Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Diệu Minh Thường Trụ - Bài 7: Tâm Sau Khi Chết

22/03/201121:39(Xem: 2982)
Tâm Diệu Minh Thường Trụ - Bài 7: Tâm Sau Khi Chết

Kalu Rinpoche
TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 7]
Tâm Sau Khi Chết

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The
Buddha. Wisdom, 1997.
(Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật)

Nếu tôi nói có một ngã,
Ông sẽ nghĩ nó thường hằng
Nếu tôi nói không có một ngã
Ông sẽ nghĩ rằng vào lúc chết
Nó sẽ biến mất hoàn toàn.

Kinh Tương Ưng Bộ ( Samyuttanikaya)

Một đời hoặc nhiều đời ?

Tất cả những truyền thống tâm linh và tôn giáo đều đồng ý về vài loại tồn tại vượt ngoài đời sống này, và tất cả chúng đều sửa soạn chúng ta cho cái vị lai đó.Nếu sau chết chẳng có sự sự vật vật gì cả, nếu tồn tại của chúng ta bị giới hạn bởi đời người này, chúng ta có thể thoả mãn với tri thức uyên bác và những hoạt động thế tục. Một sự tu tập tâm linh, bất cứ là gì, thì chắc hẳn chẳng cần đến.

Cái ý tưởng rằng cái chết là một sự chấm dứt hoàn toàn theo sau bởi cái hoàn toàn chẳng-có-gì-cả là một sản phẩm của một cái tâm cực kì hẹp hòi.

Trong khi những tôn giáo có thể đồng ý tổng quát về tồn tại của một đời sau, nhiều truyền thống có những toàn cảnh khách quan nổi bật riêng biệt về bản chất của cái đời sau đó. Vài truyền thống dạy rằng sau khi chết không có nhiều đời nữa, nhưng có một đời sống vĩnh cửu, trong khi Pháp dạy rằng sau cái chết còn có nhiều đời nữa cho tới khi viên giác.

Ki tô giáo đưa ra một trình bày tổng quát về đời sau, dạy rằng có đời sống sau khi chết và rằng những hoàn cảnh của đời sống đó

tùy thuộc vào đường lối bạn sống đời sống hiện nay của bạn. Đối với một người Ki tô giáo, đức hạnh dẫn đến thiên đường, và tội lỗi dẫn đến địa ngục. Đó là ý tưởng căn bản.

Pháp, theo hướng khác, dạy sự khả hữu của nhiều đời vị lai, rằng những hành động tiêu cực trong đời này dẫn đến đau thương trong những đời vị lai trong khi những hành động tích cực dẫn đến những đời sống hạnh phúc vị lai và cuối cùng dẫn tới viên giác.

Hai truyền thống này hoà hợp tốt đẹp về nhu cầu buông bỏ những cái tiêu cực hoặc tổn hại và thâu nhập thực hiện những cái tích cực; cả hai cũng đồng ý về những kết quả của những hành động tiêu cực và tích cực. Không có gì mâu thuẫn giữa hai truyền thống. Sự khác biệt là rằng Ki tô giáo cống hiến một bản trình bày vắn tắt hơn, trong khi Phật giáo cống hiến một trình bày nhiều chi tiết hơn.

Chết và Tính tương tục của Tâm

Hư không thì vượt ngoài thời gian; chúng ta không thể nói rằng hư không bắt đầu tồn tại vào một điểm đã cho trong thời gian hoặc nó sẽ ngừng tồn tại sau một số lượng thời gian đã qua đi.Tương tự, tính không của tâm thì vượt ngoài thời gian; tâm về mặt bản chất căn bản thì phi thời gian. Do bản chất, tâm thì vô thủy vô chung. vượt ngoài những sinh những tử. Sinh tử hiện hữu chỉ ở mức độ những huyễn tượng của tâm.

Khi tâm không nhận biết sáng tỏ bản chất của nó và vì thế bị vướng mắc trong lối mòn của những huyễn tượng, nó chuyển cư xuyên cõi vô tận trong huyễn tượng, từ đời sống này tới đời sống kia. Bị phan duyên bởi vô minh và nghiệp, chúng ta phải sống cho hết vô số cuộc đời trước đây.Trong tương lai, chúng ta bị bắt buộc phải sống cho hết nhiều cuộc đời nữa. Tâm chuyển cư xuyên cõi từ đời sóng này tới đời sống khác, từ một huyễn tượng này tới huyễn tượng kế tiếp – suốt bao lâu tâm chưa đạt tới viên giác, sự tỉnh thức của một vị phật hoặc của một đại bồ tát.

Trong trạng thái hiện tại, chúng ta không thể nhận biết được những đời trước của chúng ta; chúng ta không biết chúng ta từ đâu đến, nơi chúng ta sẽ đi, hoặc thân phận gì chúng ta sẽ được tái sinh vào. Trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta.

________________________________________

Cảm đề về câu cuối cùng của pháp thoại ghi trên, và
để nhớ đến Nguyễn Du(1765-1820)
“ Con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Chút riêng chọn đá thử vàng
Biết đâu mà gửi can tràng về đâu
Còn như vào trước, ra sau
Ai cho kén chọn, vàng thau tại mình

"Và trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta ".
Thế nên trong đau thương ngậm ngùi của nhớ nghĩ đến sáu cõi và trong hoan hỉ của đôi chút tỉnh biết khá muộn màng , chúng ta cung kính nhớ đến Ngài Long Thọ và Trung Luận , Tụng 2 , Chương 26 , Quán mười hai chi duyên khởi
"Với nghiệp tạo tác làm nhân duyên, nên thức/ tâm thức đi vào đời sống muôn vàn sai biệt, nó an lập khi danh và sắc (tâm/thân) được hợp nhất."

Còn như vào trước ra sau , sinh tử tử sinh , với nghiệp tạo tác làm nhân duyên, ai cho kén chọn , vàng thau tại mình !
Tiên phong Mộng Liên đường viết tựa cho Đoạn Trường Tân Thanh đã tỏ bày: "Tố như tử ...nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy."
Bùi Giáng cũng cung kính tỏ bày khi Bùi Giáng viết ( ĐHP dẫn theo trí nhớ) -- Nguyễn Du đã thâm nhập nhất thiết chúng sinh căn , nghiệp duyên phân biệt trí.

________________________________________

Chú thích

Bài --Kalu Rinpoche. Nhị Đế--trên Thư Viện Hoa Sen – là bài Tâm diệu minh thường trụ [Bài 6]

1. Pháp thế gian và pháp tâm linh

Kalu Rinpoche mở đầu bài diễn giảng 5 ngày “ Tịch Tĩnh Tâm Ý và Viên Giác xuyên qua Thiền Định” (Mental Peace and Enlightenment through Meditation) tại Tibet House, New Dehli, India, 1986, như sau:

“ Tôi rất hạnh phúc thấy nhiều người từ những nước khác nhau hội hiệp ở đây ngày hôm nay với ý nguyện lắng nghe Pháp. Khi chúng ta nói về Pháp chúng ta có thể định hướng tới hai sự vật khác nhau: pháp thế gian và pháp tâm linh. Bất cứ những hoạt động nào được làm ra để bảo đảm cho an sinh và hạnh phúc của chính mình trong đời sống này là pháp thế gian; pháp thế gian ngày nay có một mức độ cao của sự phát triển trong tất cả các nước trên thế giới. Còn như đối với pháp tâm linh, mục đích của nó là mang đến đời sống này an tĩnh nội tâm và hạnh phúc nhiều hơn nữa, và một cách tối hậu dẫn bạn hướng đến sự kiểm soát hoàn toàn đối với tâm của chính bạn và cuối cùng tới trạng thái phật, vô thượng giác.

2. Lược trích từ-- Phật Quang Đại Từ Điển.Thích Quảng Độ dịch. Xb. 2000. 7374 trang + quyển Mục lục.

Hư không.Skt.akasa

1. Hư không

Chỉ cho pháp vô vi thanh tịnh, không bị chướng ngại.

2. Hư không

Khoảng không bao la gồm có năm nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết thảy muôn vật.

Còn theo Tông kính lục quyển 6 thì Hư không có 10 nghĩa:

Không chướng ngại, cùng khắp, bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô đắc.

3. Hư không.

Tên khác của Không giới. Chỉ cho khoảng không gian, nơi tồn tại của tất cả các pháp, 1 trong 6 giới.

Hữu Không.

Đối lại: Không Hữu.

Hữu tức là Không (chân không), gọi là Hữu không;

Không tức là Hữu (diệu hữu) thì gọi là Không hữu.

Hữu chỉ cho tướng muôn vật trong thế giới hiện tượng;

Không chỉ cho thực thể tồn tại của tất cả hiện tượng.

Về mối quan hệ giữa Hữu và Không thì luận Bất chân không trong Triệu Luận nói rằng tuy có mà không tức “ phi hữu”, tuy không mà có tức “phi vô”.

Hữu tình.Skt. sattva.

Cũng gọi hữu thức, hữu linh. Dịch cũ: chúng sinh.

Diệt

1. Diệt.Skt. Vyupasama.

Gọi tắt của tịch diệt, hàm ý là Niết bàn.Thoát khỏi sống chết, tiến vào cảnh giới tịch lặng vô vi, gọi là nhập diệt.

2. Diệt. Skt. Anityata.

Hàm ý là diệt hết. Cũng gọi diệt tướng, Vô thường. Một trong bốn tướng. Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều có tính chất hoại diệt trong khoảng sát na. Cái chết của hữu tình cũng gọi là diệt.

3. Diệt. Một trong bốn đế. Gọi tắt của Diệt Đế.

Tịch Diệt.Skt. Vyupasama.

Gọi tắt: Diệt. Vượt thoát sinh tử, tiến vào cảnh giới vắng lặng, vô vi. Cảnh giới này xa lià cõi mê hoặc, được an vui, nên gọi là Tịch diệt vi lạc.

Kinh Tăng nhất a hàm quyển 23 (đại 2, 672 trung) nói:

“ Tất cả hành vô thường
Có sinh ắt có diệt
Chẳng sinh thì chẳng diệt
Diệt này là vui nhất”

Vô sinh.

Cũng gọi Vô khởi. Đồng nghĩa:Vô sinh diệt, Vô sinh vô diệt.

Tất cả các pháp tồn tại đều không có thực thể, là không, cho nên không có sinh diệt biến hoá. Nhưng hàng phàm phu do không biết lí vô sinh này, nên khởi phiền não sinh diệt mà bị trôi lăn trong dòng sống chết; nếu nương vào các kinh luận mà quán xét lí vô sinh thì phá trừ được phiền não sinh diệt.

Vô thường kệ

Chỉ cho bài kệ nói về lí vô thường của thế giới.

Kinh Đại bát niết bàn quyển hạ (Đại 1, 204 hạ) nói:

“Chư hành vô thường
Thì sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc”
“ Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui”

Bài kệ này giải thích rõ muôn vật trong thế gian không một vật gì là thường trụ không hoại diệt; hễ có sinh thì hẳn phải có diệt; bởi thế chỉ có cách thoát khỏi thế giới sinh diệt này mới đạt đến chân lí vắng lặng.

Vô trụ xứ niết bàn.Skt.Apratisthita-nirvana.

Cũng gọi Vô trụ niết bàn.

Một trong 4 thứ Niết bàn của tông Duy thức. Tức Niết bàn không trụ trong sinh tử, cũng không trụ nơi Niết bàn, gọi là Vô trụ xứ niết bàn. Bồ tát vì lòng đại bi thương xót hữu tình nên không trụ nơi Niết bàn; lại dùng Bát nhã cứu độ hữu tình, cho nên không trụ trong sinh tử, đó là Vô trụ xứ niết bàn, tức chỉ cho Niết bàn của Bồ tát.

_______________________

Kinh Lăng già giảng vô sinh,vô nhị.

  • Đức Phật giảng về không có tự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng Già (trích Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn trang 164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati, không phải các sự vật là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính chúng, trừ phi chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa của “các pháp đều vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa thâm sâu nhất thì không có tự tính là vô sinh. Tất cả các pháp không có tự tính nghĩa là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát na từ trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế thì tất cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không có tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati, vô nhị là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và trắng là những biểu từ tương đối và cái này không độc lập đối với cái kia; như Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự vật là không-hai, không có Niết-bàn ngoài nơi có luân hồi; không có luân hồingoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện hữu không có đặc tính độc lập đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất cả các pháp là vô nhị như Niết-bàn vàluân hồi vậy.Vì vậy, này Mahàmati, ông phải tu tập ( thể nghiệm ) cái không, vô sinh, vô nhị và vô tự tánh.

[ĐHP trích. Mahamati : Đại Huệ ]

_________________________

Kalu Rinpoche

Mind After Death

If I say there is a self, you will think it’s permanent.
If I say there isn’t a self, you will think that at death it disappears completely.
Samyuttanikaya.

One Life or Many Lives?

All spiritual and religious traditions agree on some type of experience beyond this life, and all of them prepare us for that future. If after death there was nothing, if our existence was limited to this lifetime, we could be satisfied with wordly knowledge and activities. A spiritual practice, no matter what it was , would be unnecessary.

The idea that death is a complete and followed by sheer nothingness is the product of an extremely narrow mind.

While religions might be in general agreement about the existence of an afterlife, the various traditions do have distinct perspectives about the nature of that afterlife. Some teach that death is not followed by more lifetimes, but by one eternal life, while Dharma teaches that death is followed by many lifetimes until enlightenment.

Christianity, for example, offers a general presentation of the afterlife, teaching that there is life after death and that the conditions of that life depend upon the way you live your present life. For a Christian, virtue leads to heaven and sinfulness leads to hell.That’s the basic idea.

Dharma, on the other hand, teaches the possibility of many future lives, that negative actions in this life lead to suffering in future lives while positive actions lead to happy future lives and finally to enlightenment.

These two traditions are in perfect agreement about the need to abandon the negative or harmful and adopt the positive; they agree on the results of negative and positive actions. There is no contradiction between them. The difference is that Christianity offers a briefer presentation, while Buddhism offers a more detail one.

Death and the Continuity of Mind

Space is beyond time; we can’t say that space began to exist at a given point in time or that it will cease to exist after a certain amount of time has passed. Similarly, the mind’ s emptiness is beyond time; mind is essentially atemporal. By nature, mind is eternal, beyond births and deaths. These exist only at the level of the mind’s illusion.

When the mind does not know its nature and is therefore caught up in the path of illusions, it transmigrates endlessly in illusion, from life to life. Conditioned by ignorance and karma, we have had to live out innumerable previous lives. In the future, we will be forced to live out many more.The mind transmigrates from life to life, from one illusion to the next – as long as it has not attained enlightenment, the awakening of a buddha or great bodhisattva.

In our present state, we cannot recognize our previous lives; we don’t know where we came from, where we’ll go, or what condition we’ll be reborn into. Meanwhile, what we experience is actually only a transition, one passage among an infinity of possible lives and worlds beyond our conception.

_____________________________________

Source: Kalu Rinpoche. Luminous Mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2015(Xem: 7036)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia. Đức Phật biết là đúng thời nên ngài thuyết một thời pháp nói về sự chết của các loài hữu tình. Đầu tiên, ngài cảm hứng ngữ thốt lên một bài kệ thơ dài nói về sự chết:
12/02/2015(Xem: 10747)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng:”Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”; nghĩa là: “sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”. Điều nầy có nghiã là: khi chúng ta được sanh ra trong cuộc đời nầy, cha mẹ, Bác sĩ có thể đóan chừng ngày tháng nào chúng ta ra đời. Vì họ là những chủ nhân của việc tạo dựng ra sanh mạng của chúng ta; nhưng sự chết, không ai có thể làm chủ được và không ai trong chúng ta, là những người thường, có thể biết trước được rằng: ngày giờ nào chúng ta phải ra đi khỏi trần thế nầy cả. Do vậy Đạo Phật gọi cuộc đời nầy là vô thường.
05/02/2015(Xem: 6639)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập
18/01/2015(Xem: 5903)
Từ xưa đến nay người ta thường thắc mắc về vấn đề mất còn, sống chết. Có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất. Một thuyết cho rằng loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa. Một thuyết cho rằng loài người chết đi, nhưng linh hồn vẫn vĩnh viễn còn lại, được lên thiên đàng hay bị xuống địa ngục.
07/01/2015(Xem: 5640)
Ở quê tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không? (HUỆ QUANG, Bưu điện Ngã Bảy, Hậu Giang)
22/12/2014(Xem: 24056)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
13/12/2014(Xem: 7575)
Cụ ông Mahashta Murasi khỏe mạnh ở tuổi 179. Dường như thần chết đang ngủ quên hoặc cuốn sổ tử bỗng dưng để lọt cái tên Mahashta Murasi. Cụ ông Ấn Độ này đã bước sang tuổi thứ 179 và là người có tuổi thọ nhất trong lịch sử loài người vẫn còn sống.
24/11/2014(Xem: 8542)
A NEWBORN baby may have been trapped in a storm water drain on the side of a Sydney motorway for up to five days before he was found by passing cyclists yesterday. The malnourished baby boy was found abandoned at the bottom of a 2.4m drain, covered by a concrete slab, after a cyclist and his daughter heard the baby’s screams early Sunday morning.
17/11/2014(Xem: 34575)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8203)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567