Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trì Giữ Thệ Nguyện

15/12/201015:30(Xem: 12668)
Trì Giữ Thệ Nguyện

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

TrìGiữ Thệ Nguyện

Một khi quý vị đã tiếp nhận lễ quán đảnh, quý vị có một trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn những cam kết và thệ nguyện. Trong Mậtthừa Hành Động và Thiện Hạnh, mặc dùthệ nguyện Bồ-tát giới được yêu cầu,nhưng không cần tiếp nhận thệ nguyện Mật thừa. Bất cứ một mật điển nào bao bồmmột vị kim cương đạo sư thì sự quán đảnhcũng đòi hỏi đệ tử giữ gìn những thệnguyện Kim Cương thừa.

Nếu quý vị đặc biệt chú ý để trì giữ các thực hành trong ba Mật thừa thấp,điều quan trọng là phải duy trì việcăn chay. Mặc dù điều hợp lý để người Tây Tạng ăn thịt ở tại Tây Tạng, do bởi điều kiện khí hậu và thiếuthốn rau cải, trong những xứ sở rau trái dồi dào, tốt hơn là tránh hay hạn chếsự tiêu thụ thịt cá của quý vị. Một cách đặc biệt khi quý vị mời thỉnh nhiều người đến tiệc tùng,điều tốt nhất là nếu quý vị có thể cung ứngthực phẩm chay tịnh.

Có câu chuyện về một ngườidu cư đến viếng thăm Lhasa,và ngạc nhiên thấy người ta ăn chay. Ông nói, ‘Dân Lhasa sẽ không bao giờ đói,vì họ có thể ăn bất cứ thứ gì màu xanh lá cây.’

Lập trường Phậtgiáo với việc chế độ ăn uống làkhông có một sự cấm đoán chung về thịt, ngaycả như được trình bày trong nguyên tắc chùa chiền,với ngoại lệ thịt của nhữngthú vật đặc thù nào đấy. Tu sĩ ở Tích Lan, Miến Điện, và Thái Lan ăn thịt.

Trong tập hợp các kinh điển về Bồ-tát đạo, ăn thịt là bị cấm đoán mộtcách tổng quát. Tuy thế, sự cấm đoán không quá nghiêm khắc. Trong tác phẩm gọilà Trung ĐạoTâm Luận[madhyamaka-hdaya-kārikā],Thanh Biện đề cập về câu hỏi về chế độăn chay, và kết luận rằng vì thú vật đã chết khi thịt nó được ăn, thì không có ảnhhưởng trực tiếp. Điều bị cấm đoán là việc ăn thịt mà quý vị biết hay nghi ngờ chúng đã bị giết thịtđể dành riêng cho quý vị.

Trong ba lớp thấp của Mật thừa,ăn thịt bị cấm một cách nghiêm khắc. Nhưng trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, nhữnghành giả được khuyến nghị cùng chia xẻ năm loại thịt và năm loại cam lồ (rượungon). Hành giả tuyệt hảo của Mật thừa Du-già Tối Thượng là người nào có thểchuyển hóa năm loại thịt và năm loại cam lồ thành những vật chất thanh tịnh quanăng lực của thiền quán, và rồi thì có thể sử dụng chúng để nâng cao năng lựcthân thể. Nhưng nếu ai đấy cố gắng biện minh cho việc ăn thịt bằngviệc tự xưng mình là một hành giả Mật thừa Du-già Tối Thượng khi họ đi đến việcsử dụng thịt và cam lồ mà họ không thể kén chọn, thưởng thức một số và từ chốinhững thứ khác trong sự ghê tởm

tongquan-12

Kim Cương nữ Du-già Hành giả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 4834)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn. Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người (Thiên Nhân Sư), là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới (Thế Gian Giải), là bậc đã thấy biết toàn diện và chơn chánh (Chánh Biến Tri)... đã giảng giải cho những người học Phật và tu Phật như thế nào về “hiện tượng chết và tái sanh”? Bây giờ muốn đi vào nội dung ấy, chúng ta sẽ phải lần lượt nghiên cứu qua những tương quan liên hệ sau đây:
06/05/2011(Xem: 10243)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
05/05/2011(Xem: 7789)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
27/04/2011(Xem: 17945)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
24/04/2011(Xem: 4690)
Một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào hôm Chủ nhật ngày 22 tháng 3 sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi, Kishi Ryoichi, đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người tán dương lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu theo tên ông.
11/04/2011(Xem: 9118)
Video: Truyền thống an táng rùng rợn của người Tây Tạng
03/04/2011(Xem: 4088)
Hình Ảnh Con Người Qua Bài Phổ Thuyết Sắc Thân Của Trần Thái Tông, Sắc thân con người là hữu hạn vì bị giới hạn bởi hai đầu: Sanh và tử, có và không, đến và đi, một và khác. Con người có vượt qua được những giới hạn của những cặp phạm trù đối đãi kia hay không là ở chỗ con người có chịu thanh lọc tâm thức để thăng hoa đời sống hay không. Nếu con người mải mê chạy theo những dục vọng thấp hèn thì con người sẽ tha hoá và phải bị đọa lạc, phải chuốt lấy những khổ đau và hệ lụy.
22/03/2011(Xem: 3735)
Ai chết ? Ai được sinh ra ? Chúng ta hãy xem xét một cách chuyên biệt hơn chết là gì và, trong tiến trình chết, aichết. Luôn luôn, trải nghiệm của chúng ta về chính chúng ta là của một cá thể hiện hữu với một thân và một tâm: Chúng ta đồng nhất với những cái này và nói, “ thân của tôi”, “tâm của tôi”.
22/03/2011(Xem: 3346)
Nếu tôi nói có một ngã, Ông sẽ nghĩ nó thường hằng Nếu tôi nói không có một ngã Ông sẽ nghĩ rằng vào lúc chết Nó sẽ biến mất hoàn toàn. Kinh Tương Ưng Bộ ( Samyuttanikaya)
20/03/2011(Xem: 4758)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]