Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso, về vấn đề tái sanh của Ngài

12/12/201216:37(Xem: 7353)
Phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso, về vấn đề tái sanh của Ngài

PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐỜI THỨ 14, TENZIN GYATSO,
VỀ VẤN ĐỀ TÁI SANH CỦA NGÀI

http://dalailama.com/messages/tibet/reincarnation-statement
Ngày 24 tháng 9 năm 2011
(Dịch Việt:
Konchog Jimpa Lhamo)

dalailama-taisinh-01Gii Thiu

Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nướcTây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và Bốn Cấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộngrãi trên Xứ Tuyết. Đốivới cả thế giới, Tây Tạng đã trở thành suối nguồn của truyền thống Phật giáo cũng như của các truyền thống văn hoá liên quan đến Phật giáo. Đặcbiệt, Tây Tạng đã cống hiến một cách đáng kể cho hạnh phúc của vô lượng ngườidân đang sống tại châu Á, kểcả những ai đang ởtại Trung Hoa, Tây Tạng và Mông Cổ.

Trong mộtchuỗi dài của việcduy trì truyền thống Phậtgiáo tại Tây Tạng, chúng tôi đã nuôi dưỡng mộttruyền thống Tây Tạngđặc thù, [đólà] công nhận sự tái sanh củacác vị học giảcao thâm, là những người đã đóng góp mộtcách to lớn cho Giáo phápvà cho chúng sinh, đặcbiệt hơn nữalà cho cộng đồng tu sĩ.

Kểtừ khi đấng toàn giác Gedun Gyatso đã được nhậndiện và tuyên nhậnlà hóa thân của ngài Gedun Drubvào thế kỷ thứmười lăm, và từ khi Gaden Phodran Labrang tức là hệthống tái sinh của đứcĐạt Lai Lạt Ma đượcthiết lập, thì nhữngvị hoá thân kế tiếp[của đức ĐạtLai Lạt Ma] cũng đã được tuyên nhận.Vị hóa thân thứ Ba trong truyền thốngấy, ngài SonamGyatso, đã được ban cho pháp hiệu ĐạtLai Lạt Ma. Đức ĐạtLai Lạt Ma đời thứNăm, ngài Ngawang Lobsang Gyatso, đã thành lậpChính Quyền Gaden Phodrangvào năm 1642, trở thành vị lãnh đạotâm linh lẫn chính trị củaTây Tạng. Đã trải qua hơn600 năm từ ngài Gedun Drub trở đi cho đếnnay, một chuỗi dài bao gồmcác vị hóa thân thuộc dòng truyềnthừa của ĐạtLai Lạt Ma đã được công nhậnmột cách hoàn toànđúng đắn, không hề sai trật.

Các vịĐạt Lai Lạt Ma [trong quákhứ] đã nhận lãnh trách nhiệmnhư là những vịlãnh đạo chính trị và tâm linh củaTây Tạng trong suốt 369 năm từnăm 1642 cho đến nay. Giờ đây, bảnthân tôi [Đạt Lai Lạt Ma đờithứ 14, Tenzin Gyatso]đã tình nguyện chấm dứt[việc nhận lãnh trách nhiệm]như trên. Tôi hãnh diện và hài lòng là giờđây chúng tôi có thể noi theo một hệthống chính quyền dân chủlà một hệ thốngđang nở rộ ởkhắp nơi trên thếgiới. Thật ra, ngay từ năm 1969 xa xưa trở đi, tôi cũng đã từngnói một cách hết sứcminh bạch rằng nhữngai có mối liên hệ [vớiđức Đạt Lai LạtMa và Tây Tạng], họ cầnphải quyết địnhxem là các vị tái sanh của ĐạtLai Lạt Ma có nên tiếp tụctrong tương lai hay không.Tuy thế, trong khi thiếu vắngnhững tôn chỉ rõ ràng, giảsử nếu cộngđồng những ngườiliên hệ bày tỏ mộtước nguyện mạnhmẽ mong muốn các vịtái sanh của Đạt Lai LạtMa tiếp tục hiệnhữu, thì có thể có mộtnguy cơ rõ rệt là sẽcó những thế lựcchính trị có chủ ý sẽlợi dụng hệthống tuyên nhận hóa thân này đểhoàn thành những chương trình [thamvọng] chính trị riêng tư.Do đó, trong khi tôi vẫn còn đầy đủsức khỏe và tinh thầnminh mẫn, tôi nghĩ rằng có lẽđiều quan trọng đốivới tôi là chúng ta cần phảithiết lập nhữngtôn chỉ rõ ràng để tuyên nhậnvị Đạt Lai LạtMa kế nhiệm, không đểbất kỳ khe hở nào cho sựhoài nghi hay gian trá. Để có thể hiểuđược những tôn chỉnày một cách trọn vẹn,điều thiết yếulà phải thấu hiểuvề hệ thốngtuyên nhận Tulku (hóa thân)và về những khái niệmcăn bản đằng sau hệthống ấy. Bởithế cho nên, tôi sẽ vắntắt giải thích nhưsau.

dalailama-taisinh-02

Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu về vấn đề tái sanh của ngài (Ảnh: dalailama.com)

Kiếp quá khvà kiếp tương lai (kiếp trước kiếp sau)

Đểcó thể chấp nhậnđược thuyết tái sanh hay vềthực tại củacác vị Tulku (tức các vịhóa thân), chúng ta cần phải chấpnhận sự hiệnhữu của đờitrước và đời sau, củacác kiếpquá khứ và kiếp vịlai. Chúng sinh hiện hữu trong cuộcđời hiện tạikhởi đi từ nhữngđời kiếp trướcvà chúng sinh đầu thai trở lạisau khi chết. Sự đầuthai trở lại mộtcách liên tục này được công nhậnbởi tất cảcác truyền thống tâm linh ẤnĐộ cổ cũng như đượccông nhận bởi tấtcả các trường phái triếthọc, ngoại trừphái Charvakas [cũng thuộc Ấn Độcổ], là một phong trào duy vật.Có một số các triếtgia hiện đại chốibỏ kiếp trướckiếp sau dựa trên tiềnđề cho là chúng takhông thể nhìn thấy đượcđiều đó. Có nhữngngười khác thì lại không vẽra những kết luậnquá rõ rệt dựa trên cơsở này [của việckhông “nhìn thấy” được là có kiếptrước kiếp sau].

Cho dù có rất nhiềutruyền thống tôn giáo công nhậnviệc đầu thai trởlại thì các truyền thốngnày lại có những cái nhìn khác nhau, chẳng hạnnhư là các quan điểm khác nhau vềcái gì là cái đầu thai trở lại,đầu thai trở lạinhư thế nào, và sựviệc xảy ra nhưthế nào khi đi quagiai đoạn chuyển tiếpgiữa hai kiếp sống.Có một số truyềnthống tôn giáo chấp nhậnviễn ảnh củakiếp tương lai, nhưnglại chối bỏkhái niệm về nhữngđời quá khứ.

Nói chung, người Phậttử tin tưởng rằngkhông có khởi đầu củasự chào đời và họtin rằng một khi chúng ta đạtđược giải thoát khỏivòng xoay luân hồi, bằng cách khắcphụcđược nghiệp báo và các tâm thứctiêu cực, thì chúng ta sẽ không phảibị đầu thai trởlại dưới sựlôi kéo của những điềukiện nghiệp duyên đó nữa.Do đó, người Phật tửtin rằng có thể chấmdứt việc đầuthai như là kết quảcủa nghiệp báo và các tâm thứctiêu cực,nhưng đa số các trườngphái triết học Phậtgiáo đều khôngchấp nhận rằngcó sự chấm dứtcủa dòng tâm thức. Việcchối bỏ quá khứvà chối bỏ sựđầu thai trong tương lai sẽtương phản vớicác khái niệm Phật giáo liên quan đến[các giáo lý thuộc về] nềntảng, đạo và quả,và những điều này cầnphải được giảithích dựa trên một cái tâm thuầnthục [được chếngự] hoặc mộtcái tâm bất thuần thục[không được chế ngự].

Đốivới những ai có thểnhớ lại đượctiền kiếp thì việcđầu thai trở lạilà một kinh nghiệm rất rõ ràng. Tuy nhiên, đa số nhữngngười tầm thườngđều quên đi tiền kiếpcủa họ khi họphải trải qua quá trình củacái chết, của giai đoạngiao chuyển (thân trung ấm) và củaviệc đầu thai. Đốivới những ngườinày thì đời quá khứ và đờitương lai có chútmù mờ, nên chúng ta phải dùng luậnlý dựa trên chứng cớrõ rệt để chứngminh cho họ về kiếptrước kiếp sau.|

Có rấtnhiều những lý giảitranh luận khác nhau được đưara dựa trên lời Phậtdạy, cũng như dựatrên những luận giảitiếp nối sau ngài, đểchứng minhvề sự hiệnhữu của kiếptrước kiếp sau. Mộtcách vắn tắt, nhữnglý giải ấy đưađến 4 điểm nhưsau: lý luận cho rằng mọivật được sinh ra bởimột vật tươngtự như nó trướcđó, lý luận cho rằng mọivật được sinh ra bởimột nguyên nhân nguồn gốcchắc thực trướcđó, lý luận cho rằng tâm thứcđã làm quen [huân tập] với nhữnggì trong quá khứ, và lý luận cho rằngnhững gì trải qua trong quá khứlà những kinh nghiệm đạtđược.

Mộtcách rốt ráo, tất cảnhững lý giải tranh luậntrên đây đều dựa trên khái niệmchorằng bản tánh củatâm, cùng tánh thông suốt và tánh tỉnh giác [củatâm ấy], bắt buộcphải dựa trên sựsáng tỏ thông suốt và sựtỉnh giác như là các nguyên nhân chắc thực.Không thể nào có một thựcthể nào khác, chẳng hạnnhư là một vậtthể vô tri vô giácnào đó, [lại có thể trởthành] nguyên nhân nguồn gốc chắcthực [đưa đếnsự hiện hữu]của bản tâm. Điềunày tự nó có thể chứngminh được. Qua sự phân tích dựatrên luận lý, chúng ta cóthể đi đến kếtluận rằng mộtdòng chảy mới mẻcủa sự thông suốtvà sự tỉnh giác [củabản tâm] sẽ không thểnào hiện hữu nếukhông có được những nguyên nhân chắcthực, hoặc không thểnào hiện hữu vớinhững nguyên nhânkhông liên can. Trong khi chúng ta quan sát đểthấy được rằngtâm thức không thể nào đượcsản xuất ra từmột viện bào chế,thì chúng ta cũng có thể đi đến kếtluận rằng chẳnggì có thể diệt trừđược sự tươngtục của tánh thông suốtvà tánh tỉnh giác vi tế [củabản tâm].

Theo cái hiểu biếttrước giờ củatôi, không có một nhà tâm lý học, vậtlý học hay thần kinh học hiệnđại nào lại có thểquan sát và đoán trước rằng tâm là sảnphẩm đến từmột chất đặcnào đó, hoặc tâm là một sảnphẩm không đến từmột nguyên nhân nguồn gốcnào cả.

Có nhữngngười có thể nhớlại được ngay cái kiếpmà họ vừa trảiqua, kể cả nhiềuđời kiếp trướcnữa, và cũng có những ngườicó thể nhận biếtra được những nơichốn và bà con họ hàng từnhững đời kiếpđó. Đây không phải là việc chỉxảy ra trong quá khứ. Ngay cảngày nay cũng có rất nhiều ngườiở phương Đông và phươngTây có thể nhớ lạiđược những tình huốngvà kinh nghiệm từ nhữngđời quá khứ. Nếuchối bỏ điềunày trong khi làm khảo cứu thì đó không phảilà một cách thức trung thựcvà sẽ phiến diệnvô cùng, bởi vì điều ấyđi ngược lại vớibằng chứng ởtrên. Hệ thống Tây Tạngchứng nhận các vị hóa thân là mộtphương thức điềutra nghiên cứu trung thực dựatrên sự hồi nhớvề những đờikiếp trước củacác cá nhân ấy.

Đu thai như thế nào

Cóthể có hai cách thức mà mộtngười nào đó có thể đầuthai trở lại sau khi lìa đời: đầu thai trở lạidosự lôi kép của nghiệpvà các tâm thức tiêu cực nguy hại,và đầu thai trở lạinương vào sức mạnhcủa lòng từ bi và sựcầu nguyện. Đốivới lại cách thứnhất, bởi vì do vô minh mà các nghiệp lành và nghiệpác được tạo ra và nhữngdấu ấn củacác nghiệp này tồn đọnglại trong tâm thức. Nhữngdấu ấn ấyđược kích hoạt trởlại qua sự tham luyếnvà bám chấp, đưa dẫnchúng ta đầu thai trở lạitrong kiếp kế tới.Sau đó, chúng ta không tự nguyện mà vẫncứ bị đầuthai trở lại trong các cõi cao hơn hoặcthấp hơn. Đây là cáicách mà các chúng sinh bình thườngcứ liên tục, không dứtđoạn, quày tới quày lui trong vòng hiện hữucủa luân hồi, y hệtnhư là một bánh xe quay. Nhưngngay cả trong những hoàn cảnhnhư thế thì chúng sinh tầmthường với mộttâm nguyện tốt lành cũng có thể nỗlực tinh tấn tham gia vào các thiện hạnhtrong đời sống hằngngày. Họ huân tập bảnthân trong các thiện hạnh đểkhi chết đi thì [những dấuấn của] các thiệnhạnh này lại đượckích hoạt trở lại,trở thành những phươngtiện giúp họ tái sinh vào nhữngcõi cao hơn. Ngược lại,những vị Bồtát tối thắng, là nhữngngười đã đạt đếncon đường của cái thấy(kiến đạo), các vị ấy không đầuthai trở lại do bởinghiệp lực hay các xúc cảmô trược nguy hại lôi kéo, mà do bởisức mạnh củalòng từ bi của các ngài dành chochúng sinh và dựa trên những lờicầu nguyện muốnđem lại lợi lạccho kẻ khác. Các vị ấycó thể lựa chọnnơi chốn và ngày giờchào đời, cũng như lựachọn cha mẹ tươnglai. Một sự đầuthai như thế, duy nhấtbởi vì lợi lạccho các chúng sinh khác, chính là sựđầu thai xuyên qua sức mạnhcủa lòng từ bi và sựcầu nguyện.

Ý nghĩa ca Tulku (hóa thân)

Có vẻnhư là phong tục Tây Tạngvề việc sửdụng danh hiệu ‘Tulku’ (ThịHiện Thân của Phật)dành cho những vị hóa thân đã khởisự bắt đầutừ khi những người mộđạo sử dụngtừ Tulku đó như là mộttước hiệu danh dự. Nhưng mà từ đó trởđi thì cách gọi này trở thành là mộtbiểu lộ thông thường.Nói chung, từ Tulku ám chỉ mộtkhía cạnh đặc biệtcủa đức Phật,là một trong ba hay bốn khía cạnh[phẩm tánh] đã được mô tảtrong Kinh thừa. Dựa trên nhữnggiải thích về các phẩmtánh này của đức Phật,một người hoàn toàn thoát khỏi, không bịtrói buộc bởi nhữngtâm thức ô nhiễm nguy hạivà không bị trói buộc bởinghiệp, người ấycó khả năng đạt đượcPháp Thân (Chân Thân) (Truth Body - Dharmakaya), và PhápThân ấy bao gồm Trí Pháp Thân (Wisdom Truth Body) và Thể Tánh Pháp Thân (Nature Truth Body). Trí PhápThân chỉ đến tâm giác ngộcủa một vịPhật; tâm ấy, trong mộtkhoảnh khắc có thểnhìn thấy trực tiếpmọi thứ, mộtcáchđích xác như chúng thật là. Tâm ấyhoàn toàn tịnh hóa khỏi các xúc cảmnguy hại, kể cảhoàn toàn tịnh hóa khỏi các dấuấn của các tâm thứctiêu cực ấy, xuyên qua việctích lũy công đức và trí tuệ qua mộtthời gian dài.Sau đó, đến Thể Tánh Pháp Thân, là đangchỉ đến tánh không củachính tâm toàn tri toàn giác ấy.Đây là hai đặc tánh của chưPhật dành cho chínhcác ngài. Nhưng mà bởi vì các phẩmtánh ấy không thể đượctrực tiếp tiếpcận bởi nhữngngười khác, chỉ có thểxuyên suốt được giữacác vị Phật vớinhau, cho nên bắt buộc chưPhật phải hóa hiệntrong hình tướng phàm để chúng sinh có thểtiếp cận và nhưvậy thì mới có thểgiúp đỡ được chúng sinh. Vì vậy, khía cạnhsắc tướng cao nhấtcủa một vịPhật chính là Thọ DụngThân (Báo Thân hay Báu Thân) (Body ofComplete Enjoymeng – Sambhogakaya), có thểđược tiếp cậnbởi chư BồTát cao tột, và Thọ DụngThân thì có năm phẩm tánh, mà một trong năm phẩmtánh đó là an trú tại cung trời SắcCứu Cánh Thiên(Akanishta). Rồi từ ThọDụng Thân ấy lạihóa hiện ra vôlượng vô số ThịHiện Thân của chưPhật (Hiện Thân) hoặcTulku (Nirmanakaya – Hóa Thân). Các vịhiện ra như là chưThiên hoặc loài người và có thểđược tiếp cậnbởi các chúng sinhbình thường. Hai đặc tánh mang hình tướngnày của Phật đượcgọi là Sắc Thân (FormBodies), có nghĩa là với dành cho những kẻkhác.

ThịHiện Thân (EmanationBody) gồm có ba phân loại: a) HiệnThân Tối Thượng (Supreme Emanation Body) giống nhưlà đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là đức Phậtlịch sử, đã hóa hiệnmười hai công hạnh củamộtvị Phật, chẳnghạn như là đảnsanh vào nơi chốn mà ngài đã lựachọn, vân vân; b) Hiện Thân MỹThuật (ArtisticEmanation Body) để phụng sựngười khác bằng cách thịhiện như là nhữngnghệ nhân, nghệ sĩ, vân vân; c). Hóa Hiện Thân (Hóa Thân) (Incarnate EmanationBody) mà qua đó chư Phật hiệnra trong vô số hình tướng khác nhau nhưlà con người, Hộ Phật,con sông, chiếc cầu, dượcthảo và cây cối đểgiúp đỡ chúng sinh. Trong số ba loại ThịHiện Thân này, sự tái sanh củacác vị đạo sưtâm linh được công nhận và biết đếnnhư là các vị Tulku tạiTây Tạng nằm trong loạiThị Hiện Thân thứba. Trong số các vị Tulku này, có thểcó nhiều vị là nhữngHóa Thân đầy đủ phẩmtánh thực sự củachư Phật, nhưngđiều này cũng không nhất thiếtlà áp dụng được cho tấtcả các vị Tulku. Trong số các vịTulku của Tây Tạng, có nhiềuvị là tái sanh của các vịđại Bồ Tát tốicao, của các vị BồTát trên con đường tích lũy (tư lươngđạo) và con đường chuẩnbị (gia hạnh đạo),cũng như là tái sanh của nhữngvị đạo sư,là những vị tuy qua minh chứng chưathực sự bướcvào đến con đường tưlương đạo và gia hạnhđạo ấy củachư Bồ Tát. Do đó, danh hiệu Tulku đượcdành cho các vị Lama tái sanh được đặttrên cơ sở rằngcác ngài [không khác nào] giốngnhư là các vị giác ngộ,hoặc do bởi các ngài có sự kếtnối với mộtsố các phẩm hạnhnào đó của chư vịgiác ngộ.

Nhưđức Jamyang KhyentseWangpo đã có nói:

“Tái sanh là chuyện xảyra khi một người nào đó đầuthai trở lại sau khi vịtiền nhiệm qua đời;hiện thân là khi một sựhóa hiện xảy đếnmà không cầncó sự qua đời củavị [hóa thân] gốc.”

Tuyên nhn các hóa thân

Việntuyên nhận ai là ai qua, việc nhậndiện đời trướccủa một ngườinào đó, việc ấy xảyra ngay cả khi chính đức PhậtThích Ca còn tại thế. Có rấtnhiều câu chuyện đã đượctìm thấy trongPhẩm thứ tư- Agama (Ngũ Bộ Kinh) của LuậtTạng, trong Truyện TiềnThân Phật, trong Kinh Hiền Ngu, Kinh Bách Nghiệp và vân vân. Trong đó, Như Lai đã khai mởvề luật vậnhành của nhân quả, kểlại vô lượng vô sốcâu chuyện về nhữngảnh hưởng nghiệpbáo của đời trướcđược một ngườinào đó trải nghiệm trong đờinày ra sao. Thêm vào đó, trong chuyệncuộc đời củanhững vị đạosư Ấn Độlà những người đã sốngsau thời đại đứcPhật, cũng khai mở cho ta thấyvề những nơichốn chào đời trong nhữngkiếp quá khứ củacác vị ấy. Có rấtnhiều những câu chuyệnnhư thế, nhưnghệ thống công nhậnvà thứ tự hóa các vịtái sanh đã không xảy ra tại xứ Ấn.

Nhng hthng tuyên nhn các vtái sanh ti Tây Tng

Trước khi đạoPhật đến Tây Tạngthì kiếp trước kiếpsau cũng đã được công nhận trong truyềnthống bản xứthuộc đạo Bon củaTây Tạng. Và từ khi Phậtgiáo được truyền bá tạiTây Tạng thì gần nhưtất cả mọingười dân Tây Tạng đềutin vào kiếp trước kiếpsau. Việc đi điều tra, tìm kiếm tái sanh củarất nhiều vịđạo sư tâm linh, là nhữngngười duy trì Phật pháp, cũng nhưphong tục cầu nguyệncác vị ấy mộtcách vô cùng thành tín, tấtcả đã trở thành nhữngđiều được thựchành rộng rãi ở khắpnơi trên xứ Tây Tạng. Có rất nhiều những kinh văn chính thống, các văn liệubản xứ củaTây Tạng, chẳng hạnnhư Mani Kabum hoặc Giáo Lý Năm Nhánh Kathang cùng những tài liệutương tự nhưTập Luận củaCác Đệ Tử Kadam hoặcChuỗi Châu Bảo: GiảiĐáp Các Thắc Mắc, là nhữngtài liệu được kểlại bởi vịđạo sư ẤnĐộ vô song, ngàiDipankara Atisha của thế kỷthứ mười mộttại Tây Tạng, trong đó có kểlại về nhữngcâu chuyện của các tái sanh củaThánh giả Quán Thế Âm, BồTát của Đại TừBi. Tuy thế, truyền thốngchính thức tuyên nhận các vịtái sanh của cácđạo sư nhưtruyền thống tái sanh ngày nay đã khởi sựbắt đầu vào đầuthế kỷ thứmười ba qua sự việcngài Karmapa Pagshi đã được chính các đệ tửcủa ngài tuyên nhận ngài là tái sinh của [vịtiền nhiệm] Karmapa Dusum Khyenpa, dựa trên chính nhữngchỉ dẫn đượcđể lại cho đệtử bởi vịtiền nhiệm ấy.Từ đó trở đi, đã có mườibảy hóa thân Karmapatrong hơn chín trăm nămnay. Cũng giống như thế,bắt đầu từviệc tuyên nhận ngài Kunga Sangmo là tái sanh của ngài Khandro Choekyi Dronme của thếkỷ thứ mườilăm cho đếnnay thì đã có mười vị tái sanh củaSamding Dorje Phagmo. Cho nên, trong sốcác Tulku được tuyên nhận tạiTây Tạng, có những vịlà tu sĩ và những vị là hành giảMật thừa, cảnam lẫn nữ. Hệthống tuyên nhận các vịtái sanh dần dần lan truyềnđến các truyền thốngPhật Giáo Tây Tạng khác, kểcả đạo Bon, ởTây Tạng. Ngày nay, có những vịTulku được tuyên nhận trong khắpbốn truyền thốngPhật Giáo Tây Tạng, Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma, cùng với Jonang và Bodong, là những vịhiến mình cho Giáopháp. Nhưng cũngcó những trường hợpcho thấy là trong số các vịTulku ấy, có những vịđáng phải hổ thẹn.

Đấng toàn giác Gedun Drub, một đệtử tâm truyền củangài Je Tsongkhapa, đã khai lậptu viện Tashi Lhunpo tại vùng Tsang và đã chăm lo cho các đệ tửcủa ngài. Đại sưGedun Drub thị tịch vào năm 1474 vào tuổi 84. Cho dù lúc đầu,chẳng có nỗ lựcnào để nhận diệnlại tái sanh của ngài, nhưngcuối cùng người ta bịbuộc phải tuyên nhậnđứa trẻ tên Sangye Chophel, ra đời vào năm 1476 tạiTanak ở vùng Tsang, bởi vì nhữnggì đứa trẻ đó nói ra cho thấynó có một trí nhớ cựckỳ tuyệt vời và không chút gì sai trật vềcuộc đời trong quá khứ.Từ đó trở đi, mộttruyền thống tái sanh đã khởisự bắt đầu,chuyên đi tìm kiếm và tuyên nhận lạinhững vị tái sanh kếtiếp của các vịĐạt Lai Lạt Ma do Gaden Phodran Labrang, và sau đó, doChính Quyền Gaden Phodran, điều hành.

Cách thc tuyên nhncác vtái sanh

Sau khi hệthống tuyên nhận các vịTulku bắt đầu hiệndiện [tại Tây Tạng],có nhiều cách thức khác nhau đã đượckhởi sự và phát triển. Trong sốnhững phương cách khác nhau này thì phương cách quan trọngnhất liên quan đến lá thưtiên đoán của vị tiềnnhiệm cùng với nhữnghướng dẫn và nhữngdấu hiệu khác nhau có thểxảy đến; hoặcqua cách vị tái sanh nhớ lạivà kể lại mộtcách đáng tin cậy vềchuyện đời trước;hoặc qua cách vị ấynhận diện ra đượcnhững vật dụngthuộc về vịtiền nhiệm hoặcnhận diện ra đượcnhững người thân cậntrong đời trước. Ngoài nhữngphương thức ấyra, còn có thêm những phương thứcbổ túc khác, chẳng hạnnhư là thỉnhxin các tiên đoán của những vịđạo sư tâm linh đáng tin cẩn, cũng nhưhỏi xin tiên đoán của nhữngvị thầy tiên tri thếtục (oracle) trongkhi các vị này đang ở trong trạngthái xuất thần, hoặcquan sát các linh ảnh hiện tra trong nhữnghồ nước thiêng củanhững vị hộpháp như là Hồ Lhamoi Latso, là hồnước linh thiêng ở vềphía nam Lhasa.

Khi xảyra sự việc có nhiềuhơn là một ngườiứng tuyển tươnglai có thể được tuyên nhậnlà một vị Tulku, và quyếtđịnh lựa chọntối hậu trởthành việc quá khókhăn, thì có một phương pháp tiên đoán nữađược đem ra sử dụng,đó là việc dùng những viên bột(zen tak) ngay trước một linh ảnhtrong khi khẩn thiết thỉnhnguyện năng lực củachân lý nhiệm mầu.

Hin thân trước khi vtin nhim qua đi(ma-dhey tulku)

Thông thường,một vị tái sanh phảilà một người đầuthai trở lại làm mộtcon người khác, sau khi vị tiềnnhiệm qua đời. Thông thường,các chúng sinh bình thường không thể hóa thành ra mộthiện thân khác trước khi họ chết (ma-dhey tulku), nhưng chưvị đại BồTát tối cao, là những ngườicó thể đồng lúc hóa hiệntrong trăm ngàn hình tướng khác nhau, các vị ấycó thể hóa hiện ra mộthiện thân ngay cả trướckhi các vị ấy lìa đời.Trong truyền thống tuyên nhậnTulku của TâyTạng, có những hiệnthân thuộc vào cùng một dòng tâm thứcvới vị tiềnnhiệm, có những hiệnthân có sự liên hệ vớinhau qua năng lực của nghiệpduyên và sự cầu nguyện,và có những hiện thân đã hóa hiệnnhư là kết quảcủa sự gia trì và phó thác.

Mụcđích chính yếucủa sự hóa hiệncủa một vịtái sanh là để tiếp tụccông việc chưa hoàn tấtcủa vị tiềnnhiệm để hộtrì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh. Trong trườnghợp của mộtvị Lama như mộtngười bình thường, thay vì có mộtvị tái sanh thuộc vào cùng trong một dòng tâm thức,thì một người nào đó vớinhững liên hệ kếtnối [tâm linh] với vịLama ấy, xuyên qua phước duyên thanh tịnhvà [năng lực] cầu nguyện,thì người đó cũng có thể đượccông nhận là hiện thân củavị Lama. Một cách khác hơnnữa, cũng có thể là vị Lama sẽbổ nhiệm mộtngười kế thừa,và người kế thừa,có thể là một đệtử hoặc mộtngười nào đó trẻ tuổihơn, sẽ đượctuyên nhận là hiện thân củavị Lama kia. Bởi vì nhữngsự lựa chọnnhư vậy cũng có thểxảy ra trong trường hợpcủa một chúng sinh bình thường, nên trườnghợp có một vịhiện thân khôngthuộc vào cùng một dòng tâm thứccũng có thể xảy ra trướckhi [vị tiền nhiệm]lìa đời. Trong một sốtrường hợp, mộtvị đại cao tăng Lama cũng có thể có mộtvài tái sanh khác nhau đồng một lúc, chẳnghạn như hiệnthân của thân, hiện thân củakhẩu và hiện thân củaý, vân vân. Trong thờihiện đại, có nhữngtrường hợp nhiềungười biết đến,ấy là có những vịhiện thân đã hóa hiện trướckhi [vị tiền nhiệm]lìa đời, chẳng hạnnhư là trong trường hợpcủa ngài DudjonJigdral Yeshe Dorje và ngài Chogye Trichen Ngawang Khyenrab.

Sdng chiếc Lư Vàng

Bởi vì thờimạt pháp này ngàycàng tệ mạt, và bởivì các tái sanh của những vịLama cao trọng được tuyên nhậnngày càng nhiều, lại có mộtsố vị đượctuyên nhận bởi các động lựcchính trị, nên con số nhữngvị tái sanh được công nhậnqua các phương pháp không đúngđắn và đáng hồ nghi ngày càng cao, và kết quảcủa sự việcnày là gây ra một tai hại hếtsức to lớn cho Đạopháp.

Trong giai đoạn xung độtgiữa Tây Tạng và Gurkha(1791-93), chính phủ Tây Tạng đã phảicầu cứu sựhỗ trợ củaquân đội Mãn châu(Manchu). Kết cuộc là quân độiGurkha đã bị đánh đuổi khỏilãnh thổ Tây Tạng, và sau đó, chính quyền Mãn châu đã soạnra một bản kiếnnghị 29 điểm dựatrên cái cớ là giúp cho cơ quan điềuhành của Chính Phủ Tây Tạngthêm phần hiệu quả.Kiến nghị này gồmcó những đề nghịvề việc có thểbắt thăm từ mộtchiếc Lư Vàng [chiếcbình làm bằng vàng] để quyếtđịnh về việccông nhận tái sanh của các vịĐạt Lai Lạt Ma, củacác vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) cũng như củacác vị Hutuktu - một tướchiệu Mông Cổ dành cho nhữngvị Lama cao trọng. Do đó, phươngthức bắt thăm này đã đượcnoi theo trong một vài trường hợptuyên nhận hóa thân của ĐạtLai Lạt ma, Ban Thiền LạtMa hoặc một vài vị Lamacao trọng khác. Nghithức cần phảinoi theo đã được viết xuốngbởi đức ĐạtLai Lạt Ma đời thứTám, ngài Jamphel Gyatso. Cho dù sau khi mộthệ thống nhưvậy đã được giớithiệu trước đây, nhưngtrong trường hợp củaĐạt Lai Lạt Ma đờithứ Chín, thứ MườiBa và trong trường hợp bảnthân tôi, Đạt Lai Lạt Ma đờithứ Mười Bốn,thì phương thức bắtthăm từ chiếc LưVàng đã được bãi bỏ.

Ngay cảtrong trường hợp củaĐạt Lai Lạt Ma đờithứ Mười, vịhóa thân đích thực đã được tìm thấyvà trên thực tế thì cái phươngthức trên không hề đượctuân theo, nhưng để làm vui lòng ngườiMãn châu, đã có một công bố ra đời,đơn giản báo cho họbiết rằng nghi thứcđó đã được sử dụng.

Hệthống chiếc LưVàng thật ra chỉ đượcsử dụng trong hai trườnghợp duy nhất là ĐạtLai Lạt Mađời thứ MườiMột và đời thứMười Hai. Tuynhiên, Đạt Lai Lạt Ma đờithứ Mười Hai đã đượctuyên nhận trước khi cái phươngthức chiếc LưVàng được áp dụng. Và vì vậycho nên, chỉ có duy nhất mộttrường hợp ĐạtLai Lạt Ma được lựachọn dựa vào chiếcLư Vàng.Cũng như thế, trong sốcác hoá thân của Ban Thiền LạtMa, ngoại trừ đờithứ Tám và đời thứChín, không có một trường hợp nào khác mà phương cách này được sửdụng. Hệ thốngbắt thăm này đã được áp đặtbởi chính quyền Mãn châu, nhưngngười Tây Tạng không cóchút niềm tin nào vào điều này bởivì việc này thật sựchẳng mang một tính cách tâm linh nào cả. Dù là nhưthế, nếu phươngcách này được sử dụngmột cách chân thành,thì cũng chúng ta cũng có thểxem đó tương tự giốngnhư cách thức tiên đoán dựatrên việcsử dụng các viên bột(zen tak).

Vào năm 1880, trong thời điểmtuyên nhận Đạt Lai LạtMa đời thứ MườiBa là hóa thân của đời thứMười Hai, ta thấy vẫncòn hiện hữu nhữngdấu vết củasự liên hệ ĐạoSư và Bảo Hộgiữa Tây Tạng và Mãn châu. ĐạtLai Lạt Mađời thứ MườiBa đã được tuyên nhận là vịhóa thân đích thực không hề sai trậttừ đức Ban ThiềnLạt Ma đời thứTám, từ những tiên đoán củacác vị thầy tiên tri (oracle) thuộc [hai tu viện]Nechung và Samye, cùng với việc quan sát nhữnglinh ảnh hiện ra trong Hồ Lhamoi Latso, và do đó, nghi thức chiếcLư Vàng đã không được noi theo. Ta có thể hiểuvề điều này rấtrõ ràng xuyên lá chúc thư cuối cùng củađức Đạt Lai LạtMa đời thứ MườiBa, viết vào năm Con Khỉ Nước(1933), trong đó ngài có nói rằng:

“Nhưtấtcả các ông đã biết, tôi đã đượclựa chọn, không từcái tập quán lựa chọnbắt thăm từ chiếcLư Vàng, mà tôi đã được lựachọn dựa trên nhữnglời tiên tri và tiênđoán. Theo đúng như những lờitiên tri và tiên đoán mà tôi đã đượctuyên nhận là tái sanh của Đạt Lai LạtMa và đã được tấn phong.”

Khi bảnthân tôi được công nhận là hóa thân đờithứ Mười Bốncủa Đạt Lai LạtMa vào năm 1939 thì liên hệĐạo Sư và BảoHộ giữa Tây Tạngvà Trung Hoa đã chấm dứt [trướcđó] rồi. Vì vậy cho nên, không có cần phảiđặt câuhỏi về nhu cầusử dụng chiếcLư Vàng để xác nhậnviệc tuyên nhận hóa thân củatôi. Điều mà rất nhiềungười biết là vịNhiếp Chính của Tây Tạngvào thời điểm đó cùng với Hội Đồng QuốcGia Tây Tạng đã tuân theo phương thứctuyên nhận Đạt Lai LạtMa dựa trênnhững tiên đoán của các vịLama cao trọng, của các vịthầy tiên tri cùng với các linh ảnhhiện ra tại HồLhaomi Latso; và Trung Quốckhông có bất kỳ một liên hệdính líu gì đến việc này. Cho dù là nhưthế, có một sốnhân viên cao cấp có liên hệ trong chính quyền Trung QuốcQuốc Dân Đảng (Guomintang), đã xảo quyệttung ra những lời nói dốitrong giới báo chí nói rằng họđã đồng ý có những bướcđi trước qua việc sửdụng cái Lư Vàng, và nói thêm rằng ông Wu Chung-tsin đã chủ tọa lễ tấn phong củatôi, vân vân. Lờinói dối này đã được vạchtrần bởi Ngabo Ngawang Jigme, Phó Chủ TịchỦy Ban Thường Trựccủa Hội NghịQuốc Gia Nhân Dân, một ngườiđược Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa xem là nhân vật cấptiến nhất. Điềunày đã trở nên rất rõ ràng trong Phiên Họp thứ Nhìcủa Hội NghịToàn Vùng Tự Trị Tây Tạng(ngày 31/07/1989), khi vào cuốibài diễn văn, ông ta đã giải thích chi tiếttường tận và trưngbày cho mọi người xem các văn kiệnnhư là các chứng cớ.Rồi ông ta lên đòi hỏi:

“Có nhu cầunào để cho Đảng CộngSản theochân và tiếp tục nhữnglời nói dối củaTrung Quốc Quốc Dân Đảngkhông?”

Chánh sách gidi và hy vng hão huyn

Trongthời gian vừa qua, có nhữngtrường hợp củanhững người quảnlý vô trách nhiệm, chuyên quản lý gia tài bất độngsản giàu có kếch sù của nhữngLama. Những người này đã ham mê chạytheo những cách thức công nhậntái sanh một cách bất chính và điềunày đã làm hại đến thanh danh củaGiáo pháp, của cộng đồngtu sĩ cũng như của xã hộicủa chúng ta.

Thêm vào đó, từthời Mãn châu đến nay, các giới chính trịcó thế lực củaTrung Hoa thường xuyên tham dự trong các phươngtiện đầy xảotrá, sử dụng Phậtgiáo, các vị thầy củaĐạo Phật cũng nhưcác vị hóa thân Tulku như là các công cụđể hoàn thành cáctham vọng chính trị củahọ, qua việc họcan thiệpvào các vấn đề củaTây Tạng và Mông Cổ. Ngày nay, những nhà lãnh đạođộc đoán của CộngHòa Nhân Dân Trung Hoa, là nhữngngười cộng sảnchối bỏ tôn giáo nhưnglại vẫn tham dựvào các vấn đề tôn giáo, họđã áp đặt cái gọi là chiếndịch giáo dục cảitạo, vàtuyên bố về cái gọilà Trật Tự ThứNăm, liên quan đến việc kiềmchế và công nhận các vịtái sanh, bắt đầu có hiệulực từ ngày 1 tháng Chín, năm 2007. Điều này thậtlà một sự xúc phạmvà đáng bỉ hổ. Việcbắt ép tuân theo những cách thứckhông thích đáng khác nhau để công nhậncác tái sanh [với mục đích] xóa sạchtruyền thống đặcthù của văn hóa Tây Tạng hiệnđang tạo ra những thiệthại rất khó chữalành.

Thêm vào đó họ nói là họđang chờ tôi chết đi và rồihọ sẽ tuyên nhậnĐạt Lai Lạt Ma đờithứ Mười Lăm theo sự lựachọn của họ.Điều này thật rõ ràng, là qua các quy luật, điềuluật mới đây, cũng nhưqua các tuyên ngôn của họ tiếptheo sau đó, họ có một chánh sách rấtchi tiết để lừagạt người Tây Tạng,cùng lừa gạt nhữngmôn đồ của truyềnthống Phật Giáo Tây Tạng và cộngđồng thế giới. Do đó, bởi vì tôi có trọng trách phảibảo vệ Giáo pháp và chúng sinh, và ngăn chặn các âm mưunguy hại ấy, nên tôi phảiđưa ra lời công bốsau đây.

Tái sanh kế tiếp ca Đt Lai Lt Ma

Nhưtôi đã có nhắc đến trướcđây, tái sanh là một hiệntượng chỉ nên xảyra, hoặc là qua sự tình nguyệnlựa chọn củacá nhân có liên hệ, hoặc ít nhấtlà cũng qua sức mạnh củanghiệp duyên, phước báu và sựcầu nguyện. Bởithế cho nên, cá nhânngười tái sanh có toànquyền quyết địnhlà muốntái sanh ở đâu, tái sanh bằng cách nào và qua hình thức nào mà vịtái sanh sẽ được tuyên nhận.Đây là một thực tạikhông ai có thể ép buộc, hoặcsử dụng mánh khóe đểthao tác. Điều này đặc biệtlại càng không đúng đắn nếunhững người cộngsản Trung Quốc, là nhữngngười dứt khoát chốibỏ ngay chính cái ýniệm về kiếptrước kiếp sau chứđừng nói chi đến khái niệmvề những vịTulku tái sanh, bây giờ lại muốncan thiệp vào hệ thống[tuyên nhận] tái sanh, và nhất là tái sanh củacác vị Đạt Lai LạtMa và Ban ThiềnLạt Ma. Điều này đi ngược lạivới hệ tưtưởng chính trị củahọ và mở ra cho ta thấylà họ có hai bộ mặt.Nếu tình trạng nhưthế này tiếp diễntrong tương lai, thì khôngthể nào người dân Tây Tạngvà những ai đang đi theotruyền thống PhậtGiáo Tây Tạngcó thể công nhận hay chấpnhận được.

Khitôi vào khoảng chín mươi tuổi,tôi sẽ tham vấn vớinhững vị Lama cao trọngthuộc các truyền thốngPhật Giáo Tây Tạng, cùng vớicộng đồng Tây Tạngvà những người có liên hệđang noi theo Phật Giáo Tây Tạng. [Vào lúc đó] tôi sẽ thẩm địnhlại về cơchế Đạt Lai LạtMa xem có nên tiếp tục hay không. Dựa trên căn bảnđó, chúng ta có thể đi đến mộtquyết định. Nếu[vào lúc đó] có quyết định là tái sanh củaĐạt Lai Lạt Ma cầnphải tiếp tụcvà có nhu cầu để ĐạtLai Lạt Ma đời thứMười Lăm được tuyên nhậnthì trọng trách của việctuyên nhận hóa thân phần lớnsẽ nằm trong tay củanhững nhân viên cóliên hệ [được ủy quyền], thuộc cơquan Gaden Phodrang Trust củaĐạt Lai Lạt Ma. Nhữngvị này cần phảitham vấn với các vị thủngôi trì giữ các truyền thốngtu tập khác nhau trongPhật Giáo Tây Tạng, cùng tham vấnvới những vịHộ Pháp tín cẩn, là nhữngvị đã được nốikết chặt chẽkhông phân lìa và đã tuyên thệ[trung thành] với dòng truyền thừacủa các vị ĐạtLai Lạt Ma.Những nhân viên [được ủy thác này] cần phải nhậnlấy những lờikhuyên và hướng dẫn từcác vị có liên hệ và thi hành phươngthức tìm kiếm và tuyên nhậndựa theo truyền thốngtrong quá khứ. Tôi sẽ đểlại những lờihướng dẫn rõ ràng minh bạchvề việc này. Hãy ghikhắc trong tâm khảm rằng,ngoại trừ vịtái sanh được tuyên nhận xuyên qua nhữngphương cách chính thống nhưthế, thì không thể công nhậnhay chấp thuận mộtứng viên nào được lựachọn từ nhữnglý do chính trị, bởi bấtkỳ ai, kể cả bởinhững người thuộc CộngHòa Nhân Dân Trung Hoa.


Đạt Lai LạtMa

Dharamsala


Bản Việt ngữ (dịch tạm) được Konchog Jimpa Lhamo chuyển dịch từ bản Anh ngữ vào ngày 26/09/2011.
Bản Anh ngữ được chuyển dịch từ bản Tạng ngữ và được đăng tải trên trang nhà chính thức của đức Đạt Lai Lạt Ma:
www.dalailama.com.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2015(Xem: 6982)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia. Đức Phật biết là đúng thời nên ngài thuyết một thời pháp nói về sự chết của các loài hữu tình. Đầu tiên, ngài cảm hứng ngữ thốt lên một bài kệ thơ dài nói về sự chết:
12/02/2015(Xem: 10676)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng:”Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”; nghĩa là: “sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”. Điều nầy có nghiã là: khi chúng ta được sanh ra trong cuộc đời nầy, cha mẹ, Bác sĩ có thể đóan chừng ngày tháng nào chúng ta ra đời. Vì họ là những chủ nhân của việc tạo dựng ra sanh mạng của chúng ta; nhưng sự chết, không ai có thể làm chủ được và không ai trong chúng ta, là những người thường, có thể biết trước được rằng: ngày giờ nào chúng ta phải ra đi khỏi trần thế nầy cả. Do vậy Đạo Phật gọi cuộc đời nầy là vô thường.
05/02/2015(Xem: 6564)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập
18/01/2015(Xem: 5830)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất. Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Một thuyết cho rằng loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, được lên thiên đàng hay bị xuống địa ngục.
07/01/2015(Xem: 5557)
Ở quê tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không? (HUỆ QUANG, Bưu điện Ngã Bảy, Hậu Giang)
22/12/2014(Xem: 23510)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
13/12/2014(Xem: 7508)
Cụ ông Mahashta Murasi khỏe mạnh ở tuổi 179. Dường như thần chết đang ngủ quên hoặc cuốn sổ tử bỗng dưng để lọt cái tên Mahashta Murasi. Cụ ông Ấn Độ này đã bước sang tuổi thứ 179 và là người có tuổi thọ nhất trong lịch sử loài người vẫn còn sống.
24/11/2014(Xem: 8477)
A NEWBORN baby may have been trapped in a storm water drain on the side of a Sydney motorway for up to five days before he was found by passing cyclists yesterday. The malnourished baby boy was found abandoned at the bottom of a 2.4m drain, covered by a concrete slab, after a cyclist and his daughter heard the baby’s screams early Sunday morning.
17/11/2014(Xem: 34404)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8158)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567