Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Những điều gia đình nên biết và chuẩn bị lúc người bệnh lâm chung

07/05/201317:56(Xem: 3152)
III. Những điều gia đình nên biết và chuẩn bị lúc người bệnh lâm chung

Bộ Phim: Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

III. Những Điều Gia Đình Nên Biết Và Chuẩn Bị Lúc Người Bệnh Lâm Chung

Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn

Nguồn:Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn

Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này, cha mẹ là là bậc đại ân nhân lớn nhất đối với chúng ta. Thân thể, sự nghiệp của chúng ta đều do ông bà cha mẹ truyền trao. Khi cha mẹ, người thân của chúng ta bị bệnh đến lúc hấp hối, bệnh nhân như đang đứng giữa ngã rẽ giữa quỷ, người, thánh, phàm. Sự việc này nguy hiểm vô cùng, như ngàn cân treo sợi tóc. Lúc này, trong gia đình anh em, con cháu, dâu rể phải hết lòng thương yêu đoàn kết với nhau, theo lời dạy của Phật và các bậc thiện tri thức mà hết lòng hộ trì, chăm sóc người thân của mình đúng với chánh pháp, thì người mất sẽ được lợi ích, an vui; người sống sẽ được phước lạc vô biên. Đó là cách trả hiếu lớn nhất và vẹn toàn hiếu đạo. Lúc này, toàn bộ con cháu, người thân, quyến thuộc trong gia đình phải giữ bình tĩnh, tốt nhất là niệm Phật cho người bệnh, không nên khóc lóc, kêu la.

Muốn được điều lợi ích cho người mất, xin quý vị hãy nghe theo những lời chỉ dẫn sau đây:

1. Người thân bị bệnh, gia đình phải tận tình chăm sóc, hết lòng thương yêu và chia sẻ những khó khăn với họ, đặc biệt là trong thời điểm này.

2. Anh em con cháu và bệnh nhân khi sống khỏe mạnh đối xử với nhau như thế nào, thì lúc này mọi người càng cần phải có sự cảm thông cho nhau để đoàn kết chăm lo, chiều ý để tâm người bệnh thấy đó mà vui vẻ hướng tâm niệm Phật.

3. Khi thấy bệnh tình trở nặng, con cháu, người thân phải khuyên bệnh nhân nên buông bỏ hết mọi công việc, chỉ hướng tâm niệm Phật cầu vãng sanh, phát khởi lòng kính tin Tam bảo. Nếu người bệnh chưa quy y, thì gia đình nên thỉnh chư Tăng, các bậc đức độ đến quy y cho người ấy.

4. Trong gia đình hoặc bạn bè, có người nào khi sống gây oán thù với người bệnh, nếu không giải tỏa và cảm thông cho nhau được, thì khi người bệnh hấp hối, những người kể trên không được đến thăm nom, tiếp xúc, vì dễ khơi dậy lòng sân hận của người bệnh, khiến họ dễ bị đọa lạc. Cũng vậy, người nào được người bệnh lúc còn khỏe mạnh yêu thương, gắn bó không rời, thì khi hấp hối, người thân yêu ấy không được đứng đối diện, sẽ tạo nên tình cảm luyến ái khiến người bệnh không thể tự tại vãng sanh được.

5. Người bệnh nằm ở bệnh viện, nếu người nhà thấy bệnh tình họ khó qua khỏi được, thì nên lập tức đưa về nhà, sắp đặt chỗ thanh tịnh, hướng cho họ niệm Phật. Nếu thọ mạng của người bệnh còn, thì nhờ oai lực chư Phật và Bồ Tát, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Nếu thọ mạng đã hết, thì người bệnh có thể ra đi an nhàn về nơi cõi Phật. Người nhà phải liên lạc mời ban Trợ niệm sớm bắt đầu công việc niệm Phật. Trong lúc di chuyển bệnh nhân, gia đình phải lớn tiếng niệm Phật; cử một người trong gia đình nói bên tai bệnh nhân rằng: “Chúng con di chuyển thân thể của ông/bà. Ông/bà phải giữ chánh niệm, dốc sức niệm Phật. Bây giờ chúng ta lên xe!... Bây giờ chúng ta xuống xe!... Chúng ta đã về tới nhà…”.Gia đình phải nhắc nhở như thế và luôn thức tỉnh họ niệm Phật. Khi về đến nhà hoặc sắp xếp xong, có thể đắp mền và khai thị.

6. Con cháu muốn bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, thương yêu của mình với người bệnh, chỉ nên niệm Phật để bệnh nhân an lành ra đi trong tiếng hồng danh của Phật, về thế giới Tây phương Cực Lạc. Ngoài ra, gia đình con cháu thật sự muốn báo đáp ân nghĩa cho người thân, thì nên ăn chay, kiêng cử sát sanh, uống rượu, tà dâm, phải tích cực phóng sanh làm phước cho người bệnh vào lúc này.

7. Khi người thân bạn bè tới thăm viếng, gia đình nên dặn họ trước rằng, khi vào gặp bệnh nhân, không nên ở lâu và nói những chuyện không đâu rồi khóc lóc, kể lể, khơi dậy niềm đau nỗi khổ cho họ. Ta đề nghị khách thăm chỉ nên khuyên bệnh nhân buông bỏ mọi việc, hướng tâm niệm Phật. Nếu khách thăm đồng ý như thế thì gia đình mới cho vào, đồng thời mời họ cùng tham gia niệm Phật.

8. Khi người bệnh hấp hối cho đến lúc tắt thở, gia đình con cháu phải bình tĩnh niệm Phật, giúp cho người thân mình thanh thản ra đi về cõi Phật. Được như vậy, thì bản thân gia đình, người thân cũng được phước báu vô biên. Nếu lúc ấy, quý vị kêu la, khóc lóc sẽ làm liên luỵ đến người thân của mình, vô tình mình đẩy họ vào cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến họ chịu đau khổ muôn ngàn vạn kiếp.

9. Con cháu gia đình có thật sự thương yêu người thân của mình, nên thành tâm mời ban Trợ niệm đến niệm Phật trợ giúp cho người bệnh được vãng sanh về cõi Phật. Nhân đó, toàn bộ gia quyến phải cảm ơn và nghe theo sự hướng dẫn của ban trợ niệm, cùng cộng tác tham gia niệm Phật trợ niệm cho người thân của mình.

Nếu người thân ta đọa sanh vào địa ngục, họ phải ở trong cảnh tối tăm, một ngày một đêm nơi đó phải trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại, đau khổ vô cùng. Nếu người thân ta đọa sanh vào loài ngạ quỷ, tối ngày phải chịu đói khát, bức bách, đâm chém ăn nuốt lẫn nhau. Sự đau khổ đó đến trăm ngàn vạn kiếp không ra khỏi được. Nếu người thân sanh vào loài súc sanh, họ phải chịu sự ngu si mê muội, bị mang lông đội sừng, bị đánh đập, phanh thây xẻ thịt.

Biết được như thế, gia đình càng nên cố gắng, quyết tâm giúp cho người thân của mình được sanh về cõi Phật, thì phước báo rất lớn. Ngược lại, nếu vô tình làm cho người thân bị đọa vào địa ngục, thì tội đó cũng không nhỏ. Xin quý vị thận trọng lưu ý!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 6528)
0h5 ngày 30/4, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội, tiếp nhận bé trai bị bỏ rơi được người đi đường đưa vào cấp cứu. Bé trai nặng 3,6 kg khoảng 15 ngày tuổi, được một người đi đường phát hiện đang nằm trong thùng rác trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông. Trời mưa, lạnh khiến bé toàn thân tím tái, khó thở. Người nhặt được bé đã khoác tạm một chiếc chăn giữ ấm cho cháu và gọi điện đến Trung tâm cấp cứu 115. Sau khi được nhân viên y tế sơ cấp cứu tại hiện trường, bé được chuyển trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để chăm sóc.
27/04/2019(Xem: 5215)
Một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1991 đã khiến cô Munira Abdulla rơi vào tình trạng hôn mê, nhưng con trai của cô không bao giờ mất hy vọng rằng một ngày nào đó mẹ mình sẽ tỉnh dậy. Khi cô Munira Abdulla lái xe đưa con trai Omar, 4 tuổi, từ trường về nhà ở Al Ain (tiểu vương quốc Abu Dhabi) vào năm 1991, cô không thể lường trước được rằng mình sẽ không thể trò chuyện với con trai trong 27 năm tới.
26/04/2019(Xem: 5237)
Sanh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống-Chết và Chết-Sống của chúng sanh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả. Chúng ta hãy xem qua đoạn văn sau đây về sự cẩn thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết.
16/04/2019(Xem: 4745)
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời? Xưa nay, câu hỏi đó luôn nằm trong địa phận tôn giáo nhưng càng ngày nhiều nhà nghiên cứu cố tìm câu trả lời đó bằng phương cách khoa học. Hầu hết Phật giáo truyền thống cho rằng có thể câu trả lời cho câu hỏi không thể trả lời đó là tái sanh.
01/04/2019(Xem: 4760)
Sinh và tử, tái sinh và trung ấm, cách nào để cúng vong… đó là các quan tâm lớn của nhiều Phật tử. Bài viết này sẽ dựa vào Kinh để khảo sát những vấn đề đang được Phật tử quan tâm và thảo luận. Trước tiên, cần nêu rõ rằng, những chữ như tái sinh, hay trung ấm thân (thời gian sau khi chết trong đời này mà chưa thọ thân của đời sau) có thể gây nhầm lẫn là có một “cái tôi” nào đang luân hồi; thực sự vốn không hề có “cái tôi” nào hết. Nên nhìn rằng chúng ta như một chùm bọt sóng (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang trôi trên dòng sông tham ái, liên tục biến đổi trên dòng sông đó. Không nên nhìn như có cái gì gọi là “cái đang là” mà nên nhìn như chỉ có “cái đang hình thành”; chỉ như thế mới không bị vướng vào chấp trước rằng các thủ uẩn là ngã hay có gì như là thực. Dòng sông vô thường trên thân tâm chúng ta vẫn đang chảy xiết; Đức Phật có khi gọi tượng hình là trận lũ, và thúc giục mọi người hãy vượt trận lũ, tức là vượt tham ái, để qua bờ giải thoát.
23/03/2019(Xem: 3962)
Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.
23/03/2019(Xem: 4173)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trầnnên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau. Vì vậy khi nói hay nghe đến thuyết luân hồi đa số chúng ta điều hiểu ngầm và tin tưởng là vì kiếp trước ta tạo ra nhân nên kiếp này nhận quả và kiếp sau sẽ là nhân quả của kiếp này?
15/03/2019(Xem: 5823)
Chúng ta luôn trải nghiệm biến chuyển sinh tử. Chúng ta đau khổ vì sự ra đi của người thân, điều làm thay đổi thực tại của chúng ta. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác, không thể thương lượng, lý giải hoặc phủ nhận. Chúng ta bỗng vụn vỡ và trải qua một cuộc biến chuyển nội tâm lớn đầy khó khăn.
03/01/2019(Xem: 7334)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/11/2018(Xem: 9953)
Cảnh giới bên kia cửa tử do người chết hồi sinh kể lại, Hiện nay tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Chương trình 60 Minutes ngày 30 tháng 10, năm 2005 có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện nay có đến 78% người Mỹ – vào khoảng 200,000,000 dân — tin có kiếp trước kiếp sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567