Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Bồ Đề Tâm

22/08/201909:25(Xem: 12582)
Phát Bồ Đề Tâm

Lớp Học Hàm Thụ cho Trại Sinh A Dục
 Gia Đình Phật Tử Úc Đại Lợi


Phát Bồ Đề Tâm

Soạn và giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Chủ Nhật: 04/08/2019 từ 7pm đến 9.30pm



I/Giới thiệu:
Bồ đề tâm là tâm giác ngộ, phát Bồ đề tâm là hướng tâm của mình giác ngộ và giải thoát với mục tiêu tối hậu “ Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh

 

II. Định nghĩa:
Bồ đề tâm, tiếng Phạn gọi là Bodhicitta, còn được gọi là Giác tâm, là tâm hướng đến giác ngộ, tâm an trú trong giác ngộ, tâm của sự giác ngộ.

Chữ Phát có nhiều nghĩa như phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát triển, phát minh. Phát Bồ đề tâm là phát khởi cái chí nguyện mong cầu đạt đến Vô thượng Bồ đề.

Phát Bồ đề tâm là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc khởi đầu là hướng tâm đến lộ trình tu tập giải thoát và giác ngộ.

 

III. Nội dung:


Theo Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm của Đại Sư Thật Hiền (1685- 1734) đời nhà Thanh Trung Hoa (theo Tục Tạng tập 109 trang 321) thì sắc thái tâm nguyện có tám, đó là  Tà và Chánh, Chân và Ngụy, Đại và Tiểu, Viên và Thiên.

1/ TÀ:  người tu hành mà chỉ tu một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là Tà.

2/ CHÁNH: Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ vì thoát sinh tử, vì chứng Bồ đề: phát tâm như vậy gọi là Chánh.

3/CHÂN: Ý niệm này nối tiếp ý niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nhìn xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là Chân.

4/ NGỤY: Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là Ngụy.

5/ĐẠI: Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, Bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành: phát tâm như vậy gọi là Đại.

6/ TIỂU:  Xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người: phát tâm như vậy gọi là Tiểu.

7/ THIÊN: Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo (ngoài tự tánh), rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan (dứt sạch): phát tâm như vậy gọi là Thiên.

Thấy chúng sanh và Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện độ nguyện thành, đường công hạnh chẳng quên, sự thấy hiểu không dứt, phát tâm như thế gọi là thiên.
 8/ VIÊN: Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được: phát tâm như vậy gọi là Viên.

Sau khi Phật tử đã biết 8 sắc thái lập tâm nguyện Bồ đề rồi, ta hãy loại 4 tâm: Tà, Ngụy, Tiểu và Thiên, ta chỉ chọn 4 tâm: Chánh, Chân, Đại và Viên. Có vậy mới gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

 

IV. HÀNH TRÌ BỒ ĐỀ TÂM:

Hành giả muốn thành tựu Bồ đề tâm, phải hành trì đủ 10 điều sau:


1. Nhớ ơn nặng của Chư Phật: Mười phương ba đời chư Phật xót thương chúng sanh ngu muội mê lầm mà thị hiện thiên bách ức hóa thân, sử dụng vô lượng phương tiện để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Công đức ấy cao dầy nói sao cho hết.
2. Nhớ ơn Cha Mẹ: Nhẩm tính cho đến hôm nay ta được thân người, nghĩa là đã trải vô lượng kiếp rồi. Cha mẹ nhiều đời lao nhọc, nay đã trụ ở phương sở nào, làm sao trả được công đức sâu dày, ngoài cách thường hành Phật pháp, độ khắp chúng sanh.
3. Nhớ ơn Sư Trưởng: Nay ta hiểu biết, rõ thấu đạo Bồ đề ấy cũng nhờ Sư trưởng khai tâm mở trí cho ta. Nay phải phát tâm Bồ đề độ khắp chúng sanh, trong đó có sư trưởng. Đó là cách đền ơn thân mật vi diệu.
4. Nhớ ơn Thí Chủ: Đàn na thí chủ mười phương tin tưởng hộ trì mà Phật pháp có phương tiện hành trì, phát đạt thấm đượm đến mình.
5. Nhớ ơn Chúng Sanh: Ta và chúng sanh đòi hỏi đắp bồi làm cha mẹ, vợ con, anh em thân bằng của nhau, vì thế mà nay ta quyết nhớ ơn, không khởi tâm loạn động, nghĩ đến sự xấu ác ngăn ngại.
6. Nhớ khổ sanh tử: Sanh tử là cửa lên xuống vào ra của ta trong sáu đường ba cõi, đau khổ khôn cùng nên nay không dám dải đãi, phải phát tâm bồ đề.
7. Tôn trọng Phật tánh của mình: Ta phải tin vào khả năng thành Phật của mình, phải sanh tâm hổ thẹn. Chư Phật và  ta vốn đồng bản thể, ấy vậy mà ta đã bao đời trầm luân để quý Ngài phải lao nhọc bôn ba hóa độ.
8. Sám hối nghiệp chướng: Đã nhiều kiếp vô minh che lấp, nay được duyên lành gặp được thiện trí, quyết tu hành hồi hướng công đức này cho khắp chúng sanh để tiêu trừ nghiệp chướng, nhất là tâm phát lồ sám hối.
9. Cầu sanh Tịnh Độ: Chỉ có Tịnh độ là hội đủ thắng duyên, đã trút gánh nặng tử sanh, nên cầu về đó để tiếp nối tiến trình tu chứng.
10. Phải đóng góp công sức giúp Phật Pháp tồn tại lâu dài: Phật đã vì lòng bi xót thương chúng sanh, đã trải qua muôn ngàn trăm ức kiếp tìm ra con đường giải thoát giác ngộ. Công đức ấy cao sâu không sánh nổi, ta không gia công hoằng hóa tài bồi còn đợi đến bao giờ.

 

V. KẾT LUẬN:

 Trong KINH ƯU BÀ TẮC GIỚI

Trong kinh Ưu Bà Tắc Giới có ghi rằng: Muốn tăng trưỡng hạt giống Bồ Đề thì nên làm 5 việc nầy:

(1)- Tự mình không nên tưởng điều khinh thường mà nói rằng mình chẳng được quả Chánh-đẳng Chánh-giác.

(2)- Tự mình chịu khổ mà tâm không chán nãn hối hận.

(3)- Tu hành tinh tấn không ngừng không nghỉ.

(4)- Cứu độ vô lượng khổ não của chúng sanh.

(5)- Thường xưng tán công đức nhiệm mầu của Tam Bảo

 

Hành giả cầu quả Bồ Đề nên làm 8 việc nầy:

(1)- Gần gủi bạn lành.

(2)- Giữ tâm kiên cố không hoại.

(3)- Làm đặng việc khó làm.

(4)- Thương xót chúng sanh.

(5)- Thấy người có lợi, sanh tâm vui mừng.

(6)- Thường ưa khen tặng công đức người khác.

(7)- Thường tu tập Pháp Lục Niệm : (không sát sanh, không tà dâm, không trộm cắp, không vọng ngữ, không uống rượu, không ăn sau giờ ngọ).

(8)- Thường hay giảng thuyết về chỗ lỗi lầm trong đường sanh tử.


Hành giả phải hun đúc chí nguyện, hoài bảo và hành trì miên mật, để Bồ đề tâm không thối chuyển, vì theo Kinh Hoa Nghiêm đã cảnh báo rằng “ Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp”, có nghĩa là: “Quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp”.  Phát Bồ Đề Tâm có thể tóm tắt trong bài kệ Tứ Hoằng Thệ Nguyện mà chúng ta có thể trì tụng mỗi ngày :

 

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Dịch nghĩa:

“Chúng sanh không số lượng

Thề nguyện đều độ khắp

Phiền não không cùng tận

Thề nguyện đều dứt sạch

Pháp môn không kể xiết

Thề nguyện đều tu học

Phật đạo không gì hơn

Thề nguyện được viên thành “.

 

Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Lớp Giáo Lý Trại A Dục:
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

do TT Thích Nguyên Tạng
giảng tối Chủ Nhật 4-8-2019


*Xin quý anh chị chọn câu trả lời và khoanh tròn phần đúng nhất:

 

1/Phát Bồ Đề Tâm là:
a.Phát khởi kế hoạch cắm trại cho tổ chức GĐPT với chủ đề trại “Bồ Đề Tâm”
b.P
hát khởi chí nguyện mong cầu đạt đến Giác Ngộ và Giải Thoát
c.Phát khởi chí nguyện tu tập để vãng sanh về cõi trời Đạo Lợi

2. Bồ Đề Tâm còn gọi là:
a. Bodhisutta / Empty-mind
b. Bodhisatratta /Peaceful-mind
c. Bodhicitta / Enlightenment-mind

3. Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm được biên soạn bởi:
a. Đại Sư Thật Hiền (1685-1734)
b. Đại Sư Thích Thiện Hoa (1918-1973)
c. Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969)

4. Tám sắc thái của Tâm là: 
a. Tà và Chánh, Hư và Ngụy, Trung và Tiểu, Viên và Tròn
b. Tà và Chánh, Chân và Như, Đại và Không, Viên và Thành.
c. Tà và Chánh, Chân và Ngụy, Đại và Tiểu, Viên và Thiên.

5. Lời Phật cảnh báo “Quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp” được Ngài nói trong Kinh:
a. Kinh Pháp Hoa
b. Kinh Hoa Nghiêm
c. Kinh Di Đà





Phat thuyet phap 4

Giáo Trình hướng dẫn Gia Đình Phật Tử

Phát Bồ Đề Tâm

I. TIỂU DẪN:
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành.
Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.

GIỚI THIỆU XUẤT XỨ
PHÁP MÔN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM.
Trong kinh Đại Phương Tiện ghi lại rằng: Sau khi Ngài A Nan bị Ni Kiền Tử vấn nạn: “Cù Đàm, bổn sư của Ngài là kẻ bất đứùc, vì mới sanh ra mẹ đã mất, vợ là kẻ hiền thục mà từ bỏ đi tu là bất nghĩa, vợ hiền con ngoan mà đem cho kẻ khác mặc tình sử dụng là bất nhân. Không tiếp nối giữ gìn Vương nghiệp mà Tịnh Phạn Vương một đời nhân đức tạo dựng, dân chúng an cư, đất nước phú cường là bất trung. Là con một mà bỏ cha để cha rầu buồn là bất hiếu. Tôn kẻ bất đức, bất nghĩa, bất nhân, bất trung, bất hiếu làm thầy là vô trí”.
Ngài A Nan buồn rầu trở về gặp Phật. Phật đã ân cần giải nghi cho Ngài. Ngài sung sướng bạch Phật nên thương xót chỉ cho Ngài và đại chúng pháp môn dễ tu dễ chứng nhất để hạ thủ tu trì. Phật dạy pháp môn thù thắng nhất, Phật tử nên hạ thủ, đó là phải biết tri ân và báo ân.
Sau một lúc suy nghĩ, A Nan bạch tiếp: “Pháp môn này nghe thì dễ nhưng ân đã thọ thì vô biên, thứ lớp hạ thủ khó sâu, xin Phật chỉ rõ cho cách thức hạ thủ”. Phật khen ông khéo nói và bảo rằng: “Cách tri ân, báo ân thù thắng nhất là tự mình phát Bồ đề Tâm và khuyến khích kẻ khác cùng phát tâm Bồ đề như vậy”.

II. ĐỊNH NGHĨA:
Phát là mở ra, khởi lên hoặc dựng nên, Bồ đề là giác ngộ, là thấy biết tự tánh thanh tịnh bất nhiễm, là bản lai diện mục của chính mình.
Chữ Tâm có rất nhiều nghĩa. Thế tục hiểu đó là trái tim, là tấm lòng, còn nghĩa đầy đủ của Phật là Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm, cái Tâm có công năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, rõ thấu đường lối dắt dìu chúng sanh ra khỏi khổ đau phiền não, thắng vượt mọi khó khăn chướng ngại của nghiệp duyên khổ đau và tử sanh.
Phát Bồ Đề Tâm là đứng ở địa vị chúng sanh, y nương theo pháp bảo, vạch con đường đi đến Phật quả, đạt được cái tâm nguyện Bồ đề như đã nêu trên, nên gọi là Phát Bồ đề tâm.

III. NỘI DUNG:
Theo Tục Tạng tập 109 trang 321 thì sắc thái tâm nguyện có tám đó là Chánh, Tà, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Viên, Thiên.
1. Chánh: Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ mong ra khỏi luân hồi, chứng đạt Bồ đề quả vị, phát tâm như vậy gọi là Chánh.
2. Tà: Phát tâm tu hành mà mưu cầu danh tiếng lợi lạc, ham cái thú hiện tại hoặc cầu cái vui tương lai, phát tâm như vậy gọi là Tà.
3. Chân: Chỉ một lòng một dạ, ngước lên thì cầu Phật đạo, nhìn xuống chỉ mong hóa độ chúng sanh, dù cho gian khổ nghịch cảnh chướng duyên, lòng không chán mỏi thối chuyển. Phát tâm như vậy gọi là Chân.
4. Ngụy: Có tội không sám, có lỗi không cải, thiện pháp dẫu tu, vọng nghiệp khó dứt. Tâm từ dẫu có mà danh lợi vẫn thắng. Phát tâm như vậy gọi là Ngụy.
5. Đại: Chúng sanh đặng quả vô sanh an lạc, nguyện ta mới dứt. Tất cả đều đắc đạo Vô thượng, nguyện ta mới thành. Phát tâm như vậy gọi là Đại.
6. Tiểu: Coi 3 cõi như lao ngục, xem sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ không dám độ tha. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu.
7. Viên: Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, Tự tánh là Phật nên nguyện thành, đem cái tâm vô tướng, phát cái nguyện vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy còn. Phát tâm như vậy gọi là Viên.
8. Thiên: Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh có Phật đạo rồi nguyện độ nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan. Phát tâm như vậy gọi là Thiên.
Sau khi Phật tử đã biết 8 sắc thái lập tâm nguyện Bồ đề rồi, ta chỉ chọn 4 sắc thái đó là: Chánh, Chân, Đại, Viên. Có vậy mới gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

IV. NGUYÊN DO NÀO PHẬT TỬ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM:
Như phần II đã ghi, điều cần và đủ, mà người Phật tử phải nên làm là tinh thần Biết ơn và trả ơn. Mười lý do sau đây nói lên được cái ý nghĩa tha thiết đó:
1. Nhớ ơn Phật rất nặng: Mười phương ba đời chư Phật xót thương chúng sanh ngu muội mê lầm mà thị hiện thiên bách ức hóa thân, sử dụng vô lượng phương tiện để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Công đức ấy cao dầy nói sao cho hết.
2. Nhớ ơn cha mẹ: Nhẩm tính cho đến hôm nay ta được thân người, nghĩa là đã trải vô lượng kiếp rồi. Cha mẹ nhiều đời lao nhọc, nay đã trụ ở phương sở nào, làm sao trả được công đức sâu dày, ngoài cách thường hành Phật pháp, độ khắp chúng sanh.
3. Nhớ ơn Sư trưởng: Nay ta hiểu biết, rõ thấu đạo Bồ đề ấy cũng nhờ Sư trưởng khai tâm mở trí cho ta. Nay phải phát tâm Bồ đề độ khắp chúng sanh, trong đó có sư trưởng. Đó là cách đền ơn thân mật vi diệu.
4. Nhớ ơn thí chủ: Đàn na thí chủ mười phương tin tưởng hộ trì mà Phật pháp có phương tiện hành trì, phát đạt thấm đượm đến mình.
5. Nhớ ơn chúng sanh: Ta và chúng sanh đòi hỏi đắp bồi làm cha mẹ, vợ con, anh em thân bằng của nhau, vì thế mà nay ta quyết nhớ ơn, không khởi tâm loạn động, nghĩ đến sự xấu ác ngăn ngại.
6. Nhớ khổ sanh tử: Sanh tử là cửa lên xuống vào ra của ta trong sáu đường ba cõi, đau khổ khôn cùng nên nay không dám dải đãi, phải phát tâm bồ đề.
7. Trọng tánh linh Phật của mình: Ta phải tin vào khả năng thành Phật của mình, phải sanh tâm hổ thẹn. Chư Phật và  ta vốn đồng bản thể, ấy vậy mà ta đã bao đời trầm luân để quý Ngài phải lao nhọc bôn ba hóa độ.
8. Sám hối nghiệp chướng: Đã nhiều kiếp vô minh che lấp, nay được duyên lành gặp được thiện trí, quyết tu hành hồi hướng công đức này cho khắp chúng sanh để tiêu trừ nghiệp chướng, nhất là tâm phát lồ sám hối.
9. Cầu sanh Tịnh Độ: Chỉ có Tịnh độ là hội đủ thắng duyên, đã trút gánh nặng tử sanh, nên cầu đến để tiếp nối tiến trình tu chứng.
10. Làm cho Phật giáo tồn tại lâu dài: Phật đã vì lòng bi xót thương chúng sanh, đã trải qua muôn ngàn trăm ức kiếp tìm ra con đường giải thoát giác ngộ. Công đức ấy cao sâu không sánh nổi, ta không gia công hoằng hóa tài bồi còn đợi đến bao giờ.


V. KẾT LUẬN:

Để hun đúc chí hướng, hâm nóng tâm can, ý nguyện và hành động không được sao nhãng thoái tâm, người Phật tử chúng ta phải phát lập tâm nguyện Bồ đề. Đó là cách xác lập chí hướng tâm nguyện thù thắng.

 
***


English Vesion by Hoa Chí


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2018(Xem: 4458)
Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu không có từ bi thì không có đạo Phật. Đạo Phật là con đường diệt khổ, vậy thì từ là đem vui, bi là cứu khổ, còn gì đúng hơn nữa khi nói đạo Phật là đạo của từ bi ? Nhưng người ta cũng có thể tự hỏi : có thể nào thâu gồm lại đạo Phật trong hai chữ từ bi ? Liệu từ bi có đủ để định nghĩa đạo Phật, để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo và triết thuyết khác ? Nói một cách khác, có thể nào xem từ bi như là một đặc điểm của đạo Phật ? Nhìn chung quanh, chúng ta thấy đạo giáo nào cũng chủ trương tình thương bao la, rộng lớn, như lòng bác ái của đức Ky Tô, thuyết kiêm ái của Mặc tử. Nhưng chỉ có đạo Phật mới nổi bật lên bằng sự đề cao trí tuệ. Có thể nói rằng trong suốt lịch sử tư tưởng nhân loại, không có một tôn giáo nào đặt trọng tâm vào vai trò của trí tuệ hơn là đạo Phật. Bởi vì Buddha (Phật) phát xuất từ chữ Phạn bud, có nghĩa là hiểu biết. Đức Phật là người đã hiểu biết trọn vẹn, đã tỉnh thức, đã giác ngộ, l
02/12/2018(Xem: 9687)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
26/11/2018(Xem: 12699)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 8890)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
13/08/2018(Xem: 7305)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
03/06/2018(Xem: 25008)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11665)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 11586)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12614)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
05/03/2018(Xem: 6155)
Chân Thường Cuộc Sống Con Người! Thanh Quang Mỗi Con Người đều có Một Cuộc Sống- Cuộc Sống để Làm Người, nếu Con Người không có Ý Tâm- Cuộc Sống, Con người không thể Sống! Cuộc Sống Con Người, người ta thường phân ra Cuộc Sống Tinh thần Ý Tâm- Tâm Ý và Cuộc Sống Vật chất. Hai cuộc sống đó không thể tách rời nhau! Cái Thân Con Người ai cũng biết là duyên sinh giả hợp, tùy duyên theo luật sống Vô Thường-Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không ai có thể sống hoài, sống mãi, vấn đề là Sống Với ai? Sống để làm gì? Sống như thế nào? Đời này và mai sau….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]