Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi

06/05/201317:02(Xem: 9870)
Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi

Khi chết không mang theo được gì

Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Trên thế giới đã có biết bao hài nhi khi lọt lòng mẹ có những khuyết tật, những dấu tích lạ xuất hiện trên cơ thể nhưng hiếm khi được giới y khoa quan tâm. Vì thế trải qua một thời gian dài, nhiều sự kiên liên hệ tới vấn đề này không được ghi chú cẩn thận hoặc lưu lại trong các hồ sơ y học được nhiều. Từ thập niên 60 tới nay, vấn đề những dấu vết bẩm sinh trên cơ thể hài nhi đã được các y bác sĩ quan tâm vì giúp mang lại những yếu tố quan trọng về lịch sử bệnh lý giúp truy ra những tiền đề cho sức khoẻ, bệnh tật của hài nhi trong tương lai. Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất cho vấn đề lục lại hồ sơ các dấu vết bẩm sinh trên cơ thể là vấn đề chứng minh cho thuyết tái sinh luân hồi từ mỗi con người.

Bác sĩ A.J Davis tuy không nghiên cứu các hiện tượng tái sinh như bác sĩ Stevenson nhưng ông cũng rất lưu tâm tới các dấu vết bẩn sinh trên cơ thể hài nhi nên đã cho rằng: "có rất nhiều trường hợp bị bỏ qua không khích lệ dẫn dụ cho các đứa bé ấy nói về những gì chúng có thể nhớ lại trước đó, nếu không muốn nói là tiền kiếp của chúng."

Trường hợp điển hình nhất mà báo India Today của ấn Độ đăng tải làm xôn xao dư luận một thời: cháu bé Titu lúc sinh ra có cái bớt nổi cộm màu đen nơi thái dương. Khi bé tròn 5 tuổi tự nhiên kể lại rằng xưa kia bé là một chủ tiệm bán máy thu thanh tại phố Agra và bị cướp bắn vào đầu. Bé chỉ rõ nơi bé sinh sống lúc đó cũng như nhận ra bà chủ tiệm là vợ và chỉ cho nhân viên điều tra nơi chôn cất mình. Điều kỳ lạ là khi chánh quyền quyết định khai quật ngôi mộ để điều tra thì thấy xác chết mà Titu nhận là xác mình lại có dấu vết đạn bắn ở thái dương, trùng hợp với dấu vết bẩm sinh trên trán bé Titu. Sự kiện này đã được các giáo sư Eminde ở Đại học Virginia Hoa Kỳ và Tiến sĩ Narender Chadha tại Đại học Delhi tới tận nơi theo dõi từ đầu tới cuối.

Bác sĩ Stevenson có ghi đầy đủ sự kiện cháu bé Winnie Easland bị xe cán chết năm 1961. Ba năm sau, mẹ của cô bé lại sinh một bé gái, đứa bé này có một dấu vết như vết mổ ở bên hông. Năm bé lên 6, tự nhiên nó nói với người mẹ rằng nó chính là Winnie. Nó kể là đã bị xe cán chết như thế nào, vào bệnh viện mổ ra sao khiến cả nhà vô cùng kinh ngạc. Khi thấy tấm ảnh Winnie trên tường bé liền bảo: "con đây này!". Bác sĩ Stevenson đã quan sát và theo dõi sự việc và đã ghi chú mọi tình huống vào trong tập hồ sơ của ông. Theo bác sĩ Stevenson thì dấu vết bên hông của bé là dấu tích vết mổ của Winnie Easland.

Còn vô số hồ sơ ghi lại những sự kiện có thật xảy ra về những đứa bé khi sinh ra đời có dấu vết bẩm sinh đã nhớ lại kiếp trước mình và nhất là những sự cố xảy ra như bị đâm, bị bắn, bị chém ở đâu trên cơ thể luôn luôn tương hợp với đấu vết xuất hiện trên cơ thể khi tái sinh.

Bác sĩ Stevenson đã lưu ý tới 210 trường hợp tương hợp và rất chính xác trong các hồ sơ lưu trữ của mình. Nhiều tài liệu mô tả bác sĩ đều kèm theo hình ảnh để làm bằng chứng như trường hợp một đứa bé Thái Lan khi mới chào đời trên ót của nó có dấu vết bẩm sinh rất lạ. Khi lớn lên nó cho biết rằng: "Kiếp trước con đã bị một rưỡi dao bay trúng vào sau đầu”.

Bác sĩ Stevenson cũng chụp ảnh dấu vết bẩm sinh trên thái dương một đứa bé người Thái. Chính đứa bé này đã nhớ lại tiền kiếp của nó và kể rằng: " Kiếp trước con đã bị bọn cướp xông vô nhà lấy tiền bạc của cải và bắn vào thái dương.

Phần lớn những người còn nhỏ có thể lại tiền kiếp và mô tả những gì xảy ra cho họ (bị bắn, bị chém, bị đâm chém, bị đánh đập, bằng búa... như trường hợp một bé gái người Miến Điện (Burma) lúc sinh ra bị cụt phần dưới của cẳng chân. Ngoài ra có dấu vết như rách nát nứt vở phần da thịt trên đầu gối cô gái này kể rằng: kiếp trước khi cô đang là một người con gái trẻ trung thì qua đời vì không may bị xe lửa cán gảy lìa chân phải.

Bác sĩ Stevenson đã có dịp tiếp xúc với một cô gái Miến Điện khi sinh ra bàn tay mặt bị cụt cả 5 ngón. Cô gái này đã nhớ rõ tiền kiếp mình: "lúc ấy cháu là một người đàn ông đã gây đau khổ nhiều cho vợ khiến người vợ phải tự vẫn. Mẹ cô gái căm thù nên đã thuê một kẻ giết mướn đâm chết người con rễ và chặt đứt lìa 5 ngón tay của kẻ bị giết. Hình ảnh 5 ngón tay bị đứt ra xem như là dấu tích luân hồi. Khi hỏi cảm tưởng thì cô gái cho biết là cô không căm giận người mẹ vợ ấy, trái lại cô muốn sống một cuộc đời hiền lương trọn kiếp này để chuộc những tội lỗi đã gây ra từ kiếp trước.

Nhiều đứa bé khi sinh ra cơ thể dị dạng. Sự dị dạng này có nhiều cấp độ như ngón tay, ngón chân bị thiếu hoặc thừa, sứt môi, cơ thể bất cân xứng, cấp độ cao hơn nữa là chân phồng to như chân voi, cụt chân tay, lỗ tai xoắn nhỏ lại, gương mặt thiếu cằm và cuối cùng là những kiểu dị dạng như mặt mày, thân mình có lông như loài thú, trán có sừng, có gạc, gương mặt kinh dị như mặt voi, tay chân thì có tới 3, 4 chân hay tay, người có nhiều vú vân vân...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 9922)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4937)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9760)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4321)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6159)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6016)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5023)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4394)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3633)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 4002)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]