Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Theo chân những vị đại sư

06/05/201317:11(Xem: 9770)
Theo chân những vị đại sư

Khi chết không mang theo được gì

Theo chân những vị đại sư

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Một buổi Sáng, trên đường phố Hoa Kỳ bỗng nhiên xuất hiện hai nhà sư trẻ người Âu Mỹ mặc áo vàng bước đi chậm rãi, hai tay chắp trước ngực. Hai nhà sư cứ đi đúng ba nước thì lại quỳ lạy khiến người đi bộ và người lái xe qua lại đều ngỡ ngàng nhìn với vẻ ngạc nhiên...

Tính ra, hai nhà sư trẻ này đã đi như vậy trong suốt hai năm chín tháng. Nhưng khi tới gần chùa Vạn Phật Hòa thượng Tuyên Hóa ra tận cổng Tam quan để đón hai đệ tử thì hai người này lại phát nguyện xin tiếp tục đi bộ quanh chùa theo cách đi ba bước lại quỳ lễ Phật để có dịp tiếp xúcvà giảng giải giáo lý đạo Phật cho dân chúng vì hai nhà sư đi tới đâu thì người hiếu kỳ kéo tới đông đến đó.

Kết quả sau cùng là sau ba năm chín tháng, hai nhà sư trẻ đã đi qua một đoạn đường rất dài theo cách ba bước lại quỳ lạy. Trên đoạn đường dài đó, họ đã giúp cho vô số người dân tại tiểu bang California biết rõ hơn về giáo lý của Đạo Phật, một tôn giáo mà đối với người dân Mỹ đôi khi còn mơ hồ, xa lạ. Hai nhà sư trẻ đó là Christopher (sinh viên Đại Học, cầu thủ nổi danh về Dã cầu, đệ tử của Hòa thượng Tuyên Hoá tại Kim Sơn tự - San Francisco) và bạn của Christopher. Vì say mê giáo lý Đạo Phật và muốn được làm đệ tử nên Christopher đã quyết tâm thực hiện một thử thách mà HòaThượng Tuyên Hóa đã đưa ra.

Christopher là tên của một thanh niên sinh năm 1949 tại Toledo (thuộc tiểu bang Ohio). Tuy sinh trưởng trong một gia đình Thiên Chúa giáo nhưng Christopher lại thích nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo. Khi vào Đại học, anh theo ngành ngôn ngữ học và Văn minh Trung Hoa . Câu chuyện có thật sau đây về Christopher đã được bác sĩ Nguyễn Thanh Giảng ghi lại trong một bài viết nhan đề: Công nghiệp của hai thầy Thích Hằng Thiệt và Thích Hằng Triều - (Việt Nam Nhật báo số 2521 tháng 6 - 1996) Xin được tóm tắt các ý chính của sự kiện như sau:

Người mà Christopher gặp đầu tiên khi bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu về Phật giáo là Hoà thượng Tuyên Hóa (người Trung Hoa ) ở Kim Sơn tự tại San Francisco. Cuộc gặp gỡ như là một duyên hạnh ngộ, Christopher bắt đầu say mê về giáo lý Phật giáo và đã ngỏ lời xin được làm đệ tử. Hoà thượng Tuyên Hóa tỏ ra ngần ngại vì Christopher là một sinh viên tài giỏi không những về văn hóa mà còn là thể thao (cầu thủ nổi danh về Dã Cầu Baseball) danh vọng ngày càng tràn ngập người thanh niên này, khó mà thực hành trọn vẹn được điều mà anh ta vừa nêu ra – mà có thể đó chỉ là một phút hăng hái nhất thời mà thôi - Tuy nhiên sự quyết tâm của Christopher rất mãnh liệt, bộc lộ rõ nét ngay trong ánh mắt và lời nói đã khiến sư phân vân: Cuối cùng Hoà thượng Tuyên Hóa phải đưa ra một thử thách để có một quyết định dứt khoát. Thử thách đó là: sau khi thọ giới tỳ kheo xong, Christopher phải tự mình thực hiện một cuộc hành trình dài khoảng 1200 cây số từ nơi mình cư trú (thành phố Pasadena (Nam Califomia ) tới chùa Tên Thousand Budhas - ChùaVạn Phật ở thị trấn Ubah - Bắc Califomia) bằng đi bộ. Khi đi đúng ba bước phải lễ Phật một lần (tam bộ nhất bái) để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Christopher đã hân hoan nhận thực hiện thử thách mà Hòa thượng Tuyên Hóa đã đưa ra . Khi đó một người bạn của Christopher (người Mỹ gốc Âu - rất am tường về Phật pháp) cũng xin được cùng đi trong cuộc hành trình đó. Hoà thượng liền đặt cho Christopher pháp danh là là Heng Sure - Thích Hằng Thiệt Và người bạn kia la Heng Chau – Thích Hằng Triều.

Thế là trên đường phố Hoa Kỳ, xuất hiện hai nhà sư trẻ người âu Mỹ mặc áo vàng bước đi chậm rãi , hai tay chắp trước ngực. Cứ đúng 3 bước lại quỳ lạy khiến người đi bộ và lái xe qua lại đều ngỡ ngàng nhìn hai người này với vẻ ngạc nhiên. Nhiều người tò mò đến hỏi han về nhiều vấn đề và đã dược nhà sư trẻ giải đáp rõ ràng qua giáo lý nhà Phật. Tính ra, hai nhà sư trẻ đã đi như vậy trong thời gian 2 năm 9 tháng: Nhưng khi gần tới ngôi chùa Vạn Phật, khi Hòa thượng Tuyên Hóa ra tận cổng tam quan chùa để đón 2 đệ tử thì 2 người này lại phát nguyện xin tiếp tục đi bộ quanh chùa theo cách ba bước lại lễ Phật để có dịp tiếp xúc và giảng giải giáo lý đạo Phật cho dân chúng vì khi 2 thầy đi tới đâu thì người hiếu kỳ kéo tới đông đến đó và phần lớn đều nêu nhiều thắc mắc về tôn giáo và đời sống mà họ đã trải qua ...

Kết quả sau cùng là sau 3 năm 9 tháng, hai nhà sư trẻ đã đi một đoạn đường rất dài và qua đó, họ đã giúp cho vô số người dân tại tiểu bang Califomia biết rõ hơn về Phật giáo, một tôn giáo mà đối với một số người dân Mỹ đôi khi rất là mơ hồ, xa lạ ...

Hòa thượng Tuyên Hoá là đệ tử của cố Đại sư Hư Vân. Ngài là vị chân tu nổi tiếng tại chùa Vạn Phật San Francisco Hoa Kỳ, nơi mà nhiều người Âu Mỹ thường lui tới chiêm ngưởng và tìm hiểu Phật pháp. NgàiTuyên Hóa là người đã thực hành việc tu tập đúng theo phương thức tu hành mà Đại sư Hư Vân đã trải qua. Có lẽ nhờ vậy mà ngài có khả năng thông linh bén nhạy, thấy trước, biết trước những tình huống của tương lai sắp tới và đã cho mọi người biết qua những buổi thuyết giảng. Ví dụ như ngài đã báo trước tình trạng sẽ xảy ra không riêng gì tại San Francisco, tại Mỹ mà sẽ lan tràn khắp thế giới về hiện tượng Đồng tính luyến ái,nạn phá thai tự do và cả dịch bệnh khủng khiếp... báo hiệu trước những tình huống suy đồi, âm nhu, sai lạc của nhân loại vào thời hạ nguyên nhất là từ năm 2004 trở đi. Trong một bài giảng tại Vạn Phật thành ngày 14 tháng 8 năm 1992, ngài nói:

".. Điều kinh khiếp nhất trong thế giới loài người hiện nay là tính Đồng Tính Luyến Ái - Đồng tính luyến ái là một hành vi nghịch lại sinh lý của Trời Đất, đi ngược lại sự tạo hóa của âm Dương và vi phạm quốc pháp.

Hành vi này làm cho vong quốc, diệt chủng - Nếu quốc gia tiêu vong thì không còn là quốc gia nữa và nhân loại cũng từ đó mà đoạn diệt - Dù những kẻ Đồng tính luyến ái có mê cuồng nhau đến độ nào chăng nữa, họ cũng không thể sinh sản được - Cho nên hạt giống của nhân loại sẽ mất đi. Muốn trồng bắp thì phải có hột bắp. Muốn trồng dưa thì phải có hột giống dưa. Muốn trồng đậu thì phải có hột giống đậu. Chẳng những bắp và đậu có hạt giống. Loài người cũng có hạt giống người. Nếu "hạt giống người" bị tiêu hoại thì nhân loại sẽ diệt mất... “

Điều này Hòa thượng Tuyên Hóa giảng năm 1992 tại San Francisco và 12 năm sau (năm 2004) cũng tại nơi đây, phong trào Đồng tính luyến ái bùng lên và những cuộc kết hôn cùng phái tính lan tỏa ra các tiểu bang khác. Tiếp đó là những cuộc biểu tình đòi tự do phá thai với số lượng người tham gia gần nửa triệu tại Washington... Hòa thượng Tuyên Hóa còn báo trước cho mọi người biết về những thứ bệnh lạ sẽ xuất hiện và gây chết chóc đau thương khủng khiếp cho loài người như sau:

“... Hiện nay vẫn có người nghiên cứu AIDS và cố tìm phương thức chửa bệnh này. Ô hô! Thật giống như biết rằng không thể làm mà vẫn cố làm. Họ cưỡng chữa bệnh này, chẳng những đã thất bại, lại còn tạo ra một thứ AIDS khác, đó là BỆNH VIÊM PHỔI. Bệnh viêm phổi này lại còn ghê gớm hơn bệnh AIDS nữa. Loại bệnh này còn nguy hại hơn cả bom nguyên tử hay cả bom khinh khí

Không phải tôi cố ý nói điều này để hù họa quý vị. Đã đến lúc tôi không thể không lên tiếng: thời đại này không phải là thơ đại hòa bình, đây là thời đại vô cùng nguy ngập. Tôi không thể không thống thiết lớn tiếng với các vị rằng: sáng dậy không chắc gì ta yên đặng tới tối; vì rằng tai họa này đến trong khoảnh khắc, không ai có thể ngờ.. "


Qua nội dung bài thuyết giảng lúc bấy giờ nhiều người vẫn tưởng ngài nói tới bệnh Aids chớ không ai biết là sẽ có thêm bệnh lạ giết hàng loạt người qua sự lây lan nhanh khủng khiếp là bệnh Sars, loại bệnh mà ngài đã biết trước 11 năm (bệnh Sars xuất hiện lan tràn mạnh mẽ nhất là vào năm 2004). Theo nhà sư trẻ Christopher thì năng lực của con người là vô biên và năng lực ấy phát triển mạnh mẽ qua niềm tin và ý chí của mình. Năng lực ấy đã từng thể hiện rõ ràng qua cuộc đời của những vị Đại sư lừng danh thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 5562)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 5983)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5003)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9936)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4161)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4963)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8473)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4357)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5646)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7060)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]