bổ khuyết, để những lần tái bản thêm phần đầy đủ và chính xác hơn.

Nội dung sách này rất sâu sắc, không giống như những cuốn sách bình thường khác. Vì thế, đứng từ góc độ những người biên soạn, chúng tôi xin mạn phép lưu ý mấy điều sau đây:

Sách này nói về chân tâm và hoạt động của tâm thức sau khi chết. Thể của tâm thì vắng lặng, trống rỗng, không sanh không diệt, nhưng dụng của tâm thì vô cùng vô tận. Ví như tất cả các giai điệu đều phát sanh từ sợi dây đàn, nhưng bản thân dây đàn không phải là các giai điệu đó. Mỗi giai điệu đều có hay có dở, có dài có ngắn, có bổng có trầm, có bắt đầu có chấm dứt; nhưng dây đàn thì không hay không dở, không dài không ngắn, không sanh không diệt. Nếu có chúng sanh nào sanh ra trong giai điệu nhạc, sanh sau khi giai điệu nhạc bắt đầu, và chết trước khi giai điệu nhạc chấm dứt, thì chắc chắn không bao giờ người ấy có thể hiểu được thể tánh của dây đàn. Chúng ta, người sống cũng như kẻ chết, đều đang quay cuồng trong các “giai điệu nhạc”, không ngờ rằng mình mang trong người thể tánh thanh tịnh không sanh diệt, tức là Phật tánh. Hiểu như thế, thì sách này cũng không khác kinh Lăng Nghiêm, kinh Bát Nhã, nên cũng không chỉ dành riêng cho người chết.

Sách này nói về sáu cõi trong thế giới Ta-bà: cõi trời, cõi a-tu-la, cõi người, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục. Chúng ta ngày nay đang ở trong cõi người, nhưng mai kia chết đi, tùy theo nghiệp thiện ác lại có thể thác sanh vào một trong sáu cõi. Cách nghĩ này không sai, nhưng chưa đầy đủ. Chúng ta, đành rằng với thân người, nhưng thật ra cũng đang luân chuyển qua lại trong sáu cõi đó từng ngày, từng lúc, từng khoảnh khắc. Nếu ta đang khởi lên một niềm an vui xuất phát từ tâm định tĩnh, tâm xả bỏ, thì ta đang ở cõi trời. Ngược lại, nếu trong lòng đang sôi sục hận thù thì ta đang ở trong địa ngục. Sáu cõi trong thế giới Ta-bà không gì khác hơn là sáu trạng thái tâm lý của các loài, trong đó có loài người. Sáu trạng thái đó tồn tại cùng lúc trong mỗi loài và tùy theo nghiệp lực mà chúng sanh có thân thể của một loài nhất định. Sách này chỉ rõ đặc trưng của sáu trạng thái đó và được hòa thượng Chőgyam Trungpa lý giải thêm.

Đọc sách này, có người sẽ nảy sanh nghi vấn khi thấy trong sách vừa nói rằng mọi cảnh tượng đều do tâm thức biến hiện, lại vừa khuyên thiết tha quán tưởng tới Tam bảo, tới Phật A-di-đà. Như thế thì, Phật A-di-đà cũng do tâm thức biến hiện, hay là một tha lực tồn tại độc lập? Đây là một nghi vấn cố hữu của người học đạo, cũng chính là chỗ rẽ của Thiền tông và Tịnh độ tông. Thiền tông dựa trên tự lực và dùng trí huệ phá chấp để đạt tới giác ngộ, trên cơ sở “Phật không ngoài Tâm”. Tịnh độ tông xem tha lực là tồn tại thật, nên thiết tha niệm Phật sẽ được cứu độ. Tuy nhiên, thật ra thì cách phân biệt này vốn là giả tạo. Vì khi niệm Phật tới mức nhất tâm bất loạn, người niệm cũng đạt tới trạng thái định của thiền, trong ngoài không còn phân biệt. Tuy thế người đời vẫn chia làm hai phái, và kinh sách cũng đi về hai ngã. Điều này nói lên tính cách bao quát lạ lùng của sách này, vì cả hai quan điểm trên đều được dung nhiếp theo chân lý Bát nhã “sắc tức thị không, không tức thị sắc”.

Dù vậy, hẳn sẽ có nhiều người vẫn tự hỏi, thế thì thế giới và chư Phật có thật hay không? Mỗi người có thể sẽ phải tự trả lời cho mình câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu thấy thế giới là có thật, địa ngục, ngạ quỷ là có thật, thì chư Phật cũng là có thật để từ bi cứu độ; còn nếu thấy chư Phật chỉ là biến hiện của Phật tánh, của hạt minh châu trong chân tâm thanh tịnh mỗi người, thì ngạ quỷ, địa ngục khi ấy cũng chỉ là biến hiện của tâm bất thiện, có gì là đáng sợ?

Đối với người chết, không có gì qui báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình. Sự tin tưởng và tình cảm chí thành là phương tiện truyền đạt tới người chết những lời nhắn nhủ cuối cùng. Trong sách này có nói rõ, khóc lóc than vãn chỉ làm người chết thêm bối rối. Thái độ cần thiết là một tình cảm chân thành, một tâm thức vững chắc biết rõ rằng cái chết chỉ là một giai đoạn trong quá trình miên viễn của đời sống. Người chết sẽ cảm nhận được tâm kiên cố đó và cũng vững vàng theo, bớt phần sợ hãi. Nội dung những lời nhắn nhủ chính là những lời khai thị trong sách này. Tùy căn cơ người chết, có thể nhấn mạnh nhiều đến ý niệm “Phật trong tâm” hay theo hướng Tịnh độ, thiết tha quán tưởng đức A-di-đà. Tổ Ấn Quang cho rằng, trong thời Mạt pháp, đại đa số chúng sanh thích hợp với phương pháp niệm Phật cầu vãng sanh, không mấy người đủ sức tự lực để giải thoát. Trong trường hợp này, người thân cần nhắc nhở người sắp lâm chung chí thành quy y Tam bảo, thiết tha quán tưởng đức A-di-đà. Người sống cũng như người chết chỉ cần nhất tâm niệm sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật”, hình dung ngài xuất hiện rõ rệt trước mắt mình, “như bóng trăng trong nước”. Trong mọi trường hợp, người sống cần lấy tâm thành kính, thanh tịnh để cầu siêu quán tưởng. Nếu không, thần thức dễ sanh tâm sân hận, càng thêm đau khổ cho họ.

Cầu mong tập sách này đem lại giải thoát cho người chết, đem lại an vui cho người thân của họ vì đã làm được điều gì đó lợi lạc cho người vừa qua đời, đem lại chút lắng đọng cho những người khác, vốn biết mình sẽ chết nhưng quá sợ hãi đến nỗi không dám nghĩ tới sự thật hiển nhiên này.

Nếu có ai nhờ đọc sách này được đôi phần lợi lạc, dù là ở bất cứ thế giới nào, thì đó là phần thưởng cao quí nhất đối với những người biên soạn.

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 10021)
Chỉ với tờ giấy khai sinh đã nhòe mực và vốn tiếng Việt bập bõm, suốt 7 năm qua, ông René lặn lội khắp các cơ quan, báo chí ở TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu để tìm mẹ. Mỗi năm, ông dành dụm để bay sang Việt Nam vài tháng và chỉ mải miết với mục đích của mình mà không phút giây nào thảnh thơi. Ông René sinh năm 1948 tại Phước Lễ, nay là thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông là kết quả của mối tình giữa y tá Bùi Thị Năm và một quân nhân Pháp.
13/02/2015(Xem: 8206)
Di hài nguyên vẹn trong tư thế ngồi thiền của một nhà sư tịch diệt cách nay 200 năm vừa được tìm thấy ở Mông Cổ. Tờ báo Siberian Times bằng tiếng Anh của Nga phát hành ngày 02 tháng 2 năm 2015, đã đưa tin này trước nhất, và sau đó các hãng thông tấn, truyền hình và báo chí khắp nơi trên thế giới tiếp tục loan báo và đã gây ra một tiếng vang không nhỏ.
12/02/2015(Xem: 7486)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia. Đức Phật biết là đúng thời nên ngài thuyết một thời pháp nói về sự chết của các loài hữu tình. Đầu tiên, ngài cảm hứng ngữ thốt lên một bài kệ thơ dài nói về sự chết:
12/02/2015(Xem: 11239)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng:”Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”; nghĩa là: “sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”. Điều nầy có nghiã là: khi chúng ta được sanh ra trong cuộc đời nầy, cha mẹ, Bác sĩ có thể đóan chừng ngày tháng nào chúng ta ra đời. Vì họ là những chủ nhân của việc tạo dựng ra sanh mạng của chúng ta; nhưng sự chết, không ai có thể làm chủ được và không ai trong chúng ta, là những người thường, có thể biết trước được rằng: ngày giờ nào chúng ta phải ra đi khỏi trần thế nầy cả. Do vậy Đạo Phật gọi cuộc đời nầy là vô thường.
05/02/2015(Xem: 7120)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập
18/01/2015(Xem: 6328)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất. Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Một thuyết cho rằng loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, được lên thiên đàng hay bị xuống địa ngục.
07/01/2015(Xem: 6142)
Ở quê tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không? (HUỆ QUANG, Bưu điện Ngã Bảy, Hậu Giang)
22/12/2014(Xem: 26443)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
13/12/2014(Xem: 8044)
Cụ ông Mahashta Murasi khỏe mạnh ở tuổi 179. Dường như thần chết đang ngủ quên hoặc cuốn sổ tử bỗng dưng để lọt cái tên Mahashta Murasi. Cụ ông Ấn Độ này đã bước sang tuổi thứ 179 và là người có tuổi thọ nhất trong lịch sử loài người vẫn còn sống.
24/11/2014(Xem: 9082)
A NEWBORN baby may have been trapped in a storm water drain on the side of a Sydney motorway for up to five days before he was found by passing cyclists yesterday. The malnourished baby boy was found abandoned at the bottom of a 2.4m drain, covered by a concrete slab, after a cyclist and his daughter heard the baby’s screams early Sunday morning.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]