Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phép An Thân

27/05/202407:29(Xem: 1049)
Phép An Thân
phat thanh dao


Phép An Thân
Lê Huy Trứ


Nhân sinh tham ái,
Dong ruổi mong cầu.
Nghiệp nơi tâm thức,
Luân hồi khổ đau.
(Lê Huy Trứ)




Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.

Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.”

Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.]

Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ.

Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.

Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu của nhục thể mới là Khổ. Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ Uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại của vũ trụ.

Như thế, tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng cũng sẽ ra đi.

Khổ xuất phát từ chấp Ái (sa. tṛṣṇā) mà con đường thoát khổ là Bát Chính Đạo.

Tất cả những phân tích rất chi tiết, đầy triết lý cao siêu, và thể theo phương thức khoa học bởi Phật Giáo qua một kiếp nhân sinh khổ ở trên chỉ cần tóm tắc trong tám chữ, nguyên nhân chính yếu, “cầu không được khổ; cầu được cũng khổ.”


Thoạt sinh ra, thì đà khóc chóe,

Đời có vui sao chẳng cười khì?

(Nguyễn Công Trứ)

*

Trắng răng đến kẻ bạc đầu,

Đều mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

(Ôn Như Hầu)

Có nhiều người chỉ mong cầu được yên thân mà sống qua ngày chứ không dám vọng cầu nhưng rồi những trở ngại, cái khó, cái khổ đau vẫn ùn ùn đeo đẳng lấy họ. Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Theo Phật Giáo, cầu an cũng là vọng cầu, không cầu cũng là cầu, khác xa với vô cầu.



Ngạn ngữ có câu: Ghét của nào trời trao của nấy.

Cầu cái mình thích thì không dễ có nhưng cái ghét dù không cầu nó cũng lăn xả vào thân. Chưa thấy ai giải thích ổn thỏa những khổ nạn nầy. Chúng ta thường được khuyên nhủ: Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thay vì tàn nhẫn nói thẳng: ráng mà chịu, chấp nhận trở ngại rồi đời sẽ qua, không qua thì chết phức đi cho hết khổ.

Bill Gates thành thật khuyên những kẻ không giàu có thành công như ông ta: Đời bất công; phải ráng quen mà sống với nó.

"Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó."

Lời khuyên thông thường mà chúng ta thường nghe: Chúng ta nên nhìn xuống để cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình.

Lúc đó, chúng ta sẽ phát tâm từ bi bố thí, cứu người, giúp đời, tạo phước báu.

Vì nếu chúng ta nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc.

Nguyễn Công Trứ tả về cái nhàn, “Tri túc tiện túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn hà thời nhàn.”

Biết đủ là đủ, biết nhàn là nhàn.

Đối với người phàm tục thì nên nhớ ngạn ngữ có câu, “Biết đủ thường vui, hay nhịn tự an. Người biết đủ nằm dưới đất cũng như ở thiên đường. Người không biết đủ tuy ở chốn thiên đường mà như ở địa ngục.”

Đại khái, khi tâm cảm thấy đủ, lòng biết đủ thì chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Tuy nhiên, nhưng danh ngôn đó đối với đa số chúng ta cũng như khi đang đau thì lương y cho thuốc an thần (pain medication) cho bớt đau, nhất là lúc họa vô đơn chí, chứ chả thật sự cứu giúp được gì được cho bệnh nhân trong cơn ngặt nghèo, nguy nan, và khốn cùng dồn dập.

Ai cũng nói được, nhất là để tạm khuyên nạn nhân đang đau khổ mà chính mình cũng chả làm gì được cho họ.

Lời nói không mất tiền mua nhưng nó chỉ là ‘cảm nhận’ rất tâm lý.

Chưa có ai khuyên: Thử cầu khó khăn, cầu trở ngại xem.

Có thể cũng không được?

Mong cầu mau chết, cầu khổ đau, cầu nghèo nàn cũng không dễ gì mà được. Số chưa chết, nghiệp chưa tận thì dù muốn chết cũng không chết được; đang an tâm tự tại dù cầu khổ, khổ cũng không đến liền; đang giàu có dù có cầu nghèo cũng không một sớm một chiều mà nghèo mạt rệp được.

Cho nên, đôi khi thất vọng vì cầu bất đắc cũng không đến nổi quá tệ như ta tưởng.

Can đảm và dũng cảm hơn, nếu cầu trở ngại không được thì đi tìm kiếm nó trước để mà đối phó thay vì chờ nó đến với mình như Lý Tiểu Long từng nói ... trên lý thuyết.

Đây có thể là một phương thức hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh khổ đau?

Nhưng có mấy ai muốn tập sống khắc khổ, phòng bệnh khổ đau, bằng cách đi tìm trở ngại, xui xẻo, khốn nạn bao giờ?

Trong bài thơ Vịnh Cây Thông, Nguyễn Công Trứ đã từng đắng cay với cuộc sống nghèo khổ, thăng trầm hoạn lộ nên than,

“Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”

Nếu chán làm người, mong cầu kiếp sau được làm cây thông thì phải gieo nhân ‘quả thông thiện hay ác’ gì để được gặt quả làm cây thông? Mà trước khi được làm cây thông thì phải cầu chết trước đã.

Uy Viễn Tướng Công còn nói: Không công danh thà mục nát với cỏ cây.

Thử thực tập thiền định về cái chết của mình, thử tưởng tượng là mình đang chết hay nghĩ đến ngày mai mình sẽ chết, thời gian còn lại, mình nên làm những điều gì trước khi chết – lo sợ khổ đau, cái gì mang theo, cái gì phải để lại?

Thử tập chết mổi ngày, chết trong lòng, mục nát ... một tí, để xem thử cái cầu bất đắc này khổ tới đâu, quan trọng tới cở nào?

Có thể đây là một đáp số tạm thời để giải quyết khổ đau ập đến bất ngờ mà ít ai đã thử nghiệm?

Làm chủ được ngoại cảnh rất khó, làm chủ chính mình còn khó hơn.

Cái khó ít còn đối phó không nổi thì mong gì đối phó nổi cái khó hơn?

Tuy nhiên, chúng ta không nên quá yếm thế, quá thất vọng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần một cách vô ích.

Chúng ta phải có hy vọng để mà sống, quăng bỏ gánh lo để bớt khổ đau.

Sự lai tắc ứng, sự khứ tắc tĩnh.

(Việc tới thì ứng phó, việc đi thì điềm tĩnh.)

Trong Kinh Đạt Bát Niết Bàn, Đức Thế Tôn răn dạy, “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật.”



Muốn mong cầu để đạt được tâm thân an lạc, điều tiên quyết là phải kiên tâm hành trì để có được tha lực thâm hậu, phải có ý thức quán chiếu rằng vạn vật lẫn Pháp tướng là do duyên giả, duyên hợp rồi duyên tan như điện, như ảnh. Còn dong ruổi mong cầu, còn bám víu vào ngũ dục, còn mong sở trụ vào vô thường của duyên giả thì càng trầm luân trong biển khổ đau.

Thân ngũ uẩn chỉ là phù vân tụ tán

Hợp rồi tan trong vũ trụ bao la

Sự diệt sinh, sinh diệt vô cùng

Nó hiện hữu với thời gian vô tận…

(Huyền Giác Thiền Sư)

Nên tịnh tâm để thấy rằng:



Tịnh tâm quán niệm kiếp vô thường

Thân người giả tạm ví hạt sương

Kiếp người chỉ sống trong hơi thở

Thức tỉnh tu tâm, khỏi đau thương…

Hay,

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rồi

Sá chi suy thịnh việc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

(Sư Vạn Hạnh)

Nên ‘tri kỷ, tri bĩ’ (biết đủ là đủ) để được thân tâm an lạc.

“Bước đi giữa chốn hồng trần

Tiền tài, danh vọng phù vân ở đời

Ví như sóng biển ngoài khơi

Hôn vào bãi cát, hợp rồi lại tan

Bao năm gói mỏi lang thang

Nay dừng chân nghỉ nhẹ nhàng an vui”.

Vậy thì,

Hãy lái thuyền “Từ” xa cõi mộng,

Quay về bến Giác để thong dong.

Quán pháp vô thường do duyên khởi,

Tài sắc đam mê, rối cả lòng.

(Trí Giải)



Cho nên,

Nhậm vận thịnh suy, bình tỉnh mà run.

Nếu quá tuyệt vọng khổ đau thì cứ nguyện cầu, cứ đọc kinh, đọc thần chú, cúng tế, bói toán, rồi thì cứ đấm ngực than trời trách đất cũng không sao miễn là những hành động này làm cho mình tạm an tâm để có hy vọng mà vươn lên may ra hết khổ?

Đây cũng là một phản ứng tự nhiên của con người, là bản năng sinh tồn để tự làm giảm đi áp lực tâm thần lẫn thể xác (stress relieved mechanism.)

Đôi khi dị đoan mê tín mà không hại mình, hại người lẫn hại vật chỉ tiền mất tật mang, hay phước thầy may chủ cũng không đến nổi quá tệ.

Đời khổ là cái chắc nhưng ‘đau’ là sự lựa chọn. (Suffering is certain but pain is optional.)

Đây là câu trả lời cuối cùng mà tôi trì được ý vì tìm đọc nơi không có chữ (vô tự) trong kinh điển Phật Giáo Đại Thừa: thiện ác, xấu tốt, trúng sai, sướng khổ, thương ghét chỉ là nhị nguyên, chỉ ứng dụng cho con người vô minh chứ nó không phải là phương trình khoa học của nhân quả (cause and effect.)

Những lý luận nhị nguyên này không ứng dụng cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Chỉ có con người suy luận nhị nguyên, đặt ra luật lệ thưởng phạt rồi thì áp dụng những dữ kiện sai lầm này vào công thức nhân quả cho nên khi giải, ra đáp số sai đưa đến kết quả trật. Vũ trụ, thiên nhiên tự nó không thiện không ác, không xấu không tốt, không trúng không sai, không sướng không khổ, không thương không ghét.

Vũ trụ và thiên nhiên (mother nature) không biết những điều nhị nguyên đó. Khi thiên tai, bệnh dịch ̣đến thì chúng sinh chết, không phải vì thiên nhiên vui buồn hay phẫn nộ, thưởng thiện hay phạt ác. Dù chúng sinh có chết hàng triệu hay chết hết, bị diệt chủng như khủng long, cũng không bận tâm thiên nhiên, nếu thiên nhiên có tâm.

Tuy nhiên, những dữ kiện nhân duyên có thể phỏng đoán và giải thích được khi nào thiên nhiên tới hỏi thăm sức khoẻ lẫn mạng sống của chúng ta bởi những phương tiện của khoa học hiện đại. Như đã nói ở trên, thiên nhiên và vũ trụ không biết may mắn, giàu nghèo, yếu khỏe, sướng khổ, ái ố, vô minh, ngu muội, thiện ác, trí tuệ, lẫn giác ngộ của con người là gì cho nên không thể cho con người những cái thứ rác rưới đó được.

Tuy luật nhân quả, lý nhân duyên là luật của vũ trụ nhưng thiện ác là luật phân biệt của con người. Vũ trụ không biết những điều luật mà con người tự đặt ra cho chính mình.

Cho nên, ‘gieo nhân gặt quả’ hay có thể là ‘gieo gió gặt bảo’ (theo nghĩa đen) nhưng không hẳn là ‘ác dã ác báo’ mà có thể ‘ác dã thiện báo’ hay cũng có thể ‘thiện dã ác báo.’

Tùy theo kết quả và nhân duyên mà con người gặt được dù muốn hay không muốn.

Vấn đề là làm sao mong cầu đúng cách?

Lục Tổ Huệ Năng đã nói: Tất cả phúc điền đều không rời tâm địa của con người, từ nơi tâm mình mà tìm cầu thì mọi sự đều được cảm ứng.

Lục tổ Huệ Năng dạy thêm, "Pháp này phải đến trong tánh Phật mà cầu, chớ hướng ngoài thân mà cầu, tự không có bổn tâm. Phải tự thấy bổn tâm, mê thì làm chúng sinh còn giác tức là Phật."

Cho nên, tìm cầu ở ngay nội tâm của mình thì không những chỉ được đạo đức, nhân nghĩa mà công danh, phú quý cũng được nữa, đó là nội ngoại song đắc, trong nội tâm cũng như ở ngoài thân tâm đều cùng được cả bởi lẽ khi mình đã là người có đạo đức, nhân nghĩa thì người đời sẽ trọng vọng mình, công danh, phú quý không cầu cũng tự nhiên được.

Theo Hòa Thượng Tịnh Không: Tâm của mình rất thanh tịnh, chẳng chút mong cầu, công đức phước báo này là không có hạn lượng.

Thế tại sao chúng ta ở trong đời sống thường ngày, vẫn có rất nhiều những chuyện bất như ý vậy?

Từ những sự thật này mà quan sát, thì chúng ta có thể tỉnh ngộ ra thôi, do thời gian tu tích công đức của chúng ta quá ngắn, còn thời gian tùy thuận theo phiền não tập khí quá dài.

Cũng theo Hòa Thượng Tịnh Không: Phải hiểu được cái đạo lý mong cầu, phải biết được cái phương pháp tìm cầu. Phải như lý như pháp mà cầu, thì sẽ cầu được.

Quan trọng nhất của cầu là phải dùng tâm (chân không hư vọng,) thành (một niệm không sanh) để quán thông không gian duy thứ.

Tất cả pháp giới đều ở trong tâm, tự trong nội tâm của mỗi người vốn đã đầy đủ, nếu khéo vận dụng công phu tu hành chúng ta sẽ có tất cả mà không mong cầu ai ban cho.

Chỗ hữu ích của việc tìm cầu là đạt được giá trị của tâm linh. Cho nên, cầu may mắn được may mắn, cầu phú quý được phú quý, cầu nam nữ được nam nữ, cầu hạnh phúc được hạnh phúc, cầu thông minh được thông minh, cầu trường thọ được trường thọ nhưng tất cả điều mong ước nầy chẳng qua chỉ là ảo tưởng vô thường từ ngũ uẩn mà thành vật chất, và tâm linh.

Kinh văn có viết: Nhược bất phản cung nội tỉnh, nhi đồ hướng ngoại trì cầu, tắc cầu chi hữu đạo, nhi đắc chi hữu mệnh hĩ, nội ngoại song thất, cố vô ích.

Nếu không hướng nội phản tỉnh mà chỉ biết hướng ngoại tìm cầu, thì cách cầu như vậy chỉ đạt được những cái trong số mệnh vốn có mà thôi, trong ngoài đều mất, cho nên vô ích vậy.

Trong kinh điển Đại Thừa cũng đã có nói như trên: cầu gì được nấy là ý như vậy chứ không phải chư Phật, chư Bồ Tát, chư Tổ vọng ngôn, nói láo lừa bịp để dụ chúng ta theo đạo Phật.

Tuy nhiên, tham cầu, vọng cầu, chạy theo vật chất hiện hữu thì càng thất vọng, càng đau khổ vì cầu bất đắc làm chúng ta càng ngu muội, càng mê tín dị đoan, lạy lục van xin, kém trí tuệ, và mất nhân cách.

“The more we value things, the less we value ourselves.” Bruce Lee

“Đừng mong cầu một cuộc sống dễ dàng, hãy mong cầu có sức mạnh để chịu đựng những khó khăn.” Lý Tiểu Long

“Do not pray for an easy life, pray for the strength to endure a difficult one.” Bruce Lee

Sức mạnh ở đây không hẳn chỉ là những sức mạnh vật lý, sức mạnh thể chất, nội lực, mà còn là sức mạnh về mặt tinh thần và tâm linh.

Nếu mong cầu đúng cách, vũ trụ sẽ cho ta tất cả những gì chúng ta mong muốn sau khi chúng ta quét sạch hết những cái quả rác rưới ở trên.



Trong bài thuyết giảng Upanishad:

Trong tĩnh lặng, hãy cầu khẩn Nó,

Nó là tất cả, suối nguồn xuất phát,

Nó là tất cả, nơi chốn trở về,

Nó là tất cả, trong đó ta thở.

*

Cầu chư kỷ, bất cầu chư nhân,

Cầu nội, bất cầu ngoại.

(Cầu ở mình, chớ cầu ở người;

Tìm ở trong, chớ tìm ở ngoài.)

Bên trong, niệm niệm phải tỏ ngộ, phải sáng suốt, phải hướng về Tâm Bồ Đề. Niệm niệm không xa rời tự tâm, niệm niệm đều thể hội nguồn tâm của mình, đều biết rõ bản thể của tự tâm; và tuyệt nhiên không truy cầu, tìm kiếm bên ngoài.

Những dẫn chứng kể trên, nhắc nhở chúng ta về tha lực của số mệnh khác với tự lực của tâm tánh.

Các cao nhân, và kinh điển cũng còn đề cập đến phương pháp cải tạo nghiệp quả (vận mệnh.) Trong đó, chúng ta nhất định phải biết tập tục, lầm lẫn của bản thân, chân thật phản tỉnh, tìm cho ra căn nguyên của chúng để xoay chuyển thế cơ, và tạo nên thời thế cho mình, cho người.

Bởi vì, đa số con người suốt đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

Mà Tâm phan duyên là tên lừa đảo, bịp bợm lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng Tâm địa gian trá lại gạt bạn, và làm cho bạn vô minh, chấp ngã suốt đời.



Lão Tử nói rằng:

Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân;

Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?

Dịch là:

Ta có họa lớn vì có thân này,

Thân ta chẳng có thì họa sao còn?

Ta có đau khổ vì cứ khư khư chấp có cái tấm nhục thân ngũ uẩn này. Không có cái thân vô thường, cái ngã vô minh, cái lòng tham sân si này thì họa khổ đau sở trụ được ở đâu?

Trong Liên Hoa hóa sanh,

Sự đáo vô tâm giai khả lạc,

Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao.

*

Chẳng bận tâm thì lòng an vui,

Người vô cầu là bật cao thượng.

Được như thế thì dù vô cầu cũng tự nhiên sẽ đạt được vô lượng công đức, thành quả rất lớn lao.

Tự tại giữa dòng khổ đau,

Ung dung trong vòng ràng buộc.

(Lê Huy Trứ)

Cho nên, chỉ cần tự giác thì tâm an. Tâm an thì thân an. Thân an thì tất cả thiên hạ chung quanh chúng ta cũng sẽ bình an.

Điều phục lấy Tâm được xem như là phương châm tu dưỡng, và là mục đích chủ yếu của Phật Giáo.

Tóm lại, bí quyết của phép an thân là bình tâm, khi tâm bình thì thế giới cũng bình theo.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2013(Xem: 6389)
Trước đây, tôi bắt đầu cuộc thảo luận này bằng cách nói về phương thức mà các pháp tồn tại chỉ đơn thuần do tâm quy ước và tiếp tục giải thích rõ các pháp chỉ mang tính quy ước là không đủ để chúng tồn tại, bởi vì một vật nào đó chỉ đơn thuần bị quy ước thì không có nghĩa nó tồn tại. Tôi tiếp tục trình bày về ba phạm trù cần thiết đối với một pháp tồn tại: nền tảng hợp lý, không có tổn hại xuất phát từ tâm vững chải của người khác và không có tổn hại xuất phát từ trí tuệ nhận thức tánh không.
31/10/2013(Xem: 18555)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 39633)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63344)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 30332)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 41434)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
06/10/2013(Xem: 9331)
Con người chỉ là một loài động vật. Nhưng lại là một loài động vật hơn hẳn tất cả các loài khác trên mặt đất này. Các loài thú thường thì có loài phải sống tập đoàn, có loài chỉ sống riêng lẻ, trừ những lúc cần gặp nhau để giao phối, rồi lại trở về cuộc sống riêng biệt. Loài người, trái lại, có thể sống quây quần bên nhau nhưng lại có những riêng tư --nhiều khi đó lại là những riêng tư không thể chia sẻ với ai được, sống để bụng chết mang theo:
18/09/2013(Xem: 14116)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
26/06/2013(Xem: 12033)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 5383)
Nhiều năm về trước, tôi đã không đồng tình về nhiều dịch bản cũng như bình giải về bài kệ thơ “Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô...” trước khi thị tịch của thiền sư Vạn Hạnh. Dường như chưa có dịch giả nào đào xới cái vỉa quặng giáo pháp ẩn giấu kín đáo dưới 28 con chữ cô đọng của bài thất ngôn tứ tuyệt ấy. Tôi chờ đợi. Và cứ chờ đợi mãi xem thử có ai giải mã nó không. Hằng năm. Hằng chục năm như thế. Vẫn tăm bóng. Nghĩ mình vốn liếng chữ Hán bỏm bẻm không có bao nhiêu,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]