Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Những điều gia đình nên biết và chuẩn bị lúc người bệnh lâm chung

07/05/201317:56(Xem: 3154)
III. Những điều gia đình nên biết và chuẩn bị lúc người bệnh lâm chung

Bộ Phim: Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

III. Những Điều Gia Đình Nên Biết Và Chuẩn Bị Lúc Người Bệnh Lâm Chung

Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn

Nguồn:Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn

Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này, cha mẹ là là bậc đại ân nhân lớn nhất đối với chúng ta. Thân thể, sự nghiệp của chúng ta đều do ông bà cha mẹ truyền trao. Khi cha mẹ, người thân của chúng ta bị bệnh đến lúc hấp hối, bệnh nhân như đang đứng giữa ngã rẽ giữa quỷ, người, thánh, phàm. Sự việc này nguy hiểm vô cùng, như ngàn cân treo sợi tóc. Lúc này, trong gia đình anh em, con cháu, dâu rể phải hết lòng thương yêu đoàn kết với nhau, theo lời dạy của Phật và các bậc thiện tri thức mà hết lòng hộ trì, chăm sóc người thân của mình đúng với chánh pháp, thì người mất sẽ được lợi ích, an vui; người sống sẽ được phước lạc vô biên. Đó là cách trả hiếu lớn nhất và vẹn toàn hiếu đạo. Lúc này, toàn bộ con cháu, người thân, quyến thuộc trong gia đình phải giữ bình tĩnh, tốt nhất là niệm Phật cho người bệnh, không nên khóc lóc, kêu la.

Muốn được điều lợi ích cho người mất, xin quý vị hãy nghe theo những lời chỉ dẫn sau đây:

1. Người thân bị bệnh, gia đình phải tận tình chăm sóc, hết lòng thương yêu và chia sẻ những khó khăn với họ, đặc biệt là trong thời điểm này.

2. Anh em con cháu và bệnh nhân khi sống khỏe mạnh đối xử với nhau như thế nào, thì lúc này mọi người càng cần phải có sự cảm thông cho nhau để đoàn kết chăm lo, chiều ý để tâm người bệnh thấy đó mà vui vẻ hướng tâm niệm Phật.

3. Khi thấy bệnh tình trở nặng, con cháu, người thân phải khuyên bệnh nhân nên buông bỏ hết mọi công việc, chỉ hướng tâm niệm Phật cầu vãng sanh, phát khởi lòng kính tin Tam bảo. Nếu người bệnh chưa quy y, thì gia đình nên thỉnh chư Tăng, các bậc đức độ đến quy y cho người ấy.

4. Trong gia đình hoặc bạn bè, có người nào khi sống gây oán thù với người bệnh, nếu không giải tỏa và cảm thông cho nhau được, thì khi người bệnh hấp hối, những người kể trên không được đến thăm nom, tiếp xúc, vì dễ khơi dậy lòng sân hận của người bệnh, khiến họ dễ bị đọa lạc. Cũng vậy, người nào được người bệnh lúc còn khỏe mạnh yêu thương, gắn bó không rời, thì khi hấp hối, người thân yêu ấy không được đứng đối diện, sẽ tạo nên tình cảm luyến ái khiến người bệnh không thể tự tại vãng sanh được.

5. Người bệnh nằm ở bệnh viện, nếu người nhà thấy bệnh tình họ khó qua khỏi được, thì nên lập tức đưa về nhà, sắp đặt chỗ thanh tịnh, hướng cho họ niệm Phật. Nếu thọ mạng của người bệnh còn, thì nhờ oai lực chư Phật và Bồ Tát, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Nếu thọ mạng đã hết, thì người bệnh có thể ra đi an nhàn về nơi cõi Phật. Người nhà phải liên lạc mời ban Trợ niệm sớm bắt đầu công việc niệm Phật. Trong lúc di chuyển bệnh nhân, gia đình phải lớn tiếng niệm Phật; cử một người trong gia đình nói bên tai bệnh nhân rằng: “Chúng con di chuyển thân thể của ông/bà. Ông/bà phải giữ chánh niệm, dốc sức niệm Phật. Bây giờ chúng ta lên xe!... Bây giờ chúng ta xuống xe!... Chúng ta đã về tới nhà…”.Gia đình phải nhắc nhở như thế và luôn thức tỉnh họ niệm Phật. Khi về đến nhà hoặc sắp xếp xong, có thể đắp mền và khai thị.

6. Con cháu muốn bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, thương yêu của mình với người bệnh, chỉ nên niệm Phật để bệnh nhân an lành ra đi trong tiếng hồng danh của Phật, về thế giới Tây phương Cực Lạc. Ngoài ra, gia đình con cháu thật sự muốn báo đáp ân nghĩa cho người thân, thì nên ăn chay, kiêng cử sát sanh, uống rượu, tà dâm, phải tích cực phóng sanh làm phước cho người bệnh vào lúc này.

7. Khi người thân bạn bè tới thăm viếng, gia đình nên dặn họ trước rằng, khi vào gặp bệnh nhân, không nên ở lâu và nói những chuyện không đâu rồi khóc lóc, kể lể, khơi dậy niềm đau nỗi khổ cho họ. Ta đề nghị khách thăm chỉ nên khuyên bệnh nhân buông bỏ mọi việc, hướng tâm niệm Phật. Nếu khách thăm đồng ý như thế thì gia đình mới cho vào, đồng thời mời họ cùng tham gia niệm Phật.

8. Khi người bệnh hấp hối cho đến lúc tắt thở, gia đình con cháu phải bình tĩnh niệm Phật, giúp cho người thân mình thanh thản ra đi về cõi Phật. Được như vậy, thì bản thân gia đình, người thân cũng được phước báu vô biên. Nếu lúc ấy, quý vị kêu la, khóc lóc sẽ làm liên luỵ đến người thân của mình, vô tình mình đẩy họ vào cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến họ chịu đau khổ muôn ngàn vạn kiếp.

9. Con cháu gia đình có thật sự thương yêu người thân của mình, nên thành tâm mời ban Trợ niệm đến niệm Phật trợ giúp cho người bệnh được vãng sanh về cõi Phật. Nhân đó, toàn bộ gia quyến phải cảm ơn và nghe theo sự hướng dẫn của ban trợ niệm, cùng cộng tác tham gia niệm Phật trợ niệm cho người thân của mình.

Nếu người thân ta đọa sanh vào địa ngục, họ phải ở trong cảnh tối tăm, một ngày một đêm nơi đó phải trải qua trăm vạn lần chết đi sống lại, đau khổ vô cùng. Nếu người thân ta đọa sanh vào loài ngạ quỷ, tối ngày phải chịu đói khát, bức bách, đâm chém ăn nuốt lẫn nhau. Sự đau khổ đó đến trăm ngàn vạn kiếp không ra khỏi được. Nếu người thân sanh vào loài súc sanh, họ phải chịu sự ngu si mê muội, bị mang lông đội sừng, bị đánh đập, phanh thây xẻ thịt.

Biết được như thế, gia đình càng nên cố gắng, quyết tâm giúp cho người thân của mình được sanh về cõi Phật, thì phước báo rất lớn. Ngược lại, nếu vô tình làm cho người thân bị đọa vào địa ngục, thì tội đó cũng không nhỏ. Xin quý vị thận trọng lưu ý!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 4511)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9277)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3786)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4451)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7294)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3973)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5242)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6392)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7356)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11835)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567