Phương hướng
Khoa học trong Thời đại Văn minh
(Toward an Enlightened Science)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
Thế giới nhân loại hiện nay, với những tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng nhanh chóng, việc đánh mất sự tập trung và sự minh bạch trong động cơ, phương hướng, ý nghĩa và mục đích có thể dẫn đến những hậu quả tác hại khôn lường. Những hậu quả này có thể bao gồm, từ việc cố ý lạm dụng khoa học và công nghệ cho các mục đích gây họa hại, cho đến việc đặt lợi nhuận và sự nghiệp lên trước sự tiến bộ của nhân loại.
Nhưng thực sự tiến bộ của nhân loại là gì? Theo định nghĩa Phật học, tiến bộ có nghĩa là tiến đến giác ngộ, giải thoát (moksha). Điều này có nghĩa là chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, cực lạc hóa nhân gian, niết bàn tại thế, không chỉ cho cá nhân mà cho tất cả chúng sinh. Điều này có vẻ giống như một cú sút xa (một trong những cách dứt điểm tối ưu bậc nhất).
Sự giác ngộ, hay chứng thành Phật quả, nằm ngoài khả năng nắm bắt và giải thích của hầu hết phàm phu chúng ta.
Nhưng một cách đơn giản, có thể chúng ta bằng cách cuối cùng là giảm thiểu, chuyển hóa phiền não nghiệp chướng, cảm xúc tiêu cực, mê tín, tà kiến, có thể đạt được đỉnh cao của ý thức. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách tuân theo các giới luật và phương pháp chỉ dạy bởi những bậc đại giác ngộ như chư Phật. Đỉnh cao của Chân tâm, Phật tính, vốn sẵn có trong mỗi con người, có thể xuất hiện và con người có thể phát huy hết khả năng của mình, phát khởi từ bi tâm vô biên và thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau thông thường.
Bắng những cách áp dụng các nguyên tắc và phương pháp, đưa ra những lựa chọn sáng suốt, chúng ta có thể phát triển phần cứng – bộ não – phần mềm và ý thức của chúng ta. Cuối cùng, khoa học văn minh thừa nhận rằng sự tiến hóa là kết quả tự nhiên của hành vi có ý thức, đạo đức – thân, khẩu và ý – dựa trên sự hiểu biết về tình yêu thương từ bi, và nó phù hợp với sự củng cố hiểu biết này.
Trạng thái này là nội tại đối với mỗi con người, có thể xuất hiện khi con người nhận ra tiềm năng viên mãn của chính mình. Ngoài từ bi tâm vô biên và sự thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau thông thường, vô số đặc điểm kỳ diệu có thể biểu hiện, như được giải thích trong nhiều cuốn sách Phật học hiện có thể truy cập được qua các bản dich cũng như trên internet.
Sự sẵn có ngày càng tăng của kiến thức khoa học và công nghệ, có nghĩa là bây giờ chúng ta có thể điều tra các hiện tượng xa vời, chẳng hạn như dịch chuyển tức thời một cách có hệ thống hơn. Thực sự chúng tôi có thể kiểm tra, và xác minh những niềm tin và ý tưởng này với mục đích tích hợp những phát hiện vào các mô hình khoa học mới nổi, và chúng tôi có thể khắc phục nhiều quan niệm sai lầm liên quan đến yoga và Phật pháp.
Các mục tiêu của việc thực hành Phật pháp là đạt đến quả giác ngộ, và đạt được sự giải thoát bản ngã, khỏi vòng luân hồi bất tận, do đó thoát khỏi khổ đau. Tương tự như thế, mục tiêu cuối cùng của việc thực hành khoa học và phát triển công nghệ là mang lại lợi ích chung cho nhân loại. Không có những mục tiêu này, khoa học và công nghệ vẫn tự phục vụ. Chủ nghĩa kỹ trị và chủ nghĩa khoa học có thể được coi là tương đương với sự cố chấp trong tôn giáo:
Sử dụng bản chất chủ nghĩa kỹ trị nhằm chinh phục khoa học để phục vụ nhân loại một cách khoa học. “Quản lý xã hội càng hợp lý, năng suất, được trang bị công nghệ và toàn diện thì càng khó hình dung ra các phương tiện và cách thức với sự trợ giúp của các cá nhân có thể xóa bỏ chế độ nô lệ của họ, giành được sự giải phóng”, và “hiệu quả của hệ thống làm xoáy mòn khả năng nhận thức của các các nhân, toàn bộ những sự thật chứa đầy bạo lực đàn áp. Trong đó có sự khủng hoảng của nền văn minh hiện đại, khi xu hướng phát triển của tính duy lý công nghệ hướng đến việc ngày càng thống trị tự nhiên, lan rộng ra mọi lĩnh vực của đời sống con người, thực sự dung nạp mọi mặt đối lập và tiếp thu mọi phương án làm cho nó trở nên phi lý.”*
Chủ nghĩa khoa học, được định nghĩa là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của kiến thức và kỹ thuật khoa học, cũng có thể nguy hiểm không kém. (Hughes) Kể từ khi thành lập, chuyên mục này đã tìm cách kết nối các truyền thống trí tuệ Phật pháp và các chủ đề đương đại trong khoa học và công nghệ. Nó cũng đã xâu kết những điểm tương đồng và tương đồng không thể phủ nhận giữa các chủ đề này như một phương tiện để khám phá, củng cố và đề cao sự thật cũng như sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Gần đây một độc giả đã nhận xét về bài viết trong chuyên mục này trước đây của tôi, rằng sự khác biệt chính giữa Phật pháp và khoa học, khoa học thường bị điều khiển bởi bản ngã. Tôi đã trả lời bằng cách lưu ý rằng, điều quan trọng là phải áp dụng các nguyên tắc của Phật pháp để đạt được một thái độ cân bằng hơn, ít bản ngã hơn đối với khoa học.
Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý rằng, việc thực hành Phật pháp có thể bị điều khiển bởi bản ngã. Mong muốn giải thoát khỏi khổ đau của một người thường là hành trình mang tính cá nhân. Thật chẳng may, không hiếm khi nghe nói về việc các thành viên trong tăng đoàn Phật giáo phát nguyện với mục đích sống như những kẻ hành khất và lợi dụng các đặc quyền dành cho các thành viên chúng xuất gia. Những hành giả đầy bản ngã, tự phụ và phù phiếm đang tìm kiếm danh vọng và tiền tài bằng phương tiện của Phật pháp, được củng cố bởi một hệ thống cơ sở tự viện Phật giáo có thứ bậc, ở khắp mọi nơi.
Trong tư tưởng phương Tây, khái niệm bản ngã thường gắn liền với Phân tâm học (Freud), nhưng từ lâu nó đã là chủ đề được chú ý trong các truyền thống trí tuệ, nơi nó được gọi là vô ngã:
“Khái niệm về vô ngã (anatta, अनात्मन्, Anātman), là một sự khởi đầu từ niềm tin của người Hindu vào “atman” (bản ngã). sự vắng mặt hoàn toàn của bản ngã., “Aniccā” (vô thường) và “dukkha” (đau khổ) là ba đặc tính của mọi sự tồn tại hiện hữu (ti-lakkhana). Tóm lại, ba đặc tính đó là Khổ (Dukkhā, suffering), Vô thường (Aniccā, impermanence) và Vô ngã (Anattā, no-self) – tạo nên “Chánh kiến” (right understanding, 正見).” (Britannica)
Sự phi tồn tại (This non-existence) của bản thân như thế có thể cộng hưởng trong tư duy của các nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm nhà vật lý người Đức, người sáng lập cơ lượng tử Max Planck (1858-1947) đã từng nói:
“Không có vấn đề như thế. Nguồn gốc của mọi vật chất và tồn tại chỉ nhờ một lực làm cho hạt nguyên tử rung động, và giữ chặt hệ mặt trời nguyên tử nhỏ nhất này lại với nhau. Chúng ta phải thừa nhận rằng, phía sau lực lượng này có sự tồn tại của một trí tuệ có ý thức và thông minh. Tâm này là ma trận của mọi vật chất.” (Planck)
Mặc dù bản ngã được coi là một chướng ngại cho sự nhận thức thuần thúy, nhưng một mức độ nào đó của bản ngã là cần thiết để duy trì sự sống – và tính vô ngã cực độ, như được quan sát thấy trong cuộc đời của nhiều vị Phật và Bồ tát, từ bi tâm và hạnh nguyện bao la, sự nhiệt quyết. Không có gì lạ khi liên kết thực hành tâm linh với đầy nhiệt quyết. Điều này một phần bắt nguồn từ thực tế. Độc giả có thể đã nghe nói về truyền thống “đầy nhiệt quyết và trí tuệ” (crazy wisdom)**
Trước khi bước sang tân niên vui xuân, với những phân tích về tiến bộ khoa học, dưới ánh sáng của truyền thống minh triết, một lần nữa chúng ta hãy nhớ rằng, ý định đằng sau chuyên mục này là để hiểu làm thế nào khoa học và công nghệ có thể giúp thúc đẩy phân tích hợp lý ít nhất một số hiện tượng liên quan đến Phật pháp, và làm thế nào các nguyên tắc của Phật pháp, có thể giúp cung cấp phương hướng và bối cảnh cho nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu khoa học không trọng phạm vi ích kỷ, thậm chí tệ hơn, đóng vai trò là phương tiện nhằm tạo ra sự thiếu hiểu biết và cuối cùng dẫn đến đau khổ hơn.
Như vậy, làm thế nào để chúng ta dung hòa giữa kỷ luật nghiêm ngặt của việc tuân thủ các ba la mật (tối hậu của sự việc), hành vi đạo đức, tu tâm dưỡng tính, giới luật, và tinh thần tự do rèn luyện tâm trí, đầy nhiệt quyết và trí tuệ, chuyên tâm nhất ý, thực hành tâm thanh tịnh?***
Các thực hành và tinh thần kỷ luật nghiêm ngặt là những phương pháp, theo nghĩa tương tự như khoa học và công nghệ dựa trên các phương pháp – việc áp dụng chúng mang lại lợi ích từ một mức độ kỹ năng nào đó. Phật pháp không phải là một truyền thống tâm linh nhất quán và duy nhất, khoa học cũng không theo một cách tiếp cận duy nhất.
Lip video
Feynman on Scientific Method.
https://www.youtube.com/watch?v=EYPapE-3FRw
Có nhiều cách để trải nghiệm thế giới và các hiện tượng. Điều này phù hợp với Phật pháp và khoa học. Một mặt, có xu hướng và khả năng tích hợp và thấu rõ bức tranh toàn cảnh. Trong đó sự khác biệt chỉ là hình thức, sự khác biệt giữa các tôn giáo, thế giới quan và mô hình là vấn đề quan điểm, bối cảnh, thuộc quan điểm. Những cái khác dựa trên sự phân biệt, cách tiếp cận phân phối và chinh phục, dựa trên hai mặt tương phản của những gì được quan sát. Có thể nói cả hai đều là kết quả của việc áp dụng các phương pháp và phương tiện thiện xảo.
Đối với Phật pháp, chúng ta cần học khi nào chấp nhận và khi nào nên phủ nhận một điều gì đó. Quyền tự do lựa chọn này là đặc quyền của tâm trí, cho dù được giải phóng hay bị ràng buộc trong sự kiềm hãm của tâm trí. ****
Đối với tất cả Phật tử, khoa học và tâm linh không thể xung đột và có mối quan hệ tương thích.***** Nhận thức thực tại như một sự tương tục, sự hợp nhất của các quan điểm và vượt qua các giới hạn khái niệm là những cách tiếp cận được xem xét trong cả con đường Phật học và khoa học tiên tiến, chẳng hạn như thuyết lượng tử.
Ở các xã hội phương Tây, những người thực hành giáo pháp theo quan điểm của đạo Phật không phải là những người mê tín, ít học hoặc dễ bị hai yếu tố thần trị và ân điển trói buộc tinh thần. Ngày càng có nhiều hành giả và học giả Phật học là những người thông thái trí tuệ, có học thức và nói chung là những người có tư duy phản biện cao.
Thực hành các giới luật, đạo đức nhân văn đạo Phật có thể dẫn đến một khoa học giác ngộ hơn, khi một người trở nên từ bi và nhận thức được mục đích cuối cùng của sự tồn tại của nhân loại. Người ta cũng trở nên ít bị hạn chế hơn trong một quan điểm hẹp hòi, thống trị, ích kỷ và cuối cùng là ngu dốt. Chúng ta nên mô tả chính xác khoa học văn minh như thế nào, chúng ta có thể để lại cho các bài viết trong tương lai và để ngỏ cho các đề xuất từ độc giả.
Để chúc mọi người đều hoàn hảo nhất cho mùa xuân này, chúng ta hãy tiếp tục tri ân và hãy theo dõi không gian này.
Tác giả Paola Di Maio
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Buddhistdoor Global
* Sysoeva, L. S. and P. V. Anosov. 2005. “Technocratism and Culture Crisis.” https://ieeexplore.ieee.org/document/4493267
** Larsson, Stefan. N.D. “Crazy Yogins During the Early Renaissance Period.” University of Virginia https://collab.its.virginia.edu/wiki/renaissanceold/Crazy%20Yogins%20During%20The%20Early%20Renaissance%20Period.html
*** Showler, Suzanna. 2020. “Crazy Wisdom: A Love Story.” Hazlitt. https://hazlitt.net/longreads/crazy-wisdom-love-story
**** Nguyen, Quy Hoang. 2019. “The Doctrine of Not-self (anattā) in Early Buddhism.” Sciendo. http://archive.sciendo.com › IRSR › irsr-2019-0003
***** Johnson, Courtney, et. al. 2021. “On the Intersection of Science and Religion.” PEW. https://www.pewtrusts.org/en/trend/archive/winter-2021/on-the-intersection-of-science-and-religion